Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hà Nội”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Nguoithudo (thảo luận | đóng góp)
n cập nhật
Dòng 58: Dòng 58:
<!-- Diện tích --------------------->
<!-- Diện tích --------------------->
|chú thích dt =
|chú thích dt =
|tổng diện tích km2 = 920.97
|tổng diện tích km2 = 3.344.47
|đất liền km2 = <!--Xem bảng @ Template:Thông tin khu dân cư để biết thêm chi tiết về chuyển đổi đơn vị-->
|đất liền km2 = <!--Xem bảng @ Template:Thông tin khu dân cư để biết thêm chi tiết về chuyển đổi đơn vị-->
|nước km2 =
|nước km2 =
Dòng 72: Dòng 72:
|cao cực tiểu m =
|cao cực tiểu m =
<!-- Dân số ----------------------->
<!-- Dân số ----------------------->
|dso vào = 2007
|dso vào = 8/2008
|chú thích dso = <ref>[http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FD60F/ Hà Nội có 3,4 triệu người]</ref>
|chú thích dso = <ref>[http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FD60F/ Hà Nội có 3,4 triệu người]</ref>
|ghi chú dso =
|ghi chú dso =
|tổng dân số = 3398889
|tổng dân số = 6.232.940
|mật độ dso km2 = auto
|mật độ dso km2 = auto
|dso vùng đô thị = <!-- dân số khu vực vùng đô thị (lớn nhất), metropolitan -->
|dso vùng đô thị = <!-- dân số khu vực vùng đô thị (lớn nhất), metropolitan -->
Dòng 223: Dòng 223:
Năm năm qua, hơn 40 khu đô thị mới đã triển khai. Mỗi năm Hà Nội xây dựng được hơn 1 triệu m2 nhà ở nhưng chất lượng môi trường sống lẫn phân bố đều chưa hợp lý, chưa tạo được tính đồng bộ<ref>[http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/08/732740/Hà Nội cần một diện mạo mới, Đào Ngọc Nghiêm]</ref>.
Năm năm qua, hơn 40 khu đô thị mới đã triển khai. Mỗi năm Hà Nội xây dựng được hơn 1 triệu m2 nhà ở nhưng chất lượng môi trường sống lẫn phân bố đều chưa hợp lý, chưa tạo được tính đồng bộ<ref>[http://vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/08/732740/Hà Nội cần một diện mạo mới, Đào Ngọc Nghiêm]</ref>.


* Từ 1 tháng 8 năm 2008, địa giới Hà Nội sát nhập thêm toàn bộ tỉnh [[Hà Tây]], toàn bộ huyện [[Mê Linh]], tỉnh [[Vĩnh Phúc]], và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện [[Lương Sơn]], tỉnh [[Hòa Bình]]. Diện tích mở rộng lên 3.344,7 km², với dân số 6,3 triệu người. Khi sát nhập xong, Hà Nội sẽ trở thành 1 trong 17, thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới <ref>http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/05/3BA02CB8/</ref>
* Từ 1 tháng 8 năm 2008, địa giới Hà Nội sáp nhập thêm toàn bộ tỉnh [[Hà Tây]], toàn bộ huyện [[Mê Linh]], tỉnh [[Vĩnh Phúc]], và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện [[Lương Sơn]], tỉnh [[Hòa Bình]]. Diện tích mở rộng lên 3.344,47 km², với dân số 6,23 triệu người. Khi sáp nhập xong, Hà Nội trở thành 1 trong 17, thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới <ref>http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/05/3BA02CB8/</ref>


==Đặc điểm địa hình==
==Đặc điểm địa hình==
Dòng 395: Dòng 395:


==Các đơn vị hành chính==
==Các đơn vị hành chính==
Hà Nội 9 [[quận]] nội thành và 5 [[huyện]] [[ngoại thành]]:
Hà Nội mở rộng (từ 1-8-2008) 29 [[quận]] huyện:
{| border="2" cellpadding="4" cellspacing="0" style="margin: 1em 1em 1em 0; background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; border-collapse: collapse; font-size: 95%;"
{| border="2" cellpadding="4" cellspacing="0" style="margin: 1em 1em 1em 0; background: #f9f9f9; border: 1px #aaa solid; border-collapse: collapse; font-size: 95%;"
|-alin=center size=120%
|-alin=center size=120%
!colspan=5| Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội
!colspan=5| Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội (trước 1-8-2008)
|-
|-
! Tên Quận/Huyện !! Đơn vị trực thuộc !! Diện tích (km²) !! Dân số
! Tên Quận/Huyện !! Đơn vị trực thuộc !! Diện tích (km²) !! Dân số

