Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thông tin sai lệch về COVID-19”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 21: Dòng 21:
== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
{{Tham khảo|2}}
{{Tham khảo|2}}
{{2019-nCoV}}

Phiên bản lúc 14:53, ngày 21 tháng 2 năm 2020

Sau khi bệnh COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra bắt đầu bùng phát, các thuyết âm mưuthông tin sai lệch đã lan tỏa trên mạng.[1][2] Nhiều bài đăng trên các trang mạng xã hội khác nhau nói rằng virus là một vũ khí sinh họcvaccine đã được cấp bằng sáng chế, âm mưu kiểm soát quần thể, hoặc là kết quả của hoạt động gián điệp.[3][4][5] Facebook, TwitterGoogle nói rằng họ đang cố gắng định hướng thông tin.[6] Trong một bài đăng, Facebook khẳng định rằng họ sẽ gỡ bỏ mọi nội dung bị các tổ chức y tế toàn cầu hàng đầu và chính quyền địa phương gắn cờ mà vi phạm chính sách nội dung của họ về thông tin sai lệch dẫn đến "tổn thương vật chất".[7]

Ngày 2 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố một cuộc "bùng phát thông tin quy mô lớn" gồm vô số thông tin được báo cáo, chính xác lẫn sai lệch, về một con virus "khiến người ta khó tìm được những nguồn uy tín và sự hướng dẫn đáng tin cậy khi họ cần". WHO nói rằng nhu cầu thông tin uy tín và kịp thời đã thúc đẩy họ thành lập đường dây nóng vạch trần những tin đồn sai hoạt động 24/7, ở đó các tổ liên lạc và mạng xã hội đã và đang theo dõi và phản hồi những thông tin sai lệch thông qua trang web và các tài khoản mạng xã hội chính thức của họ.[8][9][10]

Ăn dơi

Một số phương tiện truyền thông bao gồm Daily MailRT đã lan tỏa thông tin sai lệch bằng cách quảng cáo video một người phụ nữ Trung Quốc đang ăn dơi.[11][12] Họ nói rằng video được quay ở Vũ Hán (nhưng sự thật là ở Palau) và nguyên nhân của dịch bệnh là do người dân địa phương ăn dơi. Cô gái xuất hiện trong video nói trên một bài đăng Weibo rằng cô đã bị lạm dụng và nhận những lời đe dọa tính mạng và rằng cô chỉ muốn giới thiệu ẩm thực địa phương Palau.[13][14]

Nhân tạo

Vũ khí sinh học

Tháng 1 năm 2020, BBC xuất bản một bài báo về thông tin sai lệch liên quan đến virus corona. Họ trích dẫn hai bài báo ngày 24 tháng 1 của tờ The Washington Times mà nói rằng chủng mới của virus là một phần trong chương trình vũ khí sinh học của Trung Quốc, có trụ sở tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV).[1][15] Tờ The Washington Post sau đó đã xuất bản một bài báo phản bác thuyết âm mưu này, họ trích dẫn các chuyên gia Hoa Kỳ giải thích vì sao Viện Virus học không phải là nơi thích hợp để nghiên cứu vũ khí sinh học, rằng hầu hết mọi quốc gia đã từ bỏ nó vì không có kết quả và rằng không có bằng chứng cho việc virus được tạo ra một cách di truyền.[16]

Tháng 2 năm 2020, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tom Cotton (R-AR) đề xuất rằng virus là vũ khí sinh học của Trung Quốc[17] nhưng những khẳng định của ông đã bị bác bỏ bởi nhiều chuyên gia y tế.[18] Tờ The Financial Times trích lời chuyên gia virus và điều tra viên virus corona Trevor Bedford: "Không có bằng chứng nào về kỹ thuật di truyền mà chúng tôi tìm thấy" và "Bằng chứng chúng tôi có là những đột biến [trong virus] là hoàn toàn khớp với tiến trình tiến hóa tự nhiên". Bedford giải thích thêm: "Dựa trên phân tích di truyền, kịch bản có khả năng xảy ra nhất là virus được một con dơi hoặc động vật có vú khác lan truyền khoảng 20–70 năm trước. Động vật trung gian chưa xác định này đã lây sang con người đầu tiên ở thành phố Vũ Hán vào cuối tháng 11 hay đầu tháng 12 năm 2019.[19]

