Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Wikipedia:Thảo luận”

Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: hồi nãy bởi Ví dụ trong đề tài Công bố nguy cơ phá hoại Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1.928: Dòng 1.928:
*{{ok}}--[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 11:54, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)
*{{ok}}--[[Thành viên:Nacdanh|Nacdanh]] ([[Thảo luận Thành viên:Nacdanh|thảo luận]]) 11:54, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)
*{{OK}} [[User:Ltncanada|LTN]] [[User talk:Ltncanada|<span style="font-size:80%">(thảo luận)</span>]] 16:26, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)
*{{OK}} [[User:Ltncanada|LTN]] [[User talk:Ltncanada|<span style="font-size:80%">(thảo luận)</span>]] 16:26, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)
*{{OK}} Nhất trí. [[Thành viên:Ngomanh123|Ngomanh123]] ([[Thảo luận Thành viên:Ngomanh123|thảo luận]]) 21:49, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC).


==== Tiêu chí 2: Bệnh viện tuyến trung ương ====
==== Tiêu chí 2: Bệnh viện tuyến trung ương ====

Phiên bản lúc 21:49, ngày 29 tháng 8 năm 2021

Thảo luận chung
Trang này là nơi thảo luận về dự án Wikipedia tiếng Việt. Một trong những trang liệt kê dưới đây có thể thích hợp hơn cho vấn đề của bạn:

If you do not speak Vietnamese and you have any comments or questions about the Vietnamese version of Wikipedia, you can also leave a message in our guestbook. (About the Vietnamese Wikipedia)

Đối với thảo luận dài, nếu có quá nhiều nội dung, hãy tạo trang con ở đây và đưa vào trang này.


Đề xuất áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt (lần 2)

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cộng đồng đồng thuận nhập quyền Giám sát viên (Oversight). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:32, ngày 30 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Cách đây hơn một năm, đã từng có thành viên mở thảo luận để tìm đồng thuận về việc áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt. Sau đó, một người khác chuyển thảo luận này sang biểu quyết sau khi nhận được 3 phiếu thuận. Tuy có tổng cộng 10 phiếu thuận và 1 phiếu chống, nhưng thảo luận/biểu quyết vẫn bị đóng lại với lý do: "Mục đích ban đầu của phần này là để thăm dò, tuy nhiên sau đó lại bị đẩy thành biểu quyết vội vã khi đã có 3 phiếu đồng ý. Tôi cho rằng nghĩ quy định này cần có thời gian xem xét cẩn trọng hơn. Vì vậy, mời các bạn thảo luận thêm tìm đồng thuận ở ngoài khung này để làm rõ vấn đề."
Chắc nhiều người trong số chúng ta cũng đã biết, trong khoảng hai tháng qua, kiểm định viên DHN đã phải thực hiện 11 vụ kiểm định (xem ở kho lưu). Trong số các chủ rối, có người lâu năm, có người ít, có người từng giúp xây dựng, có người lại là phá hoại kinh niên. Đặc biệt, hầu hết những người này đều có hiểu biết rất sâu rộng về Wikipedia, dễ đánh lừa những thành viên ít kinh nghiệm xử lý rối, đồng thời có những phương pháp rất tinh vi như giả danh, mạo nguồn, sửa đổi số liệu kiểu "trên đúng, dưới sai"... Nhiều khi, họ còn lợi dụng mác "người mới" giả để làm phiền các thành viên, hay spam nội dung nhằm tấn công một cá nhân cụ thể. Hiển nhiên, những phiên bản của rối bị cấm chỉ cần phải bị huỷ hoàn toàn, dù là thông tin giả hay lời lẽ thô bỉ.
Các bảo quản viên và điều phối viên cũng có thể thực hiện việc trên, nhưng có hai vấn đề:

  • Hiện số bảo quản viên và điều phối viên hoạt động thường xuyên chỉ còn 10 người, tính cả tân điều phối viên Băng Tỏa: Mạnh An, NhacNy2412, Thienhau2003, Q.Khải, Băng Tỏa, Alphama, P.T.Đ, Thái Nhi, Bluetpp và DHN. Số khác, như Conbo, TuanUt, Ngomanh123... gần đây có thỉnh thoảng vào xử lý nội dung trong thể loại Chờ xoá, nhưng gần như không còn hoạt động gì liên quan đến vấn đề rối nói trên. Những thành viên có nhiều kinh nghiệm chống rối là Trần Nguyễn Minh Huy, ThiênĐế98, Nguyentrongphu lại đang Wikibreak. Tôi cũng đã thử đề nghị vài người ra ứng cử điều phối viên, nhưng, không bất ngờ lắm, hầu hết đều từ chối.
  • Bản thân họ vẫn có thể nhìn thấy những phiên bản đó, dù không cần thiết và không mong muốn. Ngoài ra, những dạng thông tin như thông tin cá nhân không công khai, hay những tên người dùng mang tính công kích trắng trợn có thể gây ảnh hưởng về tinh thần cần phải bị ẩn vĩnh viễn để không ai tìm lại được.


Vậy, sau một năm, khi tình hình rối ngày một nghiêm trọng, tôi muốn mở lại thảo luận này, với cùng nội dung: "Cộng đồng có đồng thuận áp dụng quyền Giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt hay không?"
Lưu ý: Quyền giám sát viên hiện nay có đôi chút khác biệt so với trước đây. Theo m:Special:ListGroupRights#oversight, các giám sát viên sẽ có các quyền sau:

Các quyền của giám sát viên ("oversighter")
  • Block a username, hiding it from the public (hideuser)
  • Delete and undelete specific log entries (deletelogentry)
  • Delete and undelete specific revisions of pages (deleterevision)
  • Enable two-factor authentication (oathauth-enable)
  • Hide entries in the abuse log (abusefilter-hide-log)
  • View hidden abuse log entries (abusefilter-hidden-log)
  • View private logs (suppressionlog)
  • View revisions hidden from any user (viewsuppressed)
  • View, hide and unhide specific revisions of pages from any user (suppressrevision)
  • Chặn và ẩn một tên người dùng (hideuser)
  • Xoá và phục hồi các mục nhật trình nhất định (deletelogentry)
  • Xoá và phục hồi các phiên bản nhất định của trang (deleterevision)
  • Kích hoạt xác thực hai yếu tố (oathauth-enable)
  • Ẩn các mục trong nhật trình sai phạm (abusefilter-hide-log)
  • Xem các mục nhật trình sai phạm bị ẩn (abusefilter-hidden-log)
  • Xem các nhật trình riêng tư (suppressionlog)
  • Xem các phiên bản bị ẩn khỏi mọi người dùng khác (viewsuppressed)
  • Xem, ẩn và bỏ ẩn các phiên bản nhất định của trang khỏi tất cả thành viên không có quyền này (suppressrevision)

Nếu thảo luận này được thông qua, tôi sẽ dịch lại quy định về giám sát viên và quyền huỷ sửa đổi ("suppression") từ Wikipedia tiếng Anh.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:02, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi đã dịch hoàn thiện nội dung chính quy định Giám sát viên từ tiếng Anh. Xem ở đây (trang gốc) hoặc đây (nháp, nếu chưa hợp nhất).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 23:37, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Cải thiện phiên bản máy tính

Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Xin chào,

Bạn có muốn xem xét đổi mới giao diện cho Wikipedia tiếng Việt để phục vụ nhu cầu của người dùng?
Nhấp vào để xem thông báo
Mục tiêu của chúng ta là gì?

Đã 10 năm kể từ khi Wikipedia triển khai giao diện mặc định hiện tại (gọi là Vector). Giờ đây chúng ta cần đổi mới một chút. Người đọc, người mới đến và cả những biên tập viên có kinh nghiệm đều đồng ý rằng giao diện có thể trở nên dễ sử dụng hơn, nhanh hơn, cởi mở và trực quan hơn. Vì vậy, nhiều tình nguyện viên đã viết những tiện ích và đoạn mã mới rồi triển khai chúng ở các wiki độc lập. Dự định của chúng tôi là ứng dụng và mặc định hoá chúng ở nhiều wiki hơn nữa. Wikipedia tiếng Việt có thể nằm trong nhóm triển khai sớm và sẽ định hình những cải thiện này ngay từ những ngày đầu tiên.

Thay đổi sẽ ra sao?
  • Nếu bạn đồng ý, tất cả người dùng đều sẽ có thể tiếp cận với mọi tính năng mới.
  • Thay đổi sẽ diễn ra từ từ (càng xa "mọi thứ cùng lúc" càng tốt); từng bước chỉnh sửa sẽ được thảo luận, phát triển và triển khai tách biệt với nhau.
  • Đây là những thay đổi chỉ dành riêng cho giao diện Vector (giao diện mặc định), tức là những người sử dụng Monobook hoặc các giao diện khác sẽ không chịu ảnh hưởng.
  • Mọi người vẫn có thể tiếp tục dùng giao diện Vector cũ nếu muốn: giao diện mới sẽ có tên Vector, còn giao diện cũ là Legacy Vector (Vector cũ).
  • Chúng tôi sẽ không thay đổi bất kỳ nội dung nào trong bài viết (như trong ảnh bên), và cũng không bỏ đi bất cứ tính năng nào (chỉ sắp xếp lại và cải tiến chúng).
Sẽ có những thay đổi nào?

Đây mới đều là những khái niệm và chúng tôi cần đánh giá của bạn để tiếp tục phát triển chúng. Những thay đổi đầu tiên sẽ là:

Nếu muốn tìm hiểu thêm về những thay đổi khả quan khác, xin xem trên MediaWiki.

Bạn sẽ tham gia thế nào?
  • [Cộng đồng]: Các bạn có đồng ý áp dụng thay đổi ngay từ tháng này không?
  • [Bất kỳ thành viên nào]: Gửi đánh giá! Bạn thích gì? Bạn muốn thấy thay đổi gì? Một số mong muốn đã được gửi tới chúng tôi rồi, vì những thay đổi này dựa trên các dữ liệu: nghiên cứu (báo cáo) và đánh giá từ cộng đồng (báo cáo). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều cần đổi mới!
  • [Dân kỹ thuật]: Đọc và làm theo hướng dẫn cập nhật tiện ích và mã để duy trì tương thích.

Dự án tôi trình bày phía trên đây được gọi là Cải thiện phiên bản Máy tính, do đội ngũ nhóm Web của WMF phát triển. Tên tôi là Szymon. Phương hiện đang giúp tôi thu thập ý kiến và chuyển lại cho nhóm Web. Nếu bạn thấy hứng thú, hoặc muốn hỏi gì thêm, xin hỏi ngay phía dưới, hoặc nhắn tin cho tôi và Phương. Cảm ơn! SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 09:45, ngày 12 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

NguoiDungKhongDinhDanh:
Chắc là do bật chế độ Vector mới. ChemistryExperttrao 10:22, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Ccv2020:
Tôi đổi qua Vector mới xem thử rồi, nhưng thanh thể loại chẳng đi đâu cả.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:24, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh: Hay do tôi thử nhầm chỗ? ChemistryExperttrao 10:54, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Ccv2020:
Bạn vào trang này, bỏ chọn ô Chế độ Vectơ cũ, rồi nhấp Lưu tùy chọn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:00, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Đồng thuận về việc tắt AVIM và đề xuất WMF thêm bộ gõ tiếng Việt vào Universal Language Selector

ĐÃ GIẢI QUYẾT
Cuộc đồng thuận này không còn cần thiết nữa do lỗi AVIM không tích hợp với giao diện Vector mới đã được giải quyết, đồng thời việc tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào ULS đang được bạn P.T.Đ tiến hành rồi — Tiểu Phương 話そう! 02:07, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Xin chào, thông qua việc lấy ý kiến của mọi người về giao diện Vector mới thì chúng ta phát hiện ra là Bộ gõ tiếng Việt (AVIM) không tích hợp được với giao diện Vector mới. Điều này cũng không vấn đề gì lắm nhưng thực tế AVIM không còn được ai duy trì (nghe nói người phát triển nó đã nghỉ hưu) do đó nếu tương lai nó phát sinh lỗi thì cũng sẽ không có ai khắc phục, đồng thời chúng ta thường xuyên sử dụng mấy kiểu như Unikey các thứ để gõ chứ có lẽ ít người dùng AVIM. Hơn nữa, WMF đã phát triển một công cụ gọi là Universal Language Selector hiện đang được sử dụng tại Wiki TV rồi (là cái này nè). Universal Language Selector tích hợp bộ gõ của nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới nhưng không hiểu sao lại chưa có bộ gõ của tiếng Việt.

Theo ý kiến của một số bạn và bản thân các nhà phát triển trên WMF thì chúng ta nên tắt hoàn toàn AVIMxin WMF tích hợp Telex/VNI vào Universal Language Selector. Tôi đã thử liên hệ với nhóm phát triển nhưng chưa thấy phản hồi, tuy nhiên trên Phab task có vẻ như các nhà phát triển cũng đang tính tích hợp hộ chúng ta. Tuy nhiên, tôi muốn chính thức đưa vấn đề này ra thảo luận và xin ý kiến cộng đồng, đồng thuận được thì tôi sẽ đề nghị tắt AVIM và tích hợp luôn.

Ngoài ra bạn DHN ý kiến là không nên tắt AVIM mà nên bỏ mặc định của nó (tức vẫn giữ AVIM), đồng thời vẫn tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào ULS nên tôi xin bổ sung phần đồng thuận bên dưới.

Conbo — DHN — Hoang Dat — Mxn — Nguyentrongphu — PlantaestPrenn — Quenhitran — ThiênĐế98 — Thái Nhi — Trungda — Trần Nguyễn Minh Huy — TttrungViethavvh — Bluetpp @Nhóm Bảo quản viên: Baoothersks — Băng Tỏa — GDAE — Kateru Zakuro — Langtucodoc — Mongrangvebet — NguoiDungKhongDinhDanh — NhacNy2412 — NgocAnMaster — Nguyenquanghai19Pminh141 — Ryder1992 — Hide on Rosé@Nhóm điều phối viên:... Mời các bạn cho ý kiến luôn nhé. – Tiểu Phương 話そう! 02:01, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đồng ý tắt mặc định AVIM

Đồng ý tắt hoàn toàn AVIM

Không đồng ý

  •  Phản đối Theo tôi, bộ gõ JavaScript vẫn có ích đối với một dự án chú trọng về ngôn ngữ thiểu số (tiếng Việt là ngôn ngữ thiểu số tại nhiều quốc gia), nhưng có lẽ không quan trọng đến độ như ngày xưa. Dĩ nhiên nếu có thể thay thế bằng một bộ gõ hiện đại có khả năng đầy đủ thì rất tốt, nhưng AVIM vẫn chính xác và linh hoạt hơn các bộ gõ JavaScript khác. [1]

    Tôi nghĩ không nên gỡ hẳn tiện ích AVIM khỏi wiki và cũng không nên tắt tiện ích theo mặc định. Thí dụ người nào đó sử dụng Wikipedia tiếng Việt tại một khách sạn hoặc thư viện công cộng bên ngoài Việt Nam: họ sẽ không thể cài đặt bộ gõ vào hệ điều hành hay trình duyệt và không dám đăng nhập vào Wikipedia để bật tiện ích vì lý do bảo mật. Chúng ta có thể tắt kiểu gõ theo mặc định không sao, nhưng AVIM đã không vướng với các bộ gõ trên hệ điều hành và các phần mở rộng đã có thể tự động tắt tiện ích này.

    Tôi đã khắc phục lỗi khi tìm kiếm và trả lời các câu hỏi của nhà phát triển bên Phabricator. Tương lai chắc phải tìm cách viết lại jquery.ime để hỗ trợ bộ gõ tiếng Việt nhưng ngay bây giờ thì không cần thiết.

     – Nguyễn Xuân Minh 💬 01:42, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

    @Bluetpp: Phương ơi, có gì cần hỗ trợ về mặt kỹ thuật thì bạn cứ liên hệ anh Minh nhé. —  Băng Tỏa  19:14, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Chỉ cần nhớ viết tiêu đề sao cho nổi bật chút là được, vì hòm thư của Mxn đầy đến nỗi tôi chờ mất ba ngày và phải gửi cả thư điện tử mới thấy hồi đáp.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:16, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Mxn Vâng, vấn đề là lúc em đưa ra cuộc đồng thuận này thì không biết ai là người bảo trì AVIM và theo P.T.Đ nói thì người đó đã off từ lâu, hóa ra là anh. Trong bối cảnh không có ai sửa lỗi tích hợp AVIM và Vector mới thì rõ ràng cách duy nhất là tắt nó đi, vì Vector mới sẽ được triển khai mặc định ở wiki mình. Ngoài ra thì cuộc đồng thuận này ngoài lựa chọn tắt hẳn cũng còn lựa chọn tắt mặc định thôi. Và tắt đi không có nghĩa là không có cái thay thế, vì sắp tới Wikimedia sẽ tích hợp bộ gõ tiếng Việt vào cái gọi là Universal Language Selector chung cho toàn hệ thống Wikimedia (mà P.T.Đ đang giúp tích hợp), vậy nên kể cả những người ở nước ngoài mà máy tính không cài Unikey thì vẫn có thể gõ tiếng Việt.
    @Băng Tỏa Mình đã biết anh Mxn giải quyết vụ này rồi. Ừm tuy nhiên anh ấy rất bận nên không phải lúc nào gọi anh ấy cũng được ;( – Tiểu Phương 話そう! 02:00, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Bluetpp: Mai mốt nếu có thể sử dụng các kiểu gõ tiếng Việt trong ULS thì tốt quá. Mình biết rằng AVIM rất cũ kỹ và mã nguồn rất khó hiểu khó bảo trì. Mấy năm qua, sau khi Lt2hieu2004 biến mất và không còn bảo trì bộ gõ này, mình cố gắng hiện đại hóa nó cho phần mở rộng AVIM cho Firefox nhưng cuối cùng chỉ có thể viết lại các phần chung quanh bản gốc. – Nguyễn Xuân Minh 💬 05:21, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  •  Ý kiến Tôi nghĩ không nên tắt AVIM trước khi có gì khác để thay thế (hỗ trợ ít nhất là Telex và VIQR). Tôi (và chắc nhiều người khác) vẫn sử dụng AVIM để gõ tiếng Việt trên Wikipedia. Nhiều người sử dụng Wikipedia đang sinh sống và làm việc ngoài Việt Nam có thể không cài bộ gõ tiếng Việt trong hệ điều hành, nên nếu lấy đi thì sẽ không còn cách để họ viết tiếng Việt nữa. Hay là ta vẫn giữ cái gadget AVIM, nhưng không mặc định cài nó nữa — chỉ để ai có nhu cầu thì cài vào. NHD (thảo luận) 02:11, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ cách đơn giản là có bài hướng dẫn bật các bộ gõ mặc định của HĐH hoặc hướng dẫn cài UniKey là được. P.T.Đ (thảo luận) 09:57, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Vì nhiều người đã quen với AVIM, như DHN ở trên, và cũng bởi gadget này có tính lịch sử (vị trí dấu thanh là chính), nên tôi nghĩ chúng ta có thể huỷ mặc định AVIM, đồng thời hỏi WMF tích hợp giúp Telex/VNI (dấu thanh mới: "", "" thay cho "òa", "úy"), để mọi người có thể tự lựa chọn bộ gõ, tuỳ theo thói quen và sở thích của mình. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 03:18, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DHNNguoiDungKhongDinhDanh: Cảm ơn hai bạn đã cho ý kiến, tôi vừa bổ sung lựa chọn đồng thuận, mời hai bạn bình chọn ở trên. Tiểu Phương 話そう! 03:29, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Công bố nguy cơ phá hoại Wikipedia

Hôm nay em vừa mới qua bên en wiki lấy được hệ thống đánh giá phá hoại giống DEFCON của Hoa Kỳ, sau đó em chép về và sau khi đánh giá TOÀN DIỆN TÌNH HÌNH WIKI hiện tại, em thông báo:

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 2

Nguy cơ phá hoại có nhưng không nghiêm trọng, không thường xuyên, ít và không nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và các biện pháp phù hợp.

Đánh giá:
Tình hình rối đã được kiểm soát, phá hoại không quá nghiêm trọng, không có tình trạng thành viên "Chiến tranh". --Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:55, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời


DEFCON 5 (ít nghiêm trọng nhất) đến DEFCON 1 (nghiêm trọng nhất). Mức 2 có vẻ nghiêm trọng – — Dr. Voirloup💬 14:08, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mongrangvebet Ngược rồi anh ơi, ban đầu em định để theo bên Anh nhưng mà ở Việt Nam mình thì thường người ta tính cấp độ nghiêm trọng theo hướng chữ số đi lên theo cấp nên em để chữ số 1 là thấp nhất, sau cùng là các chữ 2,3,4,5 là các mức độ cao hơn. Nếu anh không muốn thì em đổi lại cũng được.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:36, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nếu bạn có đánh giá mức độ khác với đánh giá trên, hãy thêm dưới đây bằng mã

{{Thành viên:Thienhau2003/Xây dựng Thienhau2003/Wdefcon
| level = Mức từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất)
| info = Đánh giá vì sao bạn nghĩ là mức này phù hợp
| sign = ký tên
}}

Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:55, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đánh giá của các thành viên khác

Alphama Vậy theo bác thì thế nào mới đẹp để em nhập về, trang en:Template:Vandalism_informationen:Category:Wdefcon templates có rất nhiều kiểu khác nhau.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:47, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003:
Dùng bộ màu cơ bản thử xem: Cảnh báo mức 1, Cảnh báo mức 2, Cảnh báo mức 3, Cảnh báo mức 4, Cảnh báo mức 5.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:26, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ví dụ thế này:

Tình trạng sẵn sàng phòng thủ Wikipedia
Nguy cơ phá hoại cao. __ __ __ __ __
Rối
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:32, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 1

Nguy cơ thấp, phá hoại rất ít hoặc gần như không có, cộng đồng bình thường.

Đánh giá:
Tôi thấy gần như không có phá hoại khi thử xem thay đổi gần đây. Thỉnh thoảng có nhưng không đáng kể, dễ khắc phục. Đại hùng miêu (thảo luận) 13:38, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

P.T.Đ Có chứ anh, nó giúp biên tập viên mọi quyền xác định nguy cơ phá hoại hiện tại từ đó có thể huy động thêm được nhiều biên tập viên khác tham gia khi cần thiết. Bên Wiki tiếng Đức và Anh, mức độ được phân loại dựa trên mức độ lùi sửa trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Trong một khoản thời gian nào đó mà có quá nhiều lùi sửa thì mức độ phá hoại được xác định ở mức Cao và có thể rất Cao (Bên en hồi 7 giờ tối là Mức 2 - Đỏ). Người ta dùng Bot để xác định mức độ trên, em định tạo một con bot như thế ở đây, nhưng nó không chạy bằng AWB mà lại dùng Pywikibot, phải thiết lập máy chủ Wikimedia, gõ lệnh,..... mà em lại không biết. Không biết anh có kinh nghiệm tạo bot bằng Pywikibot không? Nếu có thì có thể giúp em nhé. Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 16:21, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003: Python và pywikibot không quá khó đâu, nếu quyết tâm thì dễ thôi. Bắt đầu từ: https://www.w3schools.com/python/default.asphttps://www.mediawiki.org/wiki/Manual:Pywikibot/vi. P.T.Đ (thảo luận) 16:25, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi chỉ biết lập trình Turbo Pascal :)) — Dr. Voirloup💬 16:36, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mongrangvebet Em đồng quan điểm, học 3 năm rồi em chỉ biết pascal và một chút HTML, và hiểu rất sau mã Wiki.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 02:54, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 1

Nguy cơ thấp, phá hoại rất ít hoặc gần như không có, cộng đồng bình thường.

Đánh giá:
Ngày nhiều đóng góp, đêm nhiều link, vài nơi có quảng cáo, tầm nhìn xa số lần xoá trắng nội dung trang dưới 5 lần/tiếng. Ví dụ (thảo luận) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 2

Nguy cơ phá hoại có nhưng không nghiêm trọng, không thường xuyên, ít và không nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và các biện pháp phù hợp.

Đánh giá:
Có đối tượng thử nghiệm, chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, thêm thông tin sai lệch "gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng". Bảo quản viên "yêu cầu các bộ, ban, ngành tuần tra viên phải có biện pháp xử phạt mạnh tay, nhằm răn đe, cảnh cáo." Ví dụ (thảo luận) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 3

Nguy cơ phá hoại hiện hữu, tinh vi, xảy ra thường xuyên, có thể xảy ra đôi lúc nhưng không xảy ra vấn đề nghiêm trọng nào. Cần tăng cường giám sát tình hình và sẵn sàng các biện pháp an ninh hơn mức thông thường.

Đánh giá:
Xuất hiện một nhóm viết bài PR, nhóm khác spam liên kết rác, người này văng tục vào trang thảo luận thành viên, người kia chép dán Google Dịch. Ví dụ (thảo luận) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 4

Nguy cơ phá hoại cao, rất tinh vi, xảy ra bất thường, nguy cơ xảy ra vấn đề cao, nghiêm trọng. Cần tăng cường giám sát tình hình và sẵn sàng cho nguy cơ PHÁ HOẠI TOÀN DIỆN.

Đánh giá:
Có người tuyên chiến, liên tục tấn công nhiều cá nhân cụ thể, bảo quản viên hẹn nhau đi nghỉ mát ở Bali. Ví dụ (thảo luận) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia
5
4
3
2
1

Mức nguy cơ phá hoại Wikipedia hiện tại: Mức 5

Nguy cơ phá hoại rất cao, vô cùng tinh vi, xảy ra bất thường và thường xuyên, có thể hoặc đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Cần SỚM NGĂN CHẶN NGAY LẬP TỨC, NẾU KHÔNG HẬU QUẢ SẼ VÔ CÙNG THẢM KHỐC.

Đánh giá:
Kayani, MiG, Free Bloc, StorKnows, C đồng loạt phá hoại, kiểm định viên bận đi leo núiđàm đạo ở tiệc trà. Ví dụ (thảo luận) 13:24, ngày 17 tháng 5 năm -*/2024 (UTC)


Tóm lại mục đích thiết thực của cái này là để làm gì?  A l p h a m a  Talk 03:00, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cho vui. – Keo010122Thảo luận 03:19, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến về vấn đề chạy Bot cho Bản mẫu:Vandalism_information

Em đang có ý định chạy Bot tính toán phá hoại để xác định mức độ phá hoại hiện tại (chạy cho vui thôi chứ hiện tại em cũng không dám dùng Bot sửa lỗi bài viết, xóa bản mẫu, mặc dù mã nguồn có sẫn trên Mediawiki), vấn đề là nó dựa trên tóm lược sửa đổi, mà nhiều thành viên ở đây lùi sửa thường ghi tóm lược nhưng rất ít mà lại không có những cụm từ như "phá hoại",..... Cho em được tham khảo là "Khi chống phá hoại, mọi người thường ghi gì trong tóm lược sửa đổi?" Để em sửa mã nguồn.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Thienhau2003:
Khi chống phá hoại, tôi thường không ghi gì, đơn giản bởi lùi sửa hàng loạt đâu có cần nhập lý do (hoặc gadget tự động nhập thay).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:18, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh Ví dụ mà dùng TW hoặc gadget hay AWB thì em còn xác định được. Chắc em sẽ vòng qua một chút trang thay đổi gần đây vậy.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:21, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh Em nhìn sơ qua, lượn qua 1 vòng gần như chỉ có vài lùi sửa, còn lại là xóa trang, thêm/xóa/sửa nội dung. Có vẻ hơi ít.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 10:27, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003:
Nếu muốn, bạn có thể xem và phân tích khoảng gần 5000 sửa đổi bán tự động của tôi ở đây (lùi sửa hàng loạt) và đây (hồi sửa của Twinkle, dùng lẫn Twinkle thường và TwinkleGlobal) để có mẫu tóm lược sửa đổi mặc định.
Ngoài ra, Twinkle còn tự động tóm lược dạng "Đã thêm nhãn {{...}}", "Lưu ý chung:...", "Cảnh báo:...", "Cảnh báo cuối cùng:...", "Cảnh báo duy nhất:..."...
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:34, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Một vài gadget trong số này cũng có tóm lược mặc định.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:36, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tình hình phá hoại Wiki hiện tại (cập nhật bởi Bot)

Tình hình phá hoại Wiki hiện tại (cập nhật bởi Bot)
Trực tiếp Mô tả
  • Mức 5 là thấp nhất, mức 1 là cao nhất.
  • Được cập nhật (thử) bởi Bot bán tự động theo lệnh. Dự kiến cập nhật mỗi ngày 3 lần vào buổi Sáng, Chiều, Tối.
  • Những sửa đổi sau đây sẽ được tính khi có từ sau trong tóm lược sửa đổi: revert, reverted, rv , revert (vandalism), rối, lùi lại, hồi sửa, quảng cáo, phá hoại, spam, mạo nguồn, lợi dụng, quảng bá, xoá chú thích, dịch máy, không dịch, mạo nguồn, sai sự thật, giả, xoá trắng, xóa trắng, xóa chú thích, long-term abuse, long term abuse,lta, abuse, rvv , undid
  • Những sửa đổi sau đây sẽ được trừ ra khi có từ sau trong tóm lược sửa đổi: uaa, thử nghiệm, good faith, thiện chí, agf, unsourced, không nguồn, trung lập, unreferenced, self, tự xuất bản, speculat, lan man, yếu, tầm nhìn hẹp, không bách khoa, original research, rv tag, typo, sửa lỗi, incorrect, sai, cần thiết, tiên đoán,thảo luận, format, định dạng

Ái chà, sao nguy cơ thấp thế, thế này thì "chỉ có đi uống cà phê và chờ sự kiện náo đó xuất hiện thôi".Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:19, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vô chính phủ -> vô trị

Rồi, cái mình muốn thảo luận là việc chuyển đổi từ "vô chính phủ" trên wiki thành từ "vô trị." Lý do chính của mình là như sau:

"Chủ nghĩa vô trị" thông dụng hơn "chủ nghĩa vô chính phủ" nhiều, ví dụ như là mọi văn bản ở đây, thư viện vô trị Đông Nam Á: https://sea.theanarchistlibrary.org/category/language/vietnamese (để ý thêm tên của thư viện ấy). Chủ nghĩa vô chính phủ là từ mượn từ tiếng Trung Quốc, cũng được nhưng không hoàn toàn là thoát ý trong vài ngữ cảnh. Nghĩa của vô trị rộng hơn "vô chính phủ" và khó gây hiểu nhầm hơn; vô chính phủ có thể hiểu đơn thuần là trạng thái không có chính phủ, còn vô trị thì bao trùm cả sự vô chính phủ và những khái niệm khác miêu tả một hệ thống không có chính phủ. Các văn bản về chủ nghĩa này, ít nhất theo mình nghiên cứu, thì toàn thấy dùng từ vô trị. Thế nên wiki mình cũng nên dùng từ vô trị để những người đọc, nếu muốn nghiên cứu thêm về chủ đề, có thể dễ dàng tìm và đọc mà không bị vướng mắc là các văn bản dùng từ "vô trị" thay vì từ "vô chính phủ".

Tất nhiên là mình không có ý định loại bỏ mọi từ "vô chính phủ" trên wiki để đổi thành "vô trị". Nói cho cùng thì "vô chính phủ" vẫn là một từ đồng nghĩa với từ "vô trị", chỉ ít sử dụng hơn mà thôi. Nhưng mình vẫn muốn ưu tiên dùng từ thông dụng hơn là từ chính để chỉ khái niệm này. — MrMisterer (mhm?) 13:12, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

MrMisterer Cái này nói chung là tùy vào ngữ cảnh mà dùng phù hợp. Nhưng mà trong nhiều trường hợp mình thấy từ "Vô chính phủ" phù hợp hơn với bài về lịch sử và chính trị vì theo từ điển được BBC đăng tải thì:

1. Vô chính phủ là không có tổ chức, không có trật tự,hỗn loạn…tư tưởng (chủ nghĩa) vô chính phủ cho rằng nhiệm vụ cách mạng trước hết là phải giải phóng cá nhân, xóa bỏ nhà nước và chính quyền…cho rằng chuyên chính vô sản (cướp chính quyền) là không cần thiết (Từ điển tiếng Việt).

2. Tình trạng hỗn loạn, vô trật tự (anarchie,anarchisme- Từ điển Pháp Việt- Đào duy Anh).

3. Không có sự kiểm soát trong xã hội, tình trạng không có pháp luật,hỗn loạn(anarchy,anarchism-từ điển Anh Việt,viện Ngôn ngữ học).

Qua đó có thể hiểu rằng cái nghĩa "Vô chính phủ" này nó nhiều nghĩa phù hợp hơn khi sử dụng trong bài về lịch sử và chính trị do tính chất nghĩa của nó. Còn cái "vô trị" có vẻ chung chung quá, có thể nói về "không trị được" ai đó,..... . Mình có tra Google thì từ "Anarchism" trong tiếng Việt được dịch thành "Vô chính phủ" nhiều hơn nhiều so với nghĩa "vô trị". Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 13:27, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thienhau2003 Cảm ơn bạn nhé. Có điều mình thấy trang BBC ấy cũng khá cũ rồi mà ngôn ngữ là một thứ luôn thay đổi. Cái thư viện vô trị Đông Nam Á ấy là do chính người vô trị Việt Nam viết và dịch, cập nhật thường xuyên nên phản ảnh ngôn ngữ được sử dụng ngày nay trong chính các nhóm ấy. Thay đổi từ này chính là vì mình muốn những người đọc các trang wiki có thể dễ dàng chuyển đổi sang đọc các văn bản tiếng việt đi sâu hơn về chủ đề này. Ừ, thì google cho nhiều kết quả cho vô chính phủ hơn, nhưng từ này lại ít thấy sử dụng trong văn bản đi sâu vào chủ nghĩa. Trong khi đó, nếu bạn có xem cái nguồn mình link, từ này dùng rất nhiều trong các văn bản đi sâu.
Mình đồng ý với bạn là sử dụng thì tùy theo ngữ cảnh, nhưng mình lại không đồng ý là tính chất rộng của từ này nghĩa là nó không nên được sử dụng. Vô chính phủ có thể gây hiểu nhầm vì nó vừa có nghĩa là hỗn loạn, vừa có nghĩa là tình trạng vô trị. Hai thứ này khác nhau bạn nhé. Vô trị nghĩa rộng là chính xác vì vô trị không chỉ đơn thuần là không có chính phủ. Nó bao gồm nhiều thứ khác nữa vì nó phản đối mọi hình thức phân cấp bậc, như là giai cấp hay phân biệt chủng tộc, giới tính. Nên thực sự vô chính phủ để chỉ chủ nghĩa vô trị là khá sai chính vì nó quá hẹp nghĩa, nghĩa đen chỉ ám chỉ chống lại chính phủ, không phải nghĩa thật là chống lại mọi thứ "thống trị", xiềng xích con người.
Trong tiếng Anh, những thứ phân cấp bậc nói trên là "hierarchy", và vô trị là "anarchy." Bạn có thể thấy một mối liên hệ... Gốc từ anarchy là từ Hy Lạp "anarchos" ("không người thống trị"), do kết hợp a- + archos ("người thống trị"), nghĩa đen thì thành "không người thống trị". Dịch ra tiếng Việt thì thành "vô trị" thôi. — MrMisterer (mhm?) 14:27, ngày 21 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Độ nổi bật (phương tiện truyền thông)

Hướng dẫn này đã được nhiều thành viên cộng tác với nhau trong quá trình dịch thuật, và có chỉnh sửa để thích ứng với dự án tiếng Việt. Mời các bạn góp ý để trở thành hướng dẫn chính thức.  A l p h a m a  Talk 09:20, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:NTN Vlogs#Đề nghị đổi tên (lần 2)

Mời mọi người đến tham gia thảo luận. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:11, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận Wikipedia:OTRS#Đổi tên

Tôi lướt qua trang OTRS trên Meta thì thấy bên họ đã đổi tên thành VRT (Volunteer Response Team, tạm dịch: Nhóm tình nguyện viên phản hồi). Mxn là người đề xuất đổi tên, mời các bạn tiếp tục thảo luận tại trang này để đổi tên cho phù hợp với trang OTRS và các bản mẫu liên quan. Xin cảm ơn. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 15:14, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Danh sách thành viên nhận thư mời

Danh sách thư mời của Wikipedia tiếng Việt trước giờ không thống nhất, công khai và nắm rõ ý định của từng thành viên. Nay tôi tạo không gian này nhằm giúp hiểu rõ và phân loại tốt hơn những thành viên nào muốn nhận thư mời để tham gia biểu quyết hay không, mời các bạn ghi danh nếu muốn nhận thư mời.  A l p h a m a  Talk 09:21, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảnh sát hình sự (loạt phim)

Xin ý kiến của các thành viên có kinh nghiệm, không biết bài này có triển vọng phát triển thành DSCL không? Trong quá trình thêm nguồn thì tôi thấy được có cực kỳ nhiều nguồn về loạt phim này, trải dài từ đầu thập niên 2000 đến giờ, chưa kể các giải thưởng kéo dài qua các giai đoạn, Việt Nam hiếm có loạt phim nào được như vậy. Tôi thì chỉ được mỗi cái tìm nguồn thôi nên hy vọng các thành viên hỗ trợ để phát triển bài này. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:31, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn cứ vin vào Wikipedia:Tiêu chuẩn danh sách chọn lọc là được, tôi nghĩ là rất có khả năng.  A l p h a m a  Talk 15:25, ngày 24 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chắc là cứ bắt chước bài How I Met Your Mother (mùa 1) là được.  Băng Tỏa  11:56, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề xuất thêm quyền "Người di chuyển trang" và "Người di chuyển tập tin" từ Wikipedia tiếng Anh

Chào các bạn. Hiện tại, công cụ di chuyển của Wikipedia tiếng Việt dành cho các thành viên còn khá là nhiều hạn chế. Khi cần di chuyển một trang đặc biệt nào đó (ví dụ như một trang tập tin) hoặc cần thực hiện một tác vụ di chuyển đặc biệt (ví dụ như dịch chuyển trang mà không tạo ra redirect ở trang gốc) thì chúng ta hay phụ thuộc vào các bảo quản viên và điều phối viên, cũng là những người mà hay bận rộn thực hiện những tác vụ bảo quản hơn. Theo tôi thấy thì những người này đôi khi phản hồi chậm ở những trang như Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang. Vì vậy, nếu như hai quyền mà tôi đã đề xuất đến tay nhiều người dùng hơn thì có thể sẽ không cần phụ thuộc nhiều vào các BQV/ĐPV nữa (và điều phối viên cũng có quyền di chuyển giới hạn hơn các BQV). Hai quyền mà tôi nói cụ thể như sau:

  • Người di chuyển trang:
    • Xóa những trang đổi hướng chỉ có một phiên bản (delete-redirect)
    • Di chuyển những trang thể loại (move-categorypages)
    • Di chuyển nhiều trang (move)
    • Di chuyển trang cùng những trang con của nó (move-subpages)
    • Không tạo đổi hướng từ trang ban đầu khi di chuyển trang (suppressredirect)
    • Ghi đè danh sách đen tiêu đề trang hoặc tên người dùng (tboverride)
  • Người di chuyển tập tin:
    • Di chuyển tập tin (movefile)

Mời các bạn cho ý kiến. Xin cảm ơn. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 03:05, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời

Đồng ý

Bạn nào đã đưa phiếu bầu của mình trước khi tôi thêm hai hướng đi như bên dưới, vui lòng di chuyển phiếu của mình vào đề mục tương ứng. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 11:56, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời

Hướng đi thứ nhất: Gộp hai quyền với nhau thành một quyền để dễ quản lý

Hướng đi thứ hai: Giữ nguyên hai quyền và thêm cả hai vào Wikipedia tiếng Việt

Chỉ mới đồng ý (hoặc ủng hộ) với đề xuất nhưng chưa đồng ý hướng đi nào

  1.  Đồng ý Mặc dù hệ thống phân quyền ở Wikipedia khá phức tạp, nhưng nếu không cách nào khác thì tôi đồng ý vì lực lượng quản trị viên mỏng nên không thể làm hết các thao tác này.  A l p h a m a  Talk 09:52, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Alphama: Nếu được thì bạn có thể đưa thảo luận này lên CentralNotice không? Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 09:59, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời
    @Minhngoc25a: Có vẻ bạn đã nhầm, CentralNotice là thông báo đăng nhập chứ không phải là thông báo dự án. Bạn có thể thêm thảo luận này vào thông báo đầu Wikipedia tại Bản mẫu:Thông báo đầu Wikipedia/NDBQ3. – Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 10:04, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nghiemtrongdai VN: Oh tôi chưa biết cái này. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 15:32, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời
  2.  Ủng hộ @Minhngoc25a: Tìm được cách dịch tên rồi tôi sẽ đổi thành phiếu  Đồng ý nhé. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:06, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh: Trong phiên âm hán việt, đổi tên có nghĩa là canh danh (更名) hoặc cải danh (改名). Tôi nghĩ một hướng đi có thể là mình hợp nhất cả quyền của page mover và file mover vào, và gọi nó là canh danh viên hoặc cải danh viên. Nghe tên có vẻ hơi củ chuối nhưng hiện tại tôi nghĩ chỉ có vậy là phù hợp. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 15:39, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời
    Nghe 2 tên đó chuối lắm bạn Minh ơi, có lẽ cộng đồng sẽ phản đối mạnh.  A l p h a m a  Talk 16:02, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Alphama: Có thể. Một hướng đi nữa là giữ y nguyên, để dài như quyền "người lùi sửa". Tôi thì đơn giản nghĩ là tên quyền nếu cần thiết thì cứ để dài chẳng sao cả, miễn là mọi người nhìn vào phát có thể hình dung ra nó làm gì. Còn nếu mọi người có thêm sáng kiến mà hay hơn của tôi thì tôi vẫn sẽ tiếp nhận. Nguyễn Đức Minh (Thảo luận) (Gửi thư cho tôi). 16:08, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC).Trả lời
    Nói chung cũng khó nhỉ, hi vọng có ai đó đề xuất tên mới hơn, nếu không thì cứ lấy tên người lùi sửa vậy.  A l p h a m a  Talk 16:13, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3.  Đồng ý Tôi cũng bắt đầu ngán ngẩm cái trang WP:YCDT rồi, có thêm hai quyền này thì tốt. Q.Khải (thảo luận) 05:46, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Q.Khải: Tại vì bạn off lâu quá nên nó dồn đống. Chứ bạn mà 2 tuần đều đặn log vào một lần để giải quyết mấy cái yêu cầu đó thì càng về sau sẽ càng khỏe.  Băng Tỏa  13:43, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Không đồng ý

Ý kiến

Wikipedia:Độ nổi bật (địa điểm)

Tôi vừa hoàn thành xong quy định này, mời các bạn cho ý kiến nếu có ở Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật (địa điểm) hoặc hãy tự sửa đổi nội dung trong bài nếu muốn cho phù hợp với dự án tiếng Việt.  A l p h a m a  Talk 13:48, ngày 25 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

TỪ BIỆT WIKI, CẢM ƠN MỌI NGƯỜI

Hôm nay em đã có điểm chính thức. Tính ra khoảng 22, đồng nghĩa là em đã rớt HẦU HẾT các trường đại học Công, ngoại trừ Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thật sự em quá THẤT VỌNG VỀ KẾT QUẢ NÀY, KHÔNG THỂ TIN LÀ MÌNH LÀ THI TỆ HẠI ĐẾN NHƯ THẾ, EM KHÔNG THỂ MUỐN BỎ HẾT NỔI ĐAU VÀ KHÔNG BAO GIỜ CHẤP NHẬN VIỆC NÀY. THẬT SỰ LÀ EM CÓ Ý ĐỊNH TỪ BIỆT WIKI TẠI ĐÂY, ĐỒNG NGHĨA VỚI VIỆC LÀ CÁC ANH CÓ THỂ RÚT QUYỀN ĐIỀU PHỐI VIÊN CŨNG ĐƯỢC. EM THẬT SỰ ĐANG SUY NGHĨ VỀ TƯƠNG LAI CỦA EM. CẢM ƠN CÁC ANH ĐÃ ỦNG HỘ EM VỪA QUA.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 11:29, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Thienhau2003:
Đừng lo lắng quá. Ngõ chỉ cụt khi tâm trí xoay vòng.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:46, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003 Bình tĩnh đi em ơi. Với cơ chế thi hiện nay thì không bao giờ có chuyện em rớt hết trường công được, quan trọng là em muốn như thế nào thôi. Điểm này dư điểm vào hơn một nửa số ngành ở Đại học Bách khoa Đà Nẵng chứ đừng nói là những trường khác. Em đặt mắt nhìn trường top ở SG thì có thể thấy tuyệt vọng chứ nhìn rộng hơn thì cơ hội còn nhiều lắm. Vào ĐH rồi mới thấy, dăm ba điểm thi ĐH không ăn thua gì đâu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:52, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tự tin lên cậu ơi. Mình thi cũng được có 24, nhưng là năm 2018. Đằng nào cũng phải tiến tiếp thôi, ở nhà một năm ôn lại nản lắm, ôn lại một năm mà năm sau cậu bật phát lên 28 điểm thì mới có hi vọng, không thì thôi, học aptech cũng được. Mức điểm này thực tế là thấp với phổ điểm năm nay, năm trước thì chắc là trượt hết các trường công lập có tiếng. Đại học không phải là con đường duy nhất, mình chọn đường khác, cứ xách ba lô mà đi thôi. Chuyên Gia Đọc Lệnh Đại hùng miêu (thảo luận) 14:01, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mấy anh chị trên nói đúng đó em. Ở thời điểm này thì có thể hụt hẫng, nhưng sau này thì thật ra không có gì đặc biệt cả. Trường Sư phạm vẫn có hệ đào tạo lập trình viên phổ thông (CNTT), không phải bằng sư phạm tin học (do đó sẽ không được miễn học phí như các ngành sư phạm). Đây cũng là trường mạnh và nổi tiếng. P.T.Đ (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003:: Đừng buồn mà bạn ơi...điểm năm nay tôi thi cũng chỉ được cỡ 24 thôi...tính ra là tui cũng rớt hầu hết các trường tui chọn...mà cũng đừng lo,bạn cũng có thể chỉnh sửa nguyện vọng để phù hợp với điểm số hơn mà, hoặc là bạn có thể dùng điểm thi bên Đánh Giá Năng Lực để xét tuyển cũng được mà...như tui nè :)))) Đừng bỏ Wiki nha bạn ơi...đóng góp của bạn đã khiến cho Wki trở nên tốt hơn nhiều và tui nghĩ rằng Wiki rất cần những người như bạn đó...Cố lên, không có gì là không thể ├┬┴┬┴┤N.A.F.T.A├┬┴┬┴┤ 14:10, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ngày xưa thế hệ tôi thi tầm 15 điểm trở lên là vênh mặt lắm rồi, các bạn thi trên 20 điểm là quá ngon rồi còn gì. Đời người là quãng đường dài, ai bước đi được dài hơn mới là người chiến thắng. Câu nói này thấm lắm các bạn ơi, giả sử bạn đủ điểm vào trường ngon rồi sau đó bạn không thể ra nổi đại học thì thế nào? Khi bạn học đại học, người ta sẽ hỏi bạn học trường nào. Khi bạn có bằng Thạc sĩ thì người ta cũng hỏi bạn học Thạc sĩ ở đâu chứ không ai quan tâm bạn học đại học trường nào,... Cái gì cũng có quy luật, tuổi trẻ mà thành công quá nhiều chưa hẳn là điều tốt đâu.  A l p h a m a  Talk 14:24, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ở Việt Nam có một thực tế hoặc điểm thi rất cao, vào trường top hoặc không gì cả. Nếu xác định không đạt được điểm số như kỳ vọng, không vào được trường mình mong muốn thì trước tiên nên xác định trước cho mình một cái nghề để nuôi sống bản thân đã. Xã hội bây giờ tuy dần trọng cái tài nhưng còn trọng hình thức nhiều. Nếu xác định cần một cái nghề ổn định thì cứ mài đũng quần trong trường đại học đủ 4 năm với cái ngành nguyện vọng 2, ngành dự bị, ngành được bố mẹ sắp xếp, học tà tà thôi, cố gắng lên lớp nghe giảng cho đủ tiết, hạn chế rớt môn, làm sao cho ra trường với tấm bằng loại trung bình khá phòng thân là được, giỏi thì càng tốt. Trong lúc học cố tích lũy thêm cho mình vốn sống, dành cho mình 1 khoản để đầu tư cho các khóa học online, các khóa học thực tiễn đi đôi với ngành mình học (với Hậu tôi nghĩ các khóa lập trình cũng khá hợp lý), các khóa đào tiền crypto, khóa đầu tư tài chính hay bỏ tiền học ngoại ngữ để phòng hờ khi ra trường khó quá thì "bay" luôn sang nước ngoài học nghề, không thì vừa học vừa tập tành làm "du túp bơ" dạy trang điểm, du lịch, ăn uống, hoặc pha trò như Nờ Tờ Nờ, biết đâu sau này nổi tiếng. Có năng khiếu thì stream game, làm idol tik tok... Còn xác định học đại học không được, không đủ đam mê, không đủ động lực thì cứ "Bố mẹ ơi con bỏ". Tốn tiền gia đình mà lại chẳng được gì, mất thêm 4 năm vô ích. Cứ lên đường nhập ngũ vài năm rồi về làm công nhân, gom góp ít vốn rồi xuất khẩu lao động. Nói chung, cuộc đời còn dài lắm. Thành bại đều do mình cả. Điểm đại học thấp nó chả là gì so với những thứ sau này bạn phải trải qua. Mới bước hụt đã vội nản chí thì sau này sao có thể đương đầu với những thử thách lớn hơn được? ^_^ Nguyenhai314 (thảo luận) 16:44, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thôi, nói chứ cũng đồng cảm với em nó. Các anh cứ bước hụt như em nó xem. Tạch đại học nó chưa là gì so với thất nghiệp, vợ con ốm đau, toi mạng, v.v... Nhưng đó là về sau, còn so với trước đó, khoảng thời gian 12 năm phổ thông, nó là đòn đau nhất. Anh thấy chú quyết tâm đại học lắm, ở lại học một năm cũng không sao. Anh có thằng bạn đậu hậu cần theo ý ông già cựu chiến binh, mới đầu nhập trường vui vẻ, ảnh ọt quân phục hoành lắm, sau chán quá, bạn bè nó bay nhảy phố phường, mình thì hông khác gì đi tù. Học được một kỳ, bỏ luôn, năm sau thi đủ điểm vào Khoa học máy tính Bách khoa, mà nó nhảy sang ngoại thương học. Chậm một năm nhưng vẫn thoải mái. Vừa hỏi bọn loanh quanh nhà, thấy điểm 22 thế thấp quá, nhà không có điều kiện không chọn được trường công tốt đâu, lại ý thích nữa. 27.66.46.209 (thảo luận) 17:06, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

  • Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Nhà sáng lập của Facebook, Microsoft và Apple đều bỏ đại học để theo đuổi ước mơ của họ. Họ đều nghĩ đại học lãng phí thời gian của họ. Dĩ nhiên, rất ít người có thể đạt tới đỉnh cao thành công như họ, nhưng họ đã chứng minh là đại học không phải là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Điều quan trọng nhất là never to give up. Naruto đã không trở thành Hokage nếu cậu ta bỏ cuộc sớm. Chúng ta vấp ngã bao nhiêu lần không quan trọng; điều quan trọng là chúng ta đã học được những gì sau mỗi lần vấp ngã đó. Thomas Edison thất bại 1000 lần mới phát minh ra cái bóng đèn (một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại). Bạn chỉ thật sự thất bại khi bạn bỏ cuộc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:24, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Và, tôi nghe nói là ông ấy đã thí nghiệm đến hàng chục nghìn lần để phát minh ra một loại ắc quy Martin L. KingI have a dream 03:02, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Baoothersks Thomas Edison bị đuổi học vì "học quá ngu", nhưng ông đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất thể kỷ 20 với hàng trăm các phát minh khác nhau. Một số người không phù hợp để đi học ở trường lớp vì họ quá thông minh. Họ tự học có lẽ sẽ tốt hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:51, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thực ra Edison có phải "thiên tài" với hàng trăm phát minh hay không vẫn còn là một câu hỏi khó, bởi với tư cách là một nhà (chôm chỉa) "phát minh" kiêm kinh doanh, ông đã "ghi tên" mình vào danh sách chủ nhân của nhiều bằng sáng chế khác nhau, trong đó nổi tiếng nhất là vụ kiện của công ty Swan United Electric Light Company do Joseph Swan sáng lập, người mà số đông tin rằng (và đã chứng minh) mới thực sự là cha đẻ của bóng đèn dây tóc. Suy cho cùng thì Edison vẫn chỉ là một tay săn phát minh (giống A. G. Bell), chuyên dùng tiền mua lại bằng sáng chế của người khác rồi biến nó thành của mình. Nguyenhai314 (thảo luận) 05:26, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenhai314 Edison không hẳn là thiên tài, nhưng rõ ràng ông là người rất thành công trong cuộc sống. Những gì ông làm là hợp pháp và chả khác gì mấy công ty công nghệ lớn bây giờ ví dụ như Apple, Google và Microsoft vân vân. Tất cả những gì nhân viên phát minh ra đều thuộc quyền sở hữu của công ty. Nếu vậy thì tất cả các công ty công nghệ bây giờ đều là những công ty chôm chỉa công nghệ của người khác hay bóc lột chất xám? Nếu dễ vậy thì ai cũng làm được nhưng sự thật thì số người làm được chỉ đếm cho đầu ngón tay. Và, đúng là ông không phải là người đầu tiên tạo ra bóng đèn, nhưng ông là người đầu tiên tạo ra bóng đèn đủ rẻ và hiệu quả để bán. Nói nôm na là phiên bản bóng đèn của Edison là tốt nhất vào thời điểm đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:13, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Edison chắc chắn có nhiều tiền, tức là có "tài" rồi.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:31, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cái tôi đang nhấn mạnh ở đây là sự "thần tượng hóa" hay "truyền thuyết hóa" về một nhân vật không đến mức phải sùng bái như vậy, trong khi sự thực về con người mà họ sùng bái hay thần tượng không tốt đẹp như vậy, thậm chí còn có phần "xấu xa". Trong trí tưởng tượng của nhiều người (có cả những người ở đây) có thể Edison là một gã trung niên, đeo kính cận, cặm cụi với bàn tay lấm lem, ngày ngày lủi thủi bên phát minh "vĩ đại" của mình (nhưng thực chất lại là lão già với bộ vest sang trọng đắt tiền, bận rộn với việc chìa các hợp đồng mua bán chất xám?) Về mặt pháp lý thì đúng là Edison là người đầu tiên "phát minh" ra bóng đèn dây tóc (vì ông là người sở hữu bằng sáng chế hẳn hoi), nhưng lịch sử luôn luôn công bằng. Không ai thoát khỏi vòng cương tỏa của quá trình xét lại lịch sử và lịch sử thì luôn ghi nhận "sự thật". Quốc hội Hoa Kỳ từng đã "trả lại một phần danh dự" cho công dân Antonio Meucci, người vì không đủ 10$ cho chi phí "bằng sáng chế" và bị Bell giật luôn phát minh điện thoại. Bào chữa thế nào thì Edison cũng không phải người đầu tiên phát minh ra bóng đèn (theo cách mà chúng ta hiểu về cụm từ "phát minh", invention), hay Bell là người đầu tiên phát minh ra điện thoại. Đó chỉ là một sự ngộ nhận của lịch sử. Còn về việc nhiều tiền đồng nghĩa với có tài thì cũng có phần đúng, nhưng chưa hẳn. Việc quan trọng là cần truy nguyên nguồn gốc mà một tay có tiền (và tài) sở hữu xem từ đâu ra. Nếu đó là tài sản của cha mẹ hắn để lại hay vô tình "trúng vé số" thì liệu "có tiền" có đồng nghĩa với "có tài" nữa không? – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:30, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyenhai314: Mình tính nghỉ hưu sớm hôm nay cho tròn một năm. Đọc lại thảo luận wiki mới nhận ra chưa chào bạn và đọc thảo luận của bạn thấy buồn cười quá. Chắc bạn xem cái video này của thằng Dưa Leo (cấm cãi). Cái giỏi của Edison là khả năng kinh doanh, đầu tư cho công nghệ, chính nhờ "lực" của ông ta mà vô vàn sản phẩm được sử dụng rộng rãi, qua đó mà dần dần chúng còn được cải tiến phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của con người. Có biết tại sao nhiều tay phải bán phát minh cho lão không, nếu có tiền, có cơ, có khả năng marketing như lão thì có mứt mà mấy tay ấy chịu bán ấy, nhưng vấn đề là không có. Tôi hỏi bạn dạng như Steve Job thì phát minh cái gì? Apple có gì bước ngoặt quá đâu? Phát minh đôi khi không phải là tất cả, không thằng này thì thằng khác tìm ra, cái tâm, cái tầm áp dụng phát minh đó thay đổi xã hội mới là vĩ đại, hiểu chưa. Tàu phát minh, quân sự hóa thuốc súng đầu tiên, anh em Tây lông không biết học mót ở đâu nhưng sau vài thế kỷ thì bắn cho Thanh binh chạy tụt quần. Nói chung văn học nước nhà toàn dạy anh em về Chí Phèo, Lão Hạc, đâm ra anh em ghét người giàu hơn mình, cứ giàu có, quyền thế hơn là chửi. Đến nền kinh tế số hai thế giới với năng lực sản xuất vô biên mà anh em còn chửi nó là rẻ rách ăn cắp công nghệ được. Hê hê, xem ít Dưa Leo thôi, tay này chỉ lừa bọn thất học, bớt chửi tinh hoa và bất mãn xã hội lại, lo cày cuốc. --Đại hùng miêu (thảo luận) 19:45, ngày 29 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Edison, đứa con hưởng thừa kế, hay tay trúng vé số "có tài" hay không thì tôi không chắc, nhưng họ đều "có tài" cả.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:41, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Hahahaha đã hiểu ý bạn ^_^ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Có tài với xấu xa hoàn toàn khác nhau. Hitler có tài không? Có. Hitler có tài hùng biện và lèo lái chính trị rất giỏi. Hitler là người xấu xa? Chính xác, ông là một trong những người ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Tôi chưa bao giờ nói giàu = có tài. Tiền thừa kế từ ba mẹ vs tiền mình tự làm ra thì nó khác nhau nhiều lắm. Tôi cũng đồng ý Edison không phải là người đầu tiên phát minh ra cái bóng đèn, nhưng ông là người đầu tiên tạo ra cái bóng đèn có năng suất cao và rẻ tiền. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:45, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Cuộc đời này là một hành trình vô định. Bạn có thể vấp ngã, có thể rơi xuống hố... nhưng bạn có thể đứng dậy và bước tiếp trên con đường, quan trọng là bạn có nghị lực hay không. Đường đời chỉ chấp nhận những kẻ có nghị lực, có niềm tin. Đừng vì trượt đại học mà nản. Ai đó đã nói rằng "Nếu bạn nhìn thấy đích đến của mình, thì cả thế giới sẽ nhường đường cho bạn", nhiều thiên tài đã thấp điểm khi đang ngồi trên ghế nhà trường, hay thậm chí là bỏ học để thực hiện ước mơ của mình, và, họ đã đạt được ước nguyện. Bạn cũng thế, nếu bạn có niềm tin thì tôi tin rằng bạn sẽ làm được... Martin L. KingI have a dream 03:07, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nói thế chứ nhà Bill Gates cơ to lắm em ơi và lão bỏ học Havard chứ có phải tạch đâu, thằng Naruto thì là con của một Hokage huyền thoại, học trò của một Hokage khác là Hatake Kakashi, và Jiraiya, một trong ba Sannin Huyền thoại, chưa kể quả cửu vỹ nữa. Khuyết điểm trời sinh duy nhất của thằng này so với thằng Sasuke là không đẹp trai bằng. Đại hùng miêu (thảo luận) 03:12, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Con của tổng thống hay con của Hokage gì đi chăng nữa thì nếu không nỗ lực hết mình thì cũng chả đạt được thành tựu gì đáng tự hào cả. Cùng lắm kế thừa tài sản của bố mẹ thì chả có gì hay ho để mà thiên hạ nể phục. 3 nhà sáng lập chính tạo ra Facebook, Microsoft và Apple không có ai sinh ra từ nhà giàu cả. Tất cả đều xuất nguồn từ gia đình trung lưu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:46, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bình luận: Mọi người có lời gì động viên bạn ấy nên dùng chức năng gửi thư điện tử, hoặc viết lời nhắn tại trang thảo luận thành viên, không nên biến đây từ nơi thảo luận dự án thành một diễn đàn tâm sự chuyện cá nhân. Đức Anh User:Đức Anh(thảo luận) 04:04, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nếu thực sự bạn cảm thấy việc rời khỏi Wiki một thời gian là cần thiết, bạn có thể tạm dừng lại tại đây. Với những ý kiến của các thành viên khác đã nêu ra ở trên, mình xin phép không có ý kiến gì thêm. Nhưng, thi đại học dù thế nào cũng là một điều rất quan trọng, nói khác đi thì nó có thể định đoạt cả tương lai địa vị của mình sau này vì môi trường tốt mới tạo ra năng lực tốt, từ đó sẽ giúp kiếm việc cũng như xây dựng địa vị một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ trượt đại học mà mình mong muốn thôi thì chưa có gì quá nặng nề cả, vẫn sẽ có nhiều con đường khác cho bạn. Hi vọng sau một thời gian nữa sẽ được gặp lại Thienhau2003 ở một trạng thái lạc quan và vui vẻ hơn, mến. Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:56, ngày 27 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn các anh đã cho em những lời khuyên chân thành, em đã suy nghĩ và quyết định dù gì mình vẫn còn cơ hội vào đại học vẫn là tốt lắm rồi, em cũng còn cơ hội cho những ngành chất lượng cao của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Em còn 1 tháng nữa mới đổi và em đang phân vân nên vào Đại học sư phạm hay công nghiệp đối với CNTT đây?. EM quyết định sẽ tiếp tục làm Wiki hơn 2 tuần nữa, cộng với việc học năng lực chuẩn bị thi.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 05:49, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

21:11, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)

Đề xuất dạng đề cử lấy ý kiến trước khi đề cử chính thức nội dung chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)

Theo thảo luận trước đây chưa nhận được sự quan tâm, tôi mở lại thảo luận tìm đồng thuận ở đây luôn nếu có thể. Xin trích lại ý kiến:

 A l p h a m a  Talk 04:59, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  •  Ý kiến Các bạn đơn giản hóa được khôngg, việc phức tạp hóa khiến ý định ban đầu của tôi bị đi xa quá. Đơn giản là chỉ đưa ra 1 dạng biểu quyết lấy ý kiến thôi mà. Chẳng phải từ những câu đơn giản thì thành bài sơ khai và từ đó dần dần mới thành bài viết có sao? Sao cần đặt ra quá nhiều chuẩn như vậy?  A l p h a m a  Talk 14:24, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy cách tôi đơn giản mà nhỉ. Bạn muốn nhập chung việc bình duyệt vào các không gian hiện có, nhưng không rõ lộ trình nhập kiểu gì, hình thức nào, và gây lo ngại làm thay đổi tính chất ban đầu của các không gian đó (tính bản sắc - identity) thì mọi người lo ngại, chưa thể đồng ý xuôi để mau đồng thuận. Đề xuất nhưng phải có kịch bản tương lai nó trông thế nào để mọi người yên tâm. P.T.Đ (thảo luận) 15:04, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Cá nhân tôi được chọn, tôi thích hệ thống bình duyệt theo tiểu dự án. Nghĩa là các tiểu dự án sẽ bình duyệt và thẩm định chất lượng (mức B->A, tương đương với BVT/BVCL). Hệ thống này mang tính chuyên môn cao hơn, vì các thành viên trong dự án thường am hiểu về chủ đề hơn so với những thành viên ngoài dự án, từ đó đưa ra mức thẩm định chuẩn xác nhất để gửi bài đi ứng cử. Có một vài dự án từng thực hiện tốt quy trình này (Anime và Manga; Công giáo...). Mặc dù vậy với nhân lực hiện tại thì thẩm định, bình duyệt theo phương thức này dường như bất khả thi. Hy vọng trong tương lai, khi số lượng biên tập viên dồi dào hơn thì mọi chuyện sẽ khác. Nguyenhai314 (thảo luận) 01:18, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đổi Wikipedia:Tải tập tin lên thành Wikipedia:Tải tập tin lên/old và đổi liên kết trang đổi hướng vừa tạo ở Wikipedia:Tải tập tin lên đến Wikipedia:Trình tải lên tập tin

Mời các bạn tham gia thảo luận tại Thảo luận Wikipedia:Trình tải lên tập tin#Vấn đề đổi Wikipedia:Tải tập tin lên thành Wikipedia:Tải tập tin lên/old và đổi liên kết trang đổi hướng đến đây. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 13:53, ngày 30 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hỏi ý kiến

Đà Nẵng có trường Nguyễn Khuyến, trước là trường chuyên cấp 2, sau đó thì bỏ chuyên nhưng được Huân chương Lao động hạng 3. Nay thì thành trường cấp 2 - 3 luôn rồi. Vậy cái Huân chương Lao động này có được tính là đủ độ nổi bật không? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 14:07, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật được tính trên tổng bề dài lịch sử của chủ thể nên tôi nghĩ là có. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:23, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Có Huân chương Lao động thì tất nhiên đủ nổi bật. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:24, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cuộc chạy đua số lượng với nền tảng rộng gấp hàng trăm lần Dịch máy Ba Lan

Hiện bên MetaWiki đang có một cuộc thi nho nhỏ, với khoảng vài ngàn đô thẻ quà tặng và đồ lưu niệm làm giải thưởng, cùng vài ba tấm bằng lấp lánh ánh sao dùng để tôn vinh (có thể là) những hình ảnh không liên quan nằm trên đầu hàng vạn bài viết.
Trang Tin nhắn cho bảo quản viên bên en.wiki cũng đang có thảo luận rất căng thẳng; số đông nghiêng về phương án kiểm soát chặt chẽ, và cấm hẳn cuộc thi trong trường hợp ngoài tầm xử lý.
Tôi đã nhờ bảo quản viên @P.T.Đ: viết giúp một bộ lọc để nhanh chóng tìm ra những sửa đổi có tóm lược dạng hashtag #WPWP và #WPWPARK, nên nếu tình cờ để ý thấy các sửa đổi bị gắn thẻ này, vui lòng kiểm tra kỹ càng và lùi sửa nếu cần thiết. Những người này thường không có thiện chí thảo luận, nên sau khi cảnh báo đủ 3 lần với 3 sửa đổi không hữu ích, hãy báo cáo trực tiếp ở Tin nhắn cho bảo quản viên. Tôi cũng đề nghị NhacNy2412 (Thienhau2003Băng TỏaBaoothersks)Alphama — Nguyentrongphu — P.T.Đ — Thái Nhi — Bluetpp - DHN — [[User:{{{2}}}|{{{2}}}]] @Nhóm Quản trị viên: xử lý mạnh tay với những thí sinh này, ngang, hoặc hơn, so với các thí sinh lạm dụng Dịch máy.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:25, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

May mà cuộc thi này chỉ khuyến khích dùng hình sẵn có của Commons để minh họa cho bài viết chứ không khuyến khích up hình mới. Bởi tôi nghĩ là với kho hình hiện tại và vô vàn backlog đang chờ xử lý thì các sysops Commons cũng đang sấp mặt lắm rồi =))  Băng Tỏa  22:03, ngày 31 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vẫn có vài trường hợp dùng ảnh không giấy phép, vi phạm bản quyền, nên cẩn thận vẫn hơn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:42, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sắp xếp lại

Cần chỉnh lại danh sách Wikipedia:Danh sách điều phối viên và các danh sách khác nữa.

Ngôi sao đôi (thảo luận) 10:13, ngày 1 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang

Vài tháng trước tôi vẫn còn thấy cách sắp xếp bài chưa giải quyết xếp ở trên, bài đã giải quyết xếp ở dưới (theo tôi đây là cách sắp xếp đúng), nay ghé qua thì không biết vị nào đã thay đổi đưa nhóm bài đã giải quyết lên trên, trông khá buồn cười. Cách sắp xếp phổ biến là cái gì chưa giải quyết thì để phía trên cho người ta theo dõi, thảo luận cho tiện, cái nào giải quyết rồi thì cất đi. Nếu được thì mong các vị quản lý ở khu này trả lại cách sắp xếp cũ. – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:11, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

minus Đã loại bỏ Đã dẹp hết vào kho lưu. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:27, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ý tôi là tại sao không để nhóm "Chưa giải quyết" ở trên (như cũ). Việc này vốn tiện lợi hơn với những người quản lý khi cần giải quyết một vấn đề. Đối với những người vô tình đi dạo, muốn bình phẩm vào một yêu cầu nào đó lại phải rê chuột từ trên xuống dưới rất phiền phức. Ví như nhóm WP:BQXB, tháng mới nhất luôn xếp trên cùng, mục đích là những gì cần bàn luận sẽ được ưu tiên đưa lên trên cùng, để người ta chú ý đến. Nguyenhai314 (thảo luận) 09:18, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi  Đồng ý, nhưng có lẽ còn phải chờ thêm ý kiến. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:25, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Xin chào Danh dễ thương, bạn có thể cho biết lý do tại sao bạn lại đồng ý với bạn Hải không? —  Băng Tỏa  19:46, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Tôi muốn dẹp hẳn mục Đã giải quyết vào kho lưu luôn ấy, vì để đó tốn chỗ chứ có tác dụng gì đâu? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:48, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Vậy à. Vậy còn đề xuất để nhóm "Chưa giải quyết" ở trên, nhóm "Đã giải quyết" ở dưới của Hải thì bạn thấy thế nào? —  Băng Tỏa  19:53, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa:
Nếu không được dẹp hẳn thì tôi nhắm mắt đồng ý bừa, bên nào cũng được.
Dù gì thì sau đắc cử (mơ mộng một tí) tôi cũng ghé qua đó hàng ngày, nên xử lý xong lưu trữ luôn là chuyện bình thường.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:56, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi phát hiện ra quý thành viên Nghiemtrongdai VN đã lén lút làm việc này cách đây hơn 1 tháng. Phiền quý thành viên Nghiemtrongdai VN giải thích lý do tại sao mình lại di chuyển đề mục này lên phía trên. Việc này đã có đồng thuận chưa? Nguyenhai314 (thảo luận) 09:33, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Theo lời giải thích của thành viên Nghiemtrongdai VN nói với tôi thì phải để đề nghị đổi tên bài đã giải quyết lên trên là vì khi thêm đề nghị đổi tên mới bằng cách bấm nút thêm yêu cầu mới, đề nghị mới sẽ nằm ở cuối trang, nếu để những đề nghị chưa được giải quyết ở trên, đề nghị mới sẽ nằm cuối danh sách đề nghị đã được giải quyết, nó có thể sẽ bị bỏ qua, không được ai giải quyết.
Phương án thay thế của tôi để có thể chuyển những cái chưa giải quyết lên trên là bỏ cái nút thêm đề nghị đổi tên mới đi, ai muốn đề nghị đổi tên bài nào thì tự nhập thủ công hoàn toàn. Đối với nhưng ai cầu kỳ hơn, muốn đề nghị đổi tên của mình nó được hiển thị dưới dạng một dạng bố cục, màu mè cố định chung như thế nào đó thì tạo một cái bản mẫu đề nghị đổi tên trang cho những người nó, nêu cách dùng bản mẫu đó ở đầu trang. Dùng hay không dùng bản mẫu là tuỳ mỗi người tự quyết định, không có bắt buộc gì cả. Judspug (thảo luận) 09:42, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thay toàn bộ các từ và tên lý thuyết tập hợp ngây thơ thành lý thuyết tập hợp phổ thông

Để phù hợp với định nghĩa và phân biệt với nd lý thuyết tiên đề tập hợp, mình muốn đề nghị đổi tên lý thuyết tập hợp ngây thơ thành lý thuyết tập hợp phổ thông (Tuy từ gốc: Naive set theory có naive dịch ra là ngây thơ, nhưng sau khi xét nội dung đề cập của lý thuyết, trong đó "It describes the aspects of mathematical sets familiar in discrete mathematics..suffices for the everyday use of set theory concepts in contemporary mathematics.", mình thấy từ phổ thông phù hợp hơn khi nói về nội dung và đối tượng người học lý thuyết đề cập đến).

Đồng thời nên để ý rằng các sách (kể cả sách giáo khoa) và giáo trình đều gọi chung là lý thuyết tập hợp bất kể tiên đề hay phổ thông, và nguồn tên có lẽ từ các trang web? Do số trang liên kết với tên bài nhiều nên mình mong mọi người thảo luận về vấn đề này. Mwcb (thảo luận) 08:39, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NguyentrongphuMongrangvebet: Mời những người có chuyên môn về toán học cho ý kiến. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 08:46, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Mời mọi người vào thảo luận về tên bài. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:57, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tên bài của các sự kiện năm 2020 bị lùi đến năm 2021

Chào các bạn, do dịch COVID-19 cho nên 1 số sự kiện thể thao, văn hóa,... vào năm 2020 bị lùi lại đến 2021 mới tổ chức. Vì vậy tên bài của các sự kiện này chưa thống nhất. Tôi nghĩ vẫn nên lấy tên năm 2020 làm tên bài chính cho các sự kiện xảy ra 2021 do bị hoãn vì dịch.

Ví dụ

Tôi đưa thảo luận này để tìm đồng thuận cho các sự kiện tương tự.  A l p h a m a  Talk 15:17, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

AFF cũng đá công bố trên các trang chinh thức của mình tên giải là AFF Cup 2020 chứ không phải 2021. 03:02, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)HuyNome42 (thảo luận)

Wikipedia:Biểu quyết/Bán khóa vô hạn bài bị phá hoại dai dẳng

Biểu quyết này vẫn cần có các ý kiến thêm, mong các bạn tham gia.  A l p h a m a  Talk 15:33, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đồng thuận xóa các bài Danh sách nhà cao tầng

Hiện tại đang có nhiều danh sách nhà cao tầng không đủ độ nổi bậc. Tôi kiến nghị xóa các bài viết về danh sách các nhà cao tầng ở các tỉnh thành phố có ít hơn 3 tòa nhà từ 150m trở lên. Hoặc chỉ nên giữ các bài viết về các danh sách ở các thành phố trực thuộc Trung ương. Xem Thể loại:Nhà chọc trời tại Việt NamWikipedia:Biểu quyết xoá bài/Danh sách tòa nhà cao nhất Bình Phước. Thảo luận tìm đồng thuận, không cần đưa ra biểu quyết xóa bài tránh mất thời gian cộng đồng. Mong các bạn cho ý kiến. D (📋) 16:33, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vậy có thể chỉ nên giữ những danh sách có từ 3 toà nhà cao từ 150m trở lên. Như vậy có lẽ đảm bảo độ nổi bậc. D (📋)
Tôi nghĩ nên lấy mốc 100 m, vì đây là mốc được tính là "nhà cao tầng". Các list ở những wiki khác họ cũng liệt kê từ mốc này trở lên, ví dụ: en:List of tallest buildings in Metro Cebu. P.T.Đ (thảo luận) 19:13, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Như vậy cũng được. Vậy chỉ nên giữ những danh danh sách có từ 3 toà nha từ 100m trở lên. D (📋) 04:42, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
  •  Ý kiến Sao vắng tanh vậy nhỉ?
  •  Ý kiến Quan điểm của tôi như đã nêu tại biểu quyết nhưng có chỉnh sửa một chút:
1. Chỉ nên có danh sách các tòa nhà cao nhất cho 5 thành phố trực thuộc trung ương các tỉnh có thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, vốn có tốc độ đô thị hóa cao. Nếu xét theo tiêu chí này thì danh sách Nha Trang có thể được giữ nhưng cần gộp vào danh sách của tỉnh Khánh Hòa, vì nên phân theo cấp tỉnh cho đồng nhất chứ lúc thì danh sách cấp tỉnh lúc thì danh sách cấp huyện làm gì? Ngoài ra nếu xét theo tiêu chí "các tỉnh thành phố có 3 tòa nhà từ 100m trở lên" thì hơi định tính và rất khó phân loại trong bản mẫu, thì thôi phân theo cấp đô thị cho lành vì hầu hết các tỉnh có đô thị loại I như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Dương, Nghệ An đều có hơn 3 tòa nhà cao trên 100m rồi. --NXL (thảo luận) 18:59, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
2. Còn trường hợp các bạn giữ nguyên quan điểm "các tỉnh thành phố có 3 tòa nhà từ 100m trở lên" mới được giữ bài, thì các bài này chỉ list các tòa nhà cao trên 100m thôi, dưới 100m không được liệt kê, như thế mới công bằng và trung lập
3. Một điều nữa là các bài được giữ, dù theo tiêu chí nào, thì vẫn cần có mốc liệt kê đồng bộ. Hiện tại bài Hà Nội liệt kê >130m, bài Đà Nẵng liệt kê >100m, bài HCM liệt kê >120m, như vậy là chưa đồng bộ.
4. Một vài bài về các tỉnh đã lỡ xóa không biết có revert lại được không nhỉ?
Thân. --NXL (thảo luận) 18:59, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tech News: 2021-31

20:47, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)

@P.T.Đ: Anh có nghĩ vụ thay đổi tham số dir mặc định của thẻ div có ảnh hưởng gì đến vi.wiki nói chung không? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 21:25, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tìm thử mấy thẻ đó trong viwiki thì không nhiều. Và nếu như họ có tắt chức năng direction khi không có dir thì viwki cũng không bị ảnh hưởng. Bởi mặc định, tiếng Việt gõ từ trái sang phải, giống với 95% ngôn ngữ còn lại trên thế giới. P.T.Đ (thảo luận) 01:01, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Biểu đồ dòng thời gian

Nội dung mở rộng
Thành viên:Tuanminh01Thành viên:ThiênĐế98Thành viên:DHNThành viên:VietbioThành viên:MxnThành viên:DHNThành viên:PlantaestThành viên:MxnThành viên:PrennThành viên:Trần Nguyễn Minh HuyThành viên:AlphamaThành viên:Tuanminh01Thành viên:Pminh141Thành viên:NgocAnMasterThành viên:PhjtieudocThành viên:Ryder1992Thành viên:Hide on RoséThành viên:GDAEThành viên:Nguyenquanghai19Thành viên:Nguyenmy2302Thành viên:Tocdoso1BotThành viên:NguoiDungKhongDinhDanhThành viên:MongrangvebetThành viên:BaoothersksThành viên:Băng TỏaThành viên:NhacNy2412Thành viên:Mạnh AnWikipedia:Quyền biến mấtThành viên:NguyentrongphuThành viên:AThành viên:BluetppThành viên:Q.KhảiThành viên:Kateru ZakuroThành viên:HakutoraThành viên:LedinhthangThành viên:ThiênĐế98Thành viên:Ngomanh123Thành viên:LangtucodocThành viên:PlantaestThành viên:HugopakoThành viên:DangTungDuongThành viên:Tuanminh01Thành viên:Jspeed1310Thành viên:QuenhitranThành viên:AlphamaThành viên:NguyentrongphuThành viên:BluetppThành viên:PlantaestThành viên:Bộ lọc sai phạmThành viên:ThiênĐế98Thành viên:HugopakoThành viên:ThusinhvietThành viên:QuenhitranThành viên:AlphamaThành viên:Tuanminh01Thành viên:Hoang DatThành viên:TuanUtThành viên:PrennThành viên:VioletbonmuaThành viên:Thái Nhi Thành viên:Cheers!Thành viên:Trần Nguyễn Minh HuyThành viên:UnpearThành viên:QbotThành viên:Eternal DragonThành viên:ConboThành viên:MagnifierThành viên:ViethavvhThành viên:TrungdaThành viên:Dung005Thành viên:VinhtantranThành viên:LovelessThành viên:ThaiskThành viên:Lê ThyThành viên:CtmtThành viên:AppleThành viên:Phan BaThành viên:NhanvoThành viên:AviaThành viên:ArisaThành viên:TttrungThành viên:Nguyễn Thanh QuangThành viên:Nguyễn CườngThành viên:Vương Ngân HàThành viên:VietbioThành viên:NeoneuroneThành viên:MxnThành viên:DHNThành viên:Joakim LöfkvistWikipedia:Hành chính viênWikipedia:Bảo quản viên giao diệnWikipedia:Điều phối viênWikipedia:Bảo quản viên

Dựa trên bản nháp của Thienhau2003, tôi có bỏ chút thời gian ra để sắp xếp và chỉnh sửa.
Nếu có sai sót, xin báo lại ngay.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 21:46, ngày 2 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bảng này theo lý thuyết là vậy. Thực tế thì tôi chỉ làm ĐPV nửa năm, sau đó chán wiki nên nghỉ mất 2 năm suýt nữa quên pass. Giữa năm ngoái mới hứng trở lại, 5 năm trên wiki chắc hoạt động chính được 2 năm. Theo bảng này thì trong quảng 4 năm đầu lịch sử (2004-2008) thì diễn 20 cuộc ứng cử BQV/4 năm, so với hiện tại (4 năm gần nhất) là 4 BQV/4 năm (không tính mấy ông bị BTN). Còn BQV active thường xuyên thì chắc 3-4 ông. Nói chung là thiếu nhân lực, nên lâu lâu nhóm Facebook Wikipedia tiếng Việt lại có bài post bĩu môi, chê bai là điều dễ hiểu. Một tin sáng hơn là ngày càng có nhiều thêm các ĐPV so với các năm trước đó. Do đó, nếu thường xuyên tìm kiếm và tuyển trạch thì bộ mặt nhân sự của viwiki trong 5 năm tới sẽ rất khác. P.T.Đ (thảo luận) 01:22, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
20 BQV đắc cử trên 4 năm chứ không phải 20 cuộc ứng cử trên 4 năm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:11, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nhìn bảng này mà tiếc cho Tuanminh01, một trang tươi đẹp nhưng bi kịch trong lịch sử của Wikipedia tiếng Việt. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:33, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Về khoản Tuanminh01 thì tôi thấy tiếc cho Wikipedia tiếng Việt, còn bản thân thành viên đã được giải thoát. Việc tình nguyện không có lợi ích gì cho cam, ngày ngày vui sướng chơi game, lướt phây phè phỡn cho khỏe, hơi đâu bỏ sức đam mê mấy điều hư ảo, mà hoạt động sai quy tắc thì lại bị cộng đồng "thanh trừng". P.T.Đ (thảo luận) 01:43, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nói hư ảo thì không hẳn. Rất nhiều học sinh đã đậu đại học nhờ ôn thi bằng Wikipedia. Sinh viên và giáo sư dùng Wikipedia để tham khảo và nghiên cứu. Nhà báo dùng Wikipedia để viết báo và vân vân. Những đóng góp trên Wikipedia có ảnh hưởng rất thật (và lớn) tới xã hội. Giả sử có 0 người đóng góp thì sẽ không có Wikipedia của ngày nay. Nói xa hơn, các vị trí như ĐPV/BQV/KDV đều có khả năng ảnh hưởng quan điểm của xã hội. Không phải ngẫu nhiên lại có người lại sống chết hơn 10 năm chỉ để viết thông tin định hướng trên Wikipedia. Wikipedia đã bị cấm ở một số nước vì có thông tin chính quyền địa phương không muốn dân đọc. Có khá nhiều nhóm ngầm lẫn công khai chuyên đào tạo các thành viên để một ngày nào đó đắc cử thành admin bên en. Thông tin bên en có ảnh hưởng rất lớn vì đa số sẽ được dịch qua ngôn ngữ khác + tiếng Anh hiện là tiếng thông dụng nhất thế giới. Sau đó, họ sẽ dùng cây chổi để phục vụ cho các mục đích cá nhân (ví dụ tuyên truyền cho các nhóm khủng bố vân vân). Dĩ nhiên, Hội đồng trọng tài bên en cũng đã cắt quyền bớt một mớ nhưng chắc chắn vẫn chưa thể diệt hết các admin trá hình vì tìm bằng chứng là rất khó, và các admin trá hình cũng rất cẩn thận và khôn khéo. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:09, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Wikipedia cũng là một bách khoa rất "đặc biệt" và "có một không hai" trên thế giới. Không có một trang mạng nào hay quyển sách nào trên thế giới bao gồm thông tin bao quát và đầy đủ về 1 chủ thể. Ví dụ Nguyễn Văn Thiệu, đâu phải ai cũng đủ rảnh để bỏ ra vài tháng để đọc hàng chục quyển sách về Thiệu (chưa tính tới là nhiều người không có đủ tiền để mua nhiều quyển sách) để có cái nhìn tổng quát về ông. Hoặc Allen Walker hay bất cứ thông tin ở bất cứ chủ đề nào trong kiến thức nhân loại. Nếu tôi không thấy Wikipedia thật đặc biệt và độc nhất thì chắc tôi đã bỏ Wikipedia từ rất lâu rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:21, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Về mặt lý tưởng thì công nhận. Nhưng xét riêng lợi ích trên từng cá nhân, như Tuanminh01 thì việc đóng góp wiki rất hao tổn công sức. Tôi cũng tin vào ý tưởng wiki sẽ thay đổi được xã hội, đó là lý do mà tôi tham gia. Một xã hội kỹ trị, bớt "lý luận". P.T.Đ (thảo luận) 02:51, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cái gì nhiều quá cũng không tốt (ví dụ thuốc bổ). Quan trọng là phải biết cân bằng. Đặc biệt, các bạn học sinh và sinh viên cần phải ưu tiên việc học và tránh bị nghiện Wikipedia mà lơ đãng việc học. Về mặt lợi ích cá nhân thì cũng tùy người. Riêng tôi, việc đóng góp cho Wikipedia đã mang lại rất nhiều lợi ích cho tôi. Có thể Wikipedia đã cho tôi nhiều hơn những gì tôi đã cho đi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:58, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hình như tôi quên thêm bảo quản viên giao diện. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:08, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

User:NguoiDungKhongDinhDanh Hình như còn thiếu Vietbio trong mục HCV. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:01, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Xong Đã thêm. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:07, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nhân nói đến vụ này lại nhớ đến Avia. Đã 3 năm kể từ lần cuối BQV này thực hiện một tác vụ bảo quản. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:26, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314: Bạn có thể qua trang thảo luận hỏi thăm thành viên đó. —  Băng Tỏa  22:35, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dark Mode đã có trong Tùy chọn

Dark Mode (Chế độ tối) hiện đã có trong mục Tùy chọn, sử dụng được đối với các skin Vector, Vector mới (Desktop) và Minerva (Mobile), sửa lỗi nhấp nháy so với khi dùng qua common.js. Hiện tại Dark Mode sẽ được kích hoạt gián tiếp qua một tiện ích là Dark Mode Switcher, cung cấp nút bật/tắt Dark Mode ở thanh đầu trang.

Cách kích hoạt: Vào Tùy chọn → Tab Tiện ích → Kéo xuống dưới cùng, chọn Dark Mode Switcher → Thoát khỏi Tùy chọn và nhấn Chế độ tối ở thanh đầu trang để kích hoạt Dark Mode.

P/S: Các bạn nào dùng Dark Mode theo cách cũ (thêm dòng script vào trang common.js cá nhân) thì nên xóa dòng đó và sử dụng tiện ích Dark Mode Switcher trong Tùy chọn. P.T.Đ (thảo luận) 18:06, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Tên các bài "Hương Giang"

Hiện có 3 bài Hương Giang đều nói về các nghệ sĩ:

Nhưng "Hương Giang" thứ 3 lại có ghi chú là "nghệ sĩ", có vẻ không cân bằng và gây nhầm lẫn với các "Hương Giang" còn lại. Mời các bạn cho ý kiến về việc này. P.T.Đ (thảo luận) 23:14, ngày 3 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cô này hoạt động nhiều lĩnh vực, nhưng nổi bật nhất là vai trò ca sĩ, thời gian hoạt động âm nhạc dài nhất so với các hoạt động còn lại. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:23, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cả ba người đều là nghệ sĩ, đều hoạt động trong ngành giải trí, có thể cân nhắc "sinh 1987" thành "hoa hậu", còn "nghệ sĩ" thành "ca sĩ". bdanh 02:03, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

 Ý kiến nếu bạn cảm thấy mất cân bằng thì nên để cả ba người theo năm sinh, sau đó làm một trang định hướng cho cả ba cô là xong. Tôi nghĩ cách đó ổn nhất. Tiểu Phương 話そう! 02:05, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi thấy phương án của Bluetpp là khá ổn, cho trung lập, không thiên vị. P.T.Đ (thảo luận) 05:13, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hoàng Chí Bảo

Bài viết về chủ thể đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, đủ độ nổi bật, do thành viên không cập nhật quy định mới nên đã gắn biển và đưa ra BQXB, tương tự trường hợp của Quốc Hưng (Việt Nam). Đối với BQXB của bài Quốc Hưng, BQV @Alphama đã đóng với lý do "Đã đủ nổi bật theo quy định, không cần đưa ra biểu quyết để mất thời gian" ngay trong ngày đầu tiên BQ được mở ra. Nay tôi theo tiền lệ này đóng BQXB của bài Hoàng Chí Bảo thì bị thành viên kỳ cựu cực kỳ am hiểu quy định và giàu lòng bao dung là Nguyenhai314 cho rằng tôi đóng BQ sai quy định. Tôi đưa ra đấy để nhờ các thành viên, ĐPV và BQV (đặc biệt là Alphama) phổ cập giúp tôi. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 06:00, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Quý BQV Alphama không phải là thần thánh. Nếu lúc đó có mặt và phát hiện, tôi vẫn sẽ lên tiếng như thường. Không có chuyện "nghiễm nhiên nổi bật" ở Wikipedia. Một bài viết đã được treo biển đủ 7 ngày có quyền được đưa ra biểu quyết cho đến khi phân định kết quả. Có hai lý do:
Một, trong danh sách các trường hợp được coi là biểu quyết không hợp lệ, chỉ có chưa treo biển đủ 7 ngày và chưa đáp ứng số sửa đổi quy định, không có trường hợp "nhà giáo nhân dân" hay cái gì đó tương tự được ghi trong WP:BIO.
Hai, WP:BIO có ghi rõ
Nguyenhai314 (thảo luận) 06:13, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 Bạn cứ việc lên tiếng, nhân tiện thì lật lại hết các BQ bạn cho là đóng sai luôn đi. Wiki hiện chỉ có bạn là rảnh nhất, am hiểu quy định nhất, rộng lòng bao dung nhất – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 06:19, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không chắc. Tôi thấy nhiều biểu quyết xoá bài bên en có phiếu "speedy keep", tức là giữ nhanh mà không cần phải để biểu quyết diễn ra trong vài ngày. en:Wikipedia:Articles for deletion/Windows 11 mở vào 00:29, 16 June 2021 (UTC) và có một người đóng biểu quyết vào 20:31, 16 June 2021 (UTC) với lý do là "The result was speedy keep per WP:SNOW there is little need to keep this open and initial consensus is that there is notability. If there is disagreement with my early SNOW close, I am happy to revert it if participants feel further discussion is necessary." Tức là nếu có người phản đối việc đóng biểu quyết sớm thì có thể mở lại biểu quyết rồi tiếp tục bỏ phiếu và thảo luận. – Nghiemtrongdai VN (Thảo luận) 06:35, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi có nhập về bản mẫu đặc dụng cho những trường hợp thế này, và nó đây: {{snow}}  Theo định đề cầu tuyết
Tuy nhiên, hình như tôi quên chưa dịch trang hướng dẫn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:23, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi nghĩ là cái snow đó không cần phải bưng word by word "định đề cầu tuyết" từ bên tiếng Anh sang mà nên Việt hóa hoàn toàn theo sao cho người Việt dễ hiểu. Ta cần phải hiểu là bên tiếng Anh có thành ngữ snowball's chance in hell (dịch tạm là "không có cửa", "không có cơ may"), cho nên bài luận đó được viết dựa trên câu thành ngữ đó, theo văn hóa phương Tây. Văn hóa Việt không có cái đó thì chỉ cần viết đại ý, truyền tải đúng tinh thần bài luận là được, mấy cái cầu tuyết gì gì cứ bỏ đi cũng được.  Băng Tỏa  23:30, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Nghĩ theo 1 nghĩa tích cực thì đang du nhập thêm thuật ngữ mới, làm giàu hơn vốn từ tiếng Việt. P.T.Đ (thảo luận) 08:50, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Thứ nhất: tranh cãi mấy cái lắt nhắt này thì được cái gì khi kết quả giữ sẽ không thay đổi? Thứ hai: "sự đồng thuận" luôn luôn thắng "bỏ qua mọi quy tắc". Tiền lệ đã có rất nhiều ở en và vi. Thứ ba: hướng dẫn SNOW có ghi rõ là nếu có người phản đối thì nên tiếp tục mở BQ lại. Nếu không có ai phản đối thì không có vấn đề gì. Chuyện này cực kỳ nhỏ nhặt nên tôi nghĩ 2 bên nên dừng lại tại đây. Kết quả giữ đã quá rõ ràng.
    Bài chúa Giê-su từng bị đem ra BQXB bên en. Theo quy định, bất cứ ai có thể đem bất cứ bài nào ra BQXB. Tuy nhiên, nếu đem các bài thừa độ nổi bật như Việt Nam ra BQXB thì kết quả chỉ có 1. Nếu ai cố tình đem nhiều bài thừa độ nổi bật ra BQXB thì đó lại là chuyện khác (chơi trò luẩn quẩn với hệ thống thì cần có chế tài). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:56, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Mấy sự việc này tôi nghĩ cũng quá nhỏ, ở BQXB cả năm nay mọi người đang giải quyết rất tốt + Twinkle tiện lợi nhưng vẫn không hết nổi đống hơn 200 bài đó, vì giải quyết xong lại có đống mới, hãy nhanh gọn có thể. Nếu có ý kiến thì mở lại BQ cũng không muộn, không cần quá cứng nhắc và căng thẳng đến vậy. Các bạn nên dành thời gian, sức lực và sự cảm hứng của mình ở những mảng khác, Wikipedia chúng ta còn nhiều mảng chẳng ai đụng đến lắm.  A l p h a m a  Talk 15:09, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Talk to the Desktop Improvements team

Join the first online meeting with the team working on the Desktop Improvements! It will take place tomorrow, August 6th, at 16:00 UTC.

We will begin with a short presentation about the project. Next, you will have time for asking questions, and sharing comments and ideas about the Desktop Improvements.

The meeting will not be recorded. We will be using English. We can answer questions in Bulgarian, Polish, and Spanish, possibly French as well. Questions in other languages are welcome if someone volunteers to translate.

How to join?

If you can't attend, do not worry! At Wikimania, we will give a lecture, and will be awaiting you in the Community Village.