Phiên bản lúc 04:47, ngày 1 tháng 8 năm 2008

Hà Nội
—  Thủ đô  —
Khung cảnh Hà Nội nhìn từ Sofitel Plaza Hanoi
Khung cảnh Hà Nội nhìn từ Sofitel Plaza Hanoi
Hà Nội trên bản đồ Thế giới
Hà Nội
Hà Nội
Tọa độ: 21°1.9942340680371728′B 105°49.54833984375′Đ / 21,033237234467°B 105,82580566406°Đ / 21.0332372344672862141; 105.82580566406250
Quốc gia Việt Nam
MiềnĐồng bằng Bắc Bộ
Lý Công Uẩn dời đô1010
Thủ đô Việt Nam2 tháng 9, 1945
Người sáng lậpLý Thái Tổ sửa dữ liệu
Thủ phủBa Đình sửa dữ liệu
Chính quyền
 • Chủ tịch UBND thành phốNguyễn Thế Thảo
Diện tích
 • Tổng cộng3,344,47 km2 (129,131 mi2)
Dân số (8/2008)[1]
 • Tổng cộng6,232,940
 • Mật độ19/km2 (48/mi2)
Múi giờG (UTC+7)
Mã bưu chính10
Mã điện thoại4
Mã ISO 3166VN-HN sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaBắc Kinh, Seoul, Islamabad, Warszawa
Dân tộcKinh, Tày, Mường
Bảng số xe29 - 32- 33
ISO 3166-2VN-64
Phân chia hành chính29 quận huyện
Trang webhttp://www.hanoi.gov.vn/

Hà Nội (chữ Hán: 河內) là thủ đô của nước Việt Nam, đồng thời cũng là một trung tâm chính trị, văn hóa, và du lịch quan trọng của Việt Nam. Hà Nội là thủ đô lâu đời của Việt Nam và tính đến tháng 10 năm 2010 Hà Nội kỷ niệm 1000 năm.

Vị trí

Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, có vị trí trong khoảng từ 20°25' đến 21°23'vĩ độ Bắc, 105°15'đến 106°03' kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc NinhHưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà TâyVĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. Từ 1 tháng 8 năm 2008, địa giới Hà Nội được mở rộng, phía Bắc giáp Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ.

Tên gọi và Lịch sử

Tên gọi

Hà Nội đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử. Trong thời kỳ cai trị của người Trung Quốc nó từng có tên là huyện Tống Bình, xuất hiện trong sử sách từ những năm 454-456 thời Nam Bắc triều của Trung Quốc.

Năm 545, Lý Bí đánh thắng quân nhà Lương lập nên nước Vạn Xuân độc lập. Ông tự xưng Lý Nam Đế, định đô ở miền cửa sông Tô Lịch, Hà Nội. Ông cho lập điện Vạn Thọ là nơi họp bàn việc nước. Lý Nam Đế cũng cho dựng một ngôi chùa lớn ở phường Yên Hoa (Yên Phụ) tên là Khai Quốc, tiền thân của Chùa Trấn Quốc ngày nay.

Thời kỳ bị phương Bắc độ hộ: nhà Tùy (581-618), nhà Đường (618-907), trị sở ở vùng Long Biên (Bắc Ninh ngày nay), tới đời Tùy chúng mới chuyển đến Tống Bình, tức Hà Nội.

Thành cũng còn có tên là Đại La. Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục có viết:

"Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 (767) đời Đường; năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Triệu Xương đắp thêm; năm Nguyên Hòa thứ 3 (808), Trương Chu lại sửa đắp lại; năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành; năm Hàm Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh "kim thành", cũng gọi tên là La Thành."

Đại La, hay Đại La thành, nguyên là tên vòng thành ngoài cùng bao bọc lấy vòng thành nhỏ hơn ở trong, gọi là Kinh Đô hay kim thành. Theo kiến trúc xưa, Kinh Đô thường có "Tam trùng thành quách": trong cùng là Tử Cấm thành (tức bức thành màu đỏ tía) nơi vua và hoàng tộc ở, giữa là Kinh thành và ngoài cùng là Đại La thành. Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La. Thí dụ trong Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ viết năm 1010 có viết: "... Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Cao Biền) ở giữa khu vực trời đất..." (Toàn thư, Tập I, H, 1993, tr 241).