Hoạt động gián điệp

Một số thuyết âm mưu, người chống vaccine và trang web tung tin giả đã cáo buộc rằng virus corona bị các nhà khoa học Trung Quốc trộm từ một phòng thí nghiệm nghiên cứu virus ở Canada và trích dẫn một bài báo của Canadian Broadcasting Corporation (CBC) vào tháng 7 năm 2019.[20] CBC khẳng định rằng báo cáo ban đầu của họ bị xuyên tạc bởi thông tin sai lệch và thuyết âm mưu không có "cơ sở thực tế".[21][22][23]

Âm mưu kiểm soát quần thể

Những người tin vào thuyết âm mưu cực hữu QAnon và cộng đồng chống vaccine đã tuyên bố sai lệch rằng đợt bùng phát là một âm mưu kiểm soát quần thể của Viện Pirbright ở Anh và cựu CEO của Microsoft Bill Gates.[1][24]

Tham khảo

  1. ^ a b c “China coronavirus: Misinformation spreads online about origin and scale”. BBC News Online. 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  2. ^ Josh Taylor (31 tháng 1 năm 2020). “Bat soup, dodgy cures and 'diseasology': the spread of coronavirus misinformation”. The Guardian. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ Jessica McDonald (24 tháng 1 năm 2020). “Social Media Posts Spread Bogus Coronavirus Conspiracy Theory”. factcheck.org. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  4. ^ “Here's A Running List Of Disinformation Spreading About The Coronavirus”. Buzzfeed News. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  5. ^ Ghaffary, Shirin; Heilweil, Rebecca (31 tháng 1 năm 2020). “How tech companies are scrambling to deal with coronavirus hoaxes”. Vox. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ Richtel, Matt (6 tháng 2 năm 2020). “W.H.O. Fights a Pandemic Besides Coronavirus: an 'Infodemic'. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “As coronavirus misinformation spreads on social media, Facebook removes posts”. Reuters. 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ World Health Organization (2020). Novel Coronavirus (‎2019-nCoV)‎: situation report, 13 (Bản báo cáo). World Health Organization. hdl:10665/330778.
  9. ^ “Coronavirus: UN health agency moves fast to tackle 'infodemic'; Guterres warns against stigmatization”. UN News. 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ “WHO Says There's No Effective Coronavirus Treatment Yet”. finance.yahoo.com. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  11. ^ James Palmer (27 tháng 1 năm 2020). “Don't Blame Bat Soup for the Wuhan Virus”. Foreign Policy. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ Josh Taylor (30 tháng 1 năm 2020). “Bat soup, dodgy cures and 'diseasology': the spread of coronavirus misinformation”. The Guardian. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ Marnie O’Neill (29 tháng 1 năm 2020). “Chinese influencer Wang Mengyun, aka 'Bat soup girl' breaks silence”. news.au. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ Gaynor, Gerren Keith (28 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: Outrage over Chinese blogger eating 'bat soup' sparks apology”. Fox News Channel. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ “China coronavirus: Misinformation spreads online” (bằng tiếng Anh). BBC News Online. 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ “Experts debunk fringe theory linking China's coronavirus to weapons research”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). 29 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  17. ^ Zack Budryk (9 tháng 2 năm 2020). “Chinese ambassador on Cotton coronavirus comments: 'It's very harmful to stir up' unsubstantiated rumors”. The Hill (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  18. ^ Tara Subramaniam (18 tháng 2 năm 2020). “Fact-checking Tom Cotton's claims about the coronavirus”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  19. ^ Clive Cookson (14 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus was not genetically engineered in a Wuhan lab, says expert”. Financial Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  20. ^ Broderick, Ryan (31 tháng 1 năm 2020). “A Pro-Trump Blog Doxed A Chinese Scientist It Falsely Accused Of Creating The Coronavirus As A Bioweapon”. BuzzFeed News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  21. ^ Yates, Karen; Pauls, Jeff (27 tháng 1 năm 2020). “Online claims that Chinese scientists stole coronavirus from Winnipeg lab have 'no factual basis'. Canadian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  22. ^ Yates, Karen; Pauls, Jeff (27 tháng 1 năm 2020). “Chinese translation: 中国科学家从温尼伯实验室中窃取 冠状病毒的网络传言'没有事实根据' (bằng tiếng Trung). Canadian Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ Saranac Hale Spencer (28 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus Wasn't Sent by 'Spy' From Canada”. Factcheck.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ Broderick, Ryan (23 tháng 1 năm 2020). “QAnon Supporters And Anti-Vaxxers Are Spreading A Hoax That Bill Gates Created The Coronavirus”. BuzzFeed News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.