Xạ Viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xạ Viên
Tên chữVăn Hùng
Thông tin cá nhân
Sinh
Nơi sinh
Hữu Phù Phong
Giới tínhnam
Gia quyến
Anh chị em
Xạ Kiên
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchThục Hán

Xạ Viên (tiếng Trung: 射援; bính âm: Shè Yuán), tựVăn Hùng (文雄), là quan viên nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ Viên quê ở quận Hữu Phù Phong, Tam Phụ, Tư Lệ Hiệu úy bộ.[a] Xạ Viên vốn mang họ Tạ, cùng gốc với họ Tạ ở quận Bắc Địa. Tổ tiên Tạ Phục (謝服) làm tướng quân ra trận, thiên tử cho rằng tên Tạ Phục không đẹp,[b] cho sửa tên thành Xạ Phục (射服). Con cháu về sau lấy Xạ làm họ.[2]

Nhà họ Xạ với nhà Hoàng Phủ vốn là thế giao. Anh em Xạ Kiên thời trẻ đều có thanh danh. Bởi thế nên Xạ Viên được danh tướng Hoàng Phủ Tung đem con gái cho.[2]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Hán Hiến đế mới lên ngôi, đất Tam Phụ gặp phải cảnh chiến loạn, xảy ra nạn đói. Khoảng sau 194, anh trai Xạ Kiên từ quan, mang theo Xạ Viên chạy vào đất Thục tị nạn. Xạ Kiên được Lưu Chương phong chức Trưởng sử, còn Xạ Viên không thấy ghi chép.[2]

Năm 214, Lưu Bị kiểm soát Ích Châu, lấy Xạ Viên làm Nghị tào, Tòng sự Trung lang, Quân nghị Trung lang tướng[c].[2]

Mùa thu năm 219, sau thắng lợi ở Hán Trung, Xạ Viên cùng Mã Siêu, Hứa Tĩnh, Bàng Hi, Gia Cát Lượng, Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung, Lại Cung, Pháp Chính, Lý Nghiêm dâng biểu lên Hán Hiến đế, cầu phong Lưu Bị lên ngôi Hán Trung vương.[2]

Năm 221, Thừa tướng Gia Cát Lượng lấy Xạ Viên làm Tế tửu, rồi thăng làm Tòng sự, mất khi đương chức.[2]

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Xạ Viên không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trị sở nay thuộc Bảo Kê, Thiểm Tây.
  2. ^ Chữ tạ (謝), có nghĩa là lui, là tạ lỗi; chữ phục (服), có nghĩa là chịu phục, là phục tùng. Tạ Phục cũng có nghĩa là thua trận chịu phục người khác.[1]
  3. ^ Nghị tào (議曹) là chức quan phụ tá cho châu quận. Tòng sự Trung lang (從事中郎) là chức quan dưới quyền Quang lộc huân, làm hộ vệ cho Hoàng đế.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Bùi Thông, tr. 41
  2. ^ a b c d e f Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Thục thư, quyển 2, Tiên chủ truyện.