Long Đỗ (rốn rồng) cũng là một tên gọi của Hà Nội, nhưng không phải tên gọi chính thức, tên gọi này xuất hiện từ thời Cao Biền. Truyền thuyết kể rằng, vào năm 866, khi Cao Biền mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Do đó trong sử sách thường gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

Khi Việt Nam giành được độc lập, Hà Nội lúc đó trở thành thủ đô của Đại Việt từ thế kỷ thứ 11, với tên gọi Thăng Long (昇龍, có nghĩa là "rồng bay lên"), sau khi Lý Công Uẩn ra chiếu dời đô năm 1010 từ Hoa Lư. Đây được xem là mốc son đánh dấu sự phát triển của thủ đô Hà Nội Việt Nam. Thăng Long là thủ đô cho đến năm 1397, khi thủ đô được di chuyển về Thanh Hóa, (tức Tây Đô). Thăng Long khi đó có tên gọi là Đông Đô.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết:

"Mùa hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương - TM) coi phủ đô hộ là Đông Đô" (Toàn thư Sđd - tr 192).

Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sử thần nhà Nguyễn chú thích:

"Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hoá là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô" (Cương mục - Tập 2, H 1998, tr 700).

Năm 1408, nước Đại Ngu của cha con họ Hồ bị quân đội của nhà Minh xâm chiếm và Đông Đô bị người Minh đổi tên thành Đông Quan.

Năm 1428, sau khi quân đội của Lê Lợi giải phóng đất nước thì Đông Quan được đổi tên thành Đông Kinh - tên gọi này người châu Âu phiên âm thành Tonkin. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết sự ra đời của cái tên này như sau:

"Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Mùi (1427), Vua (tức Lê Lợi - TM) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Ngày 15 vua lên ngôi ở Đông Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh" (Toàn thư - Sđd. Tập 2, tr 293).

Thời Tây Sơn, vì kinh đô đóng ở Phú Xuân thành còn có tên là Bắc Thành.

Năm 1802, khi nhà Nguyễn chuyển kinh đô về Huế, nó lại được đổi tên thành Thăng Long, nhưng lần này chữ "Long" (隆) biểu hiện cho sự thịnh vượng, chứ không phải là rồng, với lý do rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng" (Trần Huy Liệu (chủ biên), Lịch sử thủ đô Hà Nội, H. 1960, tr 81).

Sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại rộng quá.

Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội: tỉnh nằm trong (Nội) hai con sông (Hà) là sông Hồngsông Đáy.

Khi Việt Nam tiếp xúc với phương Tây, tên Hán-Việt của Hà Nội Đông Kinh, được viết thành Tonkin và được người châu Âu dùng phổ biến. Năm 1873, người Pháp bắt đầu tiến đánh Hà Nội và 10 năm sau thì chiếm toàn bộ. Từ năm 1887, Hà Nội trở thành thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.

Tập tin:HN1890.jpg
Bản đồ Hà Nội 1890

Năm 1940, thành phố bị phát xít Nhật xâm chiếm và đến năm 1945 Hà Nội được giải phóng và là nơi đặt các cơ quan của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ 1946 đến 1954, Hà Nội là chiến địa ác liệt giữa Việt Minh và quân đội Pháp. Sau khi được giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, Hà Nội trở thành thủ đô của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các công trình giao thông của Hà Nội như cầuđường tàu bị bom đạn phá hủy, tuy nhiên ngay lập tức được sửa chữa. Trong thời gian này Hà Nội được xưng tụng là "Thủ đô của phẩm giá con người". Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Việt Nam sau ngày Bắc Nam thống nhất 2 tháng 7 năm 1976.

Hà Nội còn có nhiều các tên gọi không chính thức khác, chủ yếu xuất hiện trong văn thơ và dân gian: Trường An hay Tràng An (lấy theo tên gọi của kinh đô của Trung Quốc thời kỳ nhà Hánnhà Đường); Phượng Thành hay Phụng Thành (trong bài phú của Nguyễn Giản Thanh); Long Thành, Long Biên, Kẻ Chợ (trong dân gian); Thượng Kinh, Kinh Kỳ, Hà Thành, Hoàng Diệu, ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945, đôi khi trong các báo chí của Việt Nam sử dụng tên này để chỉ Hà Nội.