More info on mw:Reading/Web/Desktop Improvements/Updates/Talk to Web. SGrabarczuk (WMF) (thảo luận) 03:25, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vấn đề "Tránh bị xét nét"

Hiện tại ở khu vực kiểm định tôi thấy có trường hợp lý do kiểm định là "Tránh bị xét nét", phù hợp với quy định Tài khoản con rối. Nhưng tôi cho rằng khi sự việc không quá nghiêm trọng thì tránh dùng đến lý do này. Trong khi đó, có thể đề nghị người dùng khai báo các tài khoản phụ là được. Vì là rối lâu năm thì không dại gì bô bô, nhưng người mới đến hoặc người không biết quy định thì không gì cản trở để chấp hành yêu cầu. Nói tóm lại là chọn cách giải quyết bớt mạnh bạo hơn và để tránh xảy ra sự việc như Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/NguoiDungKhongDinhDanh. Hiện tại IP đang đề nghị xem xét lại vụ việc. Mời mọi người cho ý kiến. P.T.Đ (thảo luận) 14:19, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi chưa rõ sự việc nhưng vụ này có tính "tận diệt" quá mức. Thông thường phải nhắc nhở người dùng về việc xài nhiều tài khoản có thể bị cấm, và giải thích rõ cho họ, nếu họ tiếp tục mới mang ra kiểm định tài khoản. Việc 1 người tham gia 6 tháng thậm chí vài năm nhưng không nắm hết quy định là điều bình thường. Anh chàng này chỉ xài vài 2 tài khoản chính và không có phá hoại gì khác ở Wikipedia. Không nên để những người tham gia phải trải nghiệm gây ức chế như vậy. Khi đó thì con đường trở thành "con rối phá hoại thật sự" rất nhanh. Và cũng không nên để việc mình bị trải nghiệm không tốt áp đặt lên người khác.  A l p h a m a  Talk 14:40, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Trải nghiệm có tốt hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời gian. Có người thấy trải nghiệm đó tốt, có người thấy không tốt, có người một thời gian mới thấy tốt, có người mãi mãi không thấy tốt. Tốt hay xấu còn tùy vào cách cảm nhận của mỗi người, ví như cán bộ X đi rình mò hoạt động của thường dân thì là tốt, thường dân Y đi kiểm tra hoạt động của cán bộ thì là xấu. Như vụ này, tốt hay xấu có lẽ để tự thành viên bị cấm tự cảm nhận thì hơn. Nguyenhai314 (thảo luận) 02:33, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vụ việc lần này lẽ ra có cách xử lý tốt hơn nếu 2 bạn chịu khó thảo luận giải quyết, không biết ai đã gây hấn trước rồi để xảy ra như thế. Bạn ấy "không hiểu đăng ảnh nào mới phù hợp" rồi nghĩ "bị cấm dùng tài khoản khác" mới bị vậy chứ đóng góp của bạn này không đến nỗi phá hoại, do người gắn bảng cứng nhắc quá và không chịu khó giải thích. Hi vọng có thể gỡ cấm bạn này để bạn này đóng góp, không đáng phải cấm.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:56, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bình luận: Chủ rối tự nhận đã tham gia 3 năm, lại còn cố ý tạo tài khoản Tuanminh00 để mạo danh. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 15:20, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đối với tài khoản có lịch sử lâu hơn tôi chỉ cấm 1 tháng chứ không vĩnh viễn. NHD (thảo luận) 16:30, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đã giảm xuống thành một tuần. NHD (thảo luận) 23:30, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bình luận: Wikipedia dần mất đi tính mở của nó rồi. Việc phá hoại là việc mà tất cả thành viên mới làm, có ai vừa vào mà đã hiểu tất cả quy định hà khắc ở đây. Chúng ta đừng nên hà khắc quá, tôi đã từng thấy có tài khoản vừa tạo và sửa đổi lần đầu tiên đã bị ăn cảnh cáo vì sửa đổi thiếu xây dựng. Có người tạo mấy bài viết đầu tiên không đúng quy định đã bị đưa lên TNCBQV và bị nhắc nhở "gay gắt". Môi trường này quá khắc nghiệt với người mới. Nếu được thì cứ nhìn mọi người với ánh mắt thiện chí. Nếu Jimmy Wales gia nhập viwiki thì có lẽ cũng đã bị cấm vô hạn từ lâu và cũng ko dám mường tượng đến một thế giới mà trong đó mỗi người có thể tự do tiếp cận khối kiến thức chung của nhân loại.2402:800:F656:D966:BEA3:7844:4286:DF4A (thảo luận) 16:46, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Làm sai thì phải cảnh báo chứ phải làm sao? Hồi xưa, lúc tôi mới tham gia cũng bị cảnh báo. Giới trẻ giờ cái tôi quá cao rồi. Làm sai nhưng không chịu nhận sai. Và, người chỉ trích thì nhiều, còn người làm việc bảo quản thì ít. Có giỏi tự đi mà hướng dẫn thành viên mới từng ly từng tí để xem làm được bao lâu? Lớn rồi chứ không phải còn con nít mà cần người dắt tay để đi. Và, bên en độc tài hơn bên vi nhiều. Bên mình còn nhân từ chán. Bạn chưa thấy cách admin bên en diệt rối tận gốc rễ rồi. Jimmy Wales từng bị cấm vô hạn 5 lần bên en. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:32, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đúng là đứng ngoài nói mồm thì dễ lắm, chỉ trích thiếu tính mở này nọ, nhưng vấn đề có đủ người cầm chổi đâu mà để thả rông cho phá hoại và nghịch thử. Caruri (thảo luận) 22:40, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ân xá cho Nguyenquanghai19 và tài khoản phụ Nguyencongphuong10

  •  Đồng ý P.T.Đ (thảo luận) 15:59, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Tất nhiên.  A l p h a m a  Talk 16:16, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Bạn vẫn còn đóng góp thiện ý cho Wiki.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 17:02, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Chưa đồng ý Thứ nhất, đây là tài khoản có thâm niên đóng góp nhiều năm, từng giả mạo BQV để gây rối tại dự án (troll), do đó không thể nói là người mới. Thứ hai, tội của thành viên này là dùng rối tải lên ảnh vi phạm bản quyền. Xét về mức độ thì là cộng gộp của hai tội "vi phạm bản quyền" và "dùng rối". Do đó, án cấm là hợp lý so với việc nhắc nhở. Thứ ba, không thể dựa vào việc không biết luật để phạm luật. Wikipedia hay bất cứ trang web nào cũng có điều khoản sử dụng, các quy định đi kèm. "Nhập gia tùy tục". Không nghiên cứu kĩ quy định, điều khoản thì vi phạm đừng trách ai. Khoan hồng chỉ dẫn đến thiếu công bằng với các tài khoản khác (cũng bị cấm tương tự). Mặc dù vậy, đúng là án cấm hiện tại (1 tháng) là hơi nặng. Do đó, đề xuất của tôi là giảm xuống còn 3 ngày đến 1 tuần (cho tài khoản chính) và vô hạn cho tài khoản rối. Tuy nhiên, tôi phản đối đề xuất gỡ bỏ hoàn toàn án cấm, đặc biệt là tài khoản Nguyencongphuong10, tài khoản mà theo WP:ROI thì chính là tài khoản rối. Rối là rối, thay thế là thay thế, không có chuyện tài khoản rối biến thành tài khoản thay thế hợp pháp và ngược lại. Như vậy là cổ xúy cho những tài khoản rối khác lộng hành. Nguyenhai314 (thảo luận) 17:21, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Wikipedia có tính mở, vi phạm, nhưng phải lặp lại sau nhiều lần nhắc nhở mới đến mức đáng bị xử lý. Tôi thấy trường hợp bạn này thông báo được gửi đến dồn dập 1 ngày, rồi ngày hôm sau đem kiểm định luôn, điều này cổ xúy cho hành vi gây ức chế công việc đóng góp của người khác. Tại sao cứ phải đinh ninh họ là rối mà không phải là một người dùng bình thường chưa được tiếp cận quy định? Tôi thấy khoản bản quyền tập tin, hình ảnh rất là rườm rà, như chính bạn từng được Minh Huy nhắc nhở vài lần. Tại sao không chờ đợi họ sửa sai mà lại đi bắt chẹt bằng lý do khác? Còn chuyện tài khoản thay thế như tôi đã nói ở trên, tại sao không đề nghị họ khai báo tài khoản phụ trước? Đầy thành viên wiki có tài khoản phụ. Ở đây chúng ta hãy bàn về nguyên nhân, cái gốc của vấn đề; còn chuyện kiểm định nó là cái quả sau này, không dùng kết quả áp lên nguyên nhân. Nếu như xử lý cái gốc theo cách tôi đã đề nghị thì có phải dễ dàng hơn không. Tôi thấy thành viên đã rất giữ thiện ý, và có thể họ thích giữ tài khoản phụ (như thấy tên đẹp), thì không có lý gì chúng ta lại không thiện ý ngược lại. Nếu bắt họ phải nghiên cứu kỹ quy định, điều khoản, làm sai thì cấm, đấu tố thì còn ai hứng đóng góp nữa; và muốn không vi phạm gì trên wiki này thì chắc chỉ nước mở lớp dạy đóng góp wiki. Wikipedia là dự án tự nguyện, không gửi được chút vật chất nào cho người đóng góp, nghĩa là chúng ta đang phải ăn xin từng sửa đổi, thì hãy gửi cho họ chút tinh thần. Khi tinh thần kiệt quệ rồi, thành viên rút hết trong ngao ngán, còn lại vài ba ông am hiểu quy định ngút trời tự chơi với nhau thì dự án cũng chết dần chết mòn. P.T.Đ (thảo luận) 20:44, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên đã có thiện ý đi tìm hiểu và thêm giấy phép sau các nhắc nhở, nhưng lại thêm vào sai chỗ (và cũng sai giấy phép vì mấy cái hình đó thực chất là không thể tải lên wiki) và bị lùi. Nói chung là không có am hiểu wiki gì mấy, ít nhất là về khoản hình ảnh. Do đó, việc bị kiểm định và cấm sau đó khiến họ rất ức chế, khi không hiểu chuyện gì xảy ra, và chỉ mới được nhắc nhở lần đầu mà không có cơ hội sửa sai. P.T.Đ (thảo luận) 21:16, ngày 5 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Có lẽ quý BQV có gì đó nhầm lẫn. Lần đó tôi tải lên những hình ảnh tự do cắt từ video YouTube và ghi thẻ quyền tự do hẳn hoi (thẻ quyền đúng). Quý BQV Minh Huy yêu cầu sửa lại thẻ quyền là để "các biên tập viên chuyển hình sang Commons" thuận tiện hơn. Cái này chỉ là một dạng yêu cầu bổ sung, không phải vi phạm quy định, khác với việc nhóm NQH và NCP tải lên hình không tự domạo nhận thẻ quyền bằng cách thêm OTRS ticket vào lòe bịp cộng đồng (xem [7]). Tiếp theo, đúng là tải ảnh sai quy định thì cần phải nhắc nhở, không nhất thiết cấm ngay. Trong quá trình tuần tra ảnh, nếu phát hiện vi phạm tôi đều nhắc nhở, hiếm khi đưa ra TNCBQV ngay lập tức. Ở trên kia tôi cũng có nói (đây là cộng gộp của hai tội "vi phạm bản quyền" và "dùng rối"). Dùng 1 tài khoản để tải lên hình vi phạm quy định thì có thể được nhắc nhở, chấn chỉnh, nhưng dùng 2 tài khoản để làm việc này thì lại là chuyện khác. Khi đó không cần phải nhắc nhở nữa mà phải có chế tài. Đã có vô số trường hợp tương tự và kết quả có ra sao, bị đưa ra kiểm định và xác định là rối thì phải cấm. Nếu không cấm, công bằng ở đâu cho những tài khoản phải chịu chế tài tương tự? Ai sẽ lên tiếng "ân xá" cho họ? Những Tàn Kiếm (quấy rối Mintu Martin), Đức Anh, AFKHaiDang đều bị cấm từ 3 ngày đến 1 tuần ngay lần đầu vi phạm. Ai dám đứng ra đòi "công bằng" cho họ? Cả những người vô danh ngoài kia nữa, ai đòi "công bằng" cho họ?
    Về vụ việc này, quý BQV DHN đã rút ngắn án cấm xuống còn 1 tuần. Theo tôi đây là án cấm hợp tình, hợp lý và công bằng. Do đó, tôi giữ vững quan điểm đã nêu. – Nguyenhai314 (thảo luận) 00:47, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy thì từ nay tôi đề nghị cần nhắc nhở việc dùng tài khoản phụ trước khi đề nghị kiểm định. Quá khứ chúng ta đã cư xử sai lầm thì không thể dựa vào đó mà biện minh cho hiện tại. Hãy hỏi họ 1 câu: Đây có phải là tài khoản phụ của bạn không? Nếu lươn lẹo, quanh co thì đã hiểu. Mục đích của việc thảo luận này không hẳn là tìm công bằng cho 1 cá nhân đơn lẻ, mà đang làm giảm sự ức chế của các thành viên có mong muốn đóng góp thực sự. Hãy thử nghĩ đến cảm giác bị cấm không rõ lý do hay không hiểu chuyện gì xảy ra là rất ức chế, như bạn đã từng rất bức xúc khi bị TuanUt cấm. Muốn cấm họ thì phải nhắc nhở trước và cho họ biết vì sao nhận được án cấm. Việc cấm mà dẫn đến bức xúc phải tạo 1 trang kiểm định nguệch ngoạc thì cho thấy việc điều chỉnh hành vi người dùng thông qua cấm đoán đã hoàn toàn sai hướng. P.T.Đ (thảo luận) 01:06, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đúng. Tôi rất ức chế khi bị TuanUt cấm. Nhưng những giá trị từ vụ cấm đó đối với tôi là vô cùng to lớn. Nó thay đổi tôi, định hình nên phong cách ứng xử và con người tôi bây giờ. Thời gian trôi qua càng lâu thì tôi càng thấm thía nhiều, và bây giờ tôi cảm thấy án cấm đó hoàn toàn xứng đáng. Đó là hệ quả của một thời "trẻ trâu", nông nổi, bốc đồng và không màng luật lệ. Nếu không có án cấm đó thì tôi tin sẽ còn những án cấm khác thôi. Do đó, tôi đẩy mình vào vòng cương tỏa của hệ thống quy định và sống chung với nó như một lẽ đương nhiên. "Quy định với tôi là chân lý, là nền tảng cho mọi ứng xử ở Wikipedia, là trụ chống nhà của dự án". Giờ đây, tôi đã khác xưa hoàn toàn. Chế tài có thể gây cho ta ức chế nhất thời, nhưng đồng thời cũng sẽ biến ta thành con người tốt đẹp hơn, bao dung hơn, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Tôi tin rồi những Mạnh An, những Nguyenquanghai19 rồi sẽ nối gót thế hệ đi trước như tôi, Đức Anh, AFKHaiDang, hay xa hơn là những DangTungDuong, Mintu Martin để trở thành một phần không thể thiếu của thư viện bách khoa toàn thư chúng ta. Án cấm, đúng, không thể điều chỉnh hành vi người dùng và không có trách nhiệm điều chỉnh hành vi người dùng. Trách nhiệm đó thuộc về bản thân người bị cấm và ý chí của họ. Tại sao những Kayani, StorKnows hay mới đây nhất là Tàn Kiếm lại không thể thay đổi hành vi của họ sau vô vàn cơ hội, nhưng những người khác lại có thể? Nên nhớ, đây là dự án tự nguyện và trách nhiệm chính của chúng ta là xây dựng, bảo vệ và phát triển nó, không phải là giáo dục cách ứng xử cho mỗi thành viên. Chỉ có xã hội mới có trách nhiệm đó. Hãy coi việc cấm như một phương thức chọn lọc tự nhiên, trong đó những người còn ở lại, còn gắn bó và biết tự thay đổi mình sẽ là những cá thể ưu việt nhất. – Nguyenhai314 (thảo luận) 01:41, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy thì bạn có đồng ý với đề nghị của tôi là cần nhắc nhở việc dùng tài khoản phụ trước hay không, như việc nhắc nhở các hành vi vi phạm khác từ trước giờ? Thành viên bình thường chỉ đi dạo wiki dăm bữa mỗi tháng, mỗi năm. Họ không có nhu cầu phải xây dựng bách khoa như chúng ta tự đề ra cho bản thân. Họ đóng góp vì vui thích chứ không phải có một trách nhiệm vô hình nào. Và việc của chúng ta là hạn chế tổn thương sự vui thích đó. Tất nhiên là đề nghị của tôi chỉ phù hợp với những thành viên có mong muốn đóng góp thực sự, còn những trường hợp thách thức như TranPhuongMath hay phá bĩnh như StorKnows thì không thể áp dụng; thành viên wiki có kinh nghiệm dễ dàng phân loại được điều này. P.T.Đ (thảo luận) 01:51, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi nghĩ vụ này có thể ngăn chặn được nếu người mở kiểm định chủ động nhắc nhở về việc sử dụng tài khoản phụ, còn nếu đã đưa ra kiểm định thì chắc chắn phải chịu chế tài theo quy định để đảm bảo công bằng. Tôi đồng ý với việc nhắc nhở với những trường hợp tương tự hoặc nhẹ hơn, tuy nhiên phải tùy trường hợp. Người từng dùng tài khoản rối, con rối có thâm niên hoặc thành viên đang chấp hành án cấm, hay những cá nhân dùng tài khoản rối để đồng thuận ảo (TaiwaneseWaveVN), công kích cá nhân (Tàn Kiếm, Kill-Vearn), gây rối, phá hoại (Lethanhphong1992, StorKnows) sẽ không cần phải nhắc nhở mà có thể kiểm định ngay. Nói chung việc này tùy vào người mở kiểm định, lòng bao dung và nhân từ của họ thôi. Riêng về vụ này, do đã có kết quả kiểm định và án cấm cũng đã được giảm xuống mức phù hợp, vừa đủ để người dùng có cơ hội nhìn nhận và sửa sai nên tôi giữ nguyên quan điểm không gỡ cấm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:07, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nếu nói như vậy thì ngày xưa có thể tôi và Tuanminh01 không nên "bao dung" mà cứ để TuanUt cấm bạn đi. Chúng tôi lúc đó làm việc này tinh thần sẽ làm Wikipedia tốt đẹp hơn nhưng không ngờ điều đó lại là kết quả theo chiều hướng ngược lại.  A l p h a m a  Talk 04:46, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Wikipedia đúng thật là tốt đẹp hơn nhiều (theo cảm nhận của tôi) trước lúc tôi đến đây. Nạn rối bị "đào tận gốc, trốc tận rễ". Tôi đã góp phần tiêu diệt vô số nhóm rối nguy hiểm (StorKnows, Kayani, Lethanhphong1992...), đồng thuận ảo (TaiwaneseWaveVN), vi phạm thái độ văn minh (Mintu Martin, Tàn Kiếm) và đặc biệt nhất là cùng với quý BQV Nguyentrongphu góp phần chấm dứt sự "độc tài kéo dài 5 năm", với vô số những vi phạm trên nhiều lĩnh vực của cựu BQV Tuanminh01 (mà không ai dám lên tiếng). Đây cũng là điểm sáng lớn nhất trong suốt hơn 1 năm tôi hoạt động. Nhờ có tôi (và nhiều thành viên khác) mà nạn rối giảm bớt (số vụ kiểm định tăng theo cấp số nhân), mọi người ứng xử lành mạnh, hài hòa với nhau hơn trên tinh thần tương kính, tôn trọng nhau thay vì chửi bới, thóa mạ nhau. Chưa kể nhiều quy định mới được ban hành giúp tăng cường tính đoàn kết, công bằng giữa các thành viên. Đấy chẳng phải là hệ quả tốt có được từ vụ cấm cách đây 1 năm hay sao? – Nguyenhai314 (thảo luận) 05:03, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi không nói Wikipedia, tôi nói bản thân người được gỡ cấm cơ.  A l p h a m a  Talk 05:20, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    "Chúng tôi lúc đó làm việc này tinh thần sẽ làm Wikipedia tốt đẹp hơn...". Nguyenhai314 (thảo luận) 05:27, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thực ra, nên nhìn câu chuyện theo hướng hài hước một chút. Ta có cái ao với con cá. Con cá vui vẻ bơi lội khám phá thế giới với lòng nhiệt thành. Nếu con cá bơi nhanh mạnh thì rêu cáu nổi lên nhiều làm ông quản ao không vui khi khách đến chơi nhìn thấy nước không trong và đục, trong khi chị quản ao lại vui vì nhiều lần khẳng định "ao trong vẻo vèo veo bề ngoài nhưng thực sự đục bên trong", ngược lại bà quản ao lại vui vì dễ dàng được một mẻ rêu cáu vớt lên cho ngan vịt gà ngỗng xơi mà không phải mò vo mò cố. Trong lúc vớt, bà quản ao cũng tiếc một số rêu cáu "lạ" chưa kịp phân loại thời gian dạt ao lúc nào và đã bén rễ bao nhiêu trong ao, kể ra cũng bứt rứt đôi chút. Thôi thì bà quản ao thả rêu "lạ" lại xem thế nào.--Nacdanh (thảo luận) 05:56, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 03:13, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Keo010122Thảo luận 03:47, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Án cấm đã được DHN giảm xuống. Cũng cần 1 tuần để chốt sự đồng thuận (lúc đó thì án cấm đã tự hết). Sự việc nên kết thúc tại đây. Tôi đồng ý rằng lần sau chỉ cần hỏi thành viên đó cho rõ (hỏi cũng nhanh, mất 1 phút). Nếu như thành viên đó chối mà kiểm định ra thì lúc đó bị cấm cũng đừng trách ai. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:22, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Công việc bảo quản (không riêng gì BQV mà bao gồm cả tuần tra viên) là rất nặng nhọc. Các bạn cứ thử đi giải thích từng ly từng tí cho các thành viên mới mỗi ngày quanh năm suốt tháng thử đi (mỗi ngày đều có tv mới) để xem làm được bao nhiêu ngày? Chưa tính PR, phá hoại, viết linh tinh, phá hoại tinh vi và vân vân. Trước khi chỉ trích người khác thì nên tự hỏi chính mình xem có làm nổi không. Thành viên mới cũng phải có trách nhiện tự tìm hiểu chứ không phải còn con nít để mà phải có người dắt tay mà đi. Tất cả chúng ta cũng đã từng bỏ ra khá nhiều thời gian đọc và tìm hiểu về Wikipedia. Chỉ những người có đam mê mới tham gia lâu dài, còn không thì chỉ sửa linh tinh vài ba sửa đổi rồi cũng bỏ Wikipedia vĩnh viễn như 99% tổng số tv đã đăng ký tài khoản. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:36, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tất nhiên không ai có thời gian làm việc này, nhưng nếu vụ việc có thể dẫn tới án cấm "nặng" như bị kiểm định thì cũng nên nói 1 câu cho người ta hiểu.  A l p h a m a  Talk 04:39, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý AGF. Hình như tôi không có quyền đồng ý vì có thể bị xung đột lợi ích? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:34, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Tôi theo chủ nghĩa vị tha. Nếu ai chửi tôi nhưng vẫn còn thiện ý đóng góp thì đừng cấm họ, nhưng động đến nội dung bài viết khiến nội dung bài viết lệch lạc thì cứ mạnh tay — Dr. Voirloup💬 04:39, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Do chưa hỏi trước thành viên có tài khoản phụ hay hướng dẫn thành viên đôi chút về hình ảnh. Sơ sót chưa hỏi tài khoản phụ và cấp tập "tra tấn" cảnh cáo hình ảnh trong thời gian ngắn.--Nacdanh (thảo luận) 05:56, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vụ việc đã kết thúc. P.T.Đ (thảo luận) 07:45, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Cảnh sát hình sự (loạt phim)

Mời các thành viên tham gia thảo luận về năm ra mắt bộ phim. Thành viên cho rằng "tất cả" các bài báo cho rằng phim ra mắt năm 2007 là "lấy từ wiki", từ chối công nhận các nguồn báo chí này. Mời mọi người thảo luận và cho ý kiến. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 03:12, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Câu hỏi thường gặp

Có lẽ chúng ta cần thảo luận để cập nhật thêm 1 số câu hỏi như:

  1. Tại sao bài mình viết không nổi bật?
  2. Tại sao Wikipedia không cho phép quảng cáo?
  3. Tại sao tôi bị cấm?

.... Thành viên mới hỏi nhiều quá cho nên đôi khi cũng không thể trả lời, kẹp thêm cái FAQ này trong bản mẫu chào mừng hay các bản mẫu cảnh báo gì đó nữa.  A l p h a m a  Talk 07:40, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

 Đồng ý – Nguyenmy2302 (thảo luận) 07:43, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Đồng ý – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 08:27, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không chắc Bản mẫu chào mừng vốn đã có chi tiết liên kết đến rất nhiều trang quy định, và hình như chẳng ai thèm đọc cả. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:54, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận đang bị ế. Mời mọi người đến tham gia. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:12, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận nên bỏ hẳn công cụ Content Translation ra khỏi Wikipedia tiếng Việt

Gần đây, tôi thấy nhiều bạn đã lạm dụng công cụ này quá mức, cụ thể có quá nhiều người mới làm vậy vì sự tiện lợi. Lực lượng tuần tra nội dung có vẻ "đã thất thủ" và buông xuôi, có lẽ nên thảo luận về việc loại bỏ công cụ này khỏi dự án. Một số ví dụ, DuckTales (series TV 2017), Tập đoàn quân Xung kích số 1 (Liên Xô), ATP Cup 2021, Bryan Gil,... đều viết bởi những người khác nhau, ít nhiều có lạm dụng công cụ này. Có vẻ là thất thủ thật. Mời @Nguyentrongphu: phát biểu đôi điều.

Mở Content Translation ra dịch, xong copy từng đoạn vào Soạn thảo trực quan (dùng 2 tab), xem ví dụ ở bài Forrest J Ackerman, đây là cách tôi lách luật dễ dàng có 70% 80% đi nữa cũng không tác dụng, tag chỉ ghi là Soạn thảo trực quan.

Tuần tra lại đống này thì biết Wikipedia chúng ta thất thủ rồi.  A l p h a m a  Talk 09:00, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  •  Ý kiến Trước đây tôi rất hay dùng Dịch nội dung, gần đây thì không sử dụng trực tiếp nữa, nhưng vẫn dịch ngoài rồi chép dán lại vào để tự đo tỷ lệ dịch máy.
    Về cơ bản, công cụ này có tác dụng hỗ trợ người mới thêm chú thích, chèn thể loại, gắn infobox, liên kết từ ngữ thông qua Wikidata, có giao diện ba cột giúp so sánh và đối chiếu dễ dàng...
    ...nhưng cũng còn khá nhiều lỗi, như tự động cuộn lên, lỗi "tự động dịch" chú thích thành icon người tuyết, không có giao diện mã nguồn, nếu từ ngữ chưa có bài trong Wikipedia phiên bản ngôn ngữ đích thì tự dịch máy liên kết, và một vài lỗi khác nữa.
    Vậy, có lẽ không nhất thiết phải bỏ hẳn, mà chỉ cần giới hạn tính năng dịch máy (Google, Yandex) trong cả công cụ, chỉ cho phép thành viên được xác nhận mở rộng/tự đánh dấu tuần tra/... sử dụng thôi?
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:19, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Các bài Tập đoàn quân Xung kích số 1 (Liên Xô), ATP Cup 2021, Bryan Gil chưa rõ là có phải dùng Content Translation hay không? Vì nếu dùng thì phải có thẻ Content Translation trong sửa đổi tạo trang. P.T.Đ (thảo luận) 05:25, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Họ lấy mã từ trong đó và paste ra trang mã nguồn thôi để qua mặt tỉ lệ 90%.  A l p h a m a  Talk 05:30, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tuanminh và rất nhiều người đã dùng cách này để tránh hiển thị thẻ CT suốt mấy năm nay rồi (để qua mặt tuần tra viên). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:05, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến có cách nào để chỉ hiển thị công cụ này (và cho phép sử dụng) đối với Thành viên autopatroller như Twinkle không? Bỏ hẳn thì hơi tiếc vì công cụ này khá hữu ích. ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 05:47, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nên giới hạn quyền sử dụng CT chỉ dành cho autopatrolled trở lên. Tôi nghĩ điều này chỉ có lợi chứ không có hại. Tất cả những thành viên dịch tốt điều vẫn có thể dùng CT tiếp. Phab có thể làm được điều này. Thành viên mới nên có thời gian tìm hiểu Wikipedia và lấy được sự tin cậy trước khi được quyền sử dụng CT. Wikipedia Vi đã thất thủ từ rất lâu rồi (mấy năm rồi), và mọi người đã nhắm mắt làm ngơ chả làm gì cho tới khi tôi mở phong trào chống dịch máy clk. Wikipedia En đã cấm hẳn CT vì quá nhiều bài lạm dụng dịch máy clk. Đã đến lúc chúng ta nên noi gương theo họ. Lực lượng bên en đông vậy còn thất thủ huống gì Wikipedia Vi thiếu nhân lực này. Hết cách rồi. Chả ai đủ sức và đủ rảnh tuần tra những bài dịch máy clk quanh năm suốt tháng. Không làm gì hết thì chất lượng Wikipedia sẽ thành đống rác trong 10 năm tới. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:16, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chỉ cho phép người tự đánh dấu tuần tra sử dụng Dịch nội dung

Tôi mở mục đồng thuận này, mời các bạn cho ý kiến.  A l p h a m a  Talk 08:59, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đã viết lại tên đề mục và thêm vài lựa chọn khác. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:10, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi thấy nên thêm tùy chọn cho nhóm 500/30 (extendedconfirmed). P.T.Đ (thảo luận) 09:11, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Xong từ trước khi anh nói. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:13, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nhanh nhỉ, như 1 người. P.T.Đ (thảo luận) 09:17, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chỉ cho phép người được xác nhận mở rộng sử dụng Biên dịch nội dung

  1.  Đồng ý Điều này là hợp lý, vì những người có quyền này đều có kha khá kinh nghiệm trên Wikipedia, đủ hiểu rằng dịch máy là sai trái. Hơn nữa, nếu có thành viên vi phạm thì số lượng cũng không nhiều, cứ nhắc nhở hoặc áp dụng chế tài Martin L. KingI have a dream 13:19, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.  Đồng ý "những thành viên Wikipedia đã đăng nhập, thực hiện các sửa đổi trên không gian Wikipedia từ 30 ngày và có 500 sửa đổi trở lên." Nhóm này không quá ít, có đôi chút hứng thú đóng góp trong một thời gian. Có thể giảm đôi chút phần nào cho nhóm quản lý, cũng không mất đi tính mở của wp.--Nacdanh (thảo luận) 05:59, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3.  Đồng ý Vừa đủ tốt để bảo đảm tính chất "mở" của Wikipedia vừa đủ tốt để phòng chống thành viên mới te lạm dụng dịch máy clk một cách vô tội vạ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:39, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  4.  Đồng ý Mới tham gia Wikipedia thì cần thời gian tìm hiểu và học hỏi từ từ, cứ lạm dụng công cụ trở thành thói quen và Wikipedia cũng không đủ nhân lực để kiểm soát nội dung dịch ra từ công cụ.  A l p h a m a  Talk 09:03, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  5.  Đồng ý Phù hợp tình hình hiện tại.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:04, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  6.  Đồng ý Có vẻ hợp lý. ChemistryExperttrao 01:18, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  7.  Đồng ý với phương án này, vừa hạn chế dịch máy lại vừa cho phép các thành viên có kinh nghiệm sử dụng với tình hình hiện nay. #MASTERENDLESS (thảo luận) 15:12, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chỉ cho phép người tự đánh dấu tuần tra sử dụng tính năng dịch máy (Google, Yandex) trong Biên dịch nội dung

Chỉ cho phép người được xác nhận mở rộng sử dụng tính năng dịch máy (Google, Yandex) trong Biên dịch nội dung

  1.  Đồng ý Nếu phải chọn, tôi xin phép chọn lựa chọn này. Tôi nghĩ cấm thành viên mới sử dụng CT hoàn toàn thì thực sự không ổn, nhưng có lẽ với ý thức của các thành viên mới hiện nay thì có lẽ phải làm việc này thôi. Hạn chế chỉ cho thành viên XNMR dùng tính năng dịch máy là hợp lý, còn với các thành viên mới thì ta buộc họ phải dịch tay và vẫn được sử dụng BDND để thêm nguồn, bảng... Tất nhiên là giới hạn này vẫn lách được nếu thành viên mới dùng google dịch bên ngoài rồi paste nội dung vào... nhưng... Tiểu Phương 話そう! 15:34, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Bluetpp:
    Tôi có để ý vài chi tiết:
    1. Nếu lựa chọn Google Dịch làm tính năng mặc định, rồi nhấp để tạo đoạn văn bản dịch máy, thì mọi nội dung thêm vào cùng đoạn sau đó (ví dụ như xoá đi, thay thế toàn bộ bằng đoạn mới không liên quan, cắt ngắn bớt...) sẽ được đối chiếu ngầm với đoạn dịch máy ban đầu để tính tỷ lệ. Tức là, nếu tôi đã nhấp vào đoạn văn trống để công cụ dịch máy nội dung, thì dù có chép dán từ bên ngoài vào, công cụ vẫn có thể tính, và từ đó chặn xuất bản.
    2. Tuy nhiên, nếu tôi dùng Dán văn bản gốc hoặc Bắt đầu với một đoạn văn trống, công cụ sẽ chỉ so sánh nội dung trong đoạn đã dịch với văn bản gốc (chủ yếu là tiếng Anh); tỷ lệ mặc định của kiểu so sánh này là 60% (xem trên GitHub). Như mọi người đã biết, tiếng Anh (và các ngôn ngữ như tiếng Pháp, Đức, Ý, Hàn, Nhật, Trung...) gần như không hề giống tiếng Việt một chút nào, và do đó tỷ lệ 60% coi như không có.
    Vậy, có thể điều chỉnh để công cụ so sánh mặc định (và ngầm) nội dung người dùng thêm vào với nội dung tự động của Google Dịch được không?
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:04, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh: Cái này thì tôi không rõ, tôi sẽ phải hỏi lại nhóm phụ trách công cụ BDND. Hoặc bạn có thể trực tiếp đăng vấn đề này lên đây thì sẽ nhanh hơn nhiều, đồng thời có thể để cộng đồng theo dõi câu trả lời nữa, vì nếu tôi hỏi tôi sẽ phải gửi email cá nhân, khá bất tiện. – Tiểu Phương 話そう! 16:23, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vì chưa có đồng thuận, nên có lẽ là tôi chưa muốn dùng thứ tiếng Anh tệ hại của mình ở đó. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:27, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    User:NguoiDungKhongDinhDanh Vô ích. Có vô số "chiêu trò". Ngừa cái này thì có cái khác. Chỉ có kiểm tra thủ công chất lượng dịch thì dùng chiêu trò gì cũng vô ích. Tuy nhiên, nhân lực không có. Không ai có đủ thời gian và sức lực chạy theo kiểm tra chất lượng dịch quanh năm suốt tháng. Chúng ta nên tập trung giải quyết những vấn đề lớn (ví dụ cuộc BQ này) thay vì bàn tới bàn lui mấy cách ngừa chiêu trò nhỏ nhặt. Thêm nữa, cái team CT là cái team cùi bắp. Đừng trông mong gì vô họ. Tôi có 1 yêu cầu cho họ mà nửa năm rồi họ không thèm đụng vô. Tôi nhắn hỏi thì họ nói họ bận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:09, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Không chọn lựa chọn nào ở trên

  1.  Đồng ý Dự án đang phát triển, cứ theo bên enwiki hơn 6 triệu bài viết mà bỏ hẳn công cụ này thì e là mấy năm nữa cũng không thêm được nghìn bài (chất lượng nhé). Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:53, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenmy2302 Mời bạn đọc lại. Những sự lựa chọn được đưa ra không có lựa chọn nào đòi bỏ hẳn CT. Thêm nữa, trước khi có CT thì Wikipedi Vi đã từng phát triển rất tốt và tệ nạn dịch máy clk không tràn lan như bây giờ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:27, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Ồ, mình tưởng chủ đề của thảo luận là "Thảo luận nên bỏ hẳn công cụ Content Translation ra khỏi Wikipedia tiếng Việt"? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:25, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Với lại, mình quen dùng công cụ này để dịch thô trước rồi mới sửa lại sau. Chỉ không đồng ý bỏ công cụ này, chứ giới hạn ở mức nào thì là chuyện khác. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:30, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenmy2302 Theo bạn thì giới hạn ở mức nào là phù hợp? Chứ không giới hạn gì hết thì không ổn tí nào. 10 năm nữa chất lượng Wikipedia sẽ toàn rác. Ý thức tv mới quá kém về dịch máy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:53, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Theo mình nhiều thành viên mới thường dịch ẩu/chưa biết cách sửa, dịch bài nên nếu bài có vấn đề rất dễ dàng nhận biết và có thể gắn biển xóa luôn, còn những dạng bài tinh vi (copy/paste công cụ dịch; trình bày sạch sẽ, phần giới thiệu lướt qua thấy ổn nhưng bên dưới "thảm họa") thì mới nên áp dụng chế tài và cấm. Với lại, không phải thành viên nào mới tham gia lần đầu cũng biết đến công cụ này; đống rác ở đây có lẽ đang nằm ở những thành viên có xác nhận mở rộng trở lên lười biếng, thích dịch nhiều để tỏ vẻ thông hiểu, các cuộc thi dịch máy clk số lượng hàng loạt. Còn lại, thực ra vấn đề chưa thực sự đáng lo ngại đến mức đấy, chưa cần giới hạn công cụ dịch cho các thành viên. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 03:03, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenmy2302 Có lẽ bạn chưa biết rằng TuanminhBot từng gửi bản mẫu hoan nghênh cho hàng triệu IP và hàng trăm ngàn thành viên mới về cách "lách luật" copy từ CT rồi đăng lên Wikipedia (lúc đó chưa có luật 90% mới được xuất bản nhưng so với bây giờ thì là lách luật). Bởi vậy nên rất nhiều thành viên mới đã biết cách copy từ CT rồi. Bằng chứng là tôi đã phát hiện rất nhiều thành viên mới biết cách copy từ CT, và những thành viên thắng giải Ba Lan 3 năm liền đều là những thành viên mới te nhưng lách luật CT rất thông thạo. Tự nghĩ ra cách lách luật CT cũng dễ (chỉ cần có tí động lực là nghĩ ra được thôi). Cứ tiếp tục tình trạng này về lâu về dài thì tôi thấy chất lượng Wikipedia tiêu thật rồi. Tôi rất yêu mến Wikipedia nên cũng rất buồn khi thấy chất lượng tuột dốc cho với thời tôi mới tham gia. Thời đó chưa có các cuộc thi "tiền thưởng" và tệ nạn dịch máy chưa tràn lan (có dịch máy clk nhưng không tràn lan như bây giờ). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:36, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.  Đồng ý Bỏ luôn thì hơi phí, mấy bài dài không dùng CT có lẽ không dịch nổi. D (📋) 17:01, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:NTCuong19 Tôi biết có những thành viên dịch bài dài mà không dùng CT. Mời bạn đọc lại. Không có option bỏ luôn ở trên. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:27, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời


@Nguyenmy2302NTCuong19: Xin lỗi, hôm qua tôi để đề mục hơi sida một chút, tôi đã sửa lại, mục này sẽ là mục "không chọn lựa chọn nào ở trên", cảm phiền các bạn xem lại và lựa chọn lại. Tiểu Phương 話そう! 01:52, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Khác

  1.  Ý kiến Thế rốt cuộc các bác chống người dùng lạm dụng công cụ dịch của Wikipedia hay chống người dịch máy nói chung? Tôi thấy công cụ này hay, do người dùng người ta xài ẩu đó chứ, các bác cấm tiệt đi người ta paste thẳng vào Google dịch à, có khác gì nhau đâu? Mà nhé, có cái nhãn công cụ dịch nội dung, các bác lại có khi để ý vào xem rồi phát hiện dịch ẩu ấy. Đúng không? Đừng cấm tiệt. 27.66.47.69 (thảo luận) 16:18, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Paste thẳng Google vào sẽ không có làm được liên kết trong đẹp sạch như bài này Forrest J Ackerman mà nó giống như cái này Forrest J Ackerman/Nháp, dễ nhận diện là trình bày ẩu hoặc kém. –  A l p h a m a  Talk 16:25, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama: Với cái đội mà đã biết mò vào cái CT, tìm cách sửa sao cho lọt cái lưới xx% của các anh rồi thì chúng dư khéo để tút tát lại mấy cái liên kết, trình bày bài. Bài ẩu quá là của cái đội gà mờ không biết hoặc không đủ kiên nhẫn xài CT. Nói chung cứ chơi thử xem sao, làm tầm một tháng mà thấy bài dịch máy ít thì bỏ hẳn công cụ luôn. 27.66.47.69 (thảo luận) 16:36, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tút tát lại mấy cái liên kết và trình bày lại thì rất tốn thời gian nếu như không có CT. Lần trước tôi đã giải thích cho bạn 1 lần mà hình như bạn vẫn chưa hiểu. Thứ nhất: dùng Goolge dịch thì rất dễ phát hiện vì sẽ có rất nhiều lỗi ref và trình bày. Thứ hai: dịch bằng CT khó phát hiện. Phải dò thủ công mới phát hiện ra. Mà dò thủ công thì không phải ai cũng đủ thời gian để dò thủ công hoặc đủ trình độ tiếng Anh để dò thủ công. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 23:07, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thất thủ rồi, ngày nào cũng chục bài mà dán nhãn kém 7 ngày thì không có người xóa, [8]. Chú ý tag "Người dùng thiếu kinh nghiệm thêm nội dung lớn". Vì chẳng kiểm tra nổi nội dung, cho nên đôi khi tuần tra viên bỏ qua luôn cho xong, lâu ngày thì nó thành mặc định là bài đã dịch tốt và để chìm sâu vào lịch sử Wikipedia.  A l p h a m a  Talk 16:48, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Hê hê, có lẽ đặc thù nghề nghiệp của các anh nó phải vậy, bảo quản là phải đặt chất lượng lên nhất. Tôi thì tùy từng bài mà tôi xem cái việc dịch máy nó có quan trọng không, bài to to mà dịch máy dởm là không được, bài chủ đề tôi thích, dịch máy dởm tôi cũng đặt biển ngay, bài lên trang chính cũng vậy, còn ngữ bài khỉ ho cò gáy thì kệ nó đi. Nếu cộng đồng mạnh, xuất hiện người am hiểu họ sẽ vào cải thiện, ngược lại thì thôi, trình Wikipedia tiếng Việt có vậy, các anh chị không phải nặng đầu quá làm gì cả. Ha ha, chắc là vì bản thân không thấu hiểu được trách nhiệm của DPV và BQV cộng với chửi bậy nên tôi không thể làm quản trị viên được. 27.66.47.69 (thảo luận) 17:08, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh đã xóa thảo luận này của Nacdanh vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 09:11, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
Nguyenmy2302 đã xóa thảo luận này của 27.66.47.69 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:17, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
NguoiDungKhongDinhDanh đã xóa thảo luận này của Nacdanh vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 09:11, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
Nguyenmy2302 đã xóa thảo luận này của 27.66.47.69 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:17, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời

Tôi thấy Nacdanh không cần thiết phải đôi co, để ý thể loại "troll" này làm gì cho tốn thời gian. Cơ bản tư duy con người này chỉ được có vậy, lấy chửi bới, văng tục ra làm thỏa mãn, dùng cách đó để mua vui cho mình. Với thể loại này kinh nghiệm xương máu là cho ăn "bơ" vĩnh viễn. Hãy dành thời gian quý báu của mình cho các hoạt động khác tốt đẹp hơn, xứng với lý trí và mục tiêu cao đẹp mà bạn và tôi đang theo đuổi. Nguyenhai314 (thảo luận) 08:48, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

  1.  Ý kiến Nếu bất cứ phương án nào được thông qua, nên có một bộ lọc nào đó thích hợp để chặn bài viết mới từ những thành viên chưa đủ điều kiện dùng CT. Bên en có bộ lọc 782 nhằm thực hiện điều đó, có lẽ nên nhập về nếu được và sửa cho phù hợp. #MASTERENDLESS (thảo luận) 15:08, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đồng ý, tôi sẽ nghiên cứu bộ lọc này nếu có thể.  A l p h a m a  Talk 08:59, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Lúc trước tôi đã chặn tài khoản dưới 2 tiếng tuổi dùng CT bằng bộ lọc 88 (Spam). Nếu có thì cũng tương tự vậy. P.T.Đ (thảo luận) 07:30, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chất lượng bài của thành viên Diepphi

Có 2 vấn đề tôi muốn nêu ra ở đây:

  1. Thành viên Diepphi chuyên tạo bài về các quan viên (cá nhân tôi cho rằng khá nhiều không đủ độ nổi bật), văn phong rất "sử" nhưng không hề bách khoa. Điển hình bài tạo gần đây, mời mọi người thảo luận tại Thảo luận:Đỗ Tuệ Kỳ. Ngoài ra có thể tham khảo một số bài khác: Trương Chiêu (không nguồn, văn phong nhiều đoạn khó hiểu), Lưu Nghị, Chu Xước (đều là vấn đề văn phong), Quản Lộ (kể chuyện hơn là bài bách khoa),.....
  2. Thành viên này viết bài chỉ sử dụng thẻ ref mà không dùng bất kỳ bản mẫu cite nào, không xếp thể loại, không có infobox, nhưng lại có dấu hiệu độc chiếm bài. Bài Đỗ Viện tôi đã sửa lại một ít văn phong, định dạng lại nguồn, thêm thể loại, thêm infobox. Tôi cải thiện không ít bài nhân vật lịch sử từ Trung sang Việt, nhưng kể từ khi tôi bắt đầu viết bài chất lượng, gần như đây là lần đầu tiên bị cho là phiên bản cải thiện kém hơn phiên bản cũ. Mời các thành viên xem xét 2 phiên bản của bài Đỗ Viện:của tôicủa Diepphi

– ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 15:09, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Văn phong thì chắc là do trích sử liệu ngày xưa, cố sửa lại là được. Chú thích cũng vậy, làm theo chuẩn định dạng không khó, tôi cũng thấy các dạng chú thích mới rất đẹp, dễ thêm đấy chứ. 27.66.47.69 (thảo luận) 15:54, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thành viên này là thành viên rất cũ, nếu cố sửa được thì mấy trăm bài tạo mới đã có thể cải thiện văn phong rồi, không đợi đến bây giờ. Thành viên cho rằng bài do thành viên ấy tạo ra thì có quyền sử dụng theo một form nhất quán (không định dạng, dẫn link wiki dù "không được dùng wiki làm nguồn") – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 16:15, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Ý kiến Đồng ý với đpv NhacNy2412 là phần nhiều những người này đều không đủ nổi bật. Những ông quan viên kiểu này thời xưa không thiếu, nhiều ông bên zhwiki còn chẳng có bài. Tôi cho rằng cần phải tuần tra lại những bài thành viên này đã tạo và tiến hành xóa những bài không nổi bật nếu cần thiết. Hari caaru (thảo luận) 16:39, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tớ không rành mấy anh em quan lại này lắm nhưng cũng không khoái lối viết "liệt truyện". Nhà tớ có mấy quyển sử liệu xưa như kiểu Sử ký Tư Mã Thiên, cũng dễ đọc đấy, nhưng đọc như nhai cỏ vậy, chả ngộ ra được gì. Với cả ai biết được ngày xưa cụ Thiên có cay anh Triệt thiến dái ổng mà bơm đểu vài câu không? Hê hê. Tớ hay đọc sách mấy lão sử gia thời nay phân tích ấy, chính trị, quân sự, kinh tế có cả, nó hiện đại, dễ vào. Cơ bản, tớ mù tịt chữ Tàu. 27.66.47.69 (thảo luận) 16:46, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Hari caaru Tôi vừa "thử" tuần tra một vài bài và gắn vài bản mẫu wiki hóa và thiếu nguồn. Nhưng nếu muốn rà soát hết tất cả các bài của thành viên này thì hoặc là cần thời gian, hoặc là cần nhân lực, bởi số lượng trang chính mà thành viên này đã tạo sắp đạt mốc 1000 bài. Thành viên được BQV TuanUt trao quyền autopatroller từ 2015, từ đó đến nay gần như hiếm ai tuần tra bài do thành viên tạo ra (trước đó cũng gần như không), số lượng cũng xấp xỉ 400 bài. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 16:51, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

[Thông báo] Triển khai mặc định giao diện Vector mới

Xin chào, thông qua cuộc thảo luận ở đây thì có vẻ như cộng đồng không có ai phản đối việc triển khai giao diện Vector mới ở Wikipedia tiếng Việt, nên Web Team quyết định chính thức triển khai giao diện này một cách mặc định trong một vài tuần tới (khả năng là tuần tới, nhưng chưa có ngày cụ thể).

  1. Mặc định là thế nào? À tức là nó sẽ được bật mặc định cho tất cả người dùng trên Wikipedia tiếng Việt thay vì như hiện tại là chỉ những ai vào Tùy chọn bật nó lên thì mới dùng được thôi (hiện mặc định đang là giao diện Vector cũ), tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tắt nó tại thanh bên bên trái (có nút tắt) hoặc vào Tùy chọn>Giao diện>Chọn tích "Chế độ Vector cũ".
  2. Giao diện Vector mới hiện có gì so với giao diện cũ? Có nhiều thứ, và đến bây giờ Web Team vẫn đang tiếp tục phát triển các tính năng mới. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Vector mới sẽ có các tính năng cụ thể như sau:
    1. Menu người dùng: Nhét tất cả các liên kết liên quan đến người dùng (như: Đóng góp, trang nháp, trang theo dõi...) vào một dropdown menu rồi cho lên trên cùng trang thay vì rải rác như hiện nay.
    2. Nút bấm chuyển đổi ngôn ngữ mới : Giờ thì việc chuyển đổi ngôn ngữ bài viết thay vì nằm ở thanh bên trái sẽ được bê lên trên đầu trang và nhét vào trong một nút bấm. Việc thay đổi vị trí này sẽ giúp người đọc biết được về công cụ này hơn so với vị trí "khó thấy" trước đây.
    3. Tiện ích tìm kiếm mới: được di chuyển đến một vị trí dễ thấy hơn - đầu trang, và kết quả tìm kiếm sẽ trực quan hơn với hình ảnh + mô tả, giúp người đọc dễ dàng click được vào kết quả họ đang tìm kiếm hơn.
    4. Thanh bên thu gọn được: Thanh bên trái sẽ có thể thu gọn lại thay vì mặc định mở rộng như trước đây, tiết kiệm diện tích hơn, giúp người đọc tập trung vào nội dung bài viết hơn và không gây rối giao diện bài viết.
    5. Thu nhỏ logo: Thu nhỏ logo, cái này giúp cho nhóm tiến hành các thay đổi với thanh bên và header dễ dàng hơn trong "tương lai" (tương lai này giờ mới có thanh bên thôi, còn header thì chưa làm).
    6. Giới hạn chiều rộng nội dung: Cái này nhiều người có vẻ không thích, nhưng nhóm đưa ra quyết định giới hạn chiều rộng nội dung dựa trên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dòng có càng ít chữ thì việc đọc càng trở nên dễ dàng hơn, người đọc lưu giữ thông tin sau khi đọc được tốt hơn, và tất nhiên là nhìn giao diện nó gọn hơn. Đừng lo với những khoảng trắng thừa thãi, nhóm sẽ tận dụng nó triệt để.
  3. Tương lai có thể có thêm gì? Chưa rõ ràng, nhưng mình có thể liệt kê hai dự án tương lai tiêu biểu của nhóm như sau:
    1. Header dính: header luôn có mặt ở đầu trang, bạn sẽ không phải cuộn lên cuộn xuống nhiều nữa. Header gồm: Tên bài, Nút sửa đổi, trang thảo luận, lịch sử, ngôn ngữ, menu người dùng...
    2. Mục lục: Sẽ luôn có một mục lục hiện hữu trên header dính, tức là bạn cũng không phải cuộn lên để tới mục lục nữa mà sẽ có thể truy cập mục lục từ header dính luôn. Tuy nhiên tính năng này còn hơi xa.
  4. Thế giờ liên kết khoản mục Wikidata ở đâu khi mà bạn đã rời cột ngôn ngữ đi rồi? Đây chỉ là tạm thời, nhưng vì một vài lý do nên hiện tại liên kết khoản mục Wikidata sẽ nằm ở mục "Công cụ" ở thanh bên bên trái. Trong tương lai khi lý do trên được giải quyết thì khoản mục Wikidata sẽ quay trở lại nằm cùng khu vực với nút bấm thay đổi ngôn ngữ (tức là trên header nha).

Hình ảnh

Đây là một bản thông báo cũng như tóm tắt các tính năng của giao diện Vector mới, nếu bạn có câu hỏi gì về giao diện Vector mới hoặc phát hiện lỗi gì xin hãy bình luận bên dưới, xin cảm ơn! – Tiểu Phương 話そう! 16:20, ngày 8 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Thú mỏ vịt
Wikipedia:Thảo luận
Thảo luận Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh
Xtools và tọa độ trong bài viết (GD mới)
Xtools và tọa độ trong bài viết (GD cũ)
  •  Ý kiến Không rõ là bây giờ góp ý thì giao diện mới có khả năng cải thiện thêm không nhưng tôi cứ nêu ý kiến ở đây vậy. Tôi thường sử dụng công cụ Xtools để hiển thị thông tin cơ bản về trang, tiện cho các công việc bảo trì. Ở giao diện cũ thì phần tọa độ title nằm gần sát lên đường phân trang, nhưng sang giao diện mới thì vị trí lại bị hạ xuống, đè lên ngay thanh Xtools, cái này khá bất tiện. Ngoài ra có một số vấn đề ở giao diện mới mà cá nhân tôi thấy không bằng giao diện cũ: một số nơi chữ bị to lên, không hợp mắt (như chữ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ngay dưới tên trang, hay những tiện ích trong phần dropdown của Trang, Người dùng và TW); đặc biệt là những menu dropdown này hiện hơi bất tiện, ở GD cũ thì chỉ cần houver là menu đã xổ xuống, nhưng nay phải click vào, khi không cần nữa lại phải thêm 1 cái click để thu gọn. ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 05:01, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Liên kết ngôn ngữ chạy xuống cuối trang. Cat-a-lot lửng lơ gần đầu ảnh.

