Chính sách thị thực của Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thị thực quá cảnh của Nhật trên hộ chiếu Trung Quốc

Khách đến Nhật Bản phải có thị thực từ một trong những phái bộ ngoại giao Nhật Bản trừ khi họ đến từ một trong những quốc gia được miễn thị thực. Chính phủ Nhật Bản hiện tại cho phép công dân của 66 quốc gia/vùng lãnh thổ đến Nhật Bản để du lịch hoặc công tác mà không cần xin thị thực.[1][2][3]

Bản đồ chính sách thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Các nước được miễn thị thực đến Nhật BảnChính sách thị thực Nhật Bản
  Nhật Bản
  Miễn thị thực - lên đến 6 tháng
  Miễn thị thực - 90 ngày
  Miễn thị thực - 30 ngày (chỉ với hộ chiếu đã được đăng ký)
  Miễn thị thực - 15 ngày
  Miễn thị thực - 15 ngày (chỉ với hộ chiếu đã được đăng ký)
  Cần xin thị thực

Quốc gia được miễn thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Nhãn dán cho phép du khách tạm trú tại Nhật 90 ngày được cấp ở Sân bay quốc tế Tokyo trên một quyển hộ chiếu Đài Loan

Người sở hữu hộ chiếu được cấp bởi 66 nước hoặc vùng lãnh thổ sau được miễn thị thực cho các chuyến đi lên đến 901 ngày (trừ trường hợp được chú thích):[1][2]

1 - Công dân của Áo, Đức, Ireland, Liechtenstein, México, Thụy Sĩ và Vương Quốc Anh có thể xin gia hạn ở lại với Bộ Tư pháp lên đến 6 tháng. 2 - Chỉ công dân Vương Quốc Anh và lãnh thổ hải ngoại của Anh được miễn thị thực. 3 - Chỉ với hộ chiếu trắc sinh hoặc hộ chiếu đọc được bằng máy. 4 - Chỉ với hộ chiếu trắc sinh thích hợp với tiêu chuẩn ICAO. 5 - Với người sở hữu hộ chiếu Đài Loan có mã số định danh cá nhân. 6 - Chỉ với người sở hữu hộ chiếu trắc sinh Indonesia mà được cấp chứng nhận miễn thị thực ở đại sứ quán/toà lãnh sự Nhật ở Indonesia.[4] 7 - Với người sở hữu hộ chiếu HKSAR. 8 - Với người sở hữu hộ chiếu MSAR.

Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ của Brasil, Campuchia, Colombia, Iran, Kazahstan, Mông Cổ, Morocco, Papua New Guinea, Turkmenistan, Việt Nam cũng như người sở hữu hộ chiếu ngoại giao của Albania, Gruzia, Ấn Độ, Lào, Ukraina và Thành Vatican không cần thị thực để đến Nhật Bản.

Người sở hữu hộ chiếu được đăng ký trước tại đại sứ quán/lãnh sự quán Nhật Bản được cấp bởi 2 quốc gia sau có thể đến mà không cần thị thực:[4][5]

Thẻ đi lại doanh nhân APEC[sửa | sửa mã nguồn]

Nhãn dán cho phép du khách tạm trú tại Nhật 90 ngày được cấp ở Sân bay quốc tế Narita trên hộ chiếu lãnh thổ hải ngoại của Anh

Người giữ hộ chiếu cấp bởi các quốc gia sau mà sở hữu thẻ đi lại doanh nhân APEC (ABTC) có mã "JPN" ngược có thể đi công tác ở Nhật không cần thị thực lên đến 90 ngày.[1]

ABTC được cấp bởi các quốc gia:[6]

Chính sách thị thực đặc biệt cho một số quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật Bản có chính sách thị thực đặc biệt cho công dân của các quốc gia CIS (trừ Nga) và Gruzia.[7] Nếu công dân của các quốc gia này không thể chứng minh tài chính và tự xin thị thực - họ phải xin qua một đại lý du lịch được cấp phép hoặc được mời bởi một công dân hoặc người định cư tại Nhật.[8]

Ngoài ra, MOFA của nhật có chính sách thị thực đặc biệt với công dân của Trung Quốc và Philippines. Công dân của các nước này cũng phải xin thị thực qua đại lý du lịch được cấp phép hoặc được mời bởi công dân hoặc người định cư trú tại Nhật.[9][10]

Kể từ năm 2014 công dân của Philippines và Việt Nam đi theo nhóm qua đại lý du lịch có đăng ký có thể xin thị thực cho du khách lên đến 15 ngày qua một quá trình được đơn giản hoá và yêu cầu ít tài liệu hơn trước.[11] Hơn nữa, công dân của Ấn Độ, Philippines và Việt Nam có thể xin visa nhập cảnh nhiều lên nếu họ đã đến Nhật và các quốc gia G7 khác trước đây hoặc họ có "đủ khả năng tài chính".[12][13]

Du khách Trung Quốc đi trên tàu thủy đã được phê duyệt không cần thị thực kể từ tháng 4 năm 2015. Họ phải lên và xuống cùng một tàu.[14]

Nhật Bản được báo cáo là đang giảm bớt yêu cầu thị thực cho du khách từ các thị trường chính, như là Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam, bắt đầu từ mùa hè năm 2016.[15] Một chính sách thị thực mới cho công dân Trung Quốc bắt đầu từ ngày 17 tháng 10 năm 2016.[16]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015 có 4.768.286 thị thực Nhật Bản được cấp.[17] Tăng 66% từ năm 2014 khi có 2.871.639 thị thực được cấp và là con số cao nhất từng được ghi nhận.[18]