Lịch sử

Xem thêm: Biên niên sử Hà Nội

Vùng đất quanh Hà Nội hiện đại hiện nay được biết đến ít nhất 3000 TCN. Một trong những điều đầu tiên được biết đến là thành Cổ Loa được tìm thấy khoảng 200 TCN.

  • Năm 454-456: Huyện Tống Bình (宋平) được thành lập.
  • 545: Huyện Tống Bình được nâng cấp lên quận Tống Bình, gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở bờ nam sông Hồng (đoạn Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay), còn Xương Quốc ở bờ bắc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị là vùng nội thành hiện nay.
  • 621: Quận Tống Bình bị hạ cấp xuống thành huyện. Huyện Tống Bình cùng với 2 huyện Hoàng Giáo và Nam Định tạo thành Tống Châu.
  • 622: Huyện Tống Bình tách 2 huyện Giao Chỉ và Hoài Đức.
  • 627: Hợp nhất các huyện Hoàng Giáo, Giao Chỉ và Hoài Đức thành huyện Tống Bình, đặt trị sở của Giao Châu tại đây.
  • 767: Trương Bá Nghi đắp La Thành.
  • 866: Cao Biền xây thành Đại La.
  • 1010: Trở thành kinh đô Thăng Long. Khu vực dân ở bao quanh hoàng thành gọi là kinh thành, có tên là phủ Ứng Thiên, gồm 61 phường.
  • 1466: Mang tên phủ Trung Đô, gồm 2 huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có 18 phường, tổng cộng là 36 phường.
  • 1831: Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội lúc đó bao gồm 4 phủ: phủ Hoài Đức (gồm thành Thăng Long, huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây) và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam[1].
  • 19/7/1888: Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội.
  • 1/10/1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội.
    Lúc này phần còn lại ở phía nam tỉnh Hà Nội cũ bị tách ra: phủ Lý Nhân thành tỉnh Hà Nam, Thường TínỨng Hòa thành tỉnh Cầu Đơ sau đổi tên là tỉnh Hà Đông.
  • 14/7/1899: Thành lập "khu vực ngoại thành Hà Nội", gồm một số xã nằm ngoài địa giới thành phố Hà Nội, thuộc 2 phủ Hoài Đức và Thường Tín, do 1 đồn trưởng trực tiếp cai trị, dưới quyền Đốc lý Hà Nội.
  • 1904: Chia thành phố Hà Nội (nội thành) thành 8 hộ (quartier).
  • 10/12/1914: Đổi khu vực ngoại thành Hà Nội thành huyện Hoàn Long, thuộc tỉnh Hà Đông.
  • 25/8/1942: sáp nhập huyện Hoàn Long vào thành phố Hà Nội.
  • 31/12/1942: Thành lập "Đại lý đặc biệt Hà Nội", gồm huyện Hoàn Long cũ và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức, trụ sở đặt tại ấp Thái Hà.
  • 22/11/1945: Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định Hà Nội gồm 5 khu phố nội thành: Lãng Bạc, Đống Đa, Mê Linh, Đại La, Đề Thám và 120 xã ngoại thành.
  • 1945-1946: Chia Hà Nội thành 17 khu phố nội thành (Trúc Bạch, Đồng Xuân, Thăng Long, Đông Thành, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Đại Học, Bảy Mẫu, Chợ Hôm, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái, Bạch Mai) và 5 khu hành chính ngoại thành (Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh).
  • Năm 1954: Hà Nội khi tiếp quản gồm 4 quận nội thành (34 khu phố, 37.000 dân) và 4 quận ngoại thành (45 xã, 16.000 dân), đánh số từ I đến VIII, với diện tích 152 km². Ngày 13/12/1954, sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm, và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
  • 3/1958: Bỏ 4 quận nội thành, thay bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Cửa Đông, Hàng Đào, Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình, Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa.
  • 1959: chia lại thành 8 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng, Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Đống Đa, Bạch Mai và 4 quận ngoại thành (có 43 xã).
  • 20/4/1961: Tại Kỳ họp khóa II, kỳ 2, Quốc hội đã quyết định mở rộng Hà Nội (lần thứ nhất) với diện tích 584 km², 91.000 dân. Hà Nội sáp nhập 18 xã, 6 thôn và 1 thị trấn (Văn Điển) thuộc các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì (tỉnh Hà Đông); cả huyện Gia Lâm (gồm 15 xã), 14 xã khác và 1 thị trấn (Yên Viên) thuộc các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh); cả huyện Đông Anh (gồm 16 xã), 1 xã thuộc huyện Yên Lãng và nửa thôn thuộc huyện Kim Anh (tỉnh Vĩnh Phúc); 1 xã thuộc huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên).
  • 31/5/1961: Thành lập 4 khu phố nội thành (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) và 4 huyện ngoại thành (Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm).

