Bước tới nội dung

Chi Báo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Panthera)
Chi Báo[1]
Thời điểm hóa thạch: Cuối thế Miocen – Gần đây, 5.95–0 triệu năm trước đây
Từ trên xuống dưới: Hổ, Sư tử, Báo đốm, Báo hoa mai, Báo tuyết
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Feliformia
Họ (familia)Felidae
Phân họ (subfamilia)Pantherinae
Chi (genus)Panthera
Oken, 1816
Loài điển hình
Panthera pardus[2]
Linnaeus, 1758
Các loài

Chi Báo (Panthera) là một chi trong Họ Mèo (Felidae), chi này được đặt tên và được mô tả lần đầu bởi nhà tự nhiên học người Đức Oken vào năm 1816.[3] Nhà phân loại học người Anh Reginald Innes Pocock đã xem xét lại sự phân loại của chi này vào năm 1916, theo đó chi này bao gồm các loài: hổ (P. tigris), sư tử (P. leo), báo đốm (P. onca) và báo hoa mai (P. pardus) dựa trên cơ sở các đặc điểm giải phẫu sọ.[4]. Kết quả phân tích di truyền chỉ ra rằng báo tuyết (từng là Uncia uncia) cũng thuộc chi Panthera (P. uncia), một sự phân loại cũng được các nhà đánh giá IUCN chấp nhận vào năm 2008.[5][6]

Chỉ có 4 loài: hổ, sư tử, báo đốm và báo hoa mai có các thay đổi giải phẫu cho phép chúng có khả năng gầm rống. Nguyên nhân chủ yếu của điều này được cho là do sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng (xương ở cuống lưỡi hình móng ngựa). Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ ra rằng khả năng gầm rống là do các đặc trưng hình thái khác, đặc biệt là thanh quản. Báo tuyết không biết gầm, mặc dù chúng cũng có sự hóa xương không hoàn toàn của xương móng, nhưng nó thiếu các đặc trưng đặc biệt của thanh quản.[7]

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp πάνθηρ, panther, có nghĩa là "săn mọi thứ".

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở gốc của chi Panthera có lẽ là Viretailurus schaubi, mà đôi khi cũng được coi là thành viên xuất hiện sớm của chi Puma. Các loài trong chi Panthera có lẽ có nguồn gốc từ châu Á, nhưng gốc rễ xác định của chúng thì vẫn không rõ ràng. Các nghiên cứu di truyền học và hình thái học cho rằng hổ là loài đầu tiên (trong số các loài còn sinh tồn) tách ra từ các loài khác trong chi. Khoảng 1,9 triệu năm trước thì báo đốm Mỹ đã tách ra từ nhóm còn lại, là các tổ tiên chung của báo hoa mai và sư tử ngày nay. Sư tử và báo hoa mai tách khỏi nhau vào khoảng 1-1,25 triệu năm trước. Báo tuyết đã từng được coi như là nằm ở phần gốc của chi Panthera, nhưng các nghiên cứu phân tử mới hơn cho rằng nó có thể là loài có quan hệ chị em với báo hoa mai.[8] Loài mèo tiền sử, có lẽ có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với báo đốm Mỹ ngày nay là loài đã tuyệt chủng có tên khoa học Panthera gombaszogensis, thường được gọi là báo đốm châu Âu. Loài này đã xuất hiện vào khoảng 1,6 triệu năm trước tại khu vực ngày nay là Olivola ở Italy.

Phân loại và quần thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều danh pháp cho phân loài của 5 loài còn sinh tồn trong chi Panthera; tuy nhiên, phần nhiều các phân loài báo hoa mai và sư tử là đáng ngờ. Gần đây, người ta đã đưa ra đề nghị rằng tất cả các quần thể báo hoa mai hạ Sahara là cùng một phân loài, và tất cả các quần thể sư tử hạ Sahara cũng ở tình trạng tương tự, do chúng không đủ các khác biệt di truyền để có thể coi là phân loài riêng biệt. Một số phân loài sư tử tiền sử đã được miêu tả từ các chứng cứ lịch sử và các hóa thạch, và chúng có thể là các loài khác nhau.

Báo đen (black panther) không phải là một loài riêng biệt mà chỉ là tên gọi chung cho các cá thể bị hắc tạng của chi này, chủ yếu là ở báo đốm và báo hoa mai.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

(Các loài hay phân loài đã tuyệt chủng được ghi kèm với ký hiệu †)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M. (biên tập). Mammal Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference . Johns Hopkins University Press. tr. 546–548. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Allen1902
  3. ^ Oken, L. (1816). Lehrbuch der Zoologie, 2. Abtheilung. August Schmid & Comp., Jena.
  4. ^ Pocock, R. I. (1916). "The Classification and Generic Nomenclature of F. uncia and its Allies". The Annals and Magazine of Natural History: Including Zoology, Botany, and Geology. Series 8, Volume XVIII: 314–316.
  5. ^ a b Johnson, W. E., Eizirik, E., Pecon-Slattery, J., Murphy, W. J., Antunes, A., Teeling, E. & O'Brien, S. J. (2006). “The Late Miocene radiation of modern Felidae: A genetic assessment”. Science. 311 (5757): 73–77. doi:10.1126/science.1122277. PMID 16400146.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Jackson, R.; Mallon, D.; McCarthy, T.; Chundaway, R. A.; Habib, B. (2008). “Panthera uncia”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2017-1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  7. ^ Nowak, Ronald M. (1999). Walker's Mammals of the World. Nhà in Đại học Johns Hopkins. ISBN 0-8018-5789-9.
  8. ^ Li Yua và Ya-ping Zhang: Phylogenetic studies of pantherine cats (Felidae) based on multiple genes, with novel application of nuclear β-fibrinogen intron 7 to carnivores. Molecular Phylogenetics and Evolution, Quyển 35, số 2, tháng 5 năm 2005, trang 483-495 trực tuyến Lưu trữ 2008-04-11 tại Wayback Machine.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • A. Turner: The big cats and their fossil relatives. Nhà in Đại học Columbia, 1997.ISBN 0-231-10229-1