Trương Tồn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trương Tồn
Tên thật Trương Tồn
Tự Xử Nhân
Thông tin chung
Thế lực Lưu Bị
Chức vụ Mưu sĩ
Mất 214
Quảng Hán, Ích Châu
(nay là Quảng Hán, Tứ Xuyên)

Trương Tồn (giản thể: 张存; phồn thể: 張存; bính âm: Zhāng Cún; ? – 225), tự Xử Nhân (處仁), là mưu sĩ dưới quyền quân phiệt Lưu Bị cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Tồn quê ở quận Nam Dương, Kinh Châu, là đồng tộc với Trương Tiện, được khen là có tài năng, giỏi bày mưu đặt kế.[1]

Năm 211, Trương Tồn giữ chức Kinh Châu tùng sự, theo Lưu Bị vào Thục, tham gia bình định Tây Xuyên, được phong làm thái thú quận Quảng Hán.[1]

Năm 214, Bàng Thống tử trận ở Lạc Thành, Lưu Bị vì thế mà đau lòng. Trương Tồn vốn không thích Bàng Thống, bèn nói: Thống tận trung mà chết tuy đáng tiếc, nhưng cũng bởi vì vi phạm cái nghĩa phong nhã. Lưu Bị giận nói: Thống sát nhân thành nhân[2], chẳng lẽ không đúng sao?[1]

Trương Tồn bị tước hết chức vụ, không lâu sau chết bệnh. Do tư liệu thất tán mà Trần Thọ không lập truyện.[1]

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Trương Tồn không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 15, Đặng Trương Tông Dương truyện.
  2. ^ Hy sinh mạng sống của mình để làm được điều nhân nghĩa.