Khi chiến tranh ở miền Nam trở nên ác liệt, Mỹ đánh phá miền Bắc, việc phát triển không gian không chỉ được các nhà lãnh đạo, quản lý chú trọng bảo đảm, bảo vệ các mục tiêu kinh tế mà còn tính đến yêu cầu an ninh, quốc phòng.

  • 21/12/1974: Thành lập các tiểu khu ở các khu nội thành, thay thế cho khối dân phố.
  • 12/1978: Sắp xếp lại các tiểu khu: khu Hoàn Kiếm có 18 tiểu khu, khu Ba Đình có 15 tiểu khu, khu Đống Đa có 23 tiểu khu, khu Hai Bà Trưng có 22 tiểu khu, tổng cộng là 78 tiểu khu.
  • 29/12/1978: Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 (tháng 12 năm 1978) đã quyết định mở rộng Thủ đô Hà Nội (lần thứ hai) với diện tích đất tự nhiên là 2136 km², dân số 2,5 triệu người gồm bốn khu phố nội thành, một thị xã và 11 huyện ngoại thành. Hà Nội lấy thêm 5 huyện và 1 thị xã của tỉnh Hà Sơn Bình (Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây), 2 huyện của tỉnh Vĩnh Phú (Mê Linh, Sóc Sơn).
  • 6/1981: Đổi khu thành quận và tiểu khu thành phường.
  • 12/8/1991: Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII, tại kỳ thứ 9, ranh giới Thủ đô Hà Nội được điều chỉnh. Trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy năm 1978 cho tỉnh Hà Tây và 1 huyện (Mê Linh) cho tỉnh Vĩnh Phú, còn bốn quận nội thành và năm huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km².
  • 10/1995: Lập quận Tây Hồ
  • 11/1996: Lập quận Cầu Giấy
  • 11/2003: Lập 2 quận Long BiênHoàng Mai.
  • Năm 2005, Hà Nội có gần 3,2 triệu người, vượt 3% so với dự báo, đạt mật độ dân số trên 3450 người/km², gấp trên 100 lần so với mật độ chuẩn thế giới.
  • Năm 2007, dân số Hà Nội tăng thêm 138.100 người đạt 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ, tăng 3,5% so với năm 2006[2].

Năm năm qua, hơn 40 khu đô thị mới đã triển khai. Mỗi năm Hà Nội xây dựng được hơn 1 triệu m2 nhà ở nhưng chất lượng môi trường sống lẫn phân bố đều chưa hợp lý, chưa tạo được tính đồng bộ[3].

  • Từ 1 tháng 8 năm 2008, địa giới Hà Nội sáp nhập thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây, toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Diện tích mở rộng lên 3.344,47 km², với dân số 6,23 triệu người. Khi sáp nhập xong, Hà Nội trở thành 1 trong 17, thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới [4]

Đặc điểm địa hình

Hà Nội nhìn từ Vệ tinh SPOT

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình cơ bản là đồng bằng. Riêng huyện Sóc Sơn và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay. còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ với gò đồi.

Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh TrìHoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàmhồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì (青池 - ao xanh). Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt.

Ngoài sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành.

Thời tiết, khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho khí hậu Bắc bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và mưa ít. Do nằm trong vùng nhiệt đới cho nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm² và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6°C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa (lượng mưa 1.682 mm/năm). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4, tháng 10) vì thế có thể nói rằng Hà Nội có đủ bốn mùa: Xuân, Hè, Thu, Đông. Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn. Thành phố này đã có năm rét đậm với nhiệt độ thấp nhất xuống mức 2,7°C (tháng 1 năm 1955) và năm nóng gay gắt nhất với nhiệt độ ngoài trời lên tới 42,8°C (tháng 5 năm 1926) (nguồn: www.thudo.hanoi.gov.vn).