Hầu hết thị thực được xin từ công dân của các quốc gia sau:[19][20][21]

Xin từ Thị thực cấp năm 2015 Chiếm Thị thực cấp năm 2014 Chiếm Thị thực cấp năm 2013 Thị thực cấp năm 2012
 Trung Quốc 3.780.773 79% 2.048.106 71% 971.542 1.112.407
 Philippines 225.676 5% 163.386 6% 99.258 74.424
 Indonesia 162.273 3% 141.321 5% 122.376 90.498
 Việt Nam 139.236 3% 96.648 3% 65.305 39.581
 Ấn Độ 74.088 2% 66.696 2% 55.622 50.938
 Nga 47.813 1% 57.606 2% 54.948 45.468
 Brasil 38.798 1% 34.217 1% 28.697 35.049
 Thái Lan[22] 20.857 1% 21.322 1% 183.684 228.528
 Hàn Quốc[23] 20.399 0% 18.861 1% 21.644 22.964
 Hoa Kỳ[23] 19.349 0% 19.017 1%
 Malaysia[24] 70.231 115.348
Khác 239.026 5% 204.459 7% 191.118 171.316

Năm 2015 hầu hết thị thực được cấp cho nhóm du khách (1.957.498) và du khách lẻ (1.126.209). Có 62.052 thị thực nhập cảnh nhiều lần cho Okinawa và 10.500 thị thực nhập cảnh nhiều lần cho ba quận tại Tōhoku.

Hầu hết du khách đến Nhật đến từ các quốc gia sau:[25][26][27][28]

Quốc gia/Vùng lãnh thổ 2016 2015 2014 2013
 Trung Quốc 01 Tăng 6.373.000 01 Tăng 4.993.689 03 Tăng 2.409.158 03 Giảm 1.314.437
 Hàn Quốc 02 Tăng 5.090.300 02 Tăng 4.002.095 02 Tăng 2.755.313 01 Tăng 2.456.165
 Đài Loan 03 Tăng 4.167.400 03 Tăng 3.677.075 01 Tăng 2.829.821 02 Tăng 2.210.821
 Hồng Kông 04 Tăng 1.839.200 04 Tăng 1.524.292 04 Tăng 925.975 05 Tăng 745.881
 Hoa Kỳ 05 Tăng 1.242.700 05 Tăng 1.033.258 05 Tăng 891.668 04 Tăng 799.280
 Thái Lan 06 Tăng 901.400 06 Tăng 796.731 06 Tăng 657.570 06 Tăng 453.642
 Úc 07 Tăng 445.200 07 Tăng 376.075 07 Tăng 302.656 07 Tăng 244.569
 Malaysia 08 Tăng 394.200 09 Tăng 305.447 08 Tăng 249.521 09 Tăng 176.521
 Singapore 09 Tăng 361.800 08 Tăng 308.783 09 Tăng 227.962 08 Tăng 189.280
 Philippines 10 Tăng 347.800 10 Tăng 268.361 10 Tăng 184.204 10 Tăng 108.351
Tổng 11 Tăng 24.039.000 11 Tăng 19.737.409 11 Tăng 13.413.467 11 Tăng 10.363.904

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Visa Information - Japan”. Timatic. IATA. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  2. ^ a b Exemption of Visa (Short-Term Stay)
  3. ^ VISA/Residing in Japan
  4. ^ a b Visa Waiver for Indonesian Nationals Based on a System of E-Passport Registration
  5. ^ Japan-UAE Foreign Ministers’ Meeting and Working Dinner
  6. ^ “ABTC Summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ Relaxation of Visa Requirements for Nationals of Russian Federation from ngày 1 tháng 1 năm 2017
  8. ^ Nationals of Russian, CIS countries, or Georgia who wish to come to Japan for a short-term stay
  9. ^ Nationals of China who wish to come to Japan for a short-term stay
  10. ^ Nationals of Philippines who wish to come to Japan for a short-term stay
  11. ^ Japan eases visa requirements for Vietnamese going on organized tours
  12. ^ Application Procedures for Multiple Visa for Nationals of Indonesia, the Philippines, and Viet Nam
  13. ^ Application Procedures for Multiple Visa for Nationals of India
  14. ^ “Japan offers visa-free cruises to Chinese tourists”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  15. ^ “Japan to ease visa rules this summer”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2017.
  16. ^ Japan to relax visa rules for Chinese visitors[liên kết hỏng]
  17. ^ Statistics for the Number of Visas Issued in 2015
  18. ^ Statistics for the Number of Visas Issued in 2014
  19. ^ [1]
  20. ^ [2]
  21. ^ [3]
  22. ^ Thị thực được xoá bỏ ngày 1 tháng 7 năm 2013
  23. ^ a b Quốc gia được miễn thị thực.
  24. ^ Thị thực được loại bỏ ngày 1 tháng 7 năm 2013
  25. ^ 2016 Foreign Visitors & Japanese Departures
  26. ^ 2015 Foreign Visitors & Japanese Departures, Japan National Tourism Organization
  27. ^ Visitors & Japanese Departures[liên kết hỏng], Japan National Tourism Organization
  28. ^ Visitors & Japanese Departures[liên kết hỏng], Japan National Tourism Organization

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]