@Bluetpp: Cái giao diện Vectơ này chỉ đổi giao diện, không thêm bớt tính năng gì hả bạn? Ước gì người ta phát triển thêm nhiều tính năng dành cho người đọc, ví dụ như lưu bài viết, có "thư mục cá nhân" để vào mà xem lại bài viết đã lưu,... Tôi thấy giao diện bây giờ thiên về sửa đổi hơn là đọc. Anh (thảo luận) 16:22, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Đức Anh:
Nhìn sang thanh bên, kéo xuống dưới (à, với bạn thì là kéo lên trên), xem mục In/xuất ra, nhấp vào Tạo một quyển sách.
@Alphama: Nhờ bảo quản viên giao diện Alphama tìm giúp bản mẫu nhúng vào trang này rồi xử lý giúp tôi dòng chữ phía dưới nút Khởi động bộ tạo sách, tiện tay khoá hoàn toàn mấy bản mẫu nhúng vào trang đặc biệt luôn.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 20:13, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Trong đầu tôi không nghĩ đến một thứ rườm rà và khó sử dụng như vậy. Tôi đang cần một thứ gì đó nhanh và tiện như trên ứng dụng di động. Mời bạn Bluetpp trả lời. – Anh (thảo luận) 02:48, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Giao diện Vector mới không thêm bớt tính năng mà chỉ tối ưu hóa những gì đã có sẵn thôi bạn ạ, cũng không can thiệp vào nội dung bài viết. Việc này đã được nêu rõ trong phạm vi của dự án rồi. – Tiểu Phương 話そう! 03:10, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Người ta phát triển giao diện này chủ yếu cho Wikipedia, còn các dự án khác như Wikibooks không có tùy biến gì sao bạn? – Anh (thảo luận) 03:23, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Cái này thì tôi không rõ lắm, nhưng tôi không thấy nói gì đến việc đối với các dự án khác ngoài Wikipedia thì sẽ có khác biệt gì, nên tôi đoán là không có @@ – Tiểu Phương 話そう! 04:03, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Giao diện này giới hạn chiều rộng khi ta zoom out đến vô cùng, nhưng không giới hạn chiều rộng khi ta zoom in đến vô cùng. Tại sao vậy bạn? – Anh (thảo luận) 05:01, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Đức Anh Tôi không hiểu bạn đang nói gì lắm? Ý bạn là zoom in zoom out trên trình duyệt á? – Tiểu Phương 話そう! 08:57, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Đức Anh: Xin chào, khác biệt giữa wikipedia và wikibooks có lẽ là ở tính năng tìm kiếm. – Tiểu Phương 話そう! 10:49, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

 Ý kiến Mặc dù đã sửa lỗi nhưng tôi vẫn thấy tọa độ bị đè lên xtools: [9] Flyplanevn27 (Thảo luận) 04:28, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Những 2 biểu tượng khóa 30/500. ^_^ Keo010122Thảo luận 10:55, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Huyện cấp thị (Trung Quốc)#Tên bài

Mời mọi người thảo luận về vấn đề tên bài của Huyện cấp thịĐịa cấp thị tại đây. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 06:28, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Khách Trú:
Vui lòng không sử dụng bản mẫu {{ping}}, {{user}} hay bất cứ phương thức gây chú ý gián tiếp qua thông báo nào khác với số lượng lớn.
Có nhiều người trong số đó đã nghỉ, số khác ít khi thảo luận, nên không cần làm phiền (hay nặng hơn, quấy rối) họ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:20, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

16:20, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Luật Hướng đạo

Hôm nay tôi vô tình lướt qua bài này, thấy trong bài hết một nửa là văn bản "nguyên mẫu tiếng Anh". Không rõ là vi.wiki có chấp nhận việc này không? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 03:28, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

NhacNy2412 Phải dịch ra chứ không được để vậy, đây là Wikipedia tiếng Việt, không phải tiếng Anh.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:01, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Thienhau2003 Thành viên tạo bài Motthoangwehuong đã ngừng hoạt động từ tháng 4. Không biết là mảng bài này còn ai phụ trách? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 04:06, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
NhacNy2412 Vậy thì em không biết rồi.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:10, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Tất nhiên là viwiki không chấp nhận việc này rồi, nhờ bạn xóa bỏ phần tiếng Anh của bài, còn đối với phần tiếng Việt thì treo biển nếu có vấn đề tương ứng. – Tiểu Phương 話そう! 05:43, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412, Thienhau2003, và Bluetpp:

Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:13, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NguoiDungKhongDinhDanh: Bài Luật Hướng đạo không hề được gắn biển đang dịch, đồng thời check lịch sử trang thì nội dung tiếng Anh đã có từ thời điểm tạo bài vào năm 2007 và đến nay không hề thấy là "đang được dịch", do đó xóa phần tiếng Anh là cần thiết. Tôi nghĩ muốn được để phần tiếng Anh trong bài thì thứ nhất là nên được gắn biển, thứ hai là nên "đang được dịch" trong một khoảng thời gian gần đây. Vả lại, nếu muốn dịch bài thì hoàn toàn có thể làm việc đó vào trong nháp hoặc công cụ BDND, vì vậy một lần nữa tôi ủng hộ việc xóa các đoạn tiếng Anh trong bài viết trên Wikipedia tiếng Việt. – Tiểu Phương 話そう! 06:56, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Bluetpp:
Tôi chỉ muốn mọi người (tất cả) để ý hơn đến mấy thể loại bảo trì thôi, không ý kiến gì hết.
Lần cuối đi dò Thể loại:Bài đang được viết, tôi phát hiện nhiều người đặt biển đang viết, quay đi làm việc khác rồi quên hẳn luôn, nên bài tồn kho suốt 7 8 tháng.
Chắc Motthoangwehuong cũng vậy.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:00, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hoa Kỳ

Đây là một bài viết chọn lọc cũ, từ năm 2007. Đến nay thì bài rất dài nhưng chất lượng đi xuống, nhiều đoạn hoàn toàn không nguồn. Không rõ là những bài như thế này thì nên đem ra rút sao hay chỉ giáng sao thôi là hợp lý? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 09:47, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412:
Bạn có thể xem qua en:WP:GVF để biết nội dung tốt và chọn lọc khác nhau ở đâu.
Nếu bạn không muốn đọc, thì nhận định của tôi là đem ra rút sao.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 09:50, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nên viết theo phiên âm tiếng Pháp hay nguyên mẫu tiếng Anh?

Chào các bạn. Hiện nay tôi thấy trên Wiki chưa có sự đồng nhất về vấn đề này, đặc biệt là ở phần tiêu đề bài viết (article). Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt của chúng ta theo truyền thống thì bao gồm cả từ mượn, chủ yếu từ tiếng Hán và tiếng Pháp. Tuy nhiên trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh là ngoại ngữ độc tôn số 1, được ưa chuộng và sử dụng phổ biến thì hệ thống từ vựng tiếng Việt của chúng ta, nhất là trên Wiki lại phát sinh một vấn đề khác. Những khái niệm đã sử dụng lâu đời như "Cà phê" thì vẫn giữ nguyên cách gọi phiên âm từ tiếng Pháp, thay vì chuyển sang cách viết "Coffee" như trong tiếng Anh. Nhưng một số danh từ riêng như đất nước Kuwayt trong tiếng Ả Rập, theo truyền thống bấy lâu nay người dân Việt Nam vẫn quen gọi và quen hiểu là "Cô-oét" rồi, đây là phiên âm trực tiếp từ tiếng Pháp. Tuy nhiên trên Wiki chúng ta lại viết theo nguyên mẫu tiếng Anh là "Kuwait", tạm đọc là Kiu-uết, hoàn toàn xa lạ với đại bộ phận mọi người. Vậy theo các bạn, chúng ta nên viết tên quốc gia này như thế nào trên không gian Wiki cho đồng nhất? Kuwayt, Cô-oét, Cô Oét hay Kuwait ?? TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 10:26, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Mời xem Wikipedia:Tên bài.  A l p h a m a  Talk 12:58, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

New Wikipedia Library collections and design update (August 2021)

Hello Wikimedians!

The TWL OWL says log in today!

The Wikipedia Library is pleased to announce the addition of new collections, alongside a new interface design. New collections include:

Additionally, De Gruyter and Nomos have been centralised from their previous on-wiki signup location on the German Wikipedia. Many other collections are freely available by simply logging in to The Wikipedia Library with your Wikimedia login!

We are also excited to announce that the first version of a new design for My Library was deployed this week. We will be iterating on this design with more features over the coming weeks. Read more on the project page on Meta.

Lastly, an Echo notification will begin rolling out soon to notify eligible editors about the library (T132084). If you can translate the notification please do so at TranslateWiki!

--The Wikipedia Library Team 13:23, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)

This message was delivered via the Global Mass Message tool to The Wikipedia Library Global Delivery List.

Cập nhật giao diện Noarticletext, Newarticletext

Mời các bạn cho ý kiến về việc cập nhật giao diện trang mới tại Thảo luận MediaWiki:Noarticletext. – #MASTERENDLESS (thảo luận) 16:20, ngày 11 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hỏi về bản mẫu

Lúc trước khi lượn qua một bài thì tôi thấy có sử dụng 1 bản mẫu để rút gọn phần Tham khảo (giới hạn phần liệt kê chú thích lại thành hộp có thanh trượt), thay cho thẻ div mà nhiều trang thường dùng. Lúc đó tôi đang vội làm các thao tác khác nên lướt qua, giờ lại không nhớ được tên bản mẫu. Không biết có thành viên nào biết bản mẫu này không? – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:18, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@NhacNy2412: Ở đây nhé bạn. Nhân tiện cho mình hỏi bao giờ thì cái poll huyện cấp thị xong để có thể đổi tên bài thành đô thị cấp huyện vậy bạn. Mình cảm ơn. Gamatci (thảo luận) 16:48, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đợi đến Tết Công gô nhé bạn :) . Riodenois (thảo luận) 04:01, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bài đó cũng dùng thẻ div. Tiện thể, bảo quản viên @Nguyentrongphu: có nhận xét gì về người dùng ngay phía trên tôi đây không?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:08, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bản mẫu {{Hộp cuộn}} này đúng không? – #MASTERENDLESS (thảo luận) 11:20, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NgocAnMaster Cảm ơn bạn nhưng không phải cái này. Bản mẫu tôi thấy không có viền ở ngoài, tên sử dụng cũng liên quan đến rút gọn, tham khảo hay chú thích gì đấy. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 11:35, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu đề bài về bộ phận và đơn vị quân sự Việt Nam

Tôi nghĩ là nên rút gọn tiêu đề bài về các bộ phận và đơn vị quân sự Việt Nam, chỉ để tên đơn vị (Chẳng hạn, "Sư đoàn 370"). Nếu tên đơn vị gặp trùng lặp với quân đội khác, chú thích sẽ được đặt đằng sau tên đơn vị, bỏ trong ngoặc và là tên nước đó (Chẳng hạn, "Sư đoàn 370 (Việt Nam)". Tôi thấy cách này đang được enwiki áp dụng, chứ tên các bộ phận và đơn vị quân sự Việt Nam ở viwiki có tiêu đề hơi dài quá (như "Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam").STAIDCONTEXT (thảo luận) 01:22, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thành phố cấp huyện hay thị xã

Hiện nay ở loạt bài về các đơn vị hành chính của Trung Quốc trên Wikipedia tiếng Việt không thống nhất cách dịch thuật ngữ huyện cấp thị thành thị xã hay thành phố cấp huyện, dẫn đến tình trạng cùng một đơn vị hành chính khi xuất hiện ở bài viết này thì được gọi là thị xã và ở bài viết khác lại là thành phố cấp huyện. Những sự không khớp đó có rất nhiều. Đề nghị các bạn có trách nhiệm đưa ra hướng giải quyết vấn đề này. Gatcima (thảo luận) 01:46, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Gatcima: Họ còn đang bận đi tám chuyện trên Facebook và các mxh khác, bận đi tiêu diệt các thành viên mà họ ngứa mắt cho dù họ có đóng góp cho Wiki cỡ nào đi chăng nữa, bận đi viết tool để quét lỗi bài viết cho nhàn thân (dựa hoàn toàn vào robot) thay vì làm thủ công, bận đi tranh nhau danh hiệu, bận đi viết mấy bài viết về ca sĩ này diễn viên nọ ở showbiz, bận bỏ hoang các bài viết mang tính khoa học hàn lâm, bận... bận..., nói chung là bận nhiều thứ lắm :)) Họ không có đủ kiến thức để trả lời câu hỏi này của bạn đâu :) . Riodenois (thảo luận) 03:59, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Này, anh bạn kia. Rảnh rỗi thì ngồi ngay ngắn viết bài giùm, bớt đa nhân cách lại. Wikipedia không phải là trạm y tế phường. Có sở thích chọc ngoáy thì vui lòng lên Facebook tạo trăm cái acc đi lùa bò cho thỏa mãn, còn ở wiki dân trí không thấp tới mức để bị dắt mũi. VN thì ra rả suốt ngày 4.0, mà đòi làm thủ công thay vì dùng robot, hóa ra là 0.4 à. P.T.Đ (thảo luận) 05:44, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Tôi không còn đường lùi anh nhé. Đã bị các anh định danh tôi là rối, là kẻ phá hoại rồi, tay đã dính chàm chỉ còn cách vậy thôi. Nếu không bị Q.Khải nó chụp mũ cho tôi là phá hoại khi tôi sửa huyện cấp thị thành thành phố cấp huyện thì tôi đã không phải tạo các clone để tránh sự xét nét của các Bqv "thông minh" "tay nhanh hơn não" kiểu như Q.Khải như thế. Tại sao khi tôi có vấn đề thì cả tổ chức Wiki tiếng Việt đem tôi ra đấu tố, còn Q.Khải và những người liên quan khác không bị gì vậy? Riodenois (thảo luận) 07:14, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Riodenois: Từ từ nào, luôn có đường lùi. Bạn có bị cấm chỉ đâu, chỉ mới cấm do dùng nhiều tài khoản tự tung hứng thôi. Giờ bình tĩnh lại, kiểu gì bạn sẽ bị kiểm định và cấm các tài khoản mới này thôi. Nghỉ vài ngày rồi tạo 1 acc làm lại từ đầu giùm tôi. Bạn chơi trò tay trắng tay đen, tự tung hứng thì đương nhiên ai mà tin tưởng bạn được. Còn chỗ Q.Khải thì tôi không rõ lắm, thảo luận đó hồi tháng 4 năm ngoái, lúc đó tôi không có mặt nên không biết. Giờ tập trung hiện tại, chuyện gì qua thì cho qua, rửa tay gác kiếm làm chuyện có ích đi. P.T.Đ (thảo luận) 07:27, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Kể cả giờ nếu tôi có quay trở lại, theo như cách làm việc của các anh, các anh cũng sẽ truy cùng bắt tận tôi mà thôi. Cứ xuất hiện account là sẽ trảm. Đổi IP, thay thiết bị sẽ chặn. Nói tóm lại là vô vọng. Riodenois (thảo luận) 07:20, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mời anh lật xem lại lịch sử đóng góp của các clone của tôi trước khi xảy ra vụ việc. Tôi đã làm gì sai???!!! Riodenois (thảo luận) 07:22, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bài viết trộn tiểu sử nhân vật

Có khoảng 20 bài viết dạng tiểu sử nhân vật bị phá hoại theo kiểu cùng một tên bài nhưng phần trên nói về một người sinh năm 19xx, phần dưới lại nói về một người khác sinh năm 2kxx và có kèm theo link quảng cáo dịch vụ Facebook. Những bài viết thế này tồn tại cả năm nay. Gatmaci (thảo luận) 02:22, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Gatmaci Vậy mời bạn liệt kê ra – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 02:37, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Gatmaci: Bạn góp ý với bọn vô ơn này làm gì? Riodenois (thảo luận) 03:49, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
 Tôi nghe như có tiếng vịt đang quàng quạc vào loa – Nguyenhai314 (thảo luận) 03:56, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu:  Tôi thấy giống một con vịt Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:19, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vịt nhiều quá ăn sao hết, có khi nó còn quậy sân nhà hết, cần bán gấp.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:36, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

LỜI TUYÊN BỐ

Trước khi có vụ biểu quyết về việc cấm tài khoản Wikipedia tiếng Việt của tôi, tôi đã đóng góp cho Wikipedia tiếng Việt rất nhiều mà không gây ra sai phạm gì. Ngược lại người ngu dốt gây ra sai phạm là Q.Khải, Mongrangvebet, Alphama lại không bị xử lí. Vì vậy tôi xin nguyện dành cả quãng thời gian còn lại của cuộc đời để phá hoại Wikipedia theo đúng như những gì các bạn đã chụp mũ. Bắt đầu từ bây giờ tôi sẽ phá hoại đa chiều, phá hoại trên diện rộng, bằng các hình thức vừa thô thiển trực diện, vừa âm thầm, tinh vi và bền bỉ. Chấp mọi kiểu cấm IP, cấm dải IP, cấm tài khoản, đặt bộ lọc, đặt từ khoá, tuần tra liên tục hay phán đoán mò mẫm chụp mũ, bắt rối bắt vịt... Đây xem như là cách tôi phản đối lại cách làm việc mất dạy của các thành viên hiện tại đang điều hành Wikipedia tiếng Việt vậy. Riodenois (thảo luận) 05:49, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bọn nó vừa hèn vừa đông, anh chống sao lại =)) Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 06:34, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Khổ vậy, muốn làm người lương thiện cũng không xong. Bộ máy chúng nó thế mà :)) Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 05:54, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ: Đã đủ để anh cấm chưa, hay còn phải chờ nữa? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 05:51, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ngồi rình mà đớp như chó vậy =)) Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 06:00, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cứ xem đã. Coi như đang xem kịch câm. P.T.Đ (thảo luận) 05:57, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ:
Dạo này công việc tuần tra dồn đống, người có thể giúp được thì không chịu ra ứng cử, rối loạn cảm xúc rồi tuyên bố nghỉ, bảo quản viên không ai không bận, ca sĩ nhồi scandal vào mũi dân mạng, rối được mùa dịch mở tài khoản như nấm sau mưa, Tin nhắn bảo quản viên hàng tá việc chờ người giải quyết, bài tràn ngập thông tin giả, anh nói tôi nghe, xem kịch câm là xem thế nào cơ?
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:03, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cảm thấy mệt thì nghỉ moẹ mài đi, ai ép =)) Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 06:37, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi muốn xem thêm vài dấu hiệu. Bạn đừng để ý nhiều quá, tập trung thứ cần quan tâm là được. P.T.Đ (thảo luận) 06:06, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.Đ:
À, ngoài việc tuần tra nội dung, đối phó phá hoại, chống rối, dọn dẹp liên wiki, yêu cầu kiểm định, dịch lại bản mẫu, giải quyết mấy cái gadget ra thì tôi không quan tâm nổi việc gì khác nữa.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 06:10, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tau thấy mài còn lùi sửa n/g/u nữa cơ mà =)) Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 06:40, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Có vẻ như full combo nên bị quá tải, làm 1-2 cái cho đỡ nhức đầu. Tháng năm nào mà chẳng có rối rắm. P.T.Đ (thảo luận) 06:12, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Lâu lâu có mấy thành phần ngây thơ thế này, tôi lại thấy có chút tính giải trí. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 06:33, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chội ôi, thoại hay "xức xắc" luôn á! 🤩 14.169.142.153 (thảo luận) 06:00, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ghê. Keo010122Thảo luận 06:04, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mùa dịch cũng đâm ra nhiều thành phần rảnh rỗi, lập acc rối lên fb chửi không xong, giờ lên Wiki tiếp tục khua môi múa mép. Q 06:11, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Hít drama nhiều đến nỗi tràn dịch màng phổi, phình động mạch chủ bụng, suy hô hấp, bệnh DRAMA-19. Có mỗi cái vụ huyện cấp thị mà hậm hực mãi. Mọi người cứ keep calm, đóng góp wiki và lùi sửa phá hoại. — Dr. Voirloup💬 07:22, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Lại nhớ đến truyện Trước Khi Trở Thành Ác Quỷ Tôi Đã Từng Là Thiên Thần Đặng Đình Đồng 2 (thảo luận) 06:34, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi có làm gì sai đâu nhỉ? Sao gọi tôi là "người ngu dốt gây ra sai phạm", "chụp mũ"? Mọi người đồng thuận thế nào tôi theo mọi người chứ đi ngược lại đâu. — Dr. Voirloup💬 07:18, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Các bạn đừng như thế mà, mình rất buồn. 27.66.47.69 (thảo luận) 12:30, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi còn buồn hơn. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:32, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Này, nhân tiện, cái tay ở dưới không phải tôi đâu nhé, tôi cũng ngọn "l" "n" nhưng không biết Thủy Top, Thủy Tiếc là ai cả. 27.66.47.69 (thảo luận) 12:34, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ai chứ Tiền Khám thì tôi không lẫn được. Văn phong thường ngày của y hùng hồn lắm, phóng lợn ở đâu phồng tôm ở đó, có cẩu thả như thế bao giờ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:36, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi là clone của Riodenois, tôi xin rút lại tuyên bố trên. Mong BQT Wiki tiếng Việt xóa giúp. Gamacit (thảo luận) 03:47, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi không muốn gây thêm mâu thuẫn nữa nhưng tôi có 2 ý kiến thế này: Trước hết anh đã tìm hiểu xem ngọn nguồn câu chuyện và tại sao dẫn đến việc này không? Và người gây ra chuyện hiện vẫn đang nhởn nhơ. Thứ hai, dưới vị thế của BQV như anh, theo tôi, anh không nên nói thế. Gamacit (thảo luận) 04:55, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chuyện quá khứ xa lắc rồi bạn moi lên thì giải quyết được vấn đề gì? Chuyện cũng không tới mức phải cấm ai cả. Còn vụ tuyên bố thì bạn khỏi cần tuyên bố vì căn bản Wikipedia chả ngán ai cả (ngay cả Donald Trump cũng chả làm khó Wikipedia được). Tôi mà cấm dải dài nhất là bạn hết IP để nhảy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:09, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chuyện quá khứ xa lắc đấy nó là nguyên nhân dẫn đến việc tôi phải dùng nhiều clone. Gamacit (thảo luận) 05:33, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

bài thủy top bị xóa lội dung

Nói cho a Người dùng ko định danh nghe, a ko cần phải tố cáo tôi. Lội dung tôi. Thêm vào ở bài Thủy top có chú dẫn hẳn hoi a ko đọc wikipedia cho phát hành lôuj dung bằng giấy phép gì à? Tôi có quyền sử dụng thông tin đâng tai trên ưiki ở bất kì nơi nào. Người ta thêm vào xóa bỏ tôi thewm lại là hoàn toàn đúng vì ưiki ko gữu bản quyền nghe a. Khi phát hành là tôi đc dùng tự do đưng nên mat dạy đời tôi. thảo luận quên ký tên này là của 183.213.21.4 (thảo luận • đóng góp).

@183.213.21.4: "Quả bom sét"? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:24, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

cái .lội dung đó là do ưki ko cho dùng từ sét có x tôi ấn lút đăng máy ko cho lên tôi mới tìm những tư đó . Và thay thành sét anh thấy sai thi sưta.laij sao lai xóa bài tôi??? Người ta xía đi thì tôi lấy dùng vì noiij dung trên trang này là tự do ko của ai cả. Người ta vưits thì tôui lấy dubganh chưa làm gì tôi chưa giaithiaccah thì anh đã đòi khoa sủa đôur của toii. Anh đối xử với người mơia thế à???

Thuỷ Top

Thuỷ Top Vừa rồi mình có update thông tin Thuỷ Top về hình ảnh và những hoạt động gần đây. Do chưa rành về Wikipedia nên mình có lên group Facebook có nhờ chị Huỳnh Ngọc Khánh Minh viết bài lại với chi phí 500K, mình đồng ý là viết bài mang tính khách quan không tâng bốc. Nhưng cuối cùng bài viết đào lại bài báo năm 2006, tức là cách đây 15 năm, có rất nhiều khác biệt về quan điểm văn hoá lúc thời điểm đó và bây giờ, chưa kể khi ấy Thuỷ Top 2006 vẫn còn là học sinh vị thành niên. Bên cạnh đó các scandal có cái nhìn phiến diện về nhân vật, ngoài ra việc đưa thông tin cá nhân về ba mẹ, gia đình lên trang ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của nhân vật. Dù bài viết tiêu cực nhưng mình vẫn chuyển khoản chi phí với mong muốn chị Khánh Minh lùi lại lịch sử bài đăng cũ. Rất mong admin xem xét để bài viết lùi lại lịch sử và update thêm thông tin về hoạt động nổi bật của Thủy Top trong lĩnh vực kinh doanh là T-Entertainment. Các hoạt động thể thao, chạy bộ, thiền, tham gia các cuộc thi rèn luyện sức khoẻ mang tính lan toả giá trị tích cực. Để người đọc có góc nhìn đa chiều hơn về nhân vật. Tranthidieuthu2312 (thảo luận) 13:46, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn lưu ý 1 trong 5 cột trụ của Wikipedia chính là tính trung lập, vì vậy cả thông tin lẫn tốt hay xấu đều sẽ phải xuất hiện trong bài (bạn có muốn trả bao tiền cũng vô ích, và mình tin cũng chẳng ai nhận cả). Còn nếu bạn cho rằng bài viết đang có thiên hướng "xúc phạm" đến nghệ sĩ của mình, vui lòng bạn nêu vấn đề tại Thảo luận:Thủy Top để có thể thảo luận cùng các bên liên quan. Sau cùng, nhắc nhở bạn hạn chế trả tiền viết bài hay xảy ra những xung đột lợi ích ở đây, vì đây là công việc đóng góp hoàn toàn tự nguyện từ những biên tập viên khác nhau, thân mến. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:54, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đa chiều là có chiều tốt, chiều xấu, chiều xấu vừa vừa... nhé bạn. Tái định nghĩa giùm bạn. P.T.Đ (thảo luận) 14:44, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tóm lại là bạn đã trả tiền đúng không? Như vậy bài viết đã thiếu trung lập.  A l p h a m a  Talk 01:46, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi đang thắc mắc người được trả tiền trong vụ sửa đổi này là ai. Theo WP:PAID, người nào được trả thù lao phải công bố thông tin về khoản thù lao được chi trả trên trang cá nhân hoặc trang thảo luận của bài. Dựa theo những gì quý thành viên này nói thì bài viết mới được tu bổ gần đây và lịch sử bài viết, tôi nghi ngờ một số cá nhân sau có liên quan đến việc được trả tiền để viết bài. Mạn phép tag:
Đề nghị những quý thành viên, quý quản trị viên dưới đây, nếu ai được trả tiền để viết bài thì hãy công bố thông tin thù lao mà mình nhận được theo đúng quy định.
Vụ này có vẻ khá phức tạp và dính dáng đến luật pháp, xin nhờ quý BQV Nguyentrongphu, người có kinh nghiệm về các hình thức PR, trả thù lao và xung đột lợi ích cho ý kiến. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:18, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314 Tôi không nhận thù lao để "soạn thảo" Wikipedia, và cũng không có dự định đó (nếu không thì cũng sẽ không viết "phiến diện" như thành viên nói). Như thành viên đã nói thì thành viên không vừa ý những thứ tôi viết nên trả phí để tôi lùi lại toàn bộ sửa đổi đó. Còn lại phán định thế nào thì tùy mọi người, dù sao thì tôi cũng đã không sửa đổi bài này nữa – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 02:33, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi thú nhận là Trung Nam Hải từng mỗi tháng tài trợ cho tôi hai thùng Hảo Hảo và một thùng Omachi. Đó là lý do tôi chưa bao giờ thiếu mì tôm trong phòng trọ của mình cả. Nhưng không vì vậy mà tôi bất tuân nguyên tắc trung lập khi viết bài. 2402:800:61A6:BF4E:F8EE:D9F7:8751:6AD (thảo luận) 02:39, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Theo WP:PAID thì Biên tập viên nào được nhận thù lao vì những khoản đóng góp của họ phải công bố người chủ của họ, khách hàng, và các mối liên quan đối với bất cứ khoản đóng góp nào được trả thù lao. Điều này có nghĩa bất kỳ đóng góp nào của quý ĐPV trong bài, nếu được trả tiền thì phải công khai cho mọi người biết. Tôi nghĩ việc này dính dáng đến luật pháp và uy tín của quỹ Wikimedia, do đó, công khai số tiền được chi trả và người trả tiền sẽ góp phần tránh được những vấn đề phát sinh không đáng có. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:41, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đổi tên các bài viết giải đấu của FIFA

Tôi có thắc mắc là tại sao tên chính thức của giải đấu FIFA là Cúp (Cup) mà tên các bài viết ở viwiki là Giải vô địch (Championship)? Khi tôi để ý trong bài Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ ở bản tiếng Anh thì nó đề cập là trước đây giải được đặt tên là FIFA Club World Championship (dịch ra thì chính là tên hiện tại của bài) nên khi biên tập thì bị vướng mắc ở chỗ đó. Hơn nữa là tại sao tên các giải bóng đá cấp châu lục dành cho đội tuyển thì lại dùng đúng như Cúp bóng đá châu Á (AFC Asian Cup), Cúp bóng đá Nam Mỹ (Copa América), Cúp bóng đá châu Phi (Africa Cup of Nations). Tại sao các giải này không đổi thành Giải vô địch cho đồng nhất như Giải vô địch bóng đá châu Âu (UEFA European Championship) hay các bài viết về giải đấu của FIFA?

Vậy cộng đồng có ý kiến gì về việc đổi tên các bài viết giải đấu của FIFA từ Giải vô địch → Cúp? FCBM (thảo luận) 23:43, ngày 12 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

FCBM Thật ra cũng thấy được sự bất nhất này rồi, nhưng vì nó ảnh hưởng đến nhiều bài khác và bản thân ở Việt Nam có tật các thuật ngũ trên báo chí nhà nước thường không tự định hướng được dùng tên nào phù hợp mà cứ thấy "Wiki dùng gì, ta dùng đấy" nên việc đổi cần cân nhắc. Nên mở biểu quyết về vấn đề này, nếu là em thì em sẽ cho phép đổi vì nó thống nhất tên so với các giải khác.--Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:18, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thienhau2003 Vậy bạn có thể mở biểu quyết được không? FCBM (thảo luận) 04:22, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
FCBM Đã có rồi bạn, xem Wikipedia:Biểu quyết/Đổi tên các bài viết giải đấu của FIFA, bạn nên mời thêm nhiều người vào biểu quyết để có đồng thuận sớm nhé.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 04:44, ngày 13 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Biểu quyết không hợp lệ. Chưa thảo luận đủ 7 ngày. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:08, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không biết sao chứ theo ngu ý của tôi, cái tên nó nói lên tất cả rồi. Nhìn lại các ví dụ về các giải đội tuyển cấp châu lục của FCBM thì có thể thấy là tên giải tiếng Anh có chữ "Cup" (hoặc liên quan đến "Cup") thì dịch là Cúp, còn "Championship" dịch ra là "Giải vô địch", đúng bài rồi còn gì (không lẽ nếu dịch là Giải vô địch bóng đá châu Á thì tiếng Anh là Asian Championship?). Sự bất nhất này có lẽ xuất phát ngay từ tên tiếng Anh (hay tên không phải tiếng Anh) của giải, nhất là giữa 2 chữ "Cup" và "Championship". Khác biệt thế nào thì nhất thời tôi chưa thể chỉ ra được, nữa là biểu quyết. Đến cả Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Championship) còn phải đổi tên thành Cúp bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Asian Cup) là đủ hiểu nó khác bọt như thế nào rồi.

Nói chung là tên tiếng Anh của giải là gì thì tiếng Việt sẽ theo tinh thần nếu thế. Như vậy với tinh thần này thì không chừng Giải vô địch bóng đá thế giới (FIFA World Cup) có thể được dịch thành Cúp bóng đá thế giới (?). Tóm lại: tên tiếng Anh hoặc tiếng gì đấy có "Cup" → Cúp, "Championship" → Giải vô địch. Dễ hơn nhiều so với việc phải giải quyết sự bất nhất, đặc biệt nếu nó xuất phát từ tên tiếng Anh của giải đấu. HuyNome42 (thảo luận) 11:57, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Em vừa kiểm tra lại thì rất xin lỗi bạn FCBM là mình mở hơi sớm chưa đúng quy định. Hơn nữa, sau khi xem xét thì cái này nên dựa vào tên gốc tiếng Anh mà dịch sẽ ổn nhất, để đảm bảo đúng nghĩa tiếng Anh nhất như bạn trên đã nói.Thiện HậuPokémon Trainer (thảo luận) 14:29, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

ClockC Đang chờ quyết định của cộng đồng. FCBM (thảo luận) 15:16, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhờ cấm các clone

Thời gian qua do vụ việc liên quan đến v/đ này nên tôi đã tạo rất nhiều clone. Tôi mới được biết đấy là vi phạm quy định một tài khoản của Wiki. Nay tôi liệt kê tất cả các acc mà tôi đang còn có thể log được vào để nhờ Ban quản trị Wiki deactive các acc đó. Ngoài các acc được liệt kê sau đây còn rất nhiều acc khác cũng là của tôi nhưng chúng đều là các acc mà tôi không lưu password và hoàn toàn quên psw của nó, trong số đó có cả các acc mà tôi thậm chí đã quên cả username (có nghĩa là các acc đó tôi không còn có khả năng login được nữa). Sau đây là danh sách liệt kê các acc như đã nói ở phần trên cùng, danh sách này nhờ cấm: Krochut, Tangzhidao, Swishjeer, Mossyryan, Quzhen, Quxian, Huyxian, Vietvqu, Stbbs, Adonius, Mohamoc, Gacimat, Gamatci, Gatcima, Gatmaci, Gacitma, Gamacit, Riodenois, Abiotakte, A28062021, F113A667, G758544, B964475, O418, O711, O971, Oysterx, Duetpr, BundariX, Rochakwan, Crestjeers, Septarival, Roleacme, Danknora, Войдите, Biostuan, Biotuan, Aribius, Biostal, Bariod, Diobal, Gibrov, Bleedrock, Dioket Tonga, Mccoypocks, Gztz, Gtzeng, Gztrx, Bztuan, Đặng Đình Đồng, Đặng Đình Đồng 1, Baidubaikewiki, Bodkaya, Vanlichob, Faunltcr, Kitenbet, Infogovcn, Obitol, Kuanqhuy, Chroxr, Đồ Thư Quán, Fangyuzh, QuShiXian, Tzenghao, Khách Trú, Trumbimat, Lưu Khuê Bích, Văn Xưa, Rượu Thịt Chó, Kho Văn Kiện, Boschzhvi, UBTVQH, YandexDriv, Q19012021, Votedlends, Laintoads, Parerues, Butchtibet, Wadsmanse, Wrackmews, Wendidries, Airskink, Pandadeat, Rickberet, Leachcart, Ritetamil, Slowsyacks, Loftybeets, Juleplimbo, Pondswafer, Annamidols, Bunksbuck, Nexusjinx, Creepsever, Kraftplead, Ampultight, Kelpjack, Polaremit, Scoopmazes, Comoolin, Beauxanvil, Opusming, Jonikneed, Teatseire, Linkmars, Hỉoshiaba8411, Cheapsusan, Abetsalpha, Merlevolvo, Aleutroots, Emitrink, Sidededwin, Trekssink, Faquora, Luckrewere, Tagsally, Bolepawed, Sfoxre2, QKhaiQ5, Piledcapek, Paredizzy, Beaurubs, Crueltruth, Walkslauds, Likedswept, Liaozhen, EarthPix, Olongfix, Lizhitong, Hiroegde, Mabudao, Guobi, DirectCtrl, Uykr, Ningde Yuan, Hyperledger, Levelcities, Natgeo, Geobital, Geopixel, LofterB, Sinoculture, Daoxianqu, Xianshiqu, Gaoloumi, Chroxr, Nuluv, Bindaq, KuanQ, DrivMan, Hungchilhyun, Cyclotus, Dantuo, Athosmt, Olongfit, 10692x, Baikebaidu, A16052020, Nguyễn Trí Long, Long Như Hổ Gamacit (thảo luận) 03:45, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

 Phản đối Có thể đây là chiến thuật "Chim mồi", diễn đến việc cấm oan thành viên. Nếu có thể, nên đem đi kiểm định Martin L. KingI have a dream 03:53, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hoan nghênh tinh thần khai báo của bạn. Nhưng không có chuyện BQV viwiki đi cấm hàng loạt tài khoản bởi được yêu cầu từ 1 phía. Nếu đây là toàn bộ tài khoản phụ của bạn và muốn deactive thì cách nhanh nhất là quên nó đi. Bắt đầu lại một hành trình mới trên wiki. P.T.Đ (thảo luận) 04:33, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Việc kê khai cũng như yêu cầu này đề phòng về sau nếu có ai lật lại vụ việc cho rằng tôi đã lạm dụng nhiều tài khoản và lại cấm một lần nữa thì tôi sẽ dẫn chứng việc đã đề nghị cấm các clone này. Còn việc yêu cầu có được thực thi hay không thì đối với tôi nó không còn quan trọng vì dù sao tôi cũng không còn log vào các acc đó nữa. Gamacit (thảo luận) 04:51, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành viên:DHN Mời bạn hỗ trợ checkuser nhóm rối này định kỳ để tiêu diệt sạch mọi con rối nằm vùng như cách bạn từng làm với nhóm Rối Chúa. Sau khi checkuser thì cấm luôn dải IP càng tốt để tránh việc tạo hàng trăm acc clone mới. Bên en, tôi thấy admin họ cấm rất gắt (cấm dải /32 một phát 3 năm liền, ví dụ dải T-Mobile). Xem Wikipedia:Thảo luận#LỜI TUYÊN BỐ. Nhóm rối này đã tuyên bố, thách thức cộng đồng và quyết tâm sẽ phá hoại lâu dài. Đây là vấn đề nghiêm trọng và cần phải áp dụng biện pháp mạnh nhất. Nhóm rối bên vi trình độ nhảy IP còn kém lắm mà cứ thích tác oai tác quái. Nhóm rối bên en còn giỏi kỹ thuật hơn nhiều nhưng cũng đành chịu thua các admin bên en vì họ mạnh tay hơn chúng ta rất nhiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:48, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành viên đã có tinh thần làm lại từ đầu và rút lại Lời tuyên bố thì cũng không cần làm khó nữa. P.T.Đ (thảo luận) 04:56, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
P.T.Đ Nhóm rối này rút lại lời tuyên bố hồi nào vậy? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:04, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ở trên kìa bạn, "Tôi là clone của Riodenois, tôi xin rút lại tuyên bố trên. Mong BQT Wiki tiếng Việt xóa giúp". P.T.Đ (thảo luận) 05:06, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ok, nếu đã có tinh thần cải ta quy chính thì tốt nhất từ nay bạn cần phải dùng duy nhất 1 acc. Mọi người sẽ không làm khó bạn nữa. Nếu phát hiện dùng rối tiếp thì đừng trách tại sao mai mốt không còn ai tin bạn nữa. Xây uy tín rất khó nhưng mất uy tin thì rất dễ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:13, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cảm ơn 2 anh PTD, Nguyentrongphu. Nhưng tôi xin nhắc lại, việc tôi dùng nhiều clone vì lí do bất khả kháng nhé. Đấy không phải phong cách của tôi. Gamacit (thảo luận) 05:39, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi xin không nói gì thêm nữa. Nếu có thể, nhờ các anh cấm acc này. Tôi là người có ân có nghĩa đàng hoàng. Tôi đang nợ anh P.T.Đ và nguyentrongphu thì nhất định sẽ có dịp tôi trả lại Gamacit (thảo luận) 05:44, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Gamacit Thôi khỏi, có ơn nghĩa gì đâu. Mà nếu muốn trả ơn tôi hay PTD, tôi nghĩ tốt nhất từ nay trở đi bạn đừng bao giờ dùng rối nữa + viết BVT/BVCL cho Wikipedia là tôi thấy vui rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:10, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Bảng chữ cái Kirin

Mời mọi người thảo luận về tên bài này tại Thảo luận:Bảng chữ cái Kirin#Tên bài. Đây là một bài thuộc dự án bài cơ bản, vấn đề cũng là vấn đề chung của hệ thống bài ngôn ngữ, hy vọng nhiều thành viên tham gia thảo luận. – ˜”*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 07:15, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Lắm lúc tôi cũng cần kêu gọi mọi người tham gia thảo luận bài viết mà không biết phải làm sao. Liệu có cách nào treo một banner riêng cho thảo luận bài viết? —  Băng Tỏa  11:09, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Bước đầu tiên chắc chắn là thảo luận tìm đồng thuận ở đây. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:17, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhân tiện cái thảo luận Thảo luận:Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam#Tên bài cũng đang "đắp chiếu". Có nhiều việc cần giải quyết nhanh gọn để chuyển sang công việc khác. Dự án tự nguyện nhiều khi khó khăn trong việc theo đuổi một cuộc thảo luận dài hơi. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:22, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Vô tính luyến ái xám

Tuơng tự như trên, nhưng thuộc một chủ đề tôi không hiểu. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:35, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thêm interwiki ở giao diện Vector mới

Giao diện Vector mới đã được bổ sung nút Sửa liên kết giữa ngôn ngữ, khi bấm vào sẽ hiện hộp thoại interwiki giống của Vector cũ.  Băng Tỏa  18:08, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Mọi người có ai dùng giao diện Vector mới mà biết cách thêm interwiki không thì giải ngố cho tôi với. Tôi bấm vào nút Khoản mục Wikidata ở cột bên trái bài Berlin (phim tài liệu) xong nhập tên bài bên en mà nó kêu là invalid và có thể cần phải merge hai Wikidata item này lại với nhau @.@ –  Băng Tỏa  10:57, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Băng Tỏa: Cách tốt nhất là chuyển lại về Vector cũ và thêm vào như thường. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:28, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bấm "Sửa liên kết giữa ngôn ngữ". P.T.Đ (thảo luận) 12:00, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa Bạn đã thêm được ở giao diện Vector mới chưa? – Tiểu Phương 話そう! 13:33, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@P.T.ĐBluetpp: Tôi đã thử bấm vào nút đó nhưng nó dẫn đến khoản mục Wikidata. Ở Wikidata thì tôi không biết phải sửa interwiki như nào. Ở trang Wikidata của một bài tiếng Anh, tôi bổ sung mã ngôn ngữ vi kèm tên bài tiếng Việt thì thông báo cứ nói là bài của en với vi là 2 item đứng riêng, cần phải merge chúng lại. Tôi nghĩ là mọi người cần phải kiếm thử một bài chưa có interwiki để làm thử thì mới hiểu được. Theo như edit của bạn Danh ở trên thì khi dùng giao diện vector cũ, hộp thoại liên kết interwiki sẽ giúp ta merge các item với nhau, không cần phải merge thủ công trên Wikidata (tôi nghĩ là thật sự không ai biết cách merge thủ công đâu). —  Băng Tỏa  14:50, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa A, tôi vừa liên hệ nhóm thì được thông báo đây là một lỗi mà nhóm đang fix rồi bạn ạ! Đáng lẽ cái link đó phải dẫn đến nơi giúp ta kết nối bài viết với wikidata đã có sẵn thay vì đến nơi tạo khoản mục wikidata mới. Hiện tại thì có 2 cách, 1 là bạn đổi về Vector cũ, 2 là bạn truy cập hẳn vào wikidata, sau đó search tên bài theo ngôn ngữ khác (tiếng Anh chẳng hạn) rồi add thủ công bài tiếng Việt. Cảm ơn và xin lỗi vì phiền phức này!
Ủa mà bạn không biết cách add thủ công sao? Ví dụ ở đây, bạn kéo xuống dưới cùng bên tay trái tại mục "Wikipedia", ấn "sửa" (edit), kéo xuống dưới cùng danh sách, gõ "vi" vào chữ "wiki" rồi gõ tên bài tiếng Việt vào, ấn lưu là xong. Cái bài tôi lấy làm ví dụ thì đã được liên kết mất rồi, nhưng bạn có thể thử thêm thủ công với bài khác chưa được thêm. – Tiểu Phương 話そう! 14:55, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Bluetpp: Thì tôi làm vậy nhưng lúc được lúc không. Tôi vừa kiếm ra được một bài nè. Tôi đã thử thêm như cách Phương nói nhưng không work. Bài tiếng Việt là Đối thoại với Solzhenitsyn còn bài tiếng Anh là en:The Dialogues with Solzhenitsyn. Khi add thì nó kêu failed vì "Site link enwiki:The Dialogues with Solzhenitsyn is already used by item Q7730065. Perhaps the items should be merged. Ask at d:Wikidata:Interwiki conflicts if you believe that they should not be merged." Phương thử xem sao. —  Băng Tỏa  15:50, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Oops, mình vừa lỡ qua bên enwiki thêm link theo cách bình thường (và đã link đc) rồi T--T Bạn có thể giúp mình tìm 1 bài khác cũng bị kêu failed được không huhu T--T – Tiểu Phương 話そう! 00:48, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Dự thảo thống nhất tên bài về sự kiện quốc tế trên toàn bộ vi.wp

Dẫn nhập thực trạng

Đang có thảo luận về tên bài tại Thảo luận:Cuộc tấn công của Taliban năm 2021, cần công đồng mở một biểu quyết để thống nhất tên gọi các loạt bài với số năm bên cạnh. Chi làm 3 trường hợp:

Đang thảo luận ở trường hợp thứ ba, ở trường hợp này tôi thiên về bỏ từ nối năm, một số trường hợp hạn hữu mới có ngoặc đơn về thời gian. Mời cộng đồng mở biểu quyết để tranh tranh cãi không càn thiết và tạo quy chuẩn để thống nhất đồng bộ trên toàn bộ vi.wp. Để tránh thảo luận tản mạn, câu hỏi đặt ra:

  • Có nên bỏ từ nối "năm", trường hợp "A, năm" thì sao, nếu bỏ từ nối "năm" thì phiền các thành viên trả lời câu tiếp theo:
  • chiến tranh, quân sự, chiến dịch => có nên ngoặc đơn "năm diễn ra sự kiện"

Mời các thành viên xem chi tiết hơn tại Thảo luận:Cuộc tấn công của Taliban năm 2021. Xin phép gắn tên các thành viên@Nguyenhai314: hoặc @Alphama: hoặc @Nguyentrongphu: hoặc @P.T.Đ: hoặc @NguoiDungKhongDinhDanh: mở biểu quyết dứt điểm tình trạng lộn xộn trên sau khi đạt được đồng thuận căn bản tại đây. Xin cảm ơn.--Nacdanh (thảo luận) 08:10, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Kết quả giải pháp

Ngày 1:Theo giải pháp từ @Nguyentrongphu: cũng như một phần trách nhiệm một phần của người khởi xướng dù nhiều người có thể sáng dạ hơn tôi, giải pháp tạm thời ở nhóm tên gọi với năm tương ứng có một biện pháp cột trụ. Lưu ý, bạn có thể đưa ra những giải pháp hay hơn và thảo luận này đang dần có kết quả.