Thời gian dễ chịu nhất trong năm ở thành phố này là mùa thu, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Tiết trời thời gian này chuyển khô, mát. Bên cạnh những cơn mưa ngắn đầu mùa thu mang lại sự sạch sẽ của phố phường, bầu trời trong và nắng nhẹ nhưng không chói chang. Đã có rất nhiều bài hát về Hà Nội và đặc biệt về mùa thu Hà Nội.

Giao thông

Cầu Long Biên đầu thế kỷ 20

Hà Nội là thủ đô của Việt Nam và cũng là một trong những thành phố có số dân và mật độ dân cư cao nhất cả nước nên giao thông có tầm quan trọng lớn trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hành khách và hàng hóa ngày một tăng.

Hệ thống giao thông Hà Nội rất đa dạng, bao gồm giao thông công cộng như xe buýt, taxi, giao thông cá nhân như xe máy (đa số), ô tô. Đặc biệt ở Hà Nội có loại hinh xích lô thường dùng để phục vụ du lịch. Ngoài ra Hà Nội cũng là đầu mối đường sắt và đường hàng không lớn nhất miền Bắc.

Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, đặc biệt có sông Hồng chảy giữa thành phố, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Trong vài năm trở lại đây đã xuất hiện thêm cả loại hình du lịch bằng tàu trên sông Hồng.

Hà Nội hiện có bốn cây cầu bắc qua sông Hồng, theo thứ từ lần lượt từ hướng bắc xuống nam là: cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Chương Dươngcầu Thanh Trì. Cầu Vĩnh Tuy đang được xây dựng và sẽ là cây cầu thứ năm bắc ngang sông Hồng, ngoài ra các cầu Tứ Liên, Nhật Tân và Bắc Cầu (qua sông Đuống) được quy hoạch.

Kinh tế

Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được coi như là kinh tế đầu tàu của Việt Nam.

Một số thành tựu năm 2007 so với 2006:

  • GDP tăng 12,07%;
  • Công nghiệp tăng 21,4%;
  • Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thhu dịch vụ tăng 21,9%;
  • Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000-2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  • Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%;
  • Thu ngân sách tăng 19,2%;
  • Hàng hóa vận chuyện tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt;
  • Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,44%;
  • Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ.

Các ngành dịch vụ, du lịchbảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều sản phẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu..., đã đứng vững trên thị trường.

Trong khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nông nghiệp phải chuyển dịch cơ cấu để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoádoanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.

Diện mạo của Hà Nội đang thay đổi. Các công trình xây dựng làm Hà Nội trở nên khang trang tuy nhất thời cũng gây ô nhiễm không khí. Đầu tư tăng cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, mở rộng các tuyến đường, nút giao thông quan trọng, triển khai xây mới các cầu qua sông Hồng và chuẩn bị đầu tư các tuyến đường sắt đô thị.

Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người Hà Nội khoảng 18,2 triệu đồng/năm (2004). Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất (hiện còn dưới 1%) và cũng hoàn thành xóa hộ nghèo diện chính sách, thực hiện xóa phòng học cấp 4, phổ cập trung học cơ sở, chính sách khuyến học, khuyến tài được coi trọng.

Thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp, phát triển các ngành, các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao. Đồng thời, phát triển công nghiệp có chọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thế, thương hiệu.

Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển thêm và cải tạo chất lượng các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàngy tế.

Phát triển con người, đào tạo và thu hút nhân tài, phát triển cộng đồng cũng được đề cập đến trong mục tiêu phát triển chung của thành phố.

Xem thêm Dự toán thu ngân sách năm 2006 của các tỉnh thành Việt Nam.

Giáo dục

Đại học Y Đông Dương khi mới thành lập, (số 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nay là một cơ sở của Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Tập tin:DSC05258.jpg
Học sinh một trường tiểu học tại Hà Nội

Hà Nội có thời gian dài là trung tâm giáo dục ở miền Bắc Việt Nam. Từ năm 1442 đến cuối thế kỷ 19, Hà Nội là một địa điểm chính hàng năm tổ chức kỳ thi của Việt Nam như kiểm tra kiến thức về học thuyết Khổng Tử, nền tảng của hệ thống chính trị. Ngày nay thì Hà Nội tập trung rất nhiều trường đại học, rất nhiều người ở các tỉnh và thành phố lân cận đều về đây thi cử và học tập.

Các trường đại học, cao đẳng

Hà Nội là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất của Việt Nam (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh). Trên địa bàn thành phố hiện có hơn 30 trường đại học và cao đẳng đang hoạt động.

Trường cấp ba

Hà Nội là thành phố có hệ thống trường trung học phổ thông (THPT), hay còn gọi là trường cấp III, rất đa dạng, bao gồm các trường công, trường cấp III trực thuộc các đại học, trường bán công và trường dân lập.

Trong số đó có một số trường được coi là có chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước, thu hút nhiều học sinh phổ thông học giỏi không chỉ của Hà Nội mà còn của Miền Bắc Việt Nam.

Văn hóa - Giải trí

Bảo tàng lịch sử Việt Nam

Hà Nội là một trong hai trung tâm văn hóa - giải trí lớn nhất của Việt Nam (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh).

Văn hóa

Hà Nội từ xưa đã được coi là một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam. Rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật lớn đã ra đời trên địa bàn thành phố, cũng như rất nhiều danh nhân văn hóa của Việt Nam đã có thời gian hoạt động ở Hà Nội. Nhiều môn nghệ thuật từ thời phong kiến vẫn còn tồn tại đến ngày nay trên địa bàn thủ đô như ca trù, múa rối nước, tạo nên nét độc đáo riêng cho văn hóa Hà Nội. Một điểm đặc biệt của văn hóa Hà Nội là đã có rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật được sáng tác với chủ đề về chính Hà Nội và con người Hà Nội.

Thư viện lớn nhất Hà Nội và cũng là lớn nhất cả nước là Thư viện Quốc gia Việt Nam nằm trên đường Tràng Thi. Hệ thống bảo tàng trên địa bàn Hà Nội khá phong phú, tiêu biểu là Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mà tiền thân là bảo tàng của Trường Viễn Đông Bác cổ. Nhà hát lớn nhất Hà Nội là Nhà hát lớn Hà Nội, nơi tổ chức các buổi hòa nhạc hoặc các buổi biểu diễn lớn. Trung tâm Hội nghị Quốc gia là nơi tổ chức hội họp, triển lãm và các sự kiện quốc gia lẫn quốc tế, cũng là một công trình kiến trúc hiện đại nổi

Tham quan và giải trí

Đền Ngọc Sơn và Cầu Thê Húc

Hà Nội là thành phố có rất nhiều hồ nước và công viên, là địa điểm giải trí và thư giãn lý tưởng của người dân thành phố vào các dịp nghỉ. Vào các dịp lễ, tết, các hồ nước và công viên còn là nơi thành phố tổ chức bắn pháo hoa, thu hút không chỉ người Hà Nội mà còn cả người dân các vùng lân cận.

Thể thao

Sân vận động quốc gia Mỹ Đình

Hà Nội là một trung tâm thể thao lớn của Việt Nam với nhiều môn thể thao như bóng bàn, wushu, bắn súng,...

Hà Nội cũng là địa điểm tổ chức chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (SEA Games 22).

Các cơ sở vật chất của ngành thể thao tại Hà Nội là Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình (bao gồm cả sân vận động quốc gia Mỹ Đình), sân vận động Hàng Đẫy, nhà thi đấu Quần Ngựa, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia I tại Nhổn và nhiều địa điểm tập luyện, thi đấu khác.

Môn thể thao được ưa thích ở Hà Nội là cầu lông, quần vợtbóng đá.

Câu lạc bộ bóng đá đóng trên địa bàn Hà Nội:

Du lịch

Tập tin:DSCN5817.JPG
Rối nước bán trong khu phố cổ

Là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam.

Danh lam thắng cảnh

Trong các danh lam thắng cảnh của thủ đô, đầu tiên phải kể đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến sĩ.

Là trung tâm Phật giáo, Đạo giáo của Việt Nam trong nhiều thế kỷ, Hà Nội có rất nhiều đền, chùa hàng trăm năm tuổi, mặc dù trải qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Trong đó cổ nhất là chùa Trấn Quốc, xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6). Một biểu tượng khác của Hà Nội là chùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc hình bông sen độc đáo bậc nhất Việt Nam. Ở ngay trung tâm thành phố, giữa hồ Hoàn Kiếmđền Ngọc Sơn cổ kính, hồ Tây cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch.

Hoàng hôn trên hồ Tây

Kể từ thế kỷ 19, nhiều nhà thờ cũng được xây dựng ở Hà Nội, trong đó lớn nhất là nhà thờ Lớn Hà Nội, ngoài ra nhà thờ Cửa Bắc cũng rất đáng chú ý với kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp điển hình.