Câu hỏi đặt ra:

Hội thảo tên bài

  •  Ý kiến Ý kiến cá nhân của tôi về trường hợp thứ 3 thì ngược lại. Cần thêm từ nối "năm" vừa ngắn gọn, vừa làm rõ nghĩa vừa đúng chuẩn ngữ pháp tiếng Việt. Tôi nhớ không lầm thì tên một loạt thể loại ở vi.wiki đã được thêm từ nối là "năm". TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 08:18, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Xin lỗi nhưng bạn hơi lạc đề, tôi không quan tâm thể loại, yêu cầu bạn tập trung vào tên bài. Các thành viên lần lượt cho ý kiến. Sau đó nhờ nhóm BQV tổng hợp lại rồi kết luận hoặc mở biểu quyết sau 7 ngày thảo luận.--Nacdanh (thảo luận) 08:22, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Có thể lấy trường hợp tên bài sự kiện "Cuộc nổi dậy 8888" ở Myanmar làm ví dụ. Nếu ta giữ nguyên cách viết hiện tại, bỏ từ nối "năm" ở các bài viết khác thì ở bài viết vừa nêu, người đọc dễ hiểu lầm sang việc sự kiện xảy ra vào năm 8888 sau Công nguyên. Nhưng kỳ thực 8888 chỉ là con số viết tắt. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 08:28, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bạn tấu hài vừa thôi. Trường hợp bạn nói là trường hợp thứ nhất.--Nacdanh (thảo luận) 08:30, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy đối với trường hợp các sự kiện xảy ra vào các năm từ năm 1 đến năm 999 sau Công nguyên mà niên đại đó cần phải ghi vào tên bài thì sao? TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 08:36, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bạn tấu hài ít thôi. Bạn nêu một bài cụ thể xem.--Nacdanh (thảo luận) 08:37, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Không rõ wiki có tồn tại đến năm 8888 không nhưng đến lúc đó con cháu chúng ta sẽ lập biểu quyết mới :)) – — Dr. Voirloup💬 14:29, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nacdanh: Có thể lấy ví dụ về trận đánh Battle of Vosges (58 BC) thì số năm vừa là một phần không thể thiếu của tên sự kiện vừa có chức năng phụ họa thời gian diễn ra, bởi từ đó đến nay trong lịch sử đã có nhiều trận đánh cũng xảy ra tại địa điểm núi Vosges đồng thời cũng được đặt tên là Battle of Vosges. Vậy khi dịch tên bài này sang tiếng Việt ắt hẳn phải có từ nối "năm" hoặc bỏ trong ngoặc đơn rồi. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 07:07, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bạn lại luẩn quẩn hệ thống rồi, tạm gọi là ngộ nhận. Cái trận đanh là bạn gọi thì tên chính thức của nó là Trận Vosges được sách khảo cứu hoặc sử gia nghiên cứu ghi tên lại chính thức. Còn cái năm diễn ra chỉ nhằm phụ họa nên được xếp liên vào dạng hai với ngoặc đơn. Nếu số năm là tên chính thức thì đã không có ngoặc đơn. Số năm ở đây là tiêu chí phụ. Thứ hai, xét về cái trang định hướng bạn dẫn, tôi nhắc lại trong trang định hướng đó đều là các trận đánh với tên chiến dịch chính thức được sử gia hoặc học giả hoặc sách khảo cứu đề đạt lại, rõ ràng những chiến dịch được liệt kê đó đã có danh xưng và trận đánh tại cái núi đó chỉ là một phần trong các chiến dịch lớn nên mới có kiểu định hướng nửa vời đó. Trang định hướng đó nhằm gợi ý người đọc rằng "cái núi đó có những chiến dịch nào từng đi qua" và trong đó có một trận duy nhất trong phạm vi cái núi đó mà bạn dẫn đầu tiên là vào thời gian 58 BC.--Nacdanh (thảo luận) 07:20, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi thì lại thiên về việc bỏ từ nối "năm" ở trường hợp 2 và ba hơn, vì khi ấy sẽ ngắn gọn và không rườm rà. Hơn nữa, chỉ cần nhìn vào mấy con số thì người đọc biết đó là năm rồi, cần gì phải thêm? Martin L. KingI have a dream 08:24, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Không cần dùng chữ "năm" ở trường hợp 3. Và, bạn nên tự chủ xị cuộc BQ vì tôi chỉ quan tâm đủ để nêu ý kiến hoặc bỏ phiếu BQ chứ không quan tâm đủ để tự chủ xị 1 cuộc BQ. Theo kinh nghiệm của tôi, làm chủ xị BQ rất rắc rối. Phải kêu réo đủ người tham gia (dưới 10 phiếu thì BQ auto thất bại) và phải tự đứng ra thảo luận nhiều để định hướng BQ vì căn bản 9 người 10 ý (tránh lạc đề). 9 người 10 ý tranh cãi loạn xạ cuối cùng chả chốt được cái nào. Phải có sự lựa chọn "rõ ràng" cho cộng đồng chọn. Cộng thêm, cộng đồng có xu hướng rất lười thảo luận (trong khi thành viên viết bài thì lên tới cả trăm tv). Không kêu réo nhiều = auto BQ thất bại do thiếu phiếu. Và, nếu chủ xị không định hướng tốt một cuộc BQ, khả năng cao BQ sẽ chết yểu (không có kết quả). Nhiều người tưởng mở BQ dễ nhưng mở 1 BQ để nó có kết quả thành công là rất khó. Nó đòi hỏi 1 chủ xị có năng lực (và thường phải tốn nhiều nước miếng kêu gọi người tham gia nhiều lần). Không cần phải mở 1 cuộc BQ nếu như có sự đồng thuận trên 80% theo tiền lệ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:51, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nhờ các BQV tổng hợp ý kiến sau 7 ngày. Tôi không khoái mở biểu quyết lắm, từng một lần mở và rất mệt mỏi.--Nacdanh (thảo luận) 08:58, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thế thì bạn đã hiểu vấn đề. Kêu réo mọi người giữa sự bàng quan của thiên hạ là rất nản. Chưa tính thời gian thảo luận trong BQ (có thể mất ăn mất ngủ nếu BQ kéo thành siêu dài). Tôi đã từng mở rất nhiều BQ và để thành công tôi đã phải mất ăn mất ngủ để tranh luận thuyết phục cộng đồng lẫn kêu gọi (tôi mà bỏ xó = BQ auto thất bại). Giả sử sau 7 ngày không có sự đồng thuận thì bạn tính sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:07, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Làm gì khổ thế, biểu quyết quan trọng là xác định đúng nội dung và độc giả thôi mà.  A l p h a m a  Talk 10:42, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tùy BQ chứ. Một số BQ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng Wikipedia Vi. Ví dụ CT 90% hoặc đề xuất chất lượng dịch 5. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:12, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy hãy bầu tôi làm bảo quản viên.^__^--Nacdanh (thảo luận) 09:11, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên thường vẫn có khả năng mở BQ và tự chốt kết quả sau 30 ngày. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:30, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    BQV vẫn có thể mở nếu thấy cấp thiết cho việc quản lý.--Nacdanh (thảo luận) 09:35, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Không hiểu ý bạn cho lắm. Thành viên thường vẫn có thể mở nếu thấy BQ có lợi cho dự án. Tôi đã từng mở hơn chục BQ dưới danh nghĩa là thành viên thường trên chục năm rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:46, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Ý tôi là, thành viên thường có thể rất lười hoặc ngại, BQV hoặc ĐPV nếu thấy vấn đề quan trọng và có tính phổ quát cao có thể chủ động mở biểu quyết mà không cần đợi thành viên lười có mở hay không.--Nacdanh (thảo luận) 09:52, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    BQV cũng là người nên cũng lười hoặc ngại thôi haha (riêng tôi thì tôi chả ngại hay ngán bất cứ ai nên rối gặp tôi thì chuẩn bị xách dép mà chạy đi là vừa). Mà nói ra thì mở BQ thì dễ thôi nhưng mở 1 BQ để nó thành công thì rất khó. Không phải BQV (hay tv thường) nào cũng dám mất ăn mất ngủ vì có thể có ảnh hưởng tới công việc hoặc học tập ngoài đời. Đợi ĐPV/BQV thì khả năng cao sẽ chả có ai quan tâm đủ, bằng chứng là tôi phải tự mở hơn chục cái trước khi làm ĐPV. 1 cái thảo luận về BQXB tôi mở cách đây nửa năm cũng bị chết yểu do tôi hết thời gian chủ xị BQ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:01, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nếu đồng thuận tại đây luôn thì không cần mở biểu quyết. Tôi nghĩ cứ xem tình hình diễn biến cuộc thảo luận này đã. Cá nhân tôi nghĩ với trường hợp thứ ba, nếu chủ thể bài là chiến tranh, quân sự, chiến dịch thì số năm nên ghi vào trong ngoặc đơn (Trận Caen (1346), Chiến dịch Berlin (1945), Kabul sụp đổ (2021)); còn nếu chủ thể bài là chính trị, xã hội, thời sự (Biểu tình Tây Nguyên 2004, Vụ nổ tại Quan Độ 2018) thì số năm được viết liền kề với tên sự kiện và không có từ nối "năm". Dễ thấy các bài có từ "năm" hầu như đều được chuyển dần về dạng thức khuyết "năm" trong nhiều năm qua, khiến cho dạng thức có "năm" trở thành thiểu số. Do đó phương án này thích hợp cho việc đồng bộ các bài viết hơn. Nguyenhai314 (thảo luận) 09:13, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Chuyện thiếu từ năm trong tên gọi của nhiều bài viết trên Wiki tiếng Việt bắt nguồn từ việc những người thiếu hiểu biết về ngôn ngữ đã bê nguyên si cách viết năm của tiếng Anh sang bài tiếng Việt khi dịch bài. Thường thì tiếng Việt gọi tên một năm theo mẫu: "năm + thứ tự của năm đó trong công nguyên hoặc trước công nguyên". Tiếng Anh thì nó lại thường chỉ gọi tên một năm theo thứ tự của năm so với công nguyên. Tiếng Việt nó gọi năm như thế thì trong nhiều trường hợp tên bài cần có thêm từ năm đứng trước số thứ tự của năm so với công nguyên, không thể chỉ viết ra có mỗi mấy cái chữ số được dùng để ghi lại số thứ tự của năm được. Judspug (thảo luận) 10:09, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Wikipedia hoạt động dựa trên "sự đồng thuận". Một số từ chuyên môn do được dịch word by word từ en nghe rất không lọt tai (vì không xem xét ngữ cảnh khi dịch), nhưng nguồn hàn lâm tiếng Việt dùng nên dành chịu. Ví dụ naive set. Ngữ pháp tiếng Việt thay đổi như chong chóng và đang có xu hướng Anh hóa. Ví dụ tên hóa chất xưa vs nay rất khác nhau. Ví dụ nữa, thêm đuôi "hóa" để tạo động từ là dựa trên tiếng Anh. Thêm nữa, cách đặt tên bài "xúc tích" hơn so với cách viết trong câu cũng là điều dễ hiểu. Ngôn ngữ luôn thay đổi. Chả có gì bất ngờ khi người sử dụng tiếng Việt sau này lại thích xài ngữ pháp tiếng Anh hơn (hiện tại đã có xu hướng này). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:14, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Trong tiếng Việt bạn đã nghe, đã đọc, thuộc cả loại học thuật và phi học thuật, bạn thấy người ta gọi tên năm khí nói có từ năm nhiều hơn hay không có nhiều hơn, người ghi lại tên năm có từ năm nhiều hơn hay không có nhiều hơn? Với tôi thì tôi thấy người ta nói có từ năm, viết ra từ năm nhiều hơn là không có. – Judspug (thảo luận) 11:21, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cơ quan tuyên truyền dưới quyền gần nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm báo đảng cộng sản Việt Nam (3 chiến dịch lớn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975) và báo quân đội nhân dân (Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975).--Nacdanh (thảo luận) 11:26, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Lưu ý, vấn đề được nêu nằm ở "tên bài viết" chứ không đá động gì với câu văn trong bài. Thứ hai, tôi thấy rõ ràng trong phạm vi tên bài thì không dùng "năm" thông dụng hơn nhiều. Thứ ba, Wikipedia làm việc dựa trên sự đồng thuận. Bạn có thể cố thuyết phục cộng đồng dựa trên lý lẽ (tôi đã thành công vài lần trong quá khứ mặc dù rất tốn thời gian và khó khăn). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:35, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Trước đây thảo luận tìm đồng thuận về việc có mặt từ "năm" trong thể loại là tôi đứng ra thảo luận và đạt đồng thuận. Còn về tên bài cần cân nhắc đôi khi nó cũng có 1 số trường như Taiwanese nêu ra. Như vậy, trong biểu quyết nêu rõ các phương án (thống kê càng tốt) và nêu rõ nội dung từng phương án để mọi người tham gia hiểu. Tôi đang quan sát cuộc thảo luận này, cuộc biểu quyết ở dưới dạng bổ sung cho Wikipedia:Tên bài.  A l p h a m a  Talk 10:48, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đó là tên gọi độc nhất với trường hợp bạn nếu. Ngoài ra, độc giả đã vào wp thì không đến nỗi kém mà không đọc nổi phần dẫn nhập vài dòng đầu. Quy chuẩn ngữ pháp tiếng Việt ngoài vấn đề mẫu câu trong sách giáo khoa, các văn bản hành chính từ chính sách của chính phủ Việt Nam cũng là nơi đối chiếu tốt về ngữ pháp tiếng Việt (ví dụ Thành lập Ủy ban Quốc gia APEC 2017), phát ngôn tuyên truyền của công cụ đài truyền hình dưới quyền truyền bá (APEC Việt Nam 2017). Tôi nghe nói ai đó từng hài hước nói rằng "sách giáo khoa cũng chưa phải nguồn tốt trên wp", không rõ có hàm ý mỉa mai nào ở đây không (Sách giáo khoa trích dẫn lời Bác Hồ bị sai chính tả?, Lỗi chính tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Sách giáo khoa tiểu học sai chính tả 'bét be', Sách giáo khoa, từ điển sai chính tả: Khi “khuôn vàng, thước ngọc” không còn chuẩn mực, "Sách Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, không thể chỉnh sửa mà nên thu hồi", “Sạn” trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 không chỉ riêng bộ Cánh Diều).--Nacdanh (thảo luận) 10:55, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi tìm "2019", "2020" trong tiêu đề của các trang tiếng Việt đuôi gov.vn bằng Google thì nhận thấy trong đa số tiêu đề trang nhận được trong hai ba trang kết quả đầu tiên, tên của hai năm 2019 và 2020 được viết có từ năm. – Judspug (thảo luận) 13:21, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi đang nói đến sự kiện bạn nhé, không phải cuộc thi tìm bài viết. Tôi bỏ công ra dẫn nhập vấn đề rồi đấy, bạn đưa phiếu thôi. Tôi cũng không có lợi ích gì mà tranh cãi mãi. Hai nguồn trên nói về sự kiện APEC Việt Nam 2017 đấy. Để tránh mất thời gian, bạn nhìn vào câu hỏi của tôi, trả lời lần lượt theo quan điểm của bạn, sau đó BQV chốt kết quả cho dễ, đừng làm khó công tác kiểm đếm kết quả người khác (BQV) quá.--Nacdanh (thảo luận) 13:27, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bài cần xem xét có nên có từ năm không chỉ có bài về các sự kiện, còn có bài về nhân vật, sự vật. Hai cái trang bạn dẫn không chứng minh được trong tên sự kiện năm hay được viết không có năm, từ đó chỉ nói được là có một số người không dùng năm thôi. Bạn có gì chứng minh được người viết hay viết năm trong tên sự kiện không có từ năm? Phương án lựa chọn cách viết của tôi bây giờ nên kiểm đếm cách viết năm trong tiêu đề của các bài viết trên các trang web thuộc loại nguồn đáng tin cậy, phân tích xem trong những trường hợp nào kiểu nào phổ biến hơn rồi cứ theo đó mà đặt tên các bài. Không thể tìm hết các trang được thì giới hạn trên các trang web tin tức phổ biến nhất, một số trang báo chí học thuật. Không tìm được hết các năm thì giới hạn trong vài ba năm gần đây. – Judspug (thảo luận) 13:46, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Phương án của bạn vô nghĩa vì thiếu sự thống nhất. Vậy thì có khác gì từ trước tới giờ? Ai thích đặt gì tùy ý. Hỏi ra thì mỗi người đều có cách thống kê số liệu khác nhau. Bài về nhân vật và sự vật có năm cực kỳ hiếm trên Wikipedia và cũng không nằm trong phạm vi thảo luận này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:00, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Wiki không có nhiệm vụ đi thống nhất cách gọi, cách viết, cách đọc cho toàn thể tiếng Việt, đi xác định xem cách gọi, cách viết, cách nào là đúng nhất, mọi người cần phải dùng nó. Quy định về tên bài có đề cập đến tiêu chí độ phổ biến của tên gọi thì tôi thấy tìm xem cách viết nào phổ biến nhất rồi theo đó mà đặt tên bài là hợp với quy định. Với những thứ chưa có sự thống nhất trong tiếng Việt như thế thì cứ theo như cách dùng phổ biến nhất trong các nguồn đáng tin cậy sẽ tránh đi được những chuyện cãi dài dòng như thế này, vì đa số nguồn đáng tin cập viết như thế nên Wiki cũng như thế chứ không là vì trong các viết đang có trong các nguồn đáng tin cậy, Wiki thấy cách viết đó là đúng nhất, chính xác nhất. – Judspug (thảo luận) 14:34, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Judspug Vậy tại sao phải thống nhất nhà vs Nhà khi cả hai đều đúng? Nếu không thống nhất thì sẽ còn bao nhiêu vụ tranh cãi (liên quan tới vấn đề này) nữa xảy ra trong tương lai? Phe muốn thêm chữ năm vs phe muốn bỏ chữ năm. Kêu đưa nguồn hàn lâm thì phe nào cũng đưa ra được. Kêu tính độ phổ biến thì mỗi người lại có cách tính khác nhau (người nói phổ biến hơn trên google, người nói phổ biến hơn trên sách & tập san, người nói phổ biến hơn theo trang web chính phủ vân vân). Cãi nhau tới già? Mỗi bài đều phải tranh cãi mỗi cái tên? Thà dứt điểm 1 lần cho khỏe về sau. Đúng, Wikipedia không có nhiệm vụ phải đi thống nhất nhưng cần phải thống nhất để tránh 1000 lần tranh cãi trong tương lai và sẽ không bao giờ có hồi kết (thời gian đâu cho việc này). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:46, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bổ sung phương thức xác định độ phổ biến vào quy định thì sau này sẽ không phải tranh cãi nên dựa vào cái gì để chứng minh thứ gì đó có phải là phổ biến hay không. Nên ưu sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến, vì sách báo in giấy rất khó kiểm đếm, thống kê được. Tham khảo quy định của Wiki tiếng Anh, tôi đề nghị trước hết là thử Google Sách rồi tới Google Scholar, công cụ tìm kiếm tin tức trên Google. Gặp trường hợp thử hết các thứ đó rồi mà vẫn chưa rõ về sự phổ biến của tên gọi thì dùng tên được dùng nhiều nhất trong các nguồn tiếng Việt có trong bài. Nếu không có nguồn tiếng Việt trong bài hoặc các tên ngang ngửa nhau thì lấy tên bài một theo các mẫu tên bài khác đã có sẵn trên Wiki, hai tên do người đầu tiên đặt tên bài hợp với một trong các mẫu tên gọi đó sẽ là tên bài. – Judspug (thảo luận) 15:40, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    "một theo các mẫu tên bài khác đã có sẵn trên Wiki, hai tên do người đầu tiên đặt tên bài hợp với một trong các mẫu tên gọi đó sẽ là tên bài" -> đọc tới đây thôi thì chưa gì tôi đã thấy đề xuất của bạn sẽ bao gồm 1 nghìn lẻ một đêm tranh cãi nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:39, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Judspug Đề xuất của bạn quá phức tạp quá nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều tiềm ẩn những mâu thuẫn có thể dẫn tới tranh cãi (bạn ưu tiên sách hơn nhưng lỡ có người đòi ưu tiên báo chí hơn?). Chưa kể mỗi một bài phải làm đi làm lại các công đoạn này? Thời gian đâu? Đủ thời gian để xác định độ phổ biến cho tên gọi của 100k bài khác nhau? Bạn có thể thử, nhưng tôi nghĩ đề xuất sẽ chết yểu vì ít người quan tâm lẫn đọc và hiểu (tôi có rất nhiều năm kinh nghiệm về mở BQ, và tôi có linh cảm như vậy). Đề xuất của Nacdanh rất đơn giản: bỏ chữ nối "năm" hay không? Xong. Hết phim một khi đã có đồng thuận. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:13, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bạn hỏi buồn cười thật, tôi phải hỏi ngược lại bạn. Cụ thể sự kiện APEC Việt Nam 2017, nếu bạn tìm được bất cứ áp phích chương nào tại Việt Nam nói về sự kiện này ghi rõ ràng "APEC Việt Nam năm 2017" thì tôi nghỉ luôn thảo luận này, kệ các bạn với đống bầy nhầy tên bài lộn tùng phèo, ông nói hươu bà nói vượng, ai thích ghi tên bài thế nào về sự kiện cũng được. Hết.--Nacdanh (thảo luận) 13:53, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi không đồng tình với việc dựa vào một cách viết của chỉ một sự kiện để cho rằng tên gọi mọi sự kiện cũng phải viết theo cùng kiểu đó. Sự kiện bạn dẫn không phải là sự kiện duy nhất trên đời. Tôi đề nghị dựa vào cách viết phổ biến trong các nguồn đáng tin cậy làm cách viết chính cho tên bài Wiki, không nên áp đặt một cách viết duy nhất cho tất cả. Viết theo cách viết phổ biến trong nguồn giúp giảm bớt việc tranh cãi về tên bài và thể hiện Wiki không không phán xét cách viết có trong các nguồn đáng tin cậy, cái gì hay hơn, tốt hơn, cái gì kém hơn, dở hơn. – Judspug (thảo luận) 15:22, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Judspug Theo đề xuất của bạn thì chắc phải cãi nhau dài dài... Đó là chưa tính tới việc chứng minh độ phổ biến của 1 cái tên chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi. Mỗi người sẽ có 1 cách tính khác nhau. Tính độ phổ biến trên đâu? Google, báo chí, trang web chính phủ, sách & tập san hay cách mà người dân hay xài vân vân? Tranh cãi tới già bảo đảm chưa xong. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:33, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Rồi sao, hết ca cẩm cảm thán bên dưới, lên trên này lại cách viết không phải quy chuẩn. Bạn có cao kiến gì? Nói miệng ai chả nói được, giải pháp là gì? Tôi gợi ý cho bạn "một hành động giống kiểu hội thảo nhé". "Tôi cho rằng Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020 không ổn, năm nào chả có lũ, khéo vài năm nữa lại có, chán cái tên bài viết này quá, chán lắm. Nên đổi là 'Lũ lụt miền Trung Việt Nam (2020)' hợp lý hơn đấy. À mà dạng này nên xếp vào thể loại nào nhỉ? Nacdanh xem nên xếp thế nào cho hợp lý. Tôi góp ý thêm như vậy. Công đồng thấy phân thế nào hợp lý nhỉ? À hay đưa hết về dạng ngoặc đơn đi đi". Tôi đã cố giản lược quy chuẩn rồi đấy, nếu ai muốn vẽ hoa lá cành thì mời thêm các giải pháp tương ứng. Vụ này phải thiết quân luật để đồng bộ bài viết, không thể lôm côm mỗi người một ý. Nếu thành công quy chuẩn thì Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020 cũng về chuẩn mới hết. Nhìn quy chuẩn danh pháp hóa học mới đổi một loạt đấy.--Nacdanh (thảo luận) 15:28, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    tôi nói lần cuối để bạn ngấm cốt lõi thảo luận. Nó rất đơn giản tên bài đã cónăm đã có, bây giờ mời bạn chọn có nên thêm từ nối năm vào không? Rất nhiều sự kiện chính thức do chính chủ thể tổ chức tại Việt Nam chọn bỏ từ nối "năm" mà tôi ví dụ là APEC Việt Nam 2017 đó, mời đọc thêm các chủ thể sự kiện có danh sách ở mục 3 của tôi ở phần dẫn nhập đấy, nó thành quy chuẩn rồi. Đừng cố dặt mấy bài bão lũ đặt heo cảm hứng nữa. Chính vì xuất hiện mấy bài kiểu bão lũ và mấy bài "quy chuẩn thông lệ" + kèm mấy bài lúc ngoặc đơn lúc không ngoặc đơn, lúc thì "A, nĂm" nên thảo luận này ra đời. Kính mời bạn @Judspug: vào ý kiến, cảm phiền bạn đừng huyên thuyên sách báo gì nữa ạ. Thêm từ nối "năm" hay không, mấy bài ngoặc đơn ra sao, mấy bài trơn năm ra sao, mời ý kiến.--Nacdanh (thảo luận) 15:58, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Theo tôi nên có "năm" cho đúng chuẩn tiếng Việt. Như vậy thì không phải lo về các trường hợp A, năm. Còn với các trường hợp chiến tranh, quân sự, chiến dịch thì có lẽ nên thống nhất luôn một thể loại là có "năm" đi, ví dụ "Trận Caen năm 1346"? Tôi nghĩ đã đến lúc viwiki cần có quy định thống nhất về vấn đề này rồi. Tiểu Phương 話そう! 13:31, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Bluetpp Như thế nào là đúng chuẩn tiếng Việt vậy bạn? Đôi khi, câu trả lời cho câu hỏi cái gì đúng chuẩn tiếng Việt cũng có rất nhiều tranh cãi (ví dụ nhà vs Nhà). Trong vấn đề này thì cũng tùy trường hợp (cũng có nhiều nguồn hàn lâm không dùng chữ "năm" trong tên bài). Quan trọng là cộng đồng đồng thuận thế nào thôi chứ đừng nói 1 cái là đúng chuẩn, còn cái kia thì không đúng chuẩn? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 13:52, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu ủa vậy nên tôi mới thêm chữ "theo tôi" ở đầu? Đây là ý kiến của tôi, tôi có bảo nó là sự thật tất cả mọi người phải theo đâu nhỉ??? – Tiểu Phương 話そう! 13:57, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Bluetpp Rõ ràng đó là quan điểm của bạn. Để tôi nói rõ hơn ý của tôi. Theo quan điểm của bạn, thêm năm là đúng chuẩn tiếng Việt. Còn theo quan điểm của tôi, cả hai đều đúng chuẩn tiếng Việt. Wikipedia nên thống nhất chọn 1 trong 2 mặc dù cả hai đều đúng. Tôi chọn "bỏ chữ năm" dựa trên những luận điểm khác chứ không dựa vào luận điểm "bỏ chữ năm" đúng chuẩn tiếng Việt hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:25, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyentrongphu: ủa thì sao nhỉ? Đây là mục ý kiến của tôi, bạn vào phản bác và đưa quan điểm của bạn làm gì? Tôi không cần bạn phải nêu quan điểm của bạn ở mục ý kiến của tôi, và tôi cũng không đòi hỏi việc ấy? Bạn muốn đưa quan điểm của bạn thì mời bạn đưa ở mục ý kiến của bạn ấy? Tôi muốn chọn để chữ năm theo luận điểm nào là chuyện của tôi, mắc gì bạn phải vào ý kiến nhỉ? – Tiểu Phương 話そう! 14:31, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thành viên:Bluetpp Đúng là bạn có quan điểm nào là quyền của bạn. Tuy nhiên, ý kiến ở đâu hay phản biện lại ai cũng là quyền của tôi. Để trả lời câu hỏi của bạn, tôi ý kiến để cho mọi người cùng đọc và tham khảo trước khi đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. Tôi tôn trọng quan điểm của bạn không đồng nghĩa tôi không có quyền phản biện. Lưu ý, tôi có phản biện nhiều người khác nữa chứ không chỉ riêng mình bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:34, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Để có trải nghiệm rõ ràng hơn về việc nói hay viết không có năm thì khi nghe nó thấy nào tôi đề nghị mọi người thử chọn vài cái tiêu đề bài viết Wiki tiéng Việt có chứa tên một năm nào đó trong đó, ĐỌC TO nó lên, ĐỌC LỚN TIẾNG (không đọc thầm, đọc khẽ), thử đọc có từ năm và không có từ năm ba bốn lần, so sánh chúng với nhau xem thế nào, có cái nào không có năm nghe vẫn xuôi tai, cái nào thiếu thì có vẻ cùn cụt thiêu thiếu hay không?

Làm thử với một cái bài về sự kiện năm ngoái:

Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm 2020

  1. Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm hai nghìn không trăm hai mươi
  2. Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm hai không hai mươi
  3. Lũ lụt miền Trung Việt Nam năm hai không hai không
  4. Lũ lụt miền Trung Việt Nam hai nghìn không trăm hai mươi
  5. Lũ lụt miền Trung Việt Nam hai không hai mươi Judspug (thảo luận) 14:08, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Tôi nói ngắn lại này, tôi cảm thấy mình đã phí phạm thời gian với bạn. Bạn thật nực cười khi chứng tỏ điều gì để viết một dòng dài như vậy, đây là chỗ con nít cãi nhau à. Bạn đã họp hội thảo bao giờ chưa? Có biết quy củ cho phiếu không? Nếu muốn bổ sung tiêu chí thì mời thêm vào, chứ không phải thấy đuối lý APEC Việt Nam 2017 là nhẩy cẩng lên với một bài viết khác. Chỉ cần nói ngắn gọn ví dụ "tôi muốn tất cả các bài đều viết dưới dạng APEC Nhật Bản năm 2010" là xong. Tôi không muốn phí phạm thời gian với bạn. Lựa chọn bơ là hợp lý--Nacdanh (thảo luận) 14:15, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đề nghị đọc to tên gọi có và không có từ năm có thể dùng để tham khảo khi cân nhắc đưa ra lựa chọn về từ ngữ, có nên có năm trong tên gọi hay không trong trường hợp sự phổ biến của cách viết có năm và không có năm là không rõ ràng. Dựa vào cảm nhận của riêng bạn, nếu bạn thấy nghe ổn khi không năm thì có thể là không cần phải có năm. Nếu không thì nên có từ đó. Không chỉ là từ năm, khi đọc to lên như thế có thể bạn sẽ thấy là cần phải có từ gì đó khác được chèn thêm vào đâu đó trong tên bài đã có hoặc dự định đặt cho bài để nghe có ổn hợn. Tôi đọc thấy cái ý đọc to tên dự định đặt cho tác phẩm của mình ở đâu đó trước đây và đã thử, thấy nó có ích trong một số trường hợp đang lấn cấn về tên gọi. – Judspug (thảo luận) 15:52, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đã thử đọc to và thấy bỏ chữ "năm" nghe lọt tai như không bỏ. Rất có thể vì tôi sống ở Hoa Kỳ quá lâu rồi nên thấy bình thường. Theo quy tắc đặt tên bài bên en thì bài này phải đặt tên là "Lũ lụt miền Trung Việt Nam (2020)". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:34, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Judspug: Tôi nghĩ thay vì tranh luận về vấn đề này thì bạn chỉ cần phải đưa ra ý kiến là có thêm "năm" hay không mà thôi. Bạn Nacdanh cũng không cần phải nóng lên nữa, cứ bình tĩnh thôi. – Tiểu Phương 話そう! 14:18, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Sắp tới tôi sẽ tổng hợp lại, nêu ra phương án chung của mình về việc lựa chọn hình thức chính tả dựa trên cách viết phổ biến nhất trong các nguồn đáng tin cậy cho việc viết tên năm và mọi thứ tứ ngữ khác, bất kể nguồn gốc của nó là gì, cùng với đó là phương thức xác định độ phổ biến. Judspug (thảo luận) 16:00, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Có chữ "năm" hay không mới là vấn đề cần giải quyết. Còn vụ ngoặc đơn thì bên tiếng Anh họ giải quyết từ lâu rồi.
    Trận Caen (1346): đây là trận đánh tên "trận Caen" xảy ra vào năm 1346.
    APEC Việt Nam 2017: sự kiện này có tên gọi là "APEC Việt Nam 2017". Có nghĩa là sự kiện "APEC Việt Nam 2017" diễn ra vào năm 2017 chứ không phải sự kiện "APEC Việt Nam" diễn ra vào năm 2017. Suy ra, nếu số năm là một phần của tên sự kiện thì không bỏ vô ngoặc đơn được. Trường hợp tên sự kiện không có số năm là một phần của tên gọi và có nhiều sự kiện trùng tên thì sẽ bỏ số năm trong ngoặc đơn. Lưu ý, trường hợp này số năm không phải là một phần của tên gọi của một sự kiện bất kỳ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:20, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Suy nghĩ lại thì tôi có đề xuất đơn giản hơn và làm vừa lòng mọi người. Tên bài nào nên có chữ "năm" thì bỏ "số năm" vô ngoặc đơn hết. Số bài còn lại thì bỏ chữ "năm" vì số năm là một phần của tên gọi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:44, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Mỗi sự kiện đều có tên gọi khác nhau nhưng đều tuân thủ chung quy tắc. Ví dụ: bên en 2021 Taliban offensive = bên tiếng Tây Ban Nha và Pháp Taliban offensive of 2021 = bên tiếng Nga Taliban offensive (2021). Trong tiếng Anh, 2021 là một phần của tên sự kiện (tại báo chí tiếng Anh quyết định đặt tên như vậy). Bên tiếng Nga, tên sự kiện chỉ đơn giản là Taliban offensive rồi bỏ 2021 vô ngoặc đơn để đánh dấu là sự kiện xảy ra vào năm đó. Bên TBN và Pháp, thay vì dùng ngoặc đơn họ dùng chữ "of" = năm 2021 thành một phần của tên gọi của sự kiện. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:02, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Chính xác tên bài đó tôi là "Taliban tiến công 2021". Dựa theo tên chiến dịch tương tự tại Việt Nam năm 1975.--Nacdanh (thảo luận) 11:58, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Với tôi, có "năm" hay không "năm" đều như nhau cả, nên tôi đồng ý với Nguyentrongphu:
    "Tên bài nào nên có chữ "năm" thì bỏ "số năm" vô ngoặc đơn hết. Số bài còn lại thì bỏ chữ "năm"."
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 07:33, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Lấy ý kiến về thiết kế của nhiệm vụ dành cho người mới đến "Thêm hình ảnh"

Xin chào, không biết các bạn còn nhớ về ý tưởng nhiệm vụ dành cho người mới đến Thêm hình ảnh không, trước đây tôi từng hỏi ý kiến cộng đồng mình về ý tưởng này rồi. Nhóm Tăng trưởng đã nói chuyện với nhiều các cộng đồng khác nhau và hiện đã xây dựng Phiên bản thử đầu tiên dành cho điện thoại di động mà nhóm sẽ thử trên các wiki pilot (trong đó có viwiki).

Giờ thì nhóm đang cân nhắc nhiều khái niệm thiết kế khác nhau cho Phiên bản thử 1. Với mỗi bước trong số năm bước của luồng công việc người dùng, chúng tôi có hai lựa chọn. Chúng tôi muốn thực hiện thử nghiệm người dùng với cả hai lựa chọn để thu thập thông tin từ người mới đến. Chúng tôi cũng hy vọng các thành viên cộng đồng có thể cân nhắc chúng và cho chúng tôi ý kiến.

Bên dưới là các hình ảnh tĩnh của mô hình, nhưng các thành viên cộng đồng có thể khám phá tập tin Figma của nhà thiết kế của nhóm, tại đây chứa đựng các mô hình bên dưới ở phía dưới bên phải khung, cũng như những thông điệp truyền tải cảm hứng và ghi chú khác dẫn tới các mô hình này.

Bước 1. Nguồn cấp dữ liệu

Những thiết kế này liên quan tới phần đầu tiên của luồng công việc, tại đó người dùng sẽ chọn một bài viết để làm việc từ nguồn cấp dữ liệu sửa đổi gợi ý. Chúng tôi muốn các thẻ phải hấp dẫn nhưng cũng không gây bối rối cho người dùng.

Bước 2. Chuẩn bị

Những thiết kế này liên quan tới những gì mà người dùng nhìn thấy sau khi mở nhiệm vụ đầu tiên lên, dùng để giải thích nhiệm vụ này là gì và như thế nào để làm tốt. Chúng tôi muốn người dùng hiểu được rằng việc thêm hình ảnh là một sửa đổi có kết quả và cần được cân nhắc nghiêm túc. Lưu ý là câu chữ vẫn chưa được thiết kế cẩn thận -- thay vào đó, hiện tại chúng tôi đang suy nghĩ về trải nghiệm khi chúng tôi truyền tải nội dung này.

Bước 3. Thêm hình ảnh

Những thiết kế này liên quan tới phần luồng công việc mà tại đó người dùng nhìn thấy hình ảnh gợi ý, dữ liệu meta của nó từ Commons, và quyết định xem có thêm nó vào bài viết hay không. Từ các cuộc thử nghiệm người dùng, chúng tôi biết được rằng việc người dùng đọc tiêu đề hình ảnh, mô tả trên Commons, và chú thích hình ảnh trên Commons để có thể đưa ra quyết định này một cách chính xác là hết sức quan trọng. Phần thử thách của thiết kế chính là khiến tất cả thông tin đều có mặt trên màn hình điện thoại.

Bước 4. Chú thích và xuất bản

Những thiết kế này liên quan tới phần luồng công việc sau khi người dùng đã quyết định thêm hình ảnh vào bài, và giờ họ sẽ viết một chú thích cho hình ảnh đó. Đây có thể là phần thách thức nhất đối với người mới đến, và chúng tôi vẫn đang suy nghĩ cách làm thế nào để giúp họ hiểu kiểu chú thích nào thì thích hợp.

Bước 5. Từ chối

Khi người dùng từ chối một gợi ý, chúng tôi muốn thu thập dữ liệu về lý do tại sao gợi ý lại sai để có thể cải thiện thuật toán. Đây cũng là một cơ hội để tiếp tục nhắc nhở người dùng về các tiêu chí đánh giá mà họ nên sử dụng khi đánh giá hình ảnh.

Nếu có thể, mong cộng đồng chúng ta cho ý kiến: đối với mỗi bước trong năm bước trên, bạn thấy khái niệm nào hợp lý hơn? Tại sao? Ngoài ra bạn có muốn góp ý gì khác cho ý tưởng về Phiên bản thử 1 của nhiệm vụ này cho nhóm không?

Nếu có thắc mắc gì về ý tưởng này xin hãy hỏi mình. Xin cảm ơn. Tiểu Phương 話そう! 13:21, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  •  Ý kiến Liệu thành viên có thể thêm ảnh khác ngoài ảnh được gợi ý vào bài? Chứ mình thấy khá nguy hiểm, thành viên có ý tốt thì không sao, chứ mấy bạn muốn "hất đổ" mà tận dụng tiện ích này e phá hoại sẽ ngày càng tinh vi và mất kiểm soát hơn, lúc đó chỉ khổ nhất là TTV. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:05, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyenmy2302 Không bạn ạ, hiện tại với Phiên bản thử 1 thì sẽ chỉ có 1 gợi ý hình ảnh duy nhất cho mỗi bài, gợi ý này đã được thuật toán tối ưu hóa, lựa chọn hình ảnh phù hợp nhất rồi (chọn hình ảnh từ khoản mục wikidata, thể loại Commons...). Người mới đến có thể đồng ý hoặc từ chối với hình ảnh này, nếu từ chối thì người mới đến sẽ được chuyển sang bài khác với hình ảnh khác.
    Với các thành viên phá hoại, nhóm sẽ xây dựng một thứ gọi là Cổng chất lượng, một cơ chế tự động để ngăn người dùng thực hiện một số lượng lớn các sửa đổi gây hại trong một thời gian ngắn. Các ý tưởng xung quanh vấn đề này bao gồm (a) giới hạn người dùng ở một số lần chỉnh sửa "thêm hình ảnh" nhất định mỗi ngày, (b) cung cấp cho người dùng hướng dẫn bổ sung nếu họ dành quá ít thời gian cho mỗi đề xuất, (c) cung cấp cho người dùng hướng dẫn bổ sung nếu họ có vẻ đang chấp nhận quá nhiều hình ảnh.
    Ngoài ra thì bạn My có thể cho ý kiến về các lựa chọn ở trên được không? – Tiểu Phương 話そう! 14:24, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nếu vậy mình cũng không có ý kiến gì thêm, bởi mình chủ yếu dùng máy tính nên cũng chẳng rành lắm về các tiện ích mới này ở bản điện thoại. Cảm ơn vì giải đáp của bạn ~ – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:30, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyenmy2302 Tuy không dùng điện thoại nhưng bạn cũng có thể xem các hình ảnh và nêu quan điểm của mình xem lựa chọn nào thì phù hợp hơn mà ^^ – Tiểu Phương 話そう! 14:34, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến @Bluetpp: Tôi có vài câu hỏi.
    1. Ai sẽ là người dịch tiện ích này?
    2. Ảnh trên Commons, nói chung, gần như không có mô tả tiếng Việt (tiếng Thổ, tiếng Séc, tiếng Bengali, tiếng Ả Rập...) và đôi khi còn có tên viết bằng dạng chữ phi Latin. Vậy, nếu tiện ích không tìm thấy mô tả trong ngôn ngữ tương ứng, nó sẽ hiển thị mô tả tiếng Anh hay để trống? Liệu nó có đề xuất ảnh có tên bằng tiếng Nga ở Wikipedia tiếng Việt, nhưng không kèm mô tả nào?
    3. Có thể tích hợp nhiệm vụ Thêm hình ảnh với các nhiệm vụ khác không, vì sửa đổi của người mới hiện quá nhỏ lẻ và đôi khi "bừa bãi", rất khó kiểm soát?
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:36, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh:
    1. Tất nhiên tôi sẽ là người dịch tiện ích rồi. Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề này ^^
    2. Nó sẽ hiện mô tả ở ngôn ngữ đúng với ngôn ngữ nó được viết trên Commons, là tiếng gì thì sẽ hiển thị là tiếng ấy. Tuy nhiên, nhóm hướng tới mục tiêu người dùng không biết tiếng Anh sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ này vì nhóm cũng biết được vấn đề mà bạn nêu rằng ảnh trên Commons hầu hết có mô tả và tiêu đề tệp không bằng tiếng Việt. Nhiệm vụ này được xây dựng cho wiki ở nhiều ngôn ngữ khác nhau mà. Nó có thể sẽ đề xuất ảnh có tên bằng tiếng Nga ở viwiki và không có mô tả, và nếu người dùng cảm thấy không chắc chắn hình ảnh này có thuộc về bài viết hay không từ những dữ liệu được cung cấp, người dùng có thể nhấn bỏ qua.
    3. Không tích hợp được bạn ạ, mỗi một lần thêm hình ảnh sẽ là một sửa đổi độc lập. Thử hỏi nếu tích hợp thì sẽ phải lùi sửa ra sao nếu như hình ảnh này ok nhưng hình ảnh khác thì không, nhiệm vụ này ok nhưng nhiệm vụ khác thì không?
    4. Mong bạn cho ý kiến về các phiên bản thử nghiệm ở trên. – Tiểu Phương 話そう! 14:48, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Về các lựa chọn ở trên:
    1. B. Phương án này sẽ không gây ra cảm giác "hiểu sai". Tuy nhiên, nên dùng hình minh hoạ thân thiện hơn thay cho bức màu xám trong ảnh phía trên.
    2. B. Gọn gàng, song song với sửa đổi của người dùng.
    3. A. Chân thực, sống động.
    4. B. Tôi không ưa việc phải nhập chú thích ở một layer mới. Rất khó chịu, và không thể đồng thời xem lại nội dung nếu cần.
    5. B. Nhiều dữ liệu hơn (có thể coi) là tốt hơn.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:59, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama: Sửa caption sau khi submit thì cứ như bình thường, vô bài rồi sửa đổi thôi... Với Phiên bản thử 1 thì sẽ chỉ gợi ý hình cho bài chưa có hìnhkhông có infobox, đây chỉ là với Phiên bản thử đầu tiên thôi nhé, còn trong tương lai tất nhiên sẽ xây dựng nhắm tới cho toàn bộ bài viết rồi. Thuật toán gợi ý gọi là "Image Matching", cơ chế gợi ý như sau:
  • Xem khoản mục Wikidata cho bài viết. Nếu nó có hình ảnh (P18) thì chọn hình ảnh đó
  • Xem khoản mục Wikidata cho bài viết. Nếu có có một thể loại Commons liên kết (P373) thì chọn hình ảnh từ thể loại đó
  • Xem bài viết cùng chủ đề ở các Wikipedia ngôn ngữ khác. Chọn một hình ảnh đầu bài từ những bài viết đó.

Hãy xem bảng dưới để biết được độ chính xác đối với mỗi nguồn ảnh (Lưu ý, số liệu dưới đây là từ những đánh giá của các thành viên cộng đồng ở Wikipedia tiếng Ả Rập, Cebuano, Anh, Việt, Bengali và Séc đối với khoảng 500 cặp bài viết-hình ảnh từ thuật toán khớp hình ảnh, theo đó các thành viên sẽ phân loại chúng thành các cặp "Tốt", "Được", hoặc "Tệ"):

Nguồn ảnh Độ chính xác (tốt) Độ chính xác (tốt+được)  % bao phủ
Wikidata 85% 93% 7%
Liên wiki 56% 76% 80%
Thể loại Commons 51% 76% 13%
Tất cả 63% 80% 100%

Từ đó có thể thấy:

  • Thuật toán khớp hình ảnh có độ chính xác từ 65-80% tùy thuộc vào việc tính là "Tốt" hay "Tốt+Được", và tùy vào wiki/người đánh giá.
  • Wikidata P18 ("Wikidata") là nguồn mạnh nhất cho các cặp, có độ chính xác từ 85%-95%. Hình ảnh từ các Wikipedia khác ("Liên wiki") và từ các thể loại Commons đính kèm với khoản mục Wikidata ("thể loại Commons") thì có độ chính xác thấp hơn ở một mức độ tương tự nhau.
  • Hình ảnh từ các Wikipedia khác ("Liên wiki") là nguồn phổ biến nhất cho các cặp (cột % bao phủ). Nói cách khác, chúng có sẵn hơn cho thuật toán so với hai nguồn kia.

Nhờ Alphama cho ý kiến về các phiên bản thử nghiệm ở trên. Tiểu Phương 話そう! 01:06, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Alphama ping lại để nhờ bạn cho ý kiến. – Tiểu Phương 話そう! 03:11, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

19:27, ngày 16 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Request for comment notification

Here is a link to a RFC on Meta concerning all Wikimedia projects. Best, Lionel Scheepmans (thảo luận) 00:55, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Người Việt di cư

Thành viên nào am hiểu về lịch sử thì vào cập nhật hoặc mở rộng giúp các cuộc di cư của người Việt trong lịch sử. Bản mẫu sửa đổi Bản mẫu:Người Việt di cư.--Nacdanh (thảo luận) 14:52, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hỏi

Mình thêm 1 nội dung lớn vào 1 trang nhưng chỉ mới đánh chữ chứ chưa kịp lưu thì rớt mạng, rồi phải mở trang lại từ đầu, vậy liệu bảo quản viên có thể khôi phục được ko hay là nó mất tiêu luôn? 14.234.107.59 (thảo luận) 10:56, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chỉ những bài được lưu trên máy chủ thì mới khôi phục được. Nói cách khác, bạn phải viết lại từ đầu. Keo010122Thảo luận 11:02, ngày 18 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikiquote

Biểu quyết bảo quản viên tại Wikiquote

Xét thấy tình hình Wikiquote không có BQV nên tôi đã đề bạt bạn Đức Anh làm BQV của dự án. Mời mọi người cho ý kiến tại Đề bạt bảo quản viên.

 Băng Tỏa  12:00, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhân tiện cho tôi hỏi là có ai muốn tự nguyện ra ứng cử BQV bên Wikivoyage không? Tôi muốn nhờ một chút việc ở bên đó. – Flyplanevn27 (Thảo luận) 14:06, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Flyplanevn27: Bạn muốn thì có thể tự ra ứng cử BQV luôn. Có điều hình như Wikivoyage nhiều rác hơn Wikiquote vì hồi đó JohnsonLee01 nhập về quá nhiều bản mẫu, nhập bừa phứa, thích gì nhập nấy mà không thèm xếp thể loại. —  Băng Tỏa  14:12, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Hiện tại ở Wikivoyage đã và đang diễn ra một cuộc biểu quyết chọn BQV nhưng đã bị bỏ hoang khá lâu và vẫn chưa được đóng cũng như chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Xem tại Wikivoyage:Biểu quyết chọn bảo quản viên/DreamSeeeeker (đã được mở từ ngày 9 tháng 9 năm 2020). Không biết thành viên Truy Mộng còn hứng thú với dự án nữa hay không? Vì dự án bên ấy không có người đóng góp nên xin được lấy ý kiến của các thành viên Wikipedia về vấn đề này. IP thay mặt thành viên Mạnh An (from the Wikipedia prison) 2001:EE0:287:5F94:11E3:EAF4:3D8F:A70A (thảo luận) 12:47, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hỏi về điều 6 của Quy định biểu quyết xóa bài

Tôi mới tham gia biểu quyết xóa bài trong thời gian gần đây nhưng cảm thấy Điều 6 của Quy định biểu quyết xóa bài (Đề nghị xóa bài thành công khi số phiếu hợp lệ tối thiểu là 5, đồng thời số phiếu xóa phải cao hơn số phiếu giữ) gây trở ngại rất nhiều cho những người muốn giữ bài viết. Vì nếu một cuộc bỏ phiếu có 3 phiếu đầu tiên đều là xóa, thì 2 phiếu hợp lệ còn lại là vô nghĩa. Điều này vô tình khiến cho những người muốn bỏ phiếu giữ sẽ không bỏ phiếu, từ đó có thể tạo ra bế tắc. Không biết đây có phải là mục đích của quy định này? Nếu tôi hiểu sai thì xin nhờ một admin giải đáp giúp. Cám ơn! Tín đồ Tốc độ 14:50, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thì bỏ 1 phiếu giữ cho nó 3 đều.  A l p h a m a  Talk 15:17, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Độ nổi bật của những bài viết nằm trong nhóm văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975

Mở đầu

Đây là một vấn đề không mới, nó là vấn đề cũ và tồn đọng từ khá lâu, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều trường hợp các bài viết này đã gây tranh cãi, thảo luận dài dòng, bút chiến tại biểu quyết xoá bài, nhiều khi bị chính trị hóa và trở thành con mồi để rối phá hoại. Trong không gian của Biểu quyết xóa bài, những lá phiếu nhiều khi mang nặng cảm tính, chưa có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề, dẫn đến nhiều ca sĩ, nhạc sĩ trước 1975 với nhiều thành tựu/tác phẩm nổi bật lại suýt nữa bị xóa tên ở Wikipedia. Gần đây, số trường hợp văn nghệ sĩ, văn hóa phẩm trước năm 1975 bị đưa ra biểu quyết xóa bài có dấu hiệu tăng lên. Vậy nên tôi mở thảo luận này nhằm tìm kiếm sự đồng thuận của cộng đồng trong việc xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù cho các trường hợp về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm nói chung ở miền Nam trước 1975 và của người Việt lưu vong tại hải ngoại sau năm 1975.

Vì từng thất bại một lần vào năm 2018 do quá ít thành viên ý kiến, neo người và ít nhận được sự chú ý của cộng đồng, nên tôi hy vọng thảo luận năm 2021, với sự mở rộng và bao quát hơn toàn chủ đề, sẽ thu hút được nhiều ý kiến đóng góp hơn, nhằm tìm ra hướng đi gỡ rối cho các bài viết và có một hệ quy chuẩn rõ ràng hơn để các thành viên bỏ phiếu, cho ý kiến khách quan hơn với các trường hợp tương tự trong tương lai. Thảo luận này dựa trên các nguyên tắc: toàn diện, thấu đáo, minh bạch, đồng bộ, hợp tác, tôn trọng lẫn nhau, không tạo sự chồng chéo và tuân theo nguyên tắc đồng thuận của Wikipedia tiếng Việt.

MessiM10 18:40, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thực trạng

Chất lượng các bài viết thuộc dạng này đến 80-90% là tương đối kém, không có nhiều thông tin bách khoa đủ để cung cấp cho độc giả. Chất lượng bài thấp là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều thành viên nghi ngờ độ nổi bật của các chủ thể trong phạm vi chủ đề được đề cập. Chất lượng bài không thực sự tương xứng với tầm ảnh hưởng mà các văn nghệ sĩ đã tạo ra cho nền văn hóa miền Nam trước năm 1975 cũng như tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với người Việt trong và ngoài nước sau này. Nếu một ngày nào đó mà có thành viên gắn biển độ nổi bật cho những trường hợp như Duy Khánh, Chế Linh, Trúc Phương,... thì họ cũng có cái lý của họ.

Một lý do nữa là vấn đề nguồn và tính trung lập. Trừ một số trường hợp “danh tiếng hẳn” thì đa phần các bài viết chủ đề này rơi vào dạng rất khó tìm được “một nguồn tham khảo đủ tin cậy và ra hồn”. Nguyên nhân chính vì tính chất lịch sử - chính trị, bởi hầu hết là phục vụ cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và sinh hoạt văn hóa - chính trị của người Việt lưu vong, nên nhiều trường hợp rất khó tìm nguồn hoặc không truy cập được nguồn. Do chính sách của Nhà nước Việt Nam sau năm 1975, nhiều sách báo, tài liệu, văn hóa phẩm của chế độ cũ bị cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc thất lạc, rất khó được tìm thấy. Các tài liệu hàn lâm bằng tiếng Anh viết về Chiến tranh Việt Nam thì rất ít hoặc hầu như không đề cập đến yếu tố văn hóa phẩm, đặc biệt là về nghệ thuật. Chính vì vậy, rất hiếm nguồn hàn lâm có thể tìm thấy mà nói về văn hóa phẩm và văn nghệ sĩ miền Nam. Kantcer, một thành viên có chuyên môn về vấn đề này, từng thừa nhận “sách về nhạc vàng thì không có”, còn nhiều thế hệ thành viên tham gia BQXB khi cho ý kiến về các trường hợp văn hóa phẩm bị đem ra xóa, đều phải than rằng “đến khổ cái vụ nguồn”.

Các bạn cứ check Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (tôi chỉ xét nhóm thể loại là ca sĩ) sẽ thấy nhiều trường hợp không có nguồn tham khảo, đáng nói là thuộc vào diện “tứ trụ nhạc vàng” nhưng không có nổi một chú thích/nguồn mạnh để tham khảo như Duy Khánh, hay một giọng ca tương đối lớn của tân nhạc miền Nam như Duy Trác còn đang nằm trong diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo”, một thực tế rất đáng buồn.

Các khái niệm
  • Văn hóa phẩm: cụm từ chỉ chung cho các nhạc phẩm, tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau, băng đĩa nhạc, sách báo...
  • Văn nghệ sĩ: cụm từ chỉ chung cho các nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ, nhóm nhạc...
  • Phạm vi ở đây bao gồm cả các trung tâm văn hóa, tổ chức văn hóa (trung tâm băng nhạc, hội/đoàn nghệ thuật,...)

Cơ sở để vận dụng

Quy định và hướng dẫn
Một số trường hợp BQXB trước đây (tiếp tục cập nhật, ai biết cứ bổ sung)

...

Gần nhất có:

Bổ sung

Các bạn có thể tham khảo bài Thái Thanh (ca sĩ) và trang thảo luận Thảo luận:Thái Thanh (ca sĩ), bài viết được gọi là ổn nhất trong các bài viết thuộc Thể loại:Ca sĩ hải ngoại (và được một số thành viên kỳ cựu xem là chuẩn viết bài) để tham khảo thêm.

Các thảo luận và đề xuất của các thành viên

  1.  Ý kiến Phiền CVQT đưa ra các dẫn chứng là các trang BQXB nhạc vàng và gặp vấn đề nguồn dẫn cho mọi người chưa rõ vấn đề có thể tìm hiểu thêm. ✠ Tân-Vương  19:17, ngày 19 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2.  Ý kiến Thảo luận suông suông mà bạn không đưa ra được bất cứ giải pháp nào thì khả năng cao cuộc thảo luận này cũng sẽ chết yểu. Thành viên Wikipedia rất lười thảo luận nên họ cần được thấy các phương án rõ ràng. Nếu không, họ sẽ nhắm mắt làm ngơ (rất nhiều BQ hay thảo luận đã chết yểu vì cứ thảo luận suông suông mà không có phương án cụ thể). Thứ hai, không có nguồn sách thì phải có nguồn web. Không có nguồn nào hết thì người khác có quyền BQ xoá vì nó có thể là thông tin fake hoặc vi phạm một trong những quy định quan trọng nhất của Wikipedia (thông tin có thể kiểm chứng được). Xác định các tiêu chí độ nổi bật mang tính đặc thù là vô nghĩa vì trách nhiệm tìm nguồn là của người viết bài. Chả có lý do gì phải bỏ mặc quy định trụ cột (thông tin kiểm chứng được) chỉ vì "các bạn không đủ khả năng tiếp cận nguồn". SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:08, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Các bạn không tiếp cận được không đồng nghĩa là sách về nhạc vàng không tồn tại. Các người Việt sống ở Mỹ vẫn viết sách và xuất bản về âm nhạc và lịch sử VN ầm ầm (tiếng Việt lẫn tiếng Anh). Quan trọng là các bạn có tìm được hay không? Ở VN thì đúng là khó tiếp cận. Tuy nhiên, trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. Không thể thả lỏng quy định "thông tin có thể kiểm chứng được" chỉ vì các bạn không đủ khả năng tiếp cận tới các nguồn cần thiết. Rất tiếc, tôi phản đối và thấy cuộc thảo luận này vô nghĩa. Thông tin về nhạc sĩ trước năm 1975 vẫn được lưu trữ trong sách hay tài liệu cũ trong thư viện. Khó tìm vì nước Mỹ rộng lớn, nhưng chúng vẫn tồn tại ở đâu đó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:16, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3.  Ý kiến Với chính sách bế quan tỏa cảng về học thuật nghiên cứu lịch sử thì không thể trông chờ sự phát triển. Khi bạn tuyên truyền hô hào, nhưng hành động thực tế không cởi mở học liệu, thì làm sao thế hệ tương lai có thể tìm hiểu được về các triều đại trong lịch sử. Liệu tâm lý lặp lại này có khác gì các triều đại phong kiến thay ngôi trong lịch sử khi đốt sử triều trước. Nếu chỉ đơn thuần coi đó là một triều đã đến hồi mạt như lịch sử vẫn vậy, tâm lý đã nhẹ lòng hơn, nhân tâm cố kết hơn là bôi bác bên đối diện. Đồng ý với Nguyentrongphu, không thể chỉ vì thiếu nguồn mà hạ tiêu chuẩn. Giải pháp chắp vá hiện tại là thêm chuẩn riêng, chuẩn riêng thì bạn phải đề xuất vì không phải ai cũng hiểu về âm nhạc hoặc lĩnh vực khác được. Các thành viên chỉ ủng hộ được bằng phiếu theo chỉ dẫn của người khởi xướng.--Nacdanh (thảo luận) 11:26, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Ngoài ý kiến như Nguyenhai314 về một người (cố nhân) được báo chí nhắc đến chỉ một nguồn thì cũng khá xứng đáng được giữ lại. Nên thêm một số nguồn sơ cấp (blog chính thức) từ những người hoạt động nghệ thuật hải ngoại có thể chấp nhận được, những cá nhân có blog này phải có bài trên wikipedia thì mới chấp nhận nguồn sơ cấp này, đối tượng được nói phải là cố nhân. Theo @CVQT: giới thiệu, tôi nghĩ những cố nhân từng biểu diễn tại các sự kiện nhạc hội lớn nên được chọn như một tiêu chí xác định độ nổi bật. Ngoài ra, CVQT cần xác định rõ những tài liệu in ấn tại hải ngoại được chấp nhận như một nguồn so với nxb tại Việt Nam hiện tại. Nếu những cố nhân đó có sản phẩm in ấn băng đĩa của các hãng ngày xưa thì có chấp chú giải bằng chữ đơn thuần. Có nên mở rộng về số đĩa/album đã phát hành của cố nhân. Nhưng tôi nghĩ bạn CVQT nên viết một số giải pháp để người khác có thể phát kiến thêm hơn là mò mẫm chay. Có xe đạp vẫn hay hơn là chạy bộ.--Nacdanh (thảo luận) 15:25, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  4.  Ý kiến Quan điểm của tôi là nếu bài viết (về các chủ thể trước năm 1975) được nhắc đến đáng kể tại ít nhất 1 nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy thì nghiễm nhiên nổi bật. Vì sao? Suy nghĩ đơn giản: ấn phẩm phát hành/sáng tác trước 1975, sau nửa thế kỉ vẫn có người nhắc đến và đề cập đến, nhắc đến thì độ nổi bật của nó quá rõ, không phải bàn cãi ==> trường tồn với thời gian. Phải nổi bật, rất nổi bật thì nửa thế kỉ mới có người đề cập đến, nếu không ắt hẳn sẽ bị lãng quên. Các trường hợp khác (nếu không có nguồn thứ cấp nào) thì nên xem xét theo case by case basis. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:57, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy rõ ràng người đề xướng lên cập nhật giải pháp này để cộng đồng cho ý kiến, một ví dụ tương ứng cho tiêu chí bạn nêu Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Trường tôi (lần 2).--Nacdanh (thảo luận) 12:09, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi thấy có trang Nhạc xưa có thể dùng làm nguồn được. Tuy chỉ là một dạng blog (nguồn sơ cấp) nhưng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về các chủ thể nhạc vàng. Nhiều website dòng chính cũng dùng lại, sao chép lại thông tin từ trang web này. Tôi nghĩ với đặc thù chủ đề khó tiếp cận thông tin, khó kiểm chứng thì nên nới lỏng bớt tiêu chí (cho thể loại đặc thù này). Nguyenhai314 (thảo luận) 12:14, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Vậy phải đợi người khởi xướng cập nhật ý kiến của bạn, nếu đa số tán thành thì sẽ có chuẩn riêng theo kiểu chắp vá theo hoàn cảnh. Nhưng chính xác ngư Nguyentrongphu nói, nhiều người lưu trú hoặc định cư bên ngoài Việt Nam, có thể vẫn giữ nguồn tài liệu, hoặc tiếp tục xuất bản chưa được quảng bá. Nếu dự án này đủ mạnh, nên tổ chức một vài chiến dịch truyền thông với nhóm người đó để đóng góp tài liệu, nhưng đó chỉ là viễn cảnh màu hường.--Nacdanh (thảo luận) 12:22, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Thân gửi Nguyentrongphu, Nacdanh, Nguyenhai314ThiênĐế98: Cảm ơn mọi người đã có ý kiến. Căn bản thế này, tôi chỉ muốn tìm đồng thuận về “một số tiêu chí đặc thù”, chứ không phải “hạ thấp tiêu chuẩn” (cái này sợ mọi người hiểu chưa đúng). Tôi chưa vội đề ra các giải pháp và tiêu chuẩn [ngay lập tức]; bởi việc tự đề ra này nó hơi mang nặng tính chủ quan, được ý người này thì lại mất ý người khác, nó không hề dễ để áp chế được. Trong khi tôi muốn mục đích hướng tới của thảo luận này là toàn diện và đạt được đồng thuận, trên cơ sở ý kiến góp ý từ phía mọi người. Cũng như kiểu xây dựng một đạo luật thì cũng phải xin ý kiến đóng góp khắp nơi rồi mới hiệu chỉnh và cho biểu quyết thông qua thôi.
  • Về vấn đề nguồn, rõ ràng là rất khó tìm nguồn về chủ đề này ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh công an Việt Nam đang làm ngày càng gắt gao về vấn đề an ninh mạng. Chính vì vậy, mà phần lớn các bài viết thuộc chủ đề này là “chưa đạt yêu cầu” và không tương xứng với tầm ảnh hưởng mà những chủ thể được nhắc đến tạo ra. Nhìn cách viết bài, có thể thấy ngay rằng hầu hết (trên 90%) thành viên viết bài về chủ đề này là người Việt sống trong nước, không có điều kiện ra nước ngoài (nhất là Mỹ) để tìm tư liệu hàn lâm bằng tiếng Anh hay thậm chí cả tiếng Việt về chủ đề này (đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19, việc đi lại giữa các quốc gia còn đang rất khó khăn, ít nhất trong khoảng 1-2 năm nữa mới có thể trở lại bình thường). Bởi họ là thành viên trong nước nên những tư liệu để họ viết bài rõ ràng không nhiều, nguồn trên mạng thì lèo tèo cái được cái không và có bài còn phải dựa vào hiểu biết cá nhân để viết (đây là một thực tế). Đúng như Nacdanh chia sẻ, nếu trong một hoàn cảnh tươi sáng nhất, mọi người cả trong nước và nước ngoài có thiện chí đóng góp tích cực cho Wikipedia thì những trăn trở khúc mắc thế này, những khó khăn như vậy là rất khó xảy ra. Nhưng thực tế thì không như vậy, phần nhiều người Việt ở nước ngoài họ không thật sự mặn mà với Wikipedia, và để trông chờ vào sự “đóng góp” của họ thì rất khó. Đến những đại nhạc hội lớn ở hải ngoại như Thuý Nga hay ASIA trên này còn đang là bởi những người Việt trong nước đóng góp, dựa trên những thông tin từ các page và các cuốn băng lậu (sản phẩm của Thuý Nga và Asia vẫn chưa được lưu hành chính thức và hợp pháp ở Việt Nam), cách viết list bài hát cùng thông tin ít ỏi “rất đặc trưng” thì thật là khó để có thể cải thiện ngay được.
  • Ý của Nguyenhai314 cũng là một ý hay. Nhưng tôi muốn nhiều người đóng góp ý kiến hơn nữa, từ các thành viên có hiểu biết về lĩnh vực này hay hoạt động bên BQXB (Kantcer, Biheo2812,...) đến các thành viên khác trên này, hướng đến tìm đồng thuận. Mỗi ý kiến đóng góp là một căn cứ để có thể xây dựng một số tiêu chí đặc thù nhằm tìm lối thoát cho các bài viết trong lĩnh vực này và là cơ sở để đánh giá trong BQXB. Lưu ý rằng “tìm tiêu chí đặc thù” chứ không “hạ thấp tiêu chuẩn”, mong mọi người đừng hiểu sai. Cảm tạ! — MessiM10 14:42, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Vậy cuối cùng sẽ có 1 cuộc BQ trong tương lai (1-2 tuần nữa) về vấn đề này? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  1.  Ý kiến Độ nổi bật của văn nghệ sĩ trước 1975 là phải xét từng người. Không phải cứ đánh đồng trước 1975 là nổi bật hoặc sau 1975 ít thông tin là không nổi bật. Quan điểm của tôi là một văn nghệ sĩ nổi bật trước 1975 thì phải đáp ứng các yếu tố sau:
  • Nhạc sĩ nhạc vàng trước 1975: Có ít nhất 1 sáng tác thuộc loại siêu siêu nổi tiếng trong dòng nhạc vàng hoặc từ 3 sáng tác nổi tiếng trở lên. Để nhận định một sáng tác nổi tiếng thì phải xem trước và sau 1975 có bao nhiêu bản thu âm bản nhạc đó. Đó là lý do tôi cho rằng nhạc sĩ Trần Văn Nhơn (đã xoá) không đủ nổi bật vì bài Hà Nội 49 nổi tiếng nhất của ông chỉ có 4 bản thu trước và sau 1975. Ở đây không tính các nhạc sĩ hoà âm phối khí.
  • Nhạc sĩ nhạc vàng sau 1975: Có sáng tác được thâu âm phát hành bởi các trung tâm băng nhạc lớn và phải là dạng bài hát siêu siêu nổi tiếng hoặc ít nhất 3 bài nổi tiếng bình thường.
  • Ca sĩ nhạc vàng trước 1975: Trước 1975 có góp giọng trong nhiều băng đĩa và trong sinh hoạt văn nghệ. Độ nổi bật của họ là ở trước năm 1975 nên sau này dù họ có ít xuất hiện thì cũng vẫn nổi bật.
  • Ca sĩ nhạc vàng sau 1975: Góp mặt ít nhất 15 kỳ đại nhạc hội (có dộng dồn) của các trung tâm lớn (Thuý Nga, Asia, Vân Sơn, Tình, Mây, Làng Văn...). Có ít nhất một album CD (không tính album digital vì album dạng digital rất mỳ ăn liền). Có ít nhất 3 bài Hit (gắn liền tên tuổi, nhiều người biết) trên các sân khấu này hoặc 1 bài gây tiếng vang lớn.
  • Nhà thơ/nhà thơ/kịch gia: Dĩ nhiên là có tác phẩm được in thành sách/dựng thành tác phẩm sân khấu và được báo trước 1975 lẫn nguồn sau này nhắc lại. Trường hợp Hà Liên Tử (đã xoá) là một nhà thơ tiền chiến lớn nhưng sau này tìm không ra nguồn nhắc nên bị xoá là điều rất tiếc huhu.
  • Những nhân vật chủ chốt của các Trung tâm băng nhạc hải ngoại: Phải là những nhân vật chủ chốt, gắn bó gạo cội với trung tâm đó. Ví dụ, Thuý Nga có Huỳnh Thi, Tô Văn Lai, Tô Ngọc Thuỷ, Tùng Châu... Asia có Trúc Hồ, Trúc Sinh, Thy Vân, Nam Lộc, Thuỳ Duơng, Việt Dzũng... Vân Sơn có Việt Thảo, Huỳnh Nhật Tân (giám đốc âm nhạc gần 20 năm), Hoàng Nghĩa (nhạc sĩ)... Trung tâm Mây có Trần Thăng, Anh Bằng, Trần Ngọc Sơn...

Messi lấy được ý nào thì lấy nha. Tôi dở mấy vụ tự đặt ra tiêu chí nên chỉ biết nêu quan điểm thôi.

P/S: Tôi không nghĩ vietgiaitri là nguồn dùng được, vì nguồn trên trang này là xào lại từ các trang tin/diễn đàn khác. Kantcer 11:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dự kiến một số tiêu chí nhằm tháo gỡ vướng mắc

Nguyên tắc là không hạ thấp các tiêu chuẩn đã đề ra, đồng bộ và không chồng chéo với các quy định độ nổi bật liên quan
  1. Nguồn tham khảo
    Có ít nhất 01-02 nguồn tham khảo (ưu tiên nguồn thứ cấp) đủ mạnh nhắc đến chủ thể một cách rõ ràng trong bài viết (tìm được nguồn hàn lâm thì càng tốt và càng được ưu tiên).
    (Cần làm rõ: nguồn đủ mạnh là như thế nào? Với ca sĩ đã mất như Duy Khánh, Sĩ Phú, Hùng Cường mà không tìm được nguồn thứ cấp thì hướng đi ra sao???)
    (Ca sĩ còn sống mà không có nguồn tham khảo vẫn bị liệt vào tiêu chí xóa theo quy định).
    Một lần nữa, nguồn nào đủ mạnh bạn phải tự đề xuất 1 danh sách để cộng đồng thông qua. Sau đó, muốn thêm nguồn nào chấp nhận được thì thảo luận tìm đồng thuận tiếp. Thiên Đế cũng từng phải làm vậy đối với các nguồn Công giáo (thảo luận và đạt đồng thuận từng nguồn một). Nguồn sách thường ok nên khỏi bàn tới. Không tìm được bất kỳ nguồn nào thì xóa chứ tính sao là sao? Trách nhiệm tìm nguồn thuộc về người viết bài. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:32, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyentrongphu Thứ nhất, Ở Việt Nam, đương nhiên đó là những báo điện tử bấy lâu nay dự án ta vẫn thừa nhận (VnExpress, Thể thao văn hóa, Dân Trí, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động,...). Ở ngoại quốc có BBC, USA Today, ...
    Thứ hai, hiện vẫn đang xem xét thêm về một số nguồn khác như nhacxua.org, Người Việt, VOA, RFA,... (lâu nay vẫn chưa được coi là nguồn mạnh). Ngoài ra, theo như Nacdanh và Nguyenhai314 đề nghị, một số trang blog/web cá nhân có thể được dùng làm nguồn sơ cấp. Nhóm nguồn liệt kê này mới là nguồn đề cập nhiều hơn về các ca sĩ trước năm 1975. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi đồng ý với bạn Nguyenhai314 là dùng nguồn “Nhạc xưa Blog” trang này chuyên viết về các hoạt động của các văn nghệ sĩ trước 1975 rất uy tín.   Biheo2812  03:53, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguồn báo hoặc sách thì không bàn (không phân biệt quốc nội hay hải ngoại), cái tôi bàn về nguồn sơ cấp dạng blog. Blog có hai dạng: một là blog của những nhân vật có bài sẵn trên wp để nói về một người không còn sống (nguồn sơ cấp mạnh), một dạng sơ khác không do một cá nhân có bài trên wp (ví dụ "Nhạc xưa Blog") thì bạn cần phải lập một danh sách để cộng đồng xem xét từng nguồn sơ cấp đó có chấp nhận được không? Đó là ý giải thích của tôi để bạn hiểu rõ hơn. Chính xác như Nguyentrongphu nói, dạng thứ hai về nguồn sơ cấp này cần bạn hoặc ai đó liệt kê thành danh sách, không thể bâng quơ được. Đó là về người không còn sống, người còn sống mà không có bất kỳ nguồn thứ cấp (sách báo), dạng sơ cấp mạnh (người có bài trên wp nói về họ) và dạng sơ cấp yếu hơn (bạn hoặc ai đó cần lập một danh sách) thì nên xóa hoặc tiếp tục thêm các tiêu chí phụ bên dưới.--Nacdanh (thảo luận) 07:35, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Về nguồn web (sơ cấp), tôi có thể liệt kê ra như sau:
    Các báo chí/trang thông tin của người Việt hải ngoại: Người Việt Online, RFA.org, VOA, VietBao.com... (nguồn sơ cấp loại 1). Ngoài ra, Zing, Motthegioi hay Vietgiaitri là các báo chí trong nước có thể được xếp vào dạng này.
    Các website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2. Dạng này còn cả Website các trung tâm băng nhạc hải ngoại (Thúy Nga, ASIA,...)
    Về blog hoặc web cá nhân, tôi đề xuất như sau:
    Các blog hoặc web cá nhân của các tác giả đủ nổi bật và có bài trên Wikipedia đều được xem là nguồn sơ cấp loại 2.
    Về các dạng blog khác, có rất nhiều và đang chắt lọc để tìm những cái nào đủ tin cậy. Hiện tại tôi thấy có amnhacmiennam.blogspot.com, bianhacvang.blogspot.com, amnhachaingoai.blogspot.com ... (đang tiếp tục rà soát) là có thể sử dụng được làm nguồn sơ cấp loại 3.
    Tiếp tục cập nhật và rà soát... — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Ý tôi là dạng sơ cấp yếu hơn này (phiền bạn lên danh sách, rồi lập mục lục kết quả tổng kết phía dưới để thành viên bàn luận) phải cung cấp thông tin hoặc phân tích chuyên môn nhạc, không phải là nơi chỉ để nghe đơn thuần. Khi có danh sách, bên nên kêu gọi tất cả thành viên có liên quan đến âm nhạc (Âu, Mỹ, Á, vân vân) trên wikipedia tiếng Việt nhận định nguồn sơ cấp nào chấp nhận. Như vậy sẽ rộng đường dư luận trong việc xuất hiện nguồn sơ cấp tồn tại bên trong một bài bách khoa về âm nhạc "thời kỳ đang xét".--Nacdanh (thảo luận) 10:21, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nacdanh Yếu hơn thì chắc khó được chấp nhận đại trà. Tuy nhiên, một số blog nếu như có các bài post đăng tải lại các bài báo trước năm 1975 ví dụ như trang này thì hoàn toàn có thể được xem xét làm một dạng nguồn sơ cấp. — MessiM10 11:41, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự, lâu nay không được xem là nguồn “hợp pháp” (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn). Nay tôi xin đề nghị chúng đều được chấp nhận là các nguồn sơ cấp loại 2 (yếu hơn) trong việc kiểm chứng thông tin cho trường hợp văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975.
    Về blog (không rõ tác giả/chính chủ), có rất và rất nhiều blog khác nhau, nguyên tắc là không dùng được làm nguồn đâu. Tuy nhiên, một số blog nếu có trích đăng các bài báo từ trước năm 1975 nói đến chủ thể (chụp ảnh hoặc đánh máy lại), đăng bìa và kèm theo đó là bản chụp trước năm 1975 về thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, hoàn toàn có thể coi là nguồn tham khảo sơ cấp hợp lệ. Căn cứ từng trường hợp cụ thể và nội dung, thông tin được đề cập để xác minh tính hợp lệ của bài blog đó. — MessiM10 12:42, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nếu báo xưa thì chính xác ra phải là bản chụp lại hoặc scan lại, không thể hạ tiêu chuẩn. Dạng blog chính chủ của một người là họ cập nhật và tự xác nhận, không phải dạng phỏng đoán. Không thể hạ thấp tiêu chuẩn được. Dạng blog phải là dạng thông tin chuyên môn chút, chứ không phải dạng người hâm mộ viết. Nếu bạn biết Rotten Tomatoes thì sẽ hiểu điều tôi nói, Rotten Tomatoes sẽ dùng blog hoặc website, nhưng những nguồn sơ cấp đó đều là những chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh hoặc làm phim. Tôi không cổ súy cho việc hạ cấp nguồn của tiêu chuẩn wp. Và chính xác nhất cho các tiêu chí đặc thù của bối cảnh Việt Nam, là bạn bổ sung theo Kantcer một thành viên có chuyên môn âm nhạc + kết hợp với các gợi ý của tôi lẫn những người khác đã nêu ý kiến, rồi sau đó gộp lại trong một mục mới với tên gọi "kết quả". Không thể dàn trải mãi. Tôi thấy rất nhiều tiêu chí rồi đấy.--Nacdanh (thảo luận) 12:49, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC).Trả lời
    @Nacdanh: Như vậy thì không có blog nào đạt đúng yêu cầu đâu. Trừ khi bài blog đó có chụp ảnh/scan lại một trong các tài liệu sau: bài báo xưa, bìa/poster tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật, thông tin in trên các tờ nhạc/sản phẩm văn hóa nghệ thuật thì còn có thể xem xét và chấp nhận. Về chuyên môn, đối với trường hợp này, những website: nhacxua.vn, yeunhacvang.com, dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com,.... cùng các web có tên miền tương tự sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Vấn đề phát sinh là lâu nay chúng không được xem là nguồn “hợp pháp” ở Wikipedia (đúng kiểu Nhạc xưa Blog mà các bạn đã dẫn) nên tôi mới đề nghị tất cả các website này được xem là nguồn sơ cấp đủ tiêu chuẩn trong việc xem xét các bài viết về chủ thể đã đề cập. Chứ còn yếu hơn nữa chắc không được chấp nhận đâu. — MessiM10 13:12, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cũng xin nói thêm là nếu nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog) và dongnhacvang.com được chính thức công nhận là nguồn sơ cấp hợp lệ thì chắc chắn 80-90% vấn đề sẽ được giải quyết. Thậm chí không cần các tiêu chí ở dưới mà chúng hoàn toàn có thể vận dụng một cách linh hoạt theo quy định độ nổi bật hiện hành. Bản chất các trường hợp này "khó nhất là cái nguồn" nên đây sẽ là nút thắt rất quan trọng. Tôi có thể chỉ cho thảo luận và tìm đồng thuận đúng tiêu chí này (bởi các tiêu chí dưới việc định lượng chỉ khiến vấn đề thêm rối rắm đúng như các bạn nói). — MessiM10 13:28, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  2. Sự nghiệp hoạt động
    2.1. Trước 30 tháng 4, 1975
    - Có thâm niên hoạt động lâu năm và được các nguồn ở mục 1 đề cập/xác nhận.
    - Liên quan đến số lượng đĩa nhựa/băng nhạc, đang rà soát...
    2.2. Từ 30 tháng 4, 1975 trở về sau
    Đã từng xuất hiện trong các đại nhạc hội lớn ở hải ngoại (Paris By Night/Thúy Nga Music Box, ASIA, Vân Sơn) (tối thiểu bao nhiêu lần?)
    Đã phát hành một lượng album/CD nhất định (con số cụ thể cần thảo luận thêm)
    Đã được xác nhận từng giữ các vai trò: chủ tịch/giám đốc điều hành, giám đốc âm nhạc... của các trung tâm băng nhạc/nghệ thuật hải ngoại trong một khoảng thời gian đủ dài (5-10 năm trở lên). (Áp dụng đối với những chủ thể không hoạt động trực tiếp trên sân khấu mà giữ các vai trò điều hành/quản lý nghệ thuật các trung tâm).
    "Đã từng xuất hiện" thì phải nói là nhiều vô số kể, kể cũng không hết, không nên coi đây là một tiêu chí để xác minh độ nổi bật của chủ thể. Còn phát hành lượng Album nhất định cá nhân mình nghĩ phải có cái gì bảo chứng nó thực sự nổi tiếng hay đáng chú ý, chứ nếu chỉ chứng minh là phát hành nhiều album/CD mà chưa có thành tích nào đáng chú ý... phải xem lại. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cái này phải sửa thành “lớn”, thì Thúy Nga, ASIA và Vân Sơn đáp ứng được. Để được lên sân khấu của Thúy Nga, ASIA hay Vân Sơn thì không dễ. Các sản phẩm của các trung tâm này phát hành có chất lượng chuyên môn khá cao, quy mô cũng phải tuơng đuơng với vài cái gameshow của VTV cộng lại. Quy mô lớn, CD được săn đón... (ở Việt Nam CD lậu của các trung tâm này trước khi dịch Covid bùng phát vẫn luôn là mặt hàng đắt như tôm tươi, nạn băng đĩa lậu ở VN vẫn là rất nhức nhối nhưng chứng tỏ sức hút các trung tâm này là không hề nhỏ một chút nào). Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đảm bảo yêu cầu về nguồn. — MessiM10 18:11, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Không có chuyện lên sân khấu Thúy Nga, Vân Sơn hay ASIA = mặc nhiên đủ nổi bật. Show Rap Viet đình đám ở VN nhưng chỉ có duy nhất quán quân là mặc định có bài. Các ca sĩ Việt hải ngoại sau năm 1975 không cần phải có tiêu chí riêng. Bây giờ là thời đại 4.0 rồi chứ không còn là thời đồ đá. Sau năm 1975 thì nguồn rất nhiều, một lần nữa, bạn không tiếp cận được nguồn thì là vấn đề của bạn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:36, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đây chỉ là tiêu chí bổ trợ trong trường hợp đã đảm bảo đủ yêu cầu về nguồn thôi (để tránh trường hợp một số ca sĩ trẻ sau 1975 không lên sân khấu Thúy Nga, ASIA... nhưng lại dùng báo chí để PR tên tuổi). Vì nhiều ca sĩ họ chỉ hoạt động ở hải ngoại và không được về nước biểu diễn (vì nhiều lý do như thị thực hay thủ tục cấp phép biểu diễn hay vài lý do khác) nên báo chí trong nước ít khi đề cập. Chứ xuất hiện trên các trung tâm mà không có một nguồn thứ cấp nào đủ mạnh đề cập vẫn bị xoá theo đúng quy định (như Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Phương Diễm Hạnh/2) đấy thôi. Không thể vì từng xuất hiện mà bỏ qua diện “tiểu sử người còn sống không có nguồn tham khảo” được. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Để mọi người rõ hơn, mình xin lý giải tiêu chí này như sau: Đây là tiêu chí bổ trợ nhằm xác định thâm niên hoạt động của văn nghệ sĩ, khi đã đạt tiêu chí về nguồn tham khảo. Điều này nhằm loại trừ những trường hợp những ca sĩ sau năm 1975 hoạt động ít và dùng nguồn báo chí hoặc xuất hiện trong một số ít các show lớn để tự đánh bóng tên tuổi bản thân. Paris By Night, ASIA và Vân Sơn mỗi năm chỉ làm từ 2-4 chương trình đại nhạc hội, và không dễ để một nghệ sĩ có thể được các trung tâm này mời lên sân khấu một cách liên tục hoặc đều đặn trong một số lượng show đủ lớn nhất định (và ngược lại, nghệ sĩ cũng không thể trả tiền để được đứng show trong một thời gian đủ dãi và số lượng đủ lớn được). Theo tôi nghĩ, phải xuất hiện và có hoạt động tối thiểu từ 20-25 đại nhạc hội như vậy (và được xác nhận) thì mới được xem là đủ nổi bật; và cho phép loại trừ tất cả các trường hợp còn lại để tránh tình trạng PR (trừ khi phải có một thành tích lớn theo đúng quy định của Dự án Âm nhạc hoặc lĩnh vực khác, hoặc có scandal “long trời lở đất, kinh thiên động địa”). — MessiM10 05:17, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Không cần tiêu chí riêng cho ca sĩ VN hải ngoại sau năm 1975. Những bài này nên được đánh giá chung với ca sĩ ở VN hay ở bất cứ nước nào. Các ca sĩ trả tiền PR rất dễ phát hiện nếu đọc nguồn báo chí kỹ. Thành tích không có mà cứ viết tâng bốc là đủ hiểu rồi. Các ca sĩ sau năm 75 thì dù có 10 nguồn vẫn có thể bị BQ xóa như thường. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi vừa đọc qua Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc). Có một số vấn đề cần làm rõ bối cảnh hoặc phải cụ thể hóa.
    1,Chính xác thì phải xem các sự kiện nhạc hội đó ở phạm vi nào? "Được đưa tin đáng kể bởi một nguồn đáng tin cậy về một chuyến lưu diễn quốc tế, hay một chuyến lưu diễn cấp quốc gia ở ít nhất một nước có chủ quyền". Bạn cần giải nghĩa rõ những sự kiện này nằm ở mức độ nào. Không hẳn là không có người về biểu diễn tại Việt Nam, có người còn xuất hiện trên truyền hình quốc gia tại Việt Nam.
    2, "Có một đĩa đã đạt chứng nhận vàng về doanh thu ở một hay nhiều quốc gia."? Những đĩa/album đó có thống kê doanh thu tại hải ngoại không? Việt Nam có kênh bán nào không?
    3, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)." => cái này là cái tôi nói ở trên (phần ý kiến). Hãng đĩa phát hành của họ thế nào, đã hoạt động ở hải ngoại, chắc là có hãng đĩa, không có thì quá hài hước.
    4, "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn." Bạn nên làm rõ nghĩa, các sự kiện trên có tương đương một đài phát thành lớn phạm vi quốc gia; nếu xét ngữ cảnh ít nhất trong cộng đồng người Việt hải ngoại (cụ thể hóa).
    5, "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)" => đây cũng là một tiêu chí cần xét, bạn nên làm rõ khái niệm "một sản phẩm truyền thông nổi bật"
    6, "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được.".--Nacdanh (thảo luận) 08:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  3. Thành tựu
    Đối với các bài viết về văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm trước năm 1975 ở miền Nam, không yêu cầu chủ thể của bài viết phải đạt bất kỳ một giải thưởng hay thành tích nào nhất định (trường hợp có giải thưởng hay thành tích cụ thể thì càng tốt và được ưu tiên khi xem xét về độ nổi bật).
    Thế thì tạo bài tất cả các nghệ sĩ trên? Một loạt bài có thể thuộc dạng TSNDS không nguồn nên tiêu chí này mình phản đối. Có bài thì cũng tốt nhưng đối với dạng khó tìm nguồn này nên check độ nổi bật theo từng "ca" thì tốt hơn. Vì nhóm bài này đã mơ hồ, liệt kê ra các tiêu chí để xác định độ nổi bật thì càng mơ hồ hơn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:43, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenmy2302: TSNĐS không nguồn thuộc diện xóa nhanh và ưu tiên xóa (nếu nguồn trong bài chết), không liên quan đến cái này. Không yêu cầu vì trước năm 1975 bạn nghĩ xem có giải nào đủ uy tín không khi thời chiến đang đánh nhau và phục vụ cho tâm lý chiến thì thi thố cái gì? Còn sau 1975 thì lưu vong vượt biển hết rồi cũng làm gì có cuộc thi nào ra hồn? Vậy nên mới có cái tiêu chí này (không yêu cầu thành tích) và được áp dụng trong trường hợp đã đảm bảo về nguồn tham khảo (để tránh những lá phiếu chỉ nhìn vào thành tích mà đánh giá một nhân vật/tác phẩm trong khi không chịu tìm hiểu nguồn gốc vấn đề). — MessiM10 18:01, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @CVQT: Thời điểm trước năm 1975 không phải không có cuộc thi hay giải thưởng gì, cải lương thì có Giải Thanh Tâm, ca nhạc là Giải Kim Khánh.   Biheo2812  21:55, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Biheo2812 Tuy nhiên giải Kim Khánh chỉ được trao đúng hai năm 1973 và 1974 (hai năm chiến sự đã giảm sự căng thẳng, 1/1973 ký hiệp định Paris rồi còn năm 1975 thì VNCH thất bại); trước Hiệp định Paris, đúng giai đoạn chiến sự căng nhất thì rõ ràng không có giải thưởng nào cho Tân nhạc nên khó có thể dùng làm tiêu chí đại trà được. Mặc dù vậy phải thừa nhận là giải này có độ uy tín ở mức gần tương đương với giải Cống hiến ở Việt Nam sau này. Mà nên nhớ, giải Cống hiến không trao cho Bolero (theo lý giải của Ban Tổ chức thì là bởi dòng nhạc này không có tính sáng tạo, đột phá, nhưng khi tìm hiểu sâu xa thì không hẳn chỉ nằm mỗi ở việc thiếu tính sáng tạo mà còn có cả [phần nào] yếu tố về chính trị trong đó), chính vì vậy những ca sĩ trữ tình Bolero chịu thiệt rất nhiều. Còn về nghệ thuật Cải lương, xin ghi nhận ý kiến của bạn. — MessiM10 03:37, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tạm thời chỉ nên chốt Giải Thanh Tâm và Giải Kim Khánh, hoặc các giải liên quan. Không nên đặc cách tiêu chí này, muốn xét thêm thì nên tìm các tiêu chí phụ khác. Chính xác là đề xuất của bạn đang đi ngược lại tiêu chí, có phần hạ thấp tiêu chuẩn. Cụ thể Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc):
    8, "Đã chiến thắng hoặc nhận được một đề cử cho một giải thưởng âm nhạc quan trọng, ví dụ như giải Grammy, Juno, Mercury, Choice, Dove hay Grammis."
    9, "Đã chiến thắng hoặc tham gia một cuộc thi âm nhạc lớn." Tôi nghĩ những giải như Biheo2812 đã nói trước 1975 là chính xác, sau 1975 không lẽ các sự kiện nhạc hội hoặc cộng đồng hoặc chính quyền địa phương của người Việt hải ngoại không có nổi một giải thưởng lớn?--Nacdanh (thảo luận) 08:05, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nacdanh: Giải Kim Khánh chỉ được trao vào hai năm 1973 và 1974. Còn Giải Thanh Tâm là dành cho nghệ thuật Cải lương (không phải Tân nhạc) từ năm 1958 đến năm 1968. Ngoài ra, không tìm thấy giải nào đủ uy tín khác, và thời gian trao giải cũng bị gián đoạn do chiến tranh. So sánh với giải Cống hiến ngày nay (trao liên tục suốt hơn 15 năm qua) là quá khập khiễng, hay các giải như Grammy thì lại càng khập khiễng. Sau năm 1975, nhiều ca sĩ hoặc vượt biển hoặc đi cải tạo rồi mới xin theo diện HO sang nước ngoài, mãi đến những năm 1990-2000 mới ổn định được cuộc sống. Như Giao Linh (ca sĩ), Phương Dung hay Thái Thanh (ca sĩ) họ không có giải thưởng là xoá hết à? Áp đặt tiêu chí thành tích đối với trước năm 1975 là không ổn.
    Chính vì vậy, không yêu cầu văn nghệ sĩ trước năm 1975 phải đạt một thành tích hay giải thưởng nhất định, có giải thưởng thì càng tốt và càng được coi là nghiễm nhiên nổi bật. Còn thế hệ ca sĩ sau năm 1975, nhất là từ những năm 1990 trở lại đây, không áp dụng được tiêu chí này, mà sẽ theo đúng quy định hiện hành. — MessiM10 09:57, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Chính xác như bạn nói, nếu đã có giải nào thì cứ bấu vào giải đó đã, vì đây chính là tiêu chí của độ nổi bật về âm nhạc. Các tiêu chí phụ như tôi đã nếu ở mục phía trên (gồm "Sự nghiệp hoạt động", "Ảnh hưởng") với rất nhiều ý nhỏ lẻ kèm theo. Cụ thể với Giao Linh (ca sĩ) là "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật" + "Đã trở thành đại diện tiêu biểu nhất của một phong cách nổi bật hay của một sân khấu địa phương ở một thành phố; chú ý rằng chủ đề vẫn phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn thông thường của Wikipedia, bao gồm kiểm chứng được" => mục "ảnh hưởng" tôi đã nêu, "Bà thường được báo chí Việt Nam gọi là "Nữ hoàng sầu muộn" do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà". Ngoài ra, "Đã phát hành trên hoặc hai album ở một hãng thu âm lớn, hoặc một hoặc vài hãng độc lập quan trọng (nghĩa là một hãng độc lập được thành lập trên vài năm và có một đội ngũ biểu diễn với nhiều người nổi bật)" => "nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và hẹn bà lên hãng đĩa Continental của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để thử giọng vào ngày hôm sau, mở ra cơ hội giúp Giao Linh ký được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong ba năm".
    Phương Dung => "Có tác phẩm được phát đều đặn toàn quốc bởi một đài phát thanh lớn" + "Đã biểu diễn âm nhạc cho một sản phẩm truyền thông nổi bật, chẳng hạn như thể hiện một bài hát chủ đề của một chương trình của hệ thống truyền hình, biểu diễn trong một chương trình TV hay một bộ phim nổi bật, cũng như một album tuyển tập, v.v... (Tuy nhiên nếu đây là điểm nổi bật duy nhất, có lẽ thích hợp hơn là đề cập tại bài chính và đổi hướng mục từ sang bài này)". Ngay trong các bài báo đã nói và minh họa nhân vật biểu diễn trong các chương trình trên sóng quốc gia tại Việt Nam hiện tại.
    Thái Thanh (ca sĩ) => "được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam" => "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt" + "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt" + "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật". Rõ ràng không nên hạ thấp tiêu chuẩn, khi xét nguồn xong thì tiếp tục xét đến các tiêu chí phụ. Các tiêu chí phụ tôi đã liệt kê, bạn chỉ cần cụ thể hóa các tiêu chí phụ có sẵn vè bối cảnh Việt Nam, tức là chỉ cần diễn giải câu chữ của tiêu chí về bối cảnh Việt Nam, sau đó lập biểu quyết. Riêng nguồn thì nên mời mời tất cả thành viên về âm nhạc đang hoạt động trên wp thì sau khỏi bị xét nét sao bài này thì sơ cấp bài kia thì thứ cấp, rộng đường dư luận. Tôi chỉ góp ý như thế, không hơn được nữa, bạn phải chủ động.--Nacdanh (thảo luận) 10:27, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  4. Ảnh hưởng
    Văn nghệ sĩ và văn hóa phẩm phải có tác động sâu rộng trong nhân dân (cả trong nước và quốc tế), thể hiện qua mức độ phủ sóng của chủ thể (càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật, còn ít hoặc khó tìm thấy nguồn thì vận dụng linh hoạt theo 3 tiêu chí ở trên đồng thời căn cứ nội dung nguồn cung cấp và hiểu biết khách quan).
    Ở trên thì ghi 1-2 nguồn thứ cấp là đủ nổi bật nhưng ở dưới lại ghi "càng nhiều nguồn nhắc đến thì càng nổi bật"??? Vấn đề cần bàn là có nổi bật hay không chứ không phải là "đủ nổi bật" ở mức độ bao nhiêu. Miễn đủ nổi bật (mức độ bao nhiêu không cần bàn tới) là giữ. Còn thiếu nổi bật thì xóa. Quy định bạn đề xuất có mâu thuẫn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:39, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn Nguyentrongphu đã có thắc mắc về vấn đề này. Thực sự đánh giá về tầm ảnh hưởng của nghệ sĩ nó vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan. Mục đích hướng tới của tiêu chí này là nhắm đến toàn bộ các văn nghệ sĩ và văn hoá phẩm nói chung, chứ không riêng gì ca sĩ. Ý tôi muốn nói là có 1-2 nguồn là tối thiểu và đủ nổi bật rồi và không đòi hỏi gì thêm; nhưng nó khuyến khích tìm nguồn đa chiều trung lập về chủ thể. Những chủ thể trước năm 1975 đa số họ làm nghệ thuật từ cái tâm, hoàn cảnh thời chiến phải phục vụ cho sinh hoạt nghệ thuật của cả công chúng và quân đội, mục đích tâm lý chiến, thành tựu được công chúng ghi nhận và nhớ đến (rất rất ít trường hợp thuộc diện PR), nếu như báo chí trong nước Việt Nam (vốn chịu sự kiểm duyệt gắt gao của Nhà nước) mà đề cập, nhắc đến nhiều thì chứng tỏ chủ thể phải có sức ảnh hưởng rất lớn và được thừa nhận rộng rãi thì mới được như thế. — MessiM10 05:31, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cách bạn đề xuất tiêu chí chưa ổn. Ảnh hưởng của 1 ca sĩ là dựa vào chất lượng nguồn chứ không phải số lượng nguồn. Ví dụ 1 ca sĩ có ảnh hưởng rất lớn và chỉ cần được nhắc qua ở 1 nguồn uy tín (ví dụ trong 1 nguồn đó có ghi rõ thành tích và mức độ ảnh hưởng của ca sĩ tới xã hội) = đủ nổi bật. Ca sĩ PR có cả chục nguồn PR = vẫn bị xóa như thường. Không có chuyện càng nhiều nguồn càng nổi bật. Phải tính tới chất lượng nguồn nữa (độ uy tín + thông tin trong nguồn), chất lượng nguồn càng tốt thì mới càng nổi bật (nhiều nguồn mà 0 thành tích cũng bằng thừa). Mà tiêu chí "ảnh hưởng" này thảo luận làm cái gì? Tiêu chí này đã có sẵn ở trong quy định độ nổi bật chung chung rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:47, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Đối chiếu Wikipedia:Độ nổi bật (âm nhạc), về ảnh hưởng cũng có tiêu chí rõ ràng:
    1, "Được đề cập trong một nguồn đáng tin cậy rằng đã ảnh hưởng đến phong cách, kỹ thuật, biểu diễn cũng như giảng dạy của một thể loại nhạc riêng biệt." => ngoài sách báo (hải ngoại và trong nước), nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ, ngoài ra nên lập một danh sách "nguồn sơ cấp chấp nhận được mà chính bạn phải liệt kê để cộng đồng đối chiếu"
    2, "Đã có ảnh hưởng đáng kể đến một nhạc sĩ nổi bật mà thỏa mãn các tiêu chí phía trên." => nguồn sơ cấp blog của một các nhân có bài trên wp nói về họ
    3, "Là người kiến lập một truyền thống hay trường phái trong một thể loại riêng biệt."
    4, "Đã sáng tạo một số giai điệu hay chuẩn mực được sử dụng trong một thể loại nhạc nổi bật, hay một trường phái cũng như truyền thống trong một thể loại nhạc nổi bật."
    5, "Thường xuyên được nhắc đến trong các xuất bản phẩm nói về một tiểu văn hóa nổi bật.".--Nacdanh (thảo luận) 08:48, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thân gửi Nacdanh, Nguyentrongphu, Kantcer, Biheo2812, Nguyenhai314, ThiênĐế98. Sau một hồi suy nghĩ và rà soát, tôi thấy rằng cái nút thắt lớn nhất và quan trọng nhất chính là cái nguồn tham khảo. Dựa trên tất cả các tư liệu được tìm thấy, truy cập được ở Việt Nam hiện tại, xét trên khía cạnh chuyên môn thì chỉ có các trang web: nhacxua.vn (Nhạc Xưa Blog/Nhạc Xưa Thời Báo), nhacxua.org (Tân Nhạc Việt Nam), dongnhacvang.com, nhacvangbolero.com là đủ khả năng và đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng, và gần như chỉ có chúng mới là nguồn thông tin đầy đủ (một số báo điện tử lớn ở Việt Nam cũng phải dựa vào để viết bài), tuy nhiên, khốn nỗi là nhiều thành viên quan niệm những nguồn này là nguồn yếu hoặc nguồn tự xuất bản (nó giống nhiều nguồn Công giáo của Thiên Đế trước đây). Tôi cho rằng, nếu giải quyết được vấn đề mấy nguồn này, công nhận tính hợp lệ (nguồn sơ cấp trung bình), thì 90% vấn đề sẽ được giải quyết, tháo gỡ.
    Các tiêu chí kia, càng đề nghị thì tôi thấy càng rối rắm, khó thực thi được, vì không thể hạ thấp tiêu chuẩn này nọ và bản thân các quy định hiện hành cũng đã có độ mở cho các trường hợp không có giải thưởng cụ thể, có thể vận dụng linh hoạt được. Do đó, ta tập trung giải quyết vấn đề nguồn là ổn nhất. Cảm tạ! — MessiM10 14:25, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ai đó nên lập danh sách Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 1Thảo luận Thành viên:Alphama/Nguồn Công giáo cấp 2 như tôi đã làm từ năm 2014 nếu muốn dứt điểm vấn đề này. Hãy đưa vấn đề ra biểu quyết nếu không đạt được đồng thuận. @CVQT: Bạn làm được không?  A l p h a m a  Talk 18:18, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Alphama Qua rà soát sơ bộ đã lập được 01 danh sách các nguồn cấp 2 tại Thảo luận Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật của ca sĩ, nhạc sĩ, tác phẩm nhạc vàng/2 và chờ ý kiến cộng đồng để công nhận những trang web đã được liệt kê là các nguồn đạt chuẩn. Khuyến khích bất kỳ thành viên nào khác tìm thêm được các website tương tự (tôi lục mỏi mắt để tìm ra 5 nguồn có thể coi là ổn nhất). Những nguồn này, theo quan niệm của một bộ phận thành viên từ trước đến nay, là nguồn yếu hoặc tự xuất bản nên rất khó sử dụng. Tuy nhiên phải nói thật với cái trường hợp trước 1975 có đào hết cái Internet cũng chỉ có bằng đấy nguồn có thông tin về chủ thể thôi. Cho nên việc phê duyệt tính hợp lệ của các trang web tôi đề cập trong trang tôi đã nêu sẽ tháo gỡ được rất nhiều nút thắt của bài toán “văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975”. — MessiM10 19:36, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi thấy nguồn loại 2 bạn đưa ra còn quá yếu so với quy định của Wikipedia. Nếu người Việt hải ngoại không chịu bảo tồn văn hóa thì chịu. –  A l p h a m a  02:43, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Alphama: Trong cả 5 cái thì được cái nhacxua.vn là ổn nhất. Mỗi tội, nó chưa đáp ứng được tiêu chí về địa chỉ tòa soạn rõ ràng (để mỗi chữ Ban Biên Tập), ngoài ra không còn một website nào khác tốt hơn (ngoài Zing, nguồn cũng bị nhiều người đặt dấu hỏi về khả năng sử dụng tại Wikipedia, dù có địa chỉ rõ ràng). Thi thoảng, Zing có sử dụng những thông tin từ nhacxua.vn để giới thiệu tiểu sử ca sĩ. Ngoài ra một số báo chí ở Việt Nam cũng viết bài về ca sĩ trước 75 dựa vào nhacxua.vn (tôi đã từng trao đổi với một vài nhà báo và họ xác nhận thông tin trên nhacxua.vn là đúng qua tìm hiểu và phỏng vấn chính các chủ thể). Thật khó để tìm một nguồn "ra hồn" mà nói đến các chủ thể trước 75 (nhất là những người ít tiếng tăm hơn).
Dù nó chưa được thỏa mãn so với quy định, nhưng nếu được, tôi sẽ cố gắng lấy ý kiến về hai nguồn nhacxua.vn và Zing, có thể đưa ra biểu quyết để công nhận tính hợp lệ. Việc xin "đặc cách" kiểu này, phải thừa nhận là tạo ra tiền lệ không hay ở Wikipedia, nhưng nó là cách gần như duy nhất để tháo gỡ mấy cái vướng mắc về nghệ sĩ trước 75 bao nhiêu năm nay mà vẫn không giải quyết nổi chỉ vì "nguồn". Theo thống kê, khoảng 65-70% BQXB các trường hợp này trong quá khứ có kết quả là Giữ, cho dù có vài trường hợp tại thời điểm biểu quyết vẫn không giải quyết hết các vấn đề nguồn mà phiếu xóa đưa ra, chất lượng khá tệ. – MessiM10 16:34, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Một cái đề nghị về tiêu chuẩn lựa chọn cách viết tên bài khi tên gọi dùng để đặt tên bài có nhiều cách viết khác nhau

Tình trạng từ ngữ tiếng Việt tồn tại nhiều cách viết khác nhau

Trong tiếng Việt có nhiều từ ngữ có nhiều cách viết khác nhau và nhiều từ ngữ phát âm khác nhau nhưng lại được viết giống nhau, thí dụ như:

1.
bánh giầy
bánh giày
bánh dày
bánh dầy
2.
hoà bình
hòa bình
3.
mỹ thuật
mĩ thuật
4.
chữ quốc ngữ
chữ Quốc ngữ
5.
thế kỷ XXI
thế kỷ 21
thế kỷ hai mốt
thế kỷ hai mươi mốt
6.
hydro
hyđrô
hyđro
hydrô
hiđrô
hi-đrô
hiđro
hidro
hy đơ rô
7.
Fontainebleau
Phông-ten-nơ-blô
Phôngtennơblô
Phông-ten-nơ-bờ-lô
Phôngtennơbờlô
Phông-ten-nơ-bơ-lô
Phôngtennơbơlô
8.
Cái quốc gia trong bài Syria có hai cách gọi là "Xi-ri” và "Xi-ri-a". Cả "Xi-ri" và "Xi-ri-a" đều có người viết là Syria. Khi đọc cách viết Syria có người thì đọc là "Xi-ri", có người thì đọc là "Xi-ri-a". Ngoài Syria, hai cách gọi "Xi-ri” và "Xi-ri-a" còn được viết theo các cách khác nữa: Xi-ri, Xiri, Syri, Syrie, Xiria.
9.
Môn thể thao trong bài Golf đa số người gọi là "gôn", có một thiểu số người gọi là "gốp". Âm "gôn" có thể viết là golf hoặc gôn, "gốp" thì là golf hoặc gốp. Cách viết golf được hai âm "gôn" và "gốp" chung nhau. Khi đọc cách viết golf đa số đọc là "gôn", một số ít đọc là "gốp".

Dựa trên những mô hình cách viết khác nhau có sẵn, một số tên gọi của thứ chưa có tài liệu tiếng Việt viết về nó trước đây có thể được viết theo nhiều cách khác nhau.

Đặt tên bài theo cách viết phổ biến nhất trong các nguồn đáng tin cậy

Trong số các cách viết khác nhau của tên gọi của chủ thể của một bài viết trên Wiki, chỉ có một cách viết có thể được dùng làm tên bài chính. Không phải lúc nào các thành viên Wiki cũng đồng ý được với nhau nên dùng cách viết nào làm tên bài. Khi tranh cãi nên chọn cách viết nào, có người dựa vào tài liệu này dùng cách viết này mà cho rằng nên viết như thế vì cách viết đó là đúng hơn, tốt hơn, chính xác hơn. Họ không đưa ra được tài liệu nào chứng minh được dựa trên cơ sở khoa học cách viết khác là sai, là ít hiệu quả hơn.

Cho rằng trong các cách viết có trong các nguồn đáng tin cậy có một cách viết là chính xác hoặc tốt hơn, các cách viết là sai hoặc kém hơn là không phù hợp với tiêu chí trung lập của Wiki. Wiki không phán xử trong các quan điểm khác nhau trong các nguồn đáng tin cậy về cùng một vấn đề, quan điểm nào là đúng, là hợp lý, quan điểm nào là sai. Quan điểm phổ biến được nói đến nhiều hơn trong bài so với quan điểm thiểu số. Đặt tên bài theo cách viết được dùng nhiều nhất trong các nguồn đáng tin cậy nó phù hợp với tiêu chí trung lập của Wiki. Một cách viết nào đó được chọn làm tên bài không phải là vì Wiki cho rằng nó là đúng, là chính xác, là hợp lý, tất cả mọi người đều nên sử dụng cách viết đó mà là vì có nhiều nguồn đáng tin cậy sử dụng cách viết đó hơn.

Để xác định được sự đúng sai, tốt xấu giữa các cách viết khác nhau một cách chính xác, hợp lý thì cần có người hiểu biết đa ngành, có chuyên môn, phải tiến hánh nghiên cứu vấn đề. Wiki là trang từ điển mở, có chuyên môn hay không có chuyên môn gì cũng đều sửa bài, viết bài được. Wiki không đủ độ tin cậy để đi xác định cách viết nào trong các cách viết có trong các nguồn đáng tin cậy là đúng hơn, tốt hơn.

Phương pháp xác định cách viết nào là phổ biến nhất

Vì khó biết được hết tên gọi cần xem xét nó xuất hiện trong các tài liệu in nào nên công cụ tìm kiến trực tuyến được ưu tiên sử dụng để kiểm tra mức độ phổ biến của cách viết khác nhau của tên gọi trong các nguồn đáng tin cậy. Lần lượt sử dụng Google Sách (https://books.google.com.vn/), Google Scholar (https://scholar.google.com/), tính năng tìm kiếm tin tức trên trang Google Tìm kiếm (không phải trang Google Tin tức vì nó không cho biết số lượng kết quả tìm được) cho đến khi có thể xác định được cách viết nào là phổ biến nhất. Khi tìm phải chọn chỉ tìm trong các trang tiếng Việt.

Có thể có các nguồn không đáng tin cậy xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm, nhất là khi tìm kiếm tin tức bằng Google. Nếu xác định số lượng nguồn không đáng tin cậy bị lẫn vào trong đó là quá nhiều, ảnh hưởng đáng kể đến số liệu thống kê thì cần đếm thủ công để loại bỏ chúng ra. Nếu vì số lượng kết quả nhiều mà không đếm hết nổi được thì xử lý tương tự trường hợp viết hoa viết thường, có hay không có dấu gạch nối nêu dưới đây.

Trừ phi Wiki là đối tượng nghiên cứu của nó, còn không thì nguồn lấy Wiki làm nguồn cho thông tin của nó là nguồn không đáng tin.

Trường hợp các cách viết cần kiểm tra khác nhau ở chỗ viết hoa hay không viết hoa, có hay không có dấu gạch nối

Google không phân biệt chữ viết hoa chữ viết thường, từ viết có và không có dấu gạch nối. Trong trường hợp này, cần đếm thủ công số lượng từng cách viết trong trang kết quả tìm kiếm của Google.

Nếu số lượng kết quả quá nhiều, không thể đếm hết được và các thành viên đồng ý với nhau rằng chỉ cần đếm các kết quả trong một số trang kết quả tìm kiếm nhất định của Google (chẳng hạn như 10 trang đầu tiên, 20 trang đầu tiên, 30 trang đầu tiên, 100 trang đầu tiên) có thể đại diện cho tất cả các kết quả tìm được thì chỉ đếm trong những trang đó. Nếu các thành viên không đồng ý chỉ đếm kết quả trong những trang nhất định đó thì xem là không thể xác định được cách viết nào phổ biến hơn.

Trường hợp không thể xác định được cách viết nào là phổ biến hơn bằng Google

Trong trường hợp đã dùng hết công cụ tìm kiếm được chỉ định trên Google mà vẫn không xác định được cách viết nào phổ biến nhất và tên do người tạo bài đặt có xuất hiện trong nguồn đáng tin cậy thì dùng tên người tạo bài đặt làm tên bài.

Nếu tên do người tạo bài đặt dùng cách viết không có trong nguồn đáng tin cậy thì đặt tên bài theo cách viết được dùng nhiều nhất trong các nguồn tiếng Việt có trong bài.

Nếu trong bài không có nguồn tiếng Việt nào thì đặt theo cách viết có trong nguồn đáng tin. Ai nêu ra cách viết nào có trong nguồn đáng tin cậy trước thì dùng cách viết đó.

Nếu không tìm được nguồn đáng tin cậy nào nêu ra một cái tên tiếng Việt nào cho chủ thể của bài thì viết tên bài theo mô hình cách viết có trong nguồn đáng tin cậy của thứ có tính chất, đặc điểm tương đồng với nó, thí dụ như tên của một cái hoá chất thì viết theo mô hình cách viết của một thứ hoá chất khác. Cách viết đầu tiên được nêu ra phù hợp với các mô hình cách viết có trong các nguồn đáng tin cậy sẽ được chọn làm tên bài.

Phụ lục: Ý tưởng trước đây về mô hình cách viết hợp lý nhất theo khoa học

Trước đây tôi nghĩ cần phải đặt ra một tiêu chuẩn cách viết thống nhất dựa trên nghiên cứu khoa học về chính tả cho các tên gọi có nhiều cách viết khác nhau. Theo đó thì cần xem xem trên các sách báo chuyên ngành ngôn ngữ học người ta đã nghiên cứu và chứng minh được mô hình cách viết nào là tốt nhất, hiệu quả nhất trong trường hợp nào, tên bài viết trên Wiki nên dựa theo đó mà viết. Nay thì tôi không cho rằng tên bài viết của Wiki nên được viết như thế. Khi mới nghĩ đến ý tưởng đó tôi chưa lường đến hai tình huống:

  • Kết quả giữa các nghiên cứu có thể mẫu thuẫn, phủ nhận lẫn nhận, cách viết này theo nghiên cứu này là hiệu quả nhất, theo nghiên cứu khác thì có thể lại không phải là như vậy.
  • Có thể không có cách nào đo lường được một cách khách quan hiệu quả của việc luôn viết theo kiểu này mà không viết theo kiểu khác. – Judspug (thảo luận) 10:23, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

  •  Ý kiến thảo luận này nhằm tìm tên gọi chính thức? Nếu vậy bạn nên so sánh với quy định hiện tại Wikipedia:Tên bài và tìm ra điểm cần bổ sung hoặc thiếu sót. Chứ tôi không muốn mất thời gian vô bổ. Còn thảo luận của tôi viết chỉ gói gọn cực nhỏ và rất tiểu tiết là "tên bài chính thức đã có" (cái bạn đang tìm ở thảo luận này) + năm. Nên lưu ý nhằm tránh đá nhau. Tất nhiên là hai thảo luận không hề liên quan. Một cái là về cách trình bày cho quy củ, một cái là quy chuẩn tìm tên bài (rất phức tạp, nhiều khi đòi hỏi chuyên môn sâu, chuyên biệt). Lưu ý.--Nacdanh (thảo luận) 10:35, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Ngay cả dự án lớn mạnh như tiếng Anh thì mấy cái này năm nào chả tranh cãi. Mấy cái này tốt nhất giải quyết case by case, mặc dù lâu và không bao quát, chứ giải quyết kiểu này cũng tranh cãi cuối cùng ngõ cụt. Tôi vẫn cứ dùng "hòa bình", "mỹ thuật", ai bỏ dấu khác và "i" ngắn thì chịu. Còn cái chữ "nghành" sai lên sai xuống, ngay cả cơ quan chính phủ, vài ông cây đa cây đề ở Viện HLKH vẫn sai, may quá Hiến pháp Việt Nam không sai chính tả.  A l p h a m a  Talk 10:39, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Cuộc thảo luận này quá vô nghĩa. Tên hóa học đã được cộng đồng thống nhất là theo TCVN. Còn mấy cái ví dụ khác bạn nêu đều có 1 cái tên phổ biến nhất nên tôi chả thấy ai tranh cãi về ba cái đó cả. Trong một số trường hợp cả hai đều đúng, cách đơn giản nhất là tôn trọng tác giả đầu tiên tạo bài. Ví dụ American English vs British English, bên en họ cũng dùng phương án này và đã chấm dứt được rất nhiều năm tranh cãi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:00, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Bình luận: Riêng thảo luận này, tôi xin nói thẳng: Không bao giờ tìm được một quy chuẩn tuyệt đối. Bên en.wiki cứ vài ba ngày lại tranh chấp vụ tiếng Anh Anh với tiếng Anh Mỹ. Ví dụ, từ "focusses" (đúng trong tiếng Anh Anh) bị sửa đi sửa lại cả chục lần sau khi bài đã chọn lọc, dù quy định bên đó rất rõ ràng:
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:04, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

c:Category:PNG - Emblems of provinces and territories of Vietnam

Đây dường như là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng sai bản mẫu {{PVCC-CPVN}} một cách tràn lan. Người sử dụng có vẻ như chưa đọc (hoặc không thèm đọc) cụm từ "legal documents" hoặc dòng "warning" phía dưới cùng của bản mẫu. Logo hoặc biểu trưng của tỉnh/thành không phải là một dạng "văn bản pháp luật", trừ phi chứng minh được chúng được scan ra từ đó. Cần ai đó hoạt động tích cực ở Commons đưa chùm ảnh này đi đề nghị xóa. Nguyenhai314 (thảo luận) 15:56, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ví dụ: c:File:Emblem of Backan Province.png. Nguyenhai314 (thảo luận) 15:58, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314: Nếu bạn thấy sai thì cứ đem đống logo đó ra đề nghị xóa. —  Băng Tỏa  18:51, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhờ dịch Hướng dẫn nháp của Bộ Quy tắc Ứng xử Chung toàn Wikimedia

Chào mọi người, trên Meta có nhờ tôi nhắn cho cộng đồng xem có ai rảnh có thể trợ giúp dịch trang hướng dẫn này từ tiếng Anh sang tiếng Việt được không (họ đã nhờ Alphama nhưng có vẻ bạn ấy bận). Nếu được thì bản dịch này cần xong trước giữa tuần sau.

Ping NguoiDungKhongDinhDanh vì bạn từng giúp tôi dịch.

Xin cảm ơn. Tiểu Phương 話そう! 16:07, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Bluetpp: Tôi chỉ phải dịch trang đó thôi, hay còn trang nào khác nữa? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:09, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NguoiDungKhongDinhDanh: Chỉ trang đó thôi bạn ạ, cảm ơn bạn nhiều ^^ – Tiểu Phương 話そう! 01:34, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cập nhật công cụ thảo luận

Hello, all. I have good news about the mw:Talk pages project. Xin hãy giúp dịch sang ngôn ngữ của bạn.

  • If you have enabled "Công cụ thảo luận" in Special:Preferences#mw-prefsection-betafeatures, you will get a new feature. The new feature adds a [theo dõi] button to each ==Level 2 section== on a talk page. If you subscribe to the section, then you will get Special:Notifications if someone adds a new comment to that section (but not if they fix typos or edit other parts of the page). This can be very helpful on busy pages, especially if you only want to follow one conversations. Please try it out and share your thoughts at mw:Talk:Talk pages project/Notifications.

These changes are currently scheduled for Wednesday, 25 August, probably around 23:00 UTC. Please let me know if you have any questions. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:18, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời


Dịch: Cập nhật công cụ thảo luận

Chào mọi người. Tôi có tin tốt về :mw:Dự án trang thảo luận đây.

  • Nếu bạn đã kích hoạt "Công cụ thảo luận" trong Đặc biệt:Tùy chọn#mw-prefsection-betafeatures, bạn sẽ có một tính năng mới. Tính năng này sẽ thêm một nút [theo dõi] vào bên phải ==Đề mục cấp 2== trên các trang thảo luận. Nếu "theo dõi" một đề mục, bạn sẽ nhận được Đặc biệt:Thông báo khi có ai đó thêm thảo luận vào đề mục đó (nếu họ chỉ sửa chính tả hoặc thảo luận ở những đề mục khác, bạn sẽ không nhận được thông báo). Tính năng này sẽ rất hữu ích trên những trang dài, đặc biệt là khi bạn muốn theo dõi một cuộc thảo luận nào đó. Xin hãy thử sử dụng nó và chia sẻ trải nghiệm tại mw:Dự án trang thảo luận/Thông báo.

Những thay đổi này dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 23:00 thứ Tư ngày 25 tháng 8 (UTC). Nếu có câu hỏi, xin hãy cho tôi biết. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:18, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời


Chú giải (đoán): Tính năng mới sẽ hoạt động giống như bản mẫu {{ping}} và {{u}}, nghĩa là người theo dõi sẽ chỉ được nhận thông báo nếu những người khác ký tên khi thảo luận ở đề mục đó (xem thêm: en:Help:Notifications#Mentions). Bên meta đã thử nghiệm nó từ đời nào rồi, và giờ đến chúng ta. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 18:54, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thank you, @NguoiDungKhongDinhDanh! – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:57, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
You can try it on this page by clicking on https://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Thảo_luận?dtenable=1 – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 18:58, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
The mw:Talk pages project/Replying deployment has been delayed. It should happen next week instead. I apologize for the delay. The subscriptions part is already available in Beta Features. – Whatamidoing (WMF) (thảo luận) 17:04, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Xin ý kiến

Xin mọi người cho ý kiến ở phần mục #Đổi tên các bài viết giải đấu của FIFA. FCBM (thảo luận) 10:16, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xin ý kiến về việc lấy uy và lấy WP làm gương cho mọi người

Tôi có một đề xuất khá là nhạy cảm thế này. Chúng ta có thể phổ biến luật và lấy các Nguyên tắc của WP ra để xử phạt các IP vô danh rảnh rỗi vào phá rối các bài viết. Tuy nhiên đôi khi điều đó chưa hẳn đã thu phục được lòng người. Tôi đề xuất trước tiên xóa các bài bách khoa về giang hồ mạng gồm: Huấn Hoa hồng, Phú Lê, Dương Minh Tuyền và chỉ giữ lại bài Khá Bảnh nổi bật nhất làm đại diện. Chỉ cần WP làm nghiêm hơn đến level này thì tự khắc sẽ giảm hẳn thực trạng tùy ý khởi tạo mấy bài viết về các nhân vật hoặc tổ chức chưa (hoặc không) đủ độ nổi bật để có thể tồn tại trên không gian WP. Tại sao nhắm đến đối tượng bài viết về giang hồ mạng trước tiên, vì họ phổ biến với cộng đồng mạng Việt Nam hơn cả. Việc đưa một số nhân vật chỉ thuần giải trí mà không (hoặc ít) có giá trị về mặt kiến thức lên WP sẽ làm những Wikipedian khác cảm thấy vi.wp quá dễ dãi và dễ phá hoại hơn. Đôi lời đề xuất ạ. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 18:00, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Hết nói nhăng nói cuội ở FB rồi giờ sang cả đây à? Rảnh thì đi đọc quy định đi – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 18:02, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@TaiwaneseWaveVN: Nếu có đồng thuận xóa các bài đó thì đã bị xóa trong biểu quyết rồi, cần gì phải đưa ra đây. Việc các bài đó vẫn tồn tại có nghĩa rằng đề xuất của bạn chưa được ủng hộ. NHD (thảo luận) 18:11, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi không thấy Huấn, Phú, Khá, Tuyền, Hằng... có liên quan gì đến những bài quảng bá cả. Trước đây đã vậy, giờ cũng vậy, sau càng như vậy.
Thực lòng mà nói, tôi nghĩ động cơ của đề xuất này không phải để hạn chế IP tạo thử nghiệm bài không nổi bật, mà là vì căm ghét hiện tượng mạng từ rất lâu, đến nỗi chỉ muốn xoá những bài này đi cho khuất mắt, mà không có cách nào nên mới mở thảo luận ở đây (cũng có thể tôi đang mắc lỗitấn công cá nhân).
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 19:21, ngày 21 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mình thấy nếu xóa kiểu như bạn chỉ với lý do "hiện tượng mạng" mà không có cơ sở rõ ràng thì mới là bừa bãi, mới là làm tiền đề cho các thành viên thích phá hoại spam biển dnb với những bài có chủ đề tương tự. Như thế cũng không có ích lợi gì lắm. Xét trên phương diện nào đó, có thể bạn đúng khi nói rằng nhóm bài này thực sự chưa có nhiều đóng góp đến thế. Nhưng nên nhìn nhận khách quan rằng nó thực sự có ảnh hưởng tới xã hội, và vì thế mới nổi bật để tồn tại trên đây; mình sẽ phản đối việc này vì làm thế là không tôn trọng người đọc cũng như những người đã bỏ công sức ra suốt ngày đêm để cải thiện chất lượng bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:33, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nếu thấy bài viết không nổi bật có thể treo biển đnb rồi đưa ra biểu quyết xóa. Nhưng nên cân nhắc lợi và hại của việc này. Nguyenhai314 (thảo luận) 00:19, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Khả năng cao là các bạn ấy sẽ giữ thầy lại. Cỡ Ngân 98 các bạn ấy còn bỏ phiếu giữ được mà. ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ Không phải Huấn official đâu 01:39, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn cứ đưa ra biểu quyết xóa bài, riêng tôi sẽ bỏ phiếu xóa những bài này. Nhưng còn chuyện nó có đủ phiếu xóa hay không thì hãy chờ kết quả cuối cùng :). Tín đồ Tốc độ 05:25, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Những lập luận hay lý do mở biểu quyết xóa bài kiểu như là xóa đi để tránh IP phá hoại, hay chỉ đơn giản là "xóa đi để làm gương, đề tài này không thuộc về Wikipedia" có thể phù hợp với Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài? – Flyplanevn27 (Thảo luận) 11:35, ngày 22 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thật đáng buồn, bạn Hiệp chỉ vì thầy mà ngày đêm ăn không ngon ngủ không yên. Các bạn khác cũng từng vì thầy mà tranh cãi về độ nổi bật, mạt sát nhau đến mức hỏng hết cả tình nghĩa anh em. –  ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ Không phải Huấn official đâu 01:33, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Là một người mang trong mình dòng máu chiến binh, tôi ủng hộ người như anh Huấn có bài trên Wikipedia tiếng Việt, xin kính cẩn tặng anh Mãn hiệu "Huấn chín ngón". Jurchen Racing Boy (thảo luận) 01:43, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đấy đến cả người Mãn ngoài Đại Việt còn biết đến danh thầy, thậm chí còn phong tặng danh hiệu cho thầy, thế mà các bạn vẫn dám nói Huấn không đáng để tồn tại trên Quy Đình, há chẳng phải đại nghịch bất đạo sao? –  ᴛʜầʏ ʜᴜấɴ Không phải Huấn official đâu 01:48, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc

Thành viên Con Lươn cho rằng tôi không biết cách biên tập mà vẫn dạy đời bạn ấy cách biên tập sao cho trung lập, và rất mong muốn cho tôi ra đảo. Mời các thành viên kỳ cựu của cộng đồng chúng ta cùng vào thảo luận. Cái này cái kia nhất thế giới thì kể, trong khi trả tiền bảo kê cũng dạng nhiều nhiều thì lại không kể, sao mà tính là trung lập được. Tôi khuyên bạn ấy là có thêm thì buộc phải ghi là "Theo Global Firepower..." chứ trích có mỗi đúng một trang mà xếp hạng chắc đét quân đội thì dễ khiến người đọc ngộ nhận. Broken Heart of Gold (thảo luận) 12:55, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Broken Heart of Gold: Bạn nghe cho rõ đây này, như tôi đã nói trong phần thảo luận của bài viết, trước khi vào phần chính, xin mời bạn phản biện:
  • "Vi phạm quy định về thái độ văn minh trên Wikipedia, ở đây chấp nhận các nguồn nghiên cứu khoa học được công bố chính thức bởi các trang thông tin truyền thông, sách vở, báo chí,... đạt chuẩn. Bạn muốn giải quyết điều gì thì cần thảo luận văn minh, không cắn người khác. Bạn là ai/bạn nghĩ bạn là ai, từ đâu đến, quyền hành gì mà ngang nhiên xoá thông tin rồi còn ngông cuồng nói người ta "vô lại"?".
  • "Vi phạm quy định sửa đổi, biên tập bài viết, cụ thể: xoá thông tin có nguồn đạt chuẩn".

Thứ 2, Phản biện của tôi:

  • Bạn nói rằng tôi viết: "Quân đội Hàn Quốc mạnh thứ sáu thế giới" - xin thưa đọc kỹ lại xem, tôi viết như sau: Ngày nay, mặc dù không phát triển hay sở hữu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (như hạt nhân, sinh học, hóa học, nhiệt hạch,...) - Thông tin này được dựa theo sự kiện nước này đã ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Phần sau: ...đây vẫn là lực lượng quân sự có sức mạnh tổng hợp được xếp hạng 3 tại châu Á (chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc), đứng thứ 6 trên thế giới trong năm 2021. - nhấn mạnh nhé: "...Sức mạnh quân sự tổng hợp..." chứ có phải như bạn bịa đặt, lấp liếm như trên không?. Tiếp tục, "...trong năm 2021" - tôi nói là trong năm 2021 - mang ý nghĩa đây là xếp hạng thường niên, vậy sai ở chỗ nào mời bạn phản biện?. Và nguồn cho thông tin trên được lấy từ trang Web nổi tiếng chuyên về quân sự www.globalfirepower.com - ghi kèm thông tin đầy đủ - bạn dựa vào cái gì để phản đối?.

Thứ 3, Nghi ngờ:

  • Tài khoản này mới thành lập cách đây ít ngày nhưng đã có những ngôn từ thiếu suy nghĩ, xấc láo khi thảo luận, rất có khả năng lại là một trong những kẻ phá hoại từng bị tôi góp phần tống cổ khỏi Wikipedia nên cay cú chứ không thể có chuyện thành viên mới gia nhập mà lại có kiểu hành động này. Tóm lại là rất có mùi. Con Lươn (thảo luận) 13:09, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ cái này đã thảo luận rất nhiều lần qua rất nhiều case trên wiki này rồi? Mấy cái xếp hạng này không có cái nào là tuyệt đối hết, mỗi nguồn mỗi kiểu, mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi nhận định. Muốn trung lập thì hoặc là ghi kiểu ba phải, hoặc là nêu chính xác theo nguồn nào xếp hạng bao nhiêu vào thời điểm nào; không thể lấy 1 nguồn rồi khẳng định chủ thể A đứng thứ x trên tổng tập hợp được. Ngoài ra, thành viên Con Lươn aka Leducbinh này tôi đã thấy nhiều lần, thái độ ngạo mạn và khinh thường người khác, gây áp lực cho thành viên mới. Trong cùng 1 bài những sử dụng 2 tài khoản, 1 tài khoản để sửa đổi, 1 tài khoản để lùi sửa, có lúc sẽ xuất hiện tình trạng xa luân chiến hoặc gây áp lực lên thành viên không biết. Tôi thấy quan ngại về tình trạng này – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:15, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Con Lươn: Trước hết là bạn đừng xem thường tôi, bảo rằng tôi không biết gì về Wikipedia. Ngày nay, mặc dù không phát triển hay sở hữu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (như hạt nhân, sinh học, hóa học, nhiệt hạch) viết cái câu trên cho thấy bạn chỉ dẫn cái bảng xếp hạng này vào mà không hề hiểu rõ nó chút nào, vì bản thân cái bảng Global Firepower này nó đã không xét kho vũ khí hạt nhân rồi. Cách bạn tư duy về "nguồn" cũng rất lầm lạc. Chẳng hạn nhé, thằng Economist Intelligence Unit từng xếp hạng mức độ nhân quyền ở Việt Nam là 136/167 quốc gia, rất thấp. Vậy bây giờ, tôi cũng dẫn nguồn trang web đó, rồi viết ngắn gọn "Việt Nam là nước xếp hạng nhân quyền 136/137 quốc gia" vào bài Việt Nam thì có gọi là trung lập không. P/s: Tôi đọc thảo luận thấy bạn còn từng nói rằng "Nước Mỹ có phải cộng sản đâu mà tuyên với chả truyền", suy nghĩ về ông lớn nắm đầu truyền thông thế giới như vậy chứng tỏ bạn rất lệch lạc, mà lệch lạc quá như vậy thì viết những bài liên quan tới các quốc gia rất là nguy hiểm. Broken Heart of Gold (thảo luận) 13:18, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Con Lươn Tôi xin phản biện hộ luôn
  • Thứ nhất: Vô lại không phải vi phạm văn minh, cách bạn đe dọa thành viên khác mới là một loại vi phạm văn minh.
  • Thứ hai: Thông tin có nguồn không đồng nghĩa với thông tin trung lập cũng như thông tin chính xác. Thành viên đã nêu rõ, muốn trung lập thì thêm "theo..." vào.
  • Thứ ba: Một trong web có chuyên nghiệp đến đâu thì cũng không phải nguồn hàn lâm. Cho dù là nguồn hàn lâm thì có rất nhiều trường hợp các nguồn hàn lâm xung đột thông tin với nhau. Việc viết ba phải hoặc nêu rõ theo nhận định này kia đã quá quen thuộc ở wiki. Chính bạn mới là người đang lấp liếm vấn đề này.
– ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:20, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Đúng, tôi gây áp lực cũng vì một phần đó CHƯA CHẮC đã là thành viên mới. Rất nhiều lần những kẻ bị gây áp lực đó tưởng là người mới nhưng cuối cùng lòi đuôi ra toàn là Nghệ nhân múa rối nước. Tôi cũng phân tích ở trên rồi, đó là những thứ mang tính tổng hợp, được xếp hạng thường niên trong 1 năm chứ không hề nói cộc lốc kiểu như: Quân đội nước A mạnh nhất thế giới, Nước B mạnh số 3 - khi nào tôi nói như vậy mà không thêm nguồn ấy mới là có vấn đề. Con Lươn (thảo luận) 13:21, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Broken Heart of Gold:
  • Đấy tôi biết ngay mà, bạn có hiểu bản chất vấn đề đâu, bạn giống y hệt như con rối Thaibinhca từng bị tống cổ khỏi đây không lâu, phản biện không lại bắt đầu đi bẻ lái sang vặn vẹo quy định của Wiki, bạn bịa đặt bảo tôi viết là A, xong bây giờ lại quay sang nói tôi viết như B là sai? "không phát triển hay sở hữu các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt" với "không xét kho vũ khí hạt nhân" thì khác gì nhau nào? Nguồn nghiên cứu uy tín chỉ ra như thế thì tôi có quyền thêm vào như thế - với nội dung đúng như thế - bạn không đồng ý thì có thể hỏi mấy ông nhà sáng lập ^_^. Trừ những nguồn rác bị chặn vì việc thêm như vậy sai ở quy định nào của Wiki bạn có chỉ ra được không? Bạn nên biết rằng ghen tị với thành công của chủ thể khác là một tính cách rất xấu ở wikipedia, và tôi nói rồi, đây không phải nơi để tuyên truyền chính trị. Giàu thì là giàu, nghèo là nghèo, không có kiểu lấp liếm vì nước A theo chủ nghĩa X nên giàu, nước B "đi ăn cướp" nên mới giàu, nước C nghèo do theo chủ nghĩa D - không bàn chuyện đó ở đây hoặc có bàn thì phải trình bày ra một đề mục, bài viết mới.
  • Thứ hai, bạn được phép dẫn như vậy, ai nói bạn không được quyền thêm các thông tin liên quan đến nhân quyền ở VN thông qua các nguồn chính thống mà bạn bắt bẻ tôi? Con Lươn (thảo luận) 13:47, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412:
  • Thứ nhất, tôi đe dọa người khác ở chỗ nào?
  • Thứ hai, thành viên kia muốn tôi thêm cái gì thì có vô vàn cách hành văn sao cho văn minh, thể hiện rằng bản thân là người có GIÁO DỤC. Chứ xin lỗi bạn ấy chưa phải bố tôi mà chửi tôi xong yêu cầu tôi thêm cái A, bớt cái B.
  • Thứ ba, tôi viết 3 phải ở chỗ nào, câu cú tôi rất rõ ràng: có từ ngữ chuyên môn, có số liệu, có năm, có nguồn,... vậy bạn chỉ ra hộ là lấp liếm ở chỗ nào?
  • Thứ tư, tôi thấy tôi với bạn không hề xung đội lợi ích hay quen biết gì nhau, nhưng bạn này nhiều lần có thái độ nhằm vào tôi mặc dù nhiều sự việc tôi đã giải thích rất đầy đủ. Không biết ý bạn định như thế nào? Con Lươn (thảo luận) 13:47, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Con Lươn Mời bạn đọc hiểu lại thảo luận của tôi. Ngoài ra, đã có thành viên sửa lại cho trung lập. Tôi không rảnh thảo luận với người như bạn – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:51, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@NhacNy2412: Người như tôi là sao? Tôi không biết bạn hoàn hảo như thế nào nhưng tôi rất "khó hiểu" với những người đã tranh luận không mang tính xây dựng lại còn tỏ ra cái vẻ thượng đẳng. Con Lươn (thảo luận) 14:08, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thôi được rồi, tôi chấp nhận sửa đổi của bạn, và không tranh luận thêm nữa. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn đính chính một điều bạn đang nhầm đó là tôi không ghen tị với thành công, hay đóng góp của ai trên Wikipedia tiếng Việt này cả, nếu có thì cũng rất hiếm và chắc chắn trong đó không có bạn. Vậy nên, xin đừng nghĩ tôi đang cố tấn công bạn, đơn giản tôi cảm thấy sai thì tôi nói thôi. Broken Heart of Gold (thảo luận) 13:51, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Broken Heart of Gold: Tôi không định dạy đời người khác nhưng bạn nên học cách lịch sự từ những thứ nhỏ nhặt nhất trước khi hùng hổ theo đuổi một cái gì đó to lớn hơn. Nếu như bạn viết thảo luận với tôi như cái cách bạn kết thúc cuộc tranh luận này thì chúng ta đã không phải lãng phí quá nhiều thời gian tới như vậy. Con Lươn (thảo luận) 14:01, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nếu không có gì nữa vui lòng thảo luận ở Thảo luận:Quốc quân Đại Hàn Dân Quốc.  A l p h a m a  Talk 04:33, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Đừng cắn người mới đến

Xin phép lùi sửa tác vụ đổi tên của bạn Con Lươn. Do tiêu đề này đã được cộng đồng biểu quyết chọn lựa, nên nếu thấy "tên hơi tục", thay vì tự ý đổi tên thì bạn nên mở biểu quyết đề xuất đổi tên vì dù sao trang này cũng là một trang hướng dẫn chính thức. Χλόη | Λη Ξυαν 14:06, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

@Lệ Xuân: Ok bạn nhé! Đáng nhẽ nên làm thế trước. Con Lươn (thảo luận) 14:10, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Con Lươn: Mang cái tên đó vì đã có tới 7 người bỏ phiếu nhất trí trong biểu quyết đặt tên, trong khi option "Đừng bắt nạt người mới đến" chỉ có 4 phiếu. Không biết bạn Lươn đã đọc qua chưa? —  Băng Tỏa  15:03, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa: Chưa bạn ơi, xin lỗi nhé. Tại tôi thấy tiêu đề đó nó kiểu hơi kỳ cục ấy nên đổi thôi chứ không để ý bên lề lắm. Cảm ơn bạn đã quan tâm nhé. Con Lươn (thảo luận) 15:11, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

21:58, ngày 23 tháng 8 năm 2021 (UTC)

Về những bài liên quan đến các toà nhà

Vừa qua, thành viên @Nguyenmy2302 đã đặt biểu quyết xoá bài Vinpearl Imperia Hải Phòng của tôi, sau khi đã đạt được tỷ lệ áp đảo 4/1 (chủ yếu là do không nổi bật) thì bài đã được xoá. Toà nhà cao 170m đứng thứ 42 Việt Nam và đứng thứ nhất Hải Phòng. Vì vậy nên hôm nay tôi cũng tiện xin hỏi ý kiến rằng những bài dưới đây có cần thiết bị xoá không, và có đủ độ nổi bật không, khi những bài dưới cũng chung cấu trúc với bài của tôi, không nguồn (bài tôi có 3 nguồn mạnh) mà không thấy ai đặt biển.

-Vincom Plaza Huế: Cao 160m, thứ 60 tại Việt Nam, cao nhất tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Tòa nhà Saigon Times Square: Cao 165m, cao thứ 55 tại Việt Nam, cao thứ 24 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
-Pearl Plaza: Cao 152m, thứ 100 tại Việt Nam, cao thứ 27 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xin được hỏi luôn là những bài tôi vừa liệt kê có nguồn nào đủ mạnh để cho vào hay có thông tin, độ nổi bật nào rõ ràng hơn với bài viết toà nhà của tôi không ạ? TranHieu0706 (thảo luận) 02:46, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)TranHieu0706Trả lời

Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài#Nhất chín nhì bù. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:06, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • @NguoiDungKhongDinhDanh: tôi biết ngay là sẽ có người đưa quy tắc này ra cho tôi xem. Nhưng việc mọi người đem bài 3 nguồn mạnh, có thông tin kích thước đủ ra biểu quyết xoá về độ nổi bật, trong khi những bài kia, đều cùng viết về những toà nhà nhưng toà nhà của họ còn mờ nhạt hơn, thì không nguồn, câu chữ 2 3 dòng thì chả ai nói gì. Cứ cho là tôi có lập luận nhất chín nhì bù đi, dẫu sao thì tôi đã bị đối xử bất công và thiếu tính trung lập. Cảm ơn bạn đã đưa và nhắc nhở cho tôi bộ quy tắc rất hữu ích và cần thiết vì sao bài tôi bị xoá còn những bài kia thì không. Tôi cá chắc rằng nếu tôi viết một bài nào đó lại y chang những bài mà tôi nêu, thì có lẽ bài tôi vẫn sẽ bị xoá còn những bài kia thì được bảo vệ vì quy luật "nhất chín nhì bù". 10:01, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)TranHieu0706Trả lời
    @TranHieu0706:
    Nếu đã biết rồi, thì bạn nên hiểu là đưa vấn đề ra trang Thảo luận này không giải quyết được gì cả. Chỉ cần có đồng thuận cộng đồng, đến như Donald Trump cũng sẽ bị xoá thôi. Điều bạn cần và nên làm không phải là đưa bài này bài nọ ra so đo, mà hãy gán biển {{dnb}} đối với những chủ thể đó (đọc kỹ quy định trước khi thực hiện).
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:16, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cũng phải nói thêm, nếu có "ai" (không nói bạn nhé, tôi bị chửi nhiều rồi nên phải đi trước một chút) muốn soi bài viết của tôi, thì có thể xem ở đây.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:20, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • @NguoiDungKhongDinhDanh:: Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Những bài tôi muốn so đo, thì tôi đã gắn hết độ nổi bật từ hôm qua rồi. Khi đủ thời hạn, tôi sẽ đem chúng ra biểu quyết. Nếu tất cả những bài viết không nguồn, thông tin ngắn đó mà được giữ thì tôi đành chấp nhận thôi, tôi đã bị bắt nạt. Còn danh sách bài bạn đưa, tôi rất khâm phục và biết ơn bạn có những bài viết chất lượng đóng góp cho Wikipedia. Còn chuyện bạn bị soi hay không thì không quan trọng, vì tôi có thể không biết bạn có bài nào tương tự một bài khác nhưng bị xoá hay không. Mến. 10:34, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)TranHieu0706

Xây dựng bộ tiêu chí về Độ nổi bật (bệnh viện tại Việt Nam)

Thực trạng

Hiện nay có tình trạng thành viên tạo nhiều bài không rõ độ nổi bật về các bệnh viện ở Việt Nam. Ngoài ra chủ thể đang đề cập vẫn chưa có một bộ tiêu chí phân loại độ nổi bật một cách thống nhất, từ đó gây ra tranh cãi không cần thiết. Bên cạnh đó chủ thể trường học đã có một bộ tiêu chí hoàn chỉnh. Vì vậy xây dựng một hệ thống các nguyên tắc đảm bảo độ nổi bật cho hệ thống bệnh viện tại Việt Nam là thực tiễn khách quan và cần thiết.

Vui lòng đọc kĩ phần dẫn nhập để nắm sơ lược về hệ thống phân loại bệnh viện ở Việt Nam.

Dẫn nhập

Phân loại bệnh viện tại Việt Nam
Theo tuyến[1] Theo hạng[2]
Phân loại Ví dụ Số lượng Phân loại Ví dụ Số lượng
Trung ương Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế... 47 Hạng đặc biệt Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai 5
Tỉnh/thành phố Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 470 Hạng I Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Tri Phương 137
Quận/huyện Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Bệnh viện quận 9 (TP.HCM)... 947 Hạng II Bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi 385
Xã/phường Trạm y tế phường, xã... 11.100 Hạng III 751
Hạng IV 28

Hệ thống bệnh viện tại Việt Nam được phân loại theo hai hình thức: theo tuyến và theo hạng. Phân loại bệnh viện theo tuyến dựa vào chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện; trong khi phân loại theo hạng dựa vào chất lượng bệnh viện. Các bệnh viện tư chỉ phân hạng, không phân tuyến.

Đối với bệnh viện phân tuyến (cơ sở y tế công lập), tuyến trung ương (tuyến cuối) là các bệnh viện trực thuộc bộ ngành (nhiều nhất là Bộ Y tế). Đây là nơi khám chữa bệnh cuối cùng trong quá trình chữa bệnh, chuyên điều trị những trường hợp mà các tuyến bên dưới không có khả năng điều trị. Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố có nhiệm vụ điều trị các ca bệnh mà khả năng của các tuyến huyện, xã không cho phép.

Phân loại bệnh viện theo hạng có khác một chút (xem tiêu chuẩn tại đây). Bệnh viện phân theo hạng này bao gồm cả bệnh viện công lẫn bệnh viện tư, và phân theo 5 hạng: đặc biệt, hạng I, II, III, IV dựa theo nhiều tiêu chí khắt khe về số điểm (trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, đội ngũ y tế, năng lực khám chữa bệnh). Tại Việt Nam hiện chỉ có 6 bệnh viện (số liệu cũ là 5) được xếp vào loại này, hầu hết là các bệnh viện tuyến trung ương.[3] Các bệnh viện hạng I bao gồm các bệnh viện còn lại thuộc tuyến trung ương, các bệnh viện tuyến tỉnh/thành và một vài bệnh viện tuyến quận/huyện.

Dựa theo cách thức phân loại này, tôi đề xuất độ nổi bật của bệnh viện tại Việt Nam như sau:

  • Bệnh viện hạng đặc biệt nghiễm nhiên nổi bật.
  • Bệnh viện tuyến trung ương nghiễm nhiên nổi bật.

Đối với bệnh viện hạng I và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố:

  • Tại các tỉnh/thành ngoài TP.HCM: Bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố đủ nổi bật (BVĐK Đà Nẵng, BVĐK Thanh Hóa...) vì là cơ sở điều trị lớn nhất của tỉnh/thành phố đó.
  • Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế (Từ Dũ, Nguyễn Tri Phương, Phạm Ngọc Thạch)

Các trường hợp khác: tuân theo tiêu chí cơ bản (được nhắc đến tại các nguồn thứ cấp độc lập đáng tin cậy) và có Huân chương Lao động hạng III trở lên

Tham khảo

  1. ^ “Niên giám Thống kê Y tế Việt Nam năm 2018”. Bộ Y tế. 2018. tr. 50.
  2. ^ “Đề xuất điều chỉnh định mức kỹ thuật trong khám chữa bệnh”. Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  3. ^ Lâm Nhi (14 tháng 7 năm 2021). “Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được xếp hạng bệnh viện đặc biệt”. VOV. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.

Tổng hợp các tiêu chí được lựa chọn

Các tiêu chí nhận được nhiều hơn 5 sự đồng ý
Tiêu chí Số đồng ý (tính đến 17 tháng 5, 2024) Mô tả ngắn
Tiêu chí 1: Bệnh viện hạng đặc biệt 16
Tiêu chí 2: Bệnh viện tuyến trung ương 12
Tiêu chí 5: Tại các địa phương trừ TP.HCM và Hà Nội: Chỉ bao gồm bệnh viện đa khoa của tỉnh/thành phố đó 9
Tiêu chí 11: Bệnh viện có huân chương lao động hạng I trở lên 9
Tiêu chí 12: Bệnh viện hạng I trực thuộc các bộ ngành trung ương trừ Quân đội (Thể thao, GTVT,...) 9 bệnh viện đầu ngành hạng I
Tiêu chí 17: Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và Hà Nội, có huân chương lao động hạng II trở lên (tiêu chí 8 + tiêu chí 10) 5

Thăm dò ý kiến

Bệnh viện đạt một trong các tiêu chí dưới đây là nghiễm nhiên nổi bật.

Một số tiêu chí gợi mở (hiện có 16 tiêu chí). Chọn một (nhiều) tiêu chí mà bạn thấy phù hợp. Lưu ý hai nhóm tiêu chí là 6, 7, 8 và 9, 10, 11 chỉ được chọn một tiêu chí trên mỗi nhóm:

Tiêu chí 1: Bệnh viện hạng đặc biệt

Tiêu chí 2: Bệnh viện tuyến trung ương

Tiêu chí 3: Bệnh viện hạng I

Tiêu chí 4: Tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố (trực thuộc Sở Y tế)

  • Không chắc Số lượng này rất nhiều. Những bệnh viện trực thuộc Sở Y tế, ngoài BV đa khoa còn một số bệnh viện y học cổ truyền và các đơn vị y tế nhỏ lẻ khác, không nghiễm nhiên nổi bật. Nguyenhai314 (thảo luận) 12:37, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Tuyến tỉnh cũng phải xem đó là tỉnh nào, và chuyên môn là gì. Thường những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố hoặc bệnh viện chuyên khoa tại các thành phố trực thuộc trung ương có thể xem là nghiễm nhiên vì đó là những cơ sở y tế hàng đầu tại địa phương và vùng. Số còn lại thì đa phần được tách ra từ các bệnh viện đa khoa, nếu bệnh viện đa khoa tiền thân mạnh thì may ra, không thì số phận các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh dạng này cũng không hơn gì mấy. Tất nhiên không phải bệnh viện chuyên khoa tại thành phố trực thuộc trung ương nào cũng nổi bật, ví dụ bệnh viện tâm thần các thành phố trung ương nó có nổi bật đâu, vì chuyên khoa này người chỉ hay nhắc đến Thường Tín hoặc Biên Hòa, ít ai nhắc Võ Văn Kiệt/Chợ Quán hay Ô Môn cả.--Pk.over (thảo luận) 15:54, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc--Nacdanh (thảo luận) 12:20, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 5: Tại các địa phương trừ TP.HCM và Hà Nội: Chỉ bao gồm bệnh viện đa khoa của tỉnh/thành phố đó

Tiêu chí 6: Tại TP.HCM và Hà Nội: tất cả các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế

  •  Đồng ý Bệnh viện thuộc sở Y tế của hai thành phố lớn hầu hết đều có thâm niên cao, nổi tiếng, uy tín và nhiều người biết tới. Nguyenhai314 (thảo luận) 12:37, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Giống với ví dụ về bệnh viện tâm thần tại TP.HCM (và Cần Thơ), bên cạnh đó còn một số bệnh viện thuộc Sở Y tế khác của 2 thành phố này nó nổi bật tới mức lúc đi cập nhật các bài viết về nó tôi mới ngã ngửa là nó cũng có bài, và bài cực kỳ kém chất lượng vì cũng chả có nguồn đâu mà bổ sung. Tuy nhiên, nếu xét về bệnh viện thuộc loại này, TP.HCM sẽ có lợi thế giữ bài hơn Hà Nội vì Hà Nội tập trung của quá nhiều bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trung ương, bệnh viện của các bộ ngành trung ương cũng chất lượng không kém dẫn đến các bệnh viện tuyến tỉnh của Sở Y tế Hà Nội thực sự kém nổi bật hơn các bệnh viện cùng loại của Sở Y tế TP.HCM. Dễ dàng tìm thấy 1 bệnh viện hạt nhân (đề án bệnh viện hạt nhân - vệ tinh) tại TP.HCM là bệnh viện thuộc Sở Y tế và đi chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện cùng địa phương hoặc địa phương khác (như Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Từ Dũ, Ung bướu,...), cùng loại với nó ở Hà Nội chỉ toàn bệnh viện trung ương thôi (như các Nhi đồng TW, Phụ sản TW, K,...), không có bệnh viện nào thuộc Sở Y tế Hà Nội là bệnh viện hạt nhân cả.--Pk.over (thảo luận) 15:54, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Không thống kê nhưng nhiều bệnh viện thuộc hai sở y tế này nhưng chất lượng khám chữa bệnh khá kém. Một cái nữa là sở y tế sẽ bao gồm các bệnh viên đa khoa huyện. Thế nên không thể tất cả đều nổi bật. Ví dụ một số bệnh viện có thể nói là đủ độ nổi bật ở Hà Nội như Bệnh viện Thanh Nhàn, Đức Giang, Tim, Phụ sản... vì lịch sử và tầm quan trọng của nó trong chăm sóc sức khoẻ tại một đô thị lớn. NNTAI319 (thảo luận) 06:29, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Cần xét thêm tiêu chí 8, 9, 10 (về HCLĐ). Tín đồ Tốc độ 08:02, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Chưa đủ nổi bật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:18, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Đồng ý với Pk.over, nhiều bệnh viện thuộc Sở Y tế vẫn chưa chắc là đủ nổi bật để có bài viết tại đây. #MASTERENDLESS (thảo luận) 12:44, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc--Nacdanh (thảo luận) 12:25, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 7: Tại TP.HCM và Hà Nội: Tất cả các bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế

Tiêu chí 8: Tại TP.HCM và Hà Nội: Tất cả các bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế

@Nacdanh: Vớt kèo thay chủ đề xuất xíu (dù bản thân tôi cũng vote không chắc), số bệnh viện tuyến huyện mà đạt được hạng I nó hiếm hoi lắm, ví dụ như bệnh viện quận Thủ Đức (nay là bệnh viện thành phố Thủ Đức) thì đó là một bệnh viện tuyến quận (ngang huyện) trực thuộc sở y tế TPHCM và nó rất nổi tiếng (ít nhất là tại TPHCM). Thời điểm nó đạt hạng I là bệnh viện tuyến quận đầu tiên đạt tiêu chuẩn này [19] và còn được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến (thường chỉ có tuyến trung ương và tuyến tỉnh mới được đi "chỉ đạo" bệnh viện khác). Hiện nay cả nước cũng không nhiều bệnh viện tuyến quận/huyện như vậy nên thật sự cũng không đáng lo cho lắm. Thế nên tùy từng trường hợp cụ thể mà xét nhưng nếu là trực thuộc sở y tế Hà Nội hay TPHCM thì các bạn có thể dễ dàng đánh giá mà không cần mất thời gian đưa ra cộng đồng.--Pk.over (thảo luận) 18:38, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 9: Bệnh viện có huân chương lao động hạng III trở lên

 Đồng ý Hiển nhiên. Nguyenhai314 (thảo luận) 12:37, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Gạch phiếu. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:36, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Khác với các trường phổ thông hay trường chuyên, số lượng bệnh viện có nhiều hơn 1 huân chương hạng III là rất nhiều, nên nếu được thì hãy nâng hạng lên hoặc xem huân chương hạng III như một yếu tố để cân nhắc hơn là yếu tố hiển nhiên.--Pk.over (thảo luận) 15:54, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Nên kết hợp việc có huân chương với một số yếu tố về tiêu chí bên trên.NNTAI319 (thảo luận) 06:31, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Tôi nghĩ HCLĐ hạng 3 bây giờ khá là nhiều. Tín đồ Tốc độ 07:56, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Tôi nghĩ có tương đối nhiều bệnh viện có hạng III, cần cân nhắc những tiêu chí khác trước khi có thể viết bài. #MASTERENDLESS (thảo luận) 12:44, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc "một lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc một lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" => thủ tục tặng cờ này có phiền hà hay khắt khe không? Nếu đơn thuần được một tỉnh tặng là được? Trường học được huân chương lao động hạng III có dễ hay cũng tương tự như bệnh viện tại Việt Nam? Hay ở đây chỉ đơn thuần xem xét mức độ tần suất hoặc thống kê giữa hai loại hình? Khi thống kê số lượng trường học tại Việt Nam được huân chương này trở lên phổ biến thì có nên xem xét nâng tiêu chuẩn như bệnh viện đang làm thời điểm này?--Nacdanh (thảo luận) 12:45, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 10: Bệnh viện có huân chương lao động hạng II trở lên

Tiêu chí 11: Bệnh viện có huân chương lao động hạng I trở lên

Tiêu chí 12: Bệnh viện hạng I trực thuộc các bộ ngành trung ương trừ Quân đội (Thể thao, GTVT,...)

Tiêu chí 13: Bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc trực thuộc Quân khu, Quân đoàn, Học viện Quân y

Tiêu chí 14: Bệnh viện, trung tâm y tế đa khoa vùng đặc biệt khó khăn, miền núi hải đảo được đảm bảo về chuyên môn hoặc con người bởi một bệnh viện thuộc các tiêu chí 1-2-3-13

  •  Đồng ý Các bệnh viện này hoặc là có ý nghĩa về ngoại giao, hoặc là nơi uy tín đối với người dân địa phương. Một số thì rất khó tiếp cận (Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa), một số thì khó khăn trong di chuyển. Các bệnh viện loại này thường sẽ được một bệnh viện trung ương hoặc một Quân đội bảo trợ về cơ sở vật chất, chuyên môn hoặc thậm chí là con người. Do đặc thù loại bài này thường chỉ nổi trên mặt báo trước, trong và sau khi khánh thành cơ sở y tế 5 năm đầu, vì vậy sẽ khó kiếm nguồn hoặc nguồn đã chết. Do đó, để khách quan chỉ ưu tiên các bệnh viện đa khoa từ hạng II trở lên, trung tâm y tế vùng hải đảo xa khó tiếp cận (tương đương cấp huyện).--Pk.over (thảo luận) 15:54, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Có thể nổi bật, nhưng cần làm rõ hơn tiêu chí 11. Tôi nghĩ chỉ nên bảo trợ ở mức Quân khu. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:15, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Những tiêu chí này sẽ giữ lại được các bài ít nguồn tham khảo hoặc nguồn tham khảo đã chết (cần thiết có thể nhờ một thành viên có uy tín đứng ra "bảo kê" các bài ở tiêu chí 14). .--Pk.over (thảo luận) 12:23, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi đã điều chỉnh thứ tự các tiêu chí cho phù hợp. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:22, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Zajzajmkhvtc90: Mình đã nhắc ở trên, chỉ ưu tiên bệnh viện từ hạng II trở lên hoặc trung tâm y tế vùng khó tiếp cận ở hải đảo hoặc biên giới như Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa hoặc Bệnh viện Quân Dân Y Côn Đảo. Còn trung tâm y tế các xã biên giới hải đảo của bạn vừa nhắc đa số là bệnh xá, trạm xá thôi bạn, các cơ sở này chỉ tiếp nhận sơ cấp cứu ban đầu hoặc khám chữa bệnh ngoại trú thôi, độ nổi bật không cao nên có thể bỏ qua.--Pk.over (thảo luận) 09:13, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Tiêu chí mơ hồ. Như thế nào là vùng đặc biệt khó khăn? Như thế nào là "được đảm bảo về chuyên môn hoặc con người bởi một bệnh viện thuộc các tiêu chí 1-2-3-13"? Nếu sau 5 năm chìm (hết nguồn đề cập) thì đồng nghĩa không đủ nổi bật. 1 bệnh viện được bảo trợ bởi một bệnh viện khác đủ nổi bật không đồng nghĩa bệnh viện được bảo trợ đủ nổi bật. Nếu bệnh viện nào ở miền núi hải đảo thật sự đủ nổi bật thì có thể xét case by case basis. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:44, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc không đèo bòng.--Nacdanh (thảo luận) 13:02, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 15: Bệnh viện thành lập trước năm 1975

Tiêu chí 16: Tập đoàn Y khoa tư nhân lớn hoặc bệnh viện tư nhân độc lập được xếp hạng I và bệnh viện tư nhân độc lập có từ 500 giường trở lên, đồng thời có thâm niên trên 5 năm hoặc có thành tựu nổi bật

  •  Đồng ý Các cơ sở y tế tư nhân thường sẽ xây dựng quy mô nhỏ hoặc ít giường để đảm bảo nhân lực và chất lượng, vì vậy nếu nó gồm 1 nhóm các từ 5 cơ sở tại 5 tỉnh thành trở lên (thường gọi là Tập đoàn Y khoa) với ít nhất 3 bệnh viện đa khoa hoặc một bệnh viện độc lập có từ 500 giường trở lên (hiếm gặp) hoặc cơ sở y tế tư nhân được xếp hạng I (hiếm gặp) cũng nên được xem xét đủ độ nổi bật.--Pk.over (thảo luận) 09:51, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Đồng ý Tôi thấy hợp lý. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:36, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • Không chắc Tiêu chí mơ hồ. Như thế nào là "lớn"? Pk.over có diễn giải như thế nào là "lớn", nhưng đâu phải ai cũng đồng tình với quan điểm đó (nói chung rất dễ gây tranh cãi). Trên 500 giường (số liệu này tìm ở đâu ra)? Bệnh viện tư nhân thường có xu hướng PR trên Wikipedia. Vì thế, nên xét case by case basis chứ không chuyện mặc nhiên đủ nổi bật. Số lượng bệnh viện tư nhân đủ nổi bật trên cả nước là ít. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:04, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyentrongphu: Do phần tựa đề quá ngắn nên tôi không thể miêu tả hết. Tôi có bổ sung trong phần biểu quyết của tôi cũng như phần ý kiến bên dưới. Tôi cho rằng 1 tập đoàn y khoa lớn khi nó gồm 1 nhóm cơ sở y tế tại hiện diện tại ít nhất 5 tỉnh thành và có ít nhất 3 bệnh viện đa khoa trong nhóm thì gọi là lớn, số này bao gồm Tập đoàn Y khoa Sài Gòn (với hệ thống bệnh viện Mắt Sài Gòn và 4 bệnh viện đa khoa tại các tỉnh), Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ (với hệ thống bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện Hạnh Phúc tại hơn 10 tỉnh thành), Hệ thống bệnh viện VinMec (có mặt hơn 5 tỉnh thành phố). Do nổi bật vì là 1 tập thể nên sẽ gộp lại thành 1 bài thay vì nhiều bài viết như hiện nay. Nếu bệnh viện thuộc nhóm tập đoàn y khoa nổi bật hoặc bệnh viện độc lập nổi bật, nó sẽ phải thỏa tiêu chí phụ đối với cơ sở y tế tư nhân là có số giường bệnh lớn hơn 500 giường (số này thực sự không nhiều, vì đa số cơ sở y tế tư nhân chỉ tập trung vào điều trị ngoại trú và chuyên khoa hơn nên số giường bệnh dao động từ 50-200 giường) hoặc thỏa mãn tiêu chí về thành tích khen thưởng (chống dịch, huân chương,....). Như ý bổ sung như vậy bạn thấy thế nào.--Pk.over (thảo luận) 03:14, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Không phải ai cũng đồng tình với quan điểm của bạn. Nên xét case by case basis, con số bệnh viện đủ nổi bật thuộc tiêu chí này cũng không có nhiều đâu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:49, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tiêu chí 17: Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế TP.HCM và Hà Nội, có huân chương lao động hạng II trở lên (tiêu chí 8 + tiêu chí 10)

Ý kiến chung

  •  Ý kiến Có lẽ là nên tính thêm bệnh viện tư nhân và công lập nữa. Nếu bệnh viện công lập của 1 tỉnh hay thành phố thì tôi đồng ý, nhưng mà tư nhân cần xem xét. Hơn nữa nên tính xem số giường bệnh cũng như mật độ bệnh viện theo từng địa phương. Ví dụ tỉnh A chỉ có 2 bệnh viện, 1 cái ở thị xã B thì có lẽ bệnh viện này nên là nổi bật. Tuy nhiên, các tiêu chí cơ bản vẫn nên xem xét đầu tiên.  A l p h a m a  Talk 06:26, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Dĩ nhiên các tiêu chí cơ bản (nguồn) nên được xem xét đầu tiên. Cái này là mặc định của độ nổi bật. Trong trường hợp này tôi đang xét tới các tiêu chí bổ sung, tương tự như xây dựng tiêu chí cho độ nổi bật về trường học. Cách thức phân loại bệnh viện tôi có nêu rõ ở trên: bệnh viện công phân tuyến và phân hạng; bệnh viện tư chỉ phân hạng không phân tuyến. Hầu hết các bệnh viện hạng I, nếu là bệnh viện công đều thuộc tỉnh/thành phố trở lên, nên nếu xét tương quan bệnh viện tư hạng 1, mặc dù không phân tuyến thì ta cũng biết nó ngang với cấp tỉnh/thành. Các bệnh viện hạng thấp hơn (tuyến nhỏ hơn) có thể xét huân chương lao động hoặc tiêu chí khác. Thông thường, một bệnh viện hạng 1 sẽ có từ vài trăm giường trở lên. Nguyenhai314 (thảo luận) 06:41, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nghĩa là khi nói đến "tuyến", ta nghĩ ngay đến bệnh viện công, còn khi nhắc đến "hạng", ta có thể xét cả bệnh viện công lẫn tư. Bệnh viện công hạng 1 tương đương với bệnh viện tư hạng 1. Nguyenhai314 (thảo luận) 06:52, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nguyenhai314 rất ấn tượng với sắp xếp hành chính tại Việt Nam, giúp wp đơn giản hơn các tranh cãi. Tôi nhất chí theo cách phân loại khoa học này của chính phủ Việt Nam, thường những quy định này là căn cơ vàotons nhiều thời gian nhân lực vật lực tổng kết. Nếu thành viên nào có phát kiến bổ sung thì cập nhật thêm tiêu chí, đặc thù quy chuẩn Việt Nam nếu có thì sẽ nhẹ gánh cho việc xóa bài, giảm thời gian tranh cãi. Tôi chỉ có thắc mắc một điều, nếu được ai đó giải đáp giúp thì thật tốt cho sự ngu muội của tôi. Tôi thấy các dạng Huân chương tại Việt Nam khá phức tạp, nếu thành viên nào rành rẽ nên lập một quy định hoặc hướng dẫn tại vi.wp về vấn đề này. Sở dĩ nêu vấn đề trên, vì nhiều bài viết dùng huân chương hoặc danh hiệu của Việt Nam để xác định tiêu chí độ nổi bật. Tôi thấy cần một hướng dẫn mới (tiêu chí phụ) về các loại danh hiệu + huân huy chương tại Việt Nam hiện tại thành một danh sách để tiện theo dõi. Cứ trỏ vào danh sách đó là nhàn. Nếu có danh hiệu trao tặng của các chính thể qua các thời kỳ thì càng tốt. Hy vọng có người quan tâm tạo một hướng dẫn chi tiết hóa như vậy.--Nacdanh (thảo luận) 12:53, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cảm ơn Nacdanh đã dành ra thời gian để đóng góp ý kiến. Cá nhân tôi, với tầm nhìn hạn hẹp của mình đã cố gắng hết khả năng để đơn giản hóa hệ thống bệnh viện tại Việt Nam thành vài dòng, giúp các thành viên của dự án Wikipedia tiếng Việt có cái nhìn trực quan, dễ hiểu hơn về một trong những vấn đề đáng lưu tâm của độ nổi bật trong lĩnh vực y tế. Tôi cũng cố gắng chắt lọc và chọn ra 7 tiêu chí có khả năng được chọn nhất để các thành viên lựa chọn. Những tiêu chí nào có đồng thuận cao sẽ mặc định trở thành tiêu chí cho độ nổi bật. Theo đó mỗi tiêu chí độc lập với nhau và không cộng dồn. Nghĩa là chỉ cần đáp ứng 1 trong các tiêu chí được đồng thuận cao nhất thì đồng nghĩa với nổi bật. Đề xuất có được đánh giá cao hay không cũng vô nghĩa nếu không có thành viên nào chọn ra các tiêu chí mà họ cho là phù hợp nhất để xây dựng bộ quy chuẩn. Tôi hy vọng bạn có thể dành thêm chút ít thời gian để xem xét các tiêu chí và điền {{OK}} vào tiêu chí nào bạn cho là phù hợp. Có thể bổ sung thêm các tiêu chí mới tùy ý. Chúng ta cần hoàn thiện dần các bộ quy chuẩn về độ nổi bật của các ngành/lĩnh vực gần gũi, phổ biến trong xã hội Việt Nam trước khi tiến tới những lĩnh vực cần tính chuyên môn cao hơn. Nguyenhai314 (thảo luận) 13:42, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nguyenhai314 Bạn nên xung phong bỏ phiếu cho các tiêu chí trước và gửi thư tới hàng trăm thành viên tích cực khác. Nếu không, cuộc đồng thuận này sẽ chết yểu. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:04, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Tôi thấy có khá nhiều bệnh viện thuộc bên quân đội hoặc công an hoặc một bộ ngành nào đó (tức là không thuộc bộ y tế hoặc sở y tế) có uy tín về y tế, được người người nhà nhà biết và đến khám chữa bệnh, hoặc một số cơ sở y tế ở những nơi khó tiếp cận (miền núi, hải đảo,...) được xây dựng để người dân khu vực đến khám chữa bệnh hoặc sơ cấp cứu ban đầu. Những bệnh viện này hoặc là được số ít báo nhắc đến, hoặc có nhắc đến từ rất lâu và không còn nhắc lại (vì không có gì để thu hút người đọc để có thể tăng lợi nhuận cho tòa báo) thì phải làm sao nhỉ? Tôi nghĩ cũng nên có 1 tiêu chí về mặt án lệ (nếu bị đưa ra BQXB thì dựa trên số đông quyết định nó nổi bật) hoặc 1 tiêu chí gì đó để giữ lại các bài kiểu này, vì nó không thể có nguồn được (do nguồn chết). P/s: bệnh viện Việt Đức là bệnh viện công về ngoại khoa mà nhỉ, bạn nhắc nó là viện tư, hay là mình nhầm? .--Pk.over (thảo luận) 11:25, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Pk.over: Việt Đức đúng là bệnh viện công. Tôi nhầm. Cảm ơn bạn. Về bệnh viện các bộ ngành, theo tôi được biết thì ngành quân đội có 5 bệnh viện thuộc tuyến trung ương, ngành thể dục thể thao có một bệnh viện chuyên biệt là Bệnh viện Thể thao Việt Nam. Nếu được thì bạn có thể bổ sung thêm một số tiêu chí mà mình cho là phù hợp vào bên trên. Mọi người được hoan nghênh bổ sung tiêu chí họ muốn và bỏ phiếu tùy ý. Nguyenhai314 (thảo luận) 11:40, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • @Nguyenhai314: Bạn sắp xếp các tiêu chí như trên khiến không rõ ràng lắm là có tiêu chí nào loại trừ nhau không? Tôi nghĩ nên xếp theo nhóm tiêu chí để biết được là với một số tiêu chí sẽ loại trừ nhau (ví dụ ba cái huân chương). Tiểu Phương 話そう! 03:56, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi đã rà lại và hình như chỉ có 3 tiêu chí về HCLĐ là loại trừ nhau. Mong quý BQV Bluetpp thông cảm vì đặc thù không gian thảo luận không thể chia nhỏ đề mục thêm nữa. Tôi đã thêm lưu ý để tránh bỏ vào các tiêu chí loại trừ. Nếu thấy có gì sai sót mong quý BQV cứ tự nhiên sửa đổi, hoặc nếu thấy tiêu chí nào thích hợp có thể tự do thêm vào. Ở đây hoan nghênh mọi sửa đổi để xây dựng bộ tiêu chí. – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:40, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nhóm bệnh viện TW và hạng đặc biệt thì coi như nghiễm nhiên nổi bật. Còn các bệnh viện nhóm dưới thì cần thỏa 2 tiêu chí về hạng (đa khoa cấp tỉnh hoặc chuyên khoa ở TP) và về thành tựu (huân chương lao động ít nhất từ hạng 2 trở lên). Tín đồ Tốc độ 08:09, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Quangcuong2801: Cảm ơn bạn. Tôi đã tính toán kĩ mới tách riêng từng tiêu chí. BV đa khoa cấp tỉnh đã nghiễm nhiên nổi bật, vì mỗi tỉnh (ngoài TP.HCM và Hà Nội) đều chỉ có 1 bệnh viện đa khoa, nên tính chung trên toàn quốc số lượng này rất ít, không nhiều, tương đương với số lượng trường chuyên cấp tỉnh (xem Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) lần 2). Bệnh viện chuyên khoa cấp thành phố nổi bật vì hầu hết đều là anh tài máu mặt. Chắc bạn ít nhiều đã nghe đến mấy cái tên như Từ Dũ, Phạm Ngọc Thạch, Nhi đồng I, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Răng Hàm Mặt. Nhóm này đều là chuyên khoa cấp thành phố và hầu như anh nào cũng có vài cái huân chương lao động, huân chương độc lập. Tôi đã nghiên cứu rất kĩ vấn đề này và cũng am hiểu (tuy không chuyên sâu) nhưng ở mức độ hiểu biết cao hơn cơ bản, vì ngành tôi làm cũng có liên quan đến hệ thống quản lý bệnh viện, hành chính công. Do đó, tôi nghĩ thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chí là được, không cần phải thỏa mãn cả hai, vì 1 trong 2 tiêu chí đều hàm chứa độ nổi bật cơ bản rồi. – Nguyenhai314 (thảo luận) 08:31, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Thỏa 2 tiêu chí là để đề xuất xây dựng bộ chỉ tiêu cho bài bản thôi, chứ tôi đoán các bệnh viện mà bạn kể tên ở trên đều đạt HCLĐ từ lâu rồi. :) Tín đồ Tốc độ 08:36, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Bổ sung: Cho nên tôi nghĩ vấn đề tranh luận không nằm trong nhóm các bệnh viện đó, mà nằm trong nhóm các bệnh viện tư nhân đã, đang và sẽ thành lập. Bây giờ tư nhân có thể xây 1 bệnh viện cực lớn và hiện đại, thì tiêu chí nào để các bệnh viện tư nhân đó có mặt trên wiki (có thể là tiêu chí số giường bệnh + HCLĐ). Một vài góp ý thêm. :) Tín đồ Tốc độ 08:47, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Quangcuong2801: Vậy mới cần mọi thành viên bổ sung thêm các tiêu chí cho hoàn thiện. Ví dụ như thành viên Pk.over đã bổ sung thêm 3 tiêu chí là 11, 12, 13. Nếu bạn thấy tiêu chí nào thích hợp thì cứ việc bổ sung. Ngoài ra như đã nói ở phần dẫn nhập, hệ thống bệnh viện tại VN có 2 cách phân loại: phân tuyến và phân hạng. Trong đó nếu xét bệnh viện tư nhân, ta có thể dựa vào hạng bệnh viện. – Nguyenhai314 (thảo luận) 09:00, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  • @Pk.over: Tôi đã bổ sung tiêu chí 8, trong đó giới hạn bệnh viện tại HCM và Hà Nội thành hạng I+trực thuộc Sở Y tế. Theo trang nàytrang này thì hầu hết là bệnh viện lớn, có máu mặt cả. Không rõ đã giải được khúc mắc của bạn chưa? Nguyenhai314 (thảo luận) 13:58, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenhai314: Giờ thì nó lại hợp lý hơn rồi. Phần lớn bệnh viện loại này thuộc sở y tế của Hà Nội và TPHCM thì đều khá nổi bật rồi.--Pk.over (thảo luận) 14:24, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Bổ sung nội dung tiêu chí 14 về tập đoàn y khoa tư nhân hoặc bệnh viện tư nhân độc lập có hơn 500 giường hoặc bệnh viện tư nhân độc lập được phân hạng I hoặc bệnh viện tư nhân độc lập được khen thưởng huân chương: các tập đoàn y khoa chỉ nên gộp vào 1 bài, trừ khi bản thân các thành viên (bệnh viện con, trung tâm y tế trực thuộc,...) nổi bật và đạt 1 trong các tiêu chí như 1 bệnh viện độc lập. ví dụ ta có khá nhiều bệnh viện Mắt Sài Gòn, bệnh viện Hoàn Mỹ, bệnh viện VinMec,... nhưng thú thật mỗi cơ sở họ đều chung 1 kịch bản nên không có gì đặc biệt ở các bệnh viện thành viên, tuy nhiên khi tập hợp lại thành 1 nhóm và gọi là tập đoàn y khoa (dù tên chính thức có thể khác) thì lại là câu chuyện khác, nó ảnh hưởng bởi họ là 1 nhóm, là 1 tập thể chứ không phải vì họ là bệnh viện độc lập.--Pk.over (thảo luận) 14:38, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến @Nguyenhai314: Sau khi lấy ý kiến xong, tôi nghĩ bạn nên tạo một dự án (tên là Dự án Y tế Việt Nam chẳng hạn) để các thành viên đăng ký vô chung luôn, rồi có thể treo các tiêu chí đã được cộng đồng đồng thuận lên đó để dễ theo dõi.--Pk.over (thảo luận) 19:30, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Pk.over: Những tiêu chí được đồng thuận sẽ được cập nhật tại Wikipedia:Độ nổi bật (bệnh viện) khi thảo luận kết thúc làm căn cứ áp dụng về sau. Bạn yên tâm. – Nguyenhai314 (thảo luận) 23:59, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tại sao số lượng sửa đổi tại Wikipedia tiếng Việt bị giảm đáng kể từ tháng 9 năm 2020?

Tôi có xem các thống kê sau đây tại Wikipedia tiếng Việt tính hàng tháng trong 2 năm qua:

Nhìn xem thì thấy lượt truy cập và số người dùng không biến đổi nhiều, nhưng số lần sửa đổi và bài sửa đổi lại đột ngột giảm mạnh từ tháng 9 năm 2020. Có ai biết lý do tại sao không? NHD (thảo luận) 05:53, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Có thể tóm tắt lý do bằng một câu: "Viết bài ít, thảo luận nhiều, cãi nhau hay, sân si giỏi". – Nguyenhai314 (thảo luận) 05:59, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@DHN: Bạn hãy lọc "Kiểu trang" thì sẽ thấy 2 loại trang "Nội dung" và "Không phải nội dung". Sau khi đã lọc, chúng ta sẽ thấy chỉ có mỗi trang "Không phải nội dung" bị đột ngột giảm, còn trang "Nội dung" thì vẫn đều đều. Nếu lọc tiếp ở phần "Kiểu người sửa đổi", ta sẽ biết được hầu hết trang "Không phải nội dung" là do bot tạo. Nguyên nhân không gì khác là do TuanminhBot ngừng hoạt động. – Anh (thảo luận) 06:02, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tháng 9 năm 2020 trùng với thời điểm team của một cô nàng nào đó bắt đầu lũng đoạn WP, cho đến khi cổ bị đem ra pháp trường xử bắn. Tóm lại cô này thật ra dáng Chị Đại. Không hổ danh là một huyền thoại. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 06:07, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@TaiwaneseWaveVN Nói gì thì cứ việc nói thẳng ra. Việc gì phải úp mở, nói xỉa điều mà ai cũng biết – Χλόη | Λη Ξυαν 06:12, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Lệ Xuân: A từng bảo A không muốn nhắc lại vụ scandal đó nữa và thực sự muốn làm lại cuộc đời ở một vai trò khác. Tôi tôn trọng quyết định của cổ nên ko muốn nhắc thẳng tên ra đây, ai từng trải qua thời khắc ấy sẽ tự hiểu tôi muốn nói về ai. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 06:29, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thôi bớt văn vẻ đi ông. Tôi cho người khác mượn nick là sai quy định, tôi nhận; nhưng tôi cũng chẳng làm việc gì trái lương tâm nên tôi cũng chẳng việc gì phải sợ ai nói gì. Nhưng mà cái kiểu nói bóng gió như này, nó bẩn lắm. Nói thật, ông không hiểu chuyện thì đừng tham gia thảo luận làm gì, quê lắm. Tháng 9 Tuanminh bắt đầu Wikibreak vì bị bất tín nhiệm. Vậy thì việc giảm edit là tôi "lũng đoạn"? Thích luận chuyện, thuyết âm mưu nhảm thì mời ông lên nhóm Facebook ấy. Trên đó lắm người chẳng bao giờ tham gia Wiki, không hiểu gì về Wiki hùa với, sẽ vui hơn đấy. – Χλόη | Λη Ξυαν 06:55, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Với lại ông dẹp dùm mấy cái suy nghĩ, thuyết âm mưu nhảm "so sánh đời sống giang hồ và đời sống Wiki" đi. Tôi thầu mấy bài Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Phú Lê, Tuyền Mốc, không có nghĩa là tôi đú hội này, học cách sống của giang hồ và áp dụng nó lên Wiki. Nếu tôi đú thực sự thì đã chẳng dành cả đống thời gian để ngồi viết bài cho Wiki rồi. Tôi viết bài về Ngô Diệc Phàm, không phải tôi thần tượng hay anti anh ta, mà đơn giản, tôi thấy những bài này cần thiết. Χλόη | Λη Ξυαν 07:05, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Phiên bản ngôn ngữ viwiki đã chính thức bị jpwiki vượt xa về số bài được tạo trên trang chính, sắp tới sẽ là zhwiki. Việc Bot của thành viên Tuanminh dừng hoạt động đã phản ánh về tình trạng của dự án hiện nay: trống rỗng và chủ yếu tạo bài chạy bot. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:20, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Phiên bản nào cũng vậy. Bạn thấy trống rỗng vì có hàng trăm tv viết bài mà never thảo luận. Tôi thấy Wikipedia Vi vẫn phát triển tốt nếu không có dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:01, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tốc độ phát triển hiện tại chậm đáng sợ, nhà thầu đường sắt trên cao ở Hà Nội còn làm nhanh hơn.
Theo thống kê ở bên meta, Chúng ta đang đứng hạng 13 về số bài, hạng 2 về số trang nội dung (nhờ có TuanminhBot cả), hạng 9 về số sửa đổi, hạng 15 về số bảo quản viên, hạng 13 về số thành viên, hạng 14 về số thành viên tích cực, hạng 11 về số tập tin và tệ nhất là không được xếp hạng về depth.
Đến bên ar còn có số 0, ceb còn được 2, mà chúng ta thì phải ăn dấu "--".
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:40, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thế là được rồi, muốn nhanh là phải từ từ. Người Nữ Chân chúng tôi sang du lịch Thăng Long, đi ăn bún, thấy người dân ở đó có một câu châm ngôn: "Hà Nội không vội được đâu." Muốn ăn bún ngon nhất định phải chờ, không có cách gì khác. Kể cả muốn nhanh hơn thì cũng chả biết làm thế nào, cứ từ từ, rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy, nhìn lại Wikipedia tiếng Việt của ngày hôm qua đã là một bước tiến dài rồi. Tất nhiên vẫn cần so với nước bạn, để lấy làm động lực phấn đấu, nhưng cũng không vì thế mà tự ti. Jurchen Racing Boy (thảo luận) 12:46, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cũng cần nói thêm, danh sách đó có tổng cộng 323 dự án Wikipedia, nhưng từ hạng 302 trở lên, chỉ có chúng ta không được xếp depth.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:51, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Có một số việc là chuyện đã rồi, không thể thay đổi được nữa. Muốn xử lý vụ này chỉ có cách xóa hết các trang do TuanminhBot tạo và hy vọng phần mềm thống kê sẽ cho phép tính lại. Khi depth trung thực thì có thể điền lại. P.T.Đ (thảo luận) 13:00, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302: Mình nhớ không lầm từng đọc bản danh sách các phiên bản wiki có nhiều bài viết và trang định hướng nhất thì zhwiki luôn xếp trên viwiki mà. TaiwaneseWaveVN (thảo luận) 06:32, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Nguyenmy2302: Thế sao chúng ta không "lợi dụng" việc viwiki có quá nhiều bot để mà nâng cấp thành những con bot mới, thông minh hơn, dịch trôi chảy hơn hay chí ít là không phải tự động dịch phát là tạo bài luôn mà sẽ tự động xem xét những lỗi sai ngữ pháp để mà sửa. Chúng ta đâu thiếu gì những lập trình viên tài năng. Nhỉ? MaggieXP 07:09, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
"đâu thiếu gì", ủa kiếm đâu vậy bạn? – Anh (thảo luận) 07:12, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bot thì không thiếu nhưng đa số đều đã ngừng hoạt động từ lâu, lập trình viên giỏi cũng không thiếu mà chỉ vì họ muốn đi kiếm tiền bằng tài năng của mình thôi. BQV đang hoạt động đã ít, người có thiện ý muốn đóng góp cho dự án thì càng ít hơn. Thành viên cốt cán nhiều trong số đó đã out từ lâu, còn phá hoại thì 10 năm vẫn dai dẳng như ngày nào. Tuy một trong số những điều kể trên không phải chỉ có riêng ở viwiki mà cũng xuất hiện tại các phiên bản ngôn ngữ khác; tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ kéo dài, không sớm thì muộn chất lượng của dự án cũng sẽ đi xuống. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 07:23, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bot thông minh là mảng nghiên cứu mà các nhà lập trình viên thông minh nhất trên thế giới đang nghiên cứu. Họ được trả lương hàng trăm ngàn đô tới 1 triệu đô mỗi năm. Hiện tại, vẫn chưa ai đủ thông minh để tạo ra bot thông minh đủ để dịch thay người. Nếu con bot đó có thật, tôi nghĩ các anh chị thông dịch viên sẽ thất nghiệp hết và cũng không cần dịch thủ công viết bài trên Wikipedia chi nữa cho khổ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:07, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bot mà tạo bài thì chỉ ở mức mấy bài thực vật ở viwiki hiện nay, tạo 1 mẫu bài chung, rồi trích thông tin từ các danh sách có sẵn để sinh ra hàng loạt bài con. Còn vụ bot tự dịch bài, mà trôi chảy như người dịch thì không có chuyện đó nhé, không biết ở đâu ra thông tin này. Google Dịch hiện tại đã rất tốt rồi, gần như là cực hạn, nhưng vẫn cần phải biên tập lại rất nhiều mới ổn. Đừng nghe trên mạng nói trí tuệ nhân tạo, công nghệ 4.0 hay 0.4 này nọ mà nghĩ máy đã thay được người. Để đầu tư cho một công trình như vậy thì chỉ có các công ty có nguồn vốn lớn, còn Wikipedia là tình nguyện, làm sao mà có nhân lực chất lượng cao để làm các công trình phức tạp như vậy. P.T.Đ (thảo luận) 12:10, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Ngay cả những công ty lớn mạnh nhất thế giới về mảng artificial intelligence hiện vẫn chưa thành công trong việc chế tạo bot thông minh dịch bằng con người. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:56, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bên en có con ClueBot NG dùng thuật toán mạng thần kinh nhân tạo để tự lùi sửa đổi gây hại (hình như là con đỉnh nhất bên đó) còn bên ceb thì có Lsjbot (bot nhiều sửa đổi nhất hệ thống với khoảng hơn 40 triệu, tạo 10.000 bài/ngày) nhưng vẫn còn lâu mới đến trình độ "tự dịch". Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:17, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi có nghiên cứu qua mảng này (về mặt kỹ thuật, không đi sâu hơn) và xây dựng thử dựa trên nền ORES. Việc triển khai một bot kiểu ClueBot NG, "State-of-the-art" của mảng này, là không quá khó về mặt kỹ thuật, vì thuật toán có sẵn hết rồi, ghép lại như chơi lego thôi. Vấn đề cốt lõi là dữ liệu cho thuật toán nó học thì thiếu. Công việc thu thập dữ liệu và đánh nhãn luôn là bước tốn kém nhất. Tôi chỉ làm thử bằng cách thu thập cỡ 20k sửa đổi, đánh nhãn tự động và kiểm tra bằng một vài thuật toán phân lớp điển hình (classification) thì nhìn chung là không khả quan lắm. Cụ thể hơn (bạn nào muốn tìm hiểu): Accuracy (Độ chính xác tổng quát) thì cao, gần 1; nhưng do dữ liệu không cân đối (Imbalanced Data) nên phải xét thêm các chỉ số Precision (Độ chính xác), Recall (Độ nhạy), F1 (Trung bình điều hòa của Precision và Recall) thì nhìn chung là thấp; không thể áp dụng trong thực tế. Bot lùi sửa muốn có trong thực tế thì tôi nghĩ Precision > 85%, Recall > 40% thì mới dùng được, còn hiện tại thì không. Nếu không có dữ liệu tốt thì viwiki khó có được một chương trình kiểu ClueBot NG (dù bot này cũng có tỷ lệ sai lầm kha khá). P.T.Đ (thảo luận) 12:38, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống cảnh báo, hỗ trợ đội tuần tra, như chấm điểm mức phá hoại của sửa đổi, hay chấm điểm mức spam của link thì vẫn có thể làm được, miễn là đừng để các chỉ số xuống quá thấp. Chỉ cần chỉ số đạt mức trung bình thì cũng đủ để giảm tải một nửa gánh nặng cho đội tuần tra. Từ từ rồi viwiki cũng sẽ được cải tiến. P.T.Đ (thảo luận) 12:44, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đôi khi tôi tự hỏi hồi đại học anh xếp hạng bao nhiêu trong trường. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 12:46, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi học bình thường thôi, tìm hiểu trong khả năng. Người nào giỏi thì họ không có time lên đây tám đâu. P.T.Đ (thảo luận) 12:48, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Haha bạn lại khiêm tốn rồi. Tôi đánh giá cao những gì bạn đã và đang làm cho Wikipedia Vi. Trên Wikipedia cũng có nhiều người giỏi lắm nhưng giấu danh tính thôi. Có những thành viên là các tiến sĩ và nhà khoa học làm trong Viện hàn lâm Quốc gia cơ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:01, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Sử ký Tư Mã Thiên

Sau một thôi một hồi dịch bài Tư Mã Thiên thì tôi phát hiện tên bài Sử ký Tư Mã Thiên này có chút vấn đề. Đây là bài có lượt xem cao, mời mọi người thảo luận tại Thảo luận:Sử ký Tư Mã Thiên#Tên bài. – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 14:01, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Read-only reminder

A maintenance operation will be performed on Wednesday August 25 06:00 UTC. It should only last for a few minutes.

This will affect your wiki as well as 11 other wikis. During this time, publishing edits will not be possible.

Also during this time, operations on the CentralAuth will not be possible (GlobalRenames, changing/confirming e-mail addresses, logging into new wikis, password changes).

For more details about the operation and on all impacted services, please check on Phabricator.

A banner will be displayed 30 minutes before the operation.

Please help your community to be aware of this maintenance operation. Cảm ơn!

20:34, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)


"Một hoạt động bảo trì sẽ được thực hiện vào Thứ Tư, ngày 25 tháng 8, 06:00 UTC. Nó sẽ chỉ kéo dài trong vài phút.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến wiki của bạn cũng như 11 wiki khác. Trong thời gian này, bạn sẽ không thể đăng các sửa đổi.

Cũng trong thời gian này, các thao tác trên CentralAuth sẽ không thể thực hiện được (đổi tên toàn cầu, thay đổi/xác nhận địa chỉ email, đăng nhập trung ương vào wiki mới, thay đổi mật khẩu).

Để biết thêm chi tiết về hoạt động và về tất cả các dự án bị ảnh hưởng, vui lòng kiểm tra trên Phabricator.

Một thông báo sẽ được hiển thị 30 phút trước khi diễn ra việc bảo trì.

Vui lòng giúp cộng đồng của bạn biết được hoạt động bảo trì này. Cảm ơn!"

ChemistryExperttrao 23:40, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tả Phìn Hồ

Không đồng thuận mở lại biểu quyết vì cộng đồng đã quyết định giữ bài, cũng như thành viên mở biểu quyết phản đối quá 24h. Bài viết đã được biên tập lại và các nội dung khác đã được chuyển sang Wikivoyage. Flyplanevn27 (Thảo luận) 07:35, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Biểu quyết này đã kết thúc vào tuần trước với kết quả là giữ. Tuy nhiên hiện nay đã có tranh cãi nên tôi muốn tiếp tục 23 ngày để đủ với số ngày tối đa là 30 ngày. Trước đây đã từng có tiền lệ biểu quyết sau khi đóng 24h vẫn được mở lại theo yêu cầu. Tuy nhiên thứ lỗi cho tôi vì tôi chưa hề biết đến tiền lệ này (nếu biết tôi đã tận dụng nó). Rất mong nhận được sự cho phép của cộng đồng với trường hợp ngoại lệ này và sau việc này cũng mong con số 24h sẽ được phổ biến đến các thành viên để nhiều người biết hơn. Hari caaru (thảo luận) 08:43, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC) Trả lời

Nhờ các bqv @AlphamaDHN: hỗ trợ tôi trong việc này. Xin cảm ơn! Hari caaru (thảo luận) 09:13, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

  •  Phản đối mạnh vì nhiều lý do rất đáng lo ngại. Một bài đã có kết quả giữ thì theo quy định sẽ được giữ vĩnh viễn. Điều này đòi hỏi thay đổi luôn cả quy định BQXB. Nếu bài này trở thành trường hợp ngoại lệ, đó sẽ là tiền lệ ác mộng. Hàng trăm hàng ngàn bài khác đã có kết quả giữ sẽ bị lôi ra "tìm đồng thuận tăng 2" để phân định kết quả lại. Lúc đó, rối tha hồ chơi trò luẩn quẩn với hệ thống để lũng đoạn cộng đồng. Rồi những ai không phục kết quả BQXB cứ lôi ra đòi thảo luận tăng 2?? Lúc đó loạn hết. Rồi bầu cử BQV/ĐPV cũng phải bầu cử tăng 2 vì có người không phục??? Đọc thêm tranh luận dài hơn ở Thảo luận Thành viên:Nguyentrongphu#Tả Phìn Hồ nếu quan tâm. Xin nhắc nhở bạn rằng, ý kiến của DHN hay Alphama hay của tôi tất cả đều chỉ bằng ý kiến của 1 thành viên bình thường. Trong thảo luận, mọi thành viên là bình đẳng nên việc bạn tag 2 người đó là vô ích. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:46, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Còn chuyện bạn không biết đến tiền lệ là chuyện của bạn. Ở ngoài đời cũng vậy, đôi khi có cơ hội ngon nhưng do không biết nên mất cơ hội. Rồi trách xã hội là không cập nhật cho mình biết?? Nếu có mất cơ hội vì không biết thì cũng chả ai than như bạn. Vấn đề đơn giản là bạn không phục sự đồng thuận (đòi 20 phiếu trong BQXB mới phục??). Trong khi quy định tối thiểu 5 phiếu trong BQXB trên chục năm chưa thấy ai than? Cố chấp không chịu chấp nhận sự đồng thuận là vấn đề nghiêm trọng (ví dụ giống Kay và MiG). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:56, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Phản đối vì thiếu trung lập. Thành viên mở thảo luận là người treo biển đnb vào bài, là người đưa bài ra BQX kiêm bỏ phiếu xóa, đồng thời là người treo biển clk sau khi biểu quyết kết thúc, khi bị gỡ biển thì vận động vận đưa bài đã được phân định giữ ra BQX lại, với mục đích đảo ngược bằng được đồng thuận cộng đồng. Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với ý kiến của quý BQV Nguyentrongphu về hệ quả mà vụ việc này tác động: tạo thành tiền lệ nguy hiểm cho các trường hợp khác. Do đó tôi sẽ chỉ rút phiếu nếu có lý do chính đáng hơn so với lý do đã từng nêu ra trong BQXB. Nguyenhai314 (thảo luận) 10:03, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguyenhai314 Không có bất cứ lý do chính đáng nào có thể hủy kết quả 1 BQXB hợp lệ. Dù dùng bất cứ lý do gì thì cũng sẽ tạo ra 1 tiền lệ đại thảm họa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:10, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi hiểu, thưa quý BQV. Với tư cách là một thành viên tha thiết vì lợi ích của cộng đồng, tôi không bao giờ muốn chứng kiến viễn cảnh rối lợi dụng lỗ hổng của việc này để đảo ngược đồng thuận. Hệ lụy của việc này, tôi nghĩ "mất" nhiều hơn rất nhiều so với "được". Nhưng đứng giữa lằn ranh của nhiều quan điểm trái ngược, tôi phải thể hiện sự trung lập trong quan điểm của mình. – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:16, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Mình thấy chuyện này cũng khá bình thường. Mình là người bỏ phiếu cho bài đầu tiên với quan điểm giữ vì đủ nổi bật, đây cũng là địa điểm check-in của khá nhiều khách du lịch, nhưng nguồn yếu, PR thì xóa cũng là một lý do hợp lý. Dù vậy, chỉ một lá phiếu của mình cũng chẳng quyết định được kết quả của biểu quyết. Ý kiến "Lọt khe bài PR" ở đây mình cho rằng sai hoàn toàn, việc tìm hiểu về độ nổi bật trước khi cho phiếu vào bài là một điều tối quan trọng nên đều phải tìm hiểu kỹ trước khi cho phiếu chứ không thể cho bừa được. Tuy nhiên ai cũng sẽ có lúc sai lầm; một số người lại chỉ tập trung vào một điểm đó và nói rằng "đang có những lá phiếu ẩu và chưa tìm hiểu kỹ" ở khu vực BQXB, mình hoàn toàn không đồng tình quan điểm này. Đặc biệt, việc muốn xóa bằng được chủ thể của bạn Hari caaru theo mình cũng là hành động không tôn trọng những người đã cho phiếu vào biểu quyết, và không tôn trọng ý kiến của các thành viên có liên quan. Đây không phải sự cố, cũng không phải sai lầm, người này người kia ý kiến mâu thuẫn nhau cũng là điều không hiếm gặp, nên coi nó là một điều phải xảy ra và khép lại vấn đề này tại đây thì tốt hơn. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 10:15, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyenmy2302Nguyentrongphu: Đó là chưa kể quý thành viên này còn xóa nguồn do thành viên khác thêm vào với mục đích duy trì bài ở trạng thái "không nguồn" hòng dễ bề lôi kéo cộng đồng về phía mình. Việc này tôi đã mắt nhắm mắt mở cho qua vì sau khi bị tôi phát hiện và tố giác ra TNCBQV, quý thành viên này đã hoàn nguyên sửa đổi, nhưng sau chuỗi hành động bất thường vừa qua tôi nghĩ những sự việc này có kết nối với nhau và thiết nghĩ cần phải nhắc lại, vì tôi nghi ngờ quý thành viên này có xung đột lợi ích trong việc xóa bài. – Nguyenhai314 (thảo luận) 10:26, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Xung đột lợi ích thì tôi nghĩ không có. Việc một số thành viên Wikipedia được trả tiền để PR đã có từ lâu nhưng chưa bao giờ tôi nghe có vụ được trả tiền để chống PR. Trừ phi bạn Hari có thù oán với địa danh này. Thù oán với 1 địa danh thì nghe không hợp lý lắm. Lý giải hợp lý hơn là bạn này anti-PR quá nên làm lố mọi chuyện. Just drop it already, đã có đồng thuận rồi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:33, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Văn phong của bài có tính quảng bá, và vì cộng đồng đã đồng thuận giữ (thực thể địa lý có nguồn kiểm chứng), nên cần viết lại bài, hoặc xoá bớt nội dung không bách khoa, chứ không thể xoá hẳn, dù người viết có xung đột lợi ích hay không. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:38, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh: Tôi thấy bài viết đã được biên tập lại, nhưng trước khi đưa ra tìm đồng thuận ở đây, tôi thấy quý thành viên trên lại trả lại hiện trạng cũ của bài. Điều này hơi khó lý giải. Nguyenhai314 (thảo luận) 10:45, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Nguyenhai314: Tôi đang yêu cầu xoá bớt một số ảnh "Out of scope" trong bài (bên Commons), nên sẽ xem xét vấn đề nội dung sau. Cảm ơn bạn đã cho biết (dù tôi biết từ khi đọc trang này rồi). Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:50, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Phản đối Tôi hoàn toàn không đồng ý. Việc bài đã có kết quả biểu quyết ấn định 5/1 là quá rõ ràng. Giờ bạn lại đòi mở lại để giữ công bằng, bạn không thấy mình thiếu trung lập công bằng sao? Còn tiền lệ hay không thì do bạn, không phải bạn không biết thì các thành viên có quyền hạn đành mở lại bài phục vụ chiều theo ý bạn. TranHieu0706 (thảo luận) 10:38, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)TranHieu0706Trả lời
  •  Bình luận: Bài hiện tại có vẻ hợp với Wikivoyage. @Flyplanevn27: Bạn có sẵn lòng chuyển giúp những nội dung này sang bên đó không, vì Wikivoyage khuyến khích nghiên cứu chưa công bố và văn phong tự do, thân thiện như trong bài? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 11:18, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @NguoiDungKhongDinhDanh:: Tôi thấy đó là ý kiến đúng và hợp lý, nhưng liệu bài viết này có còn được giữ (sau khi biên tập lại văn phong) không ạ? 12:16, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)TranHieu0706Trả lời
    Bài có được giữ hay không thì liên quan gì đến tên tôi mà bạn cắt thẳng tay thế?
    Cộng đồng đã đồng thuận, nên có thể xác định chủ thể đủ nổi bật, và do đó bài sẽ được giữ lại. Dĩ nhiên, cần phải lược bỏ bớt nội dung.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:49, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận ngoài
  • Tôi nghĩ là nội dung không nguồn sẽ được cắt sang Wikivoyage, nội dung có nguồn sẽ được giữ lại, vì cộng đồng đã đồng thuận giữ bài. Đồng thuận là quy định tối thượng vượt trên cả mọi quy định của dự án. Đồng thuận có thể giúp tôi trở thành kiểm định viên vào ngày mai (tất nhiên chỉ là mơ tưởng), nhưng có lẽ vẫn còn thua quyết định của HĐQT? Tôi sẽ biên tập lại bài cho gọn. Nguyenhai314 (thảo luận) 12:25, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Hội đồng Quản trị cũng là do chúng ta bầu lên cả thôi, nên quyết định của họ chỉ ngang với đồng thuận là cùng. Ngoài ra, quy định tối thượng thực sự là các chính sách của Quỹ (cũng phải qua đồng thuận), ví dụ như việc từ chối cấp quyền hoặc rút quyền một số thành viên chức năng (tức là kiểm định/giám sát viên trở lên) không đáp ứng được yêu cầu mới, nên chỉ đồng thuận trong phạm vi một dự án đơn lẻ thôi có lẽ không đủ để giúp bạn trở thành kiểm định viên. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 14:49, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Dù mới tham gia Wikipedia Đại Việt chưa lâu nhưng tôi thấy Không có chuyện cho phiếu ẩu, Wikipedia Đại Việt tuyệt đối công bằng, dân chủ, văn minh. Các thành viên thông tuệ, luôn cân nhắc kỹ mỗi khi cho phiếu ở cả khu vực bài viết chất lượng lẫn khu vực xóa bài, không có chuyện "làm ẩu, đá quả bóng trách nhiệm" như thành viên Hari caaru phản ánh. Tin rằng với sự chèo lái tài tình, sáng suốt của những Quản trị viên luôn hết lòng vì thành viên thì nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, con rối nào cũng bị đánh bại. Wikipedia Đại Việt muôn năm. Đôi dòng tâm tình từ vùng đất Mãn Châu xa xôi. Jurchen Racing Boy (thảo luận) 10:31, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Thưa các anh, các chị, các em thành viên Wikipedia Đại Việt, cùng hàng triệu độc giả vô danh khác, với tư cách là một người Nữ Chân yêu mến dự án Wikipedia Đại Việt tha thiết, nhiều đêm ao ước mong sao Mãn Châu đầy phân ngựa quê tôi cũng có một dự án như thế, tôi thấy nếu thuận theo ý muốn của thành viên Hari caaru là rất nguy hại, nó không chỉ làm lung lay niềm tin dành cho những lá phiếu đầy trí tuệ, thông thái và không kém phần quyết đoán của các thành viên kiệt xuất mà còn tạo nên những tiền lệ rất đáng lo ngại về sau. Nói không ngoa, nếu không khước từ kịp thời, Wikipedia Đại Việt hoàn toàn có thể nhận kết cục như triều đại nhà Minh vậy. Jurchen Racing Boy (thảo luận) 11:00, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Giọng văn của bạn nghe "giễu" ghê vậy, làm mình đọc mà cười chảy nước mắt ;) – Nguyenmy2302 (thảo luận) 11:08, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Đúng rồi, đồng thuận là trên hết. Quan trọng là tinh thần đoàn kết, sống sống cả, chết chết cả, khôn khôn cả, ngu ngu cả. Có vậy mới cùng chung một hướng mà phát triển được. Đây chính xác là những điều mà người Nữ Chân chúng tôi từng làm, chúng tôi đồng thuận cùng nhau chinh phục Trung Hoa, và chúng tôi làm được đó thôi. Thành viên Wikipedia Đại Việt quan trọng nhất là đoàn kết, lâu lâu đi ghé thăm nhau, lên tiếng ủng hộ lẫn nhau, tới khi cho phiếu đồng thuận rất là thắm tính và công bằng. Phải không nào? Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Hà hà, thảo nguyên Wikipedia này thật là sảng khoái quá mà. Jurchen Racing Boy (thảo luận) 14:42, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa châm điếu hút, vừa hít thở bầu không khí trong lành của thảo nguyên. Q 16:51, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Tôi chỉ thắc mắc là làm cách nào mà một người Nữ Chân từ tít trên phía bắc lại có thể đến vùng đất Phương Nam xa xôi này được. :) Tín đồ Tốc độ 08:39, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Mạo danh tài khoản rối

Nhân dịp đang có một tài khoản mới toanh mạo danh Tàn Kiếm để vào đây quấy rối Wikipedia, theo quy định chống rối hiện hành thì chúng ta có "Cấm vô hạn ngay lập tức tài khoản có các hành vi chắc chắn xác định rối." (được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Bổ sung quy định Chống rối Phần I). Khi đọc