Khu phố cổ Hà Nội cũng là một nét rất riêng của thành phố với những ngôi nhà, con phố còn giữ được dáng vẻ của chúng từ cuối thế kỷ 19. Những dấu tích của hoàng thành Hà Nội xưa cũng có thể được tìm thấy trong khu di tích Thành cổ Hà Nội.

Khi đến thăm Hà Nội, du khách cũng không thể bỏ qua Quảng trường Ba Đình, trung tâm chính trị của Việt Nam với Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch hay Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi bảo quản thi hài Hồ Chí Minh, người đã đọc Tuyên ngôn độc lập cũng trên chính quảng trường này.

Ẩm thực Hà Nội

Bánh cuốn Thanh Trì

Người Hà Nộitruyền thống ẩm thực lâu đời, tổng hợp những tinh túy từ quê hương những người lên Hà Nội lập nghiệp mà mang theo cái hồn quê trong món ăn, đồ uống. Sống qua nhiều thế hệ ở Hà Nội, họ góp phần hình thành một nền ẩm thực Hà Nội phong phú.

Phở Hà Nội có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất của Hà Nội trong và ngoài nước. Tuy nhiên món ăn được coi là đặc trưng nhất của Hà Nội lại là chả cá Lã Vọng, đây cũng là món ăn duy nhất được dùng để đặt tên cho một con phố trong khu phố cổ Hà Nội. Ngoài ra Hà Nội cũng còn rất nhiều đặc sản rất riêng như bánh cốm, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, nem tai...

Ẩm thực của người Hà Nội hiện đại còn phải kể đến bia hơi Hà Nội, thứ đồ uống bình dân nhưng rất được người dân thủ đô ưa chuộng.

Khách sạn

Có nhiều khách sạn sang trọng ở Hà Nội như: Sofitel Metropole, Hilton Hanoi Opera, Hanoi Horison, Daewoo Hà Nội, Sofitel Plaza Hà Nội, Melia Hà Nội, Fortuna, Guoman Hà Nội.

Sofitel Metropole là khách sạn có từ thời kỳ là thuộc địa của Pháp. Khách sạn được bình chọn là khách sạn đẹp đứng thứ 2 ở châu Á bởi tạp chí du lịch Condé Nast nhờ vào vẻ đẹp cổ của nó (2007)[2].

Làng nghề truyền thống

Tác phẩm của làng nghề Bát Tràng

Thành phố kết nghĩa

Các đơn vị hành chính

Hà Nội mở rộng (từ 1-8-2008) có 29 quận huyện:

Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội (trước 1-8-2008)
Tên Quận/Huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km²) Dân số
Các Quận
Quận Ba Đình 14 phường 9,224 228.352
Quận Cầu Giấy 12 phường 12,04 147.000
Quận Đống Đa 21 phường 9,96 352.000
Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000
Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 178.073
Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 216.277
Quận Long Biên 14 phường 60,38 170,706
Quận Tây Hồ 8 phường 24 115,163
Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 185,000
Cộng các Quận 132 phường 185.64 1.979.571
Các Huyện
Huyện Đông Anh 23 xã và 1 thị trấn 182,3 276,750
Huyện Gia Lâm 20 xã và 2 thị trấn 114 205,275
Huyện Sóc Sơn 25 xã và 1 thị trấn 306,51 254,000
Huyện Thanh Trì 24 xã và 1 thị trấn 98.22 241.000
Huyện Từ Liêm 15 xã và 1 thị trấn 75,32 240,000
Cộng các Huyện 107 xã và 6 thị trấn 776.35 1.217.025
Toàn Thành phố 132 phường, 107 xã và 6 thị trấn 920,97 3.154.300

Số liệu trên đây được lấy tại http://www.hanoi.gov.vn/

Hình ảnh

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hà Nội có 3,4 triệu người
  2. ^ Hà Nội có 3,4 triệu người trên VnExpress, 16/12/2007
  3. ^ Nội cần một diện mạo mới, Đào Ngọc Nghiêm
  4. ^ http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/05/3BA02CB8/

Liên kết ngoài

21°1.9942340680371728′B 105°49.54833984375′Đ / 21,033237234467°B 105,82580566406°Đ / 21.0332372344672862141; 105.82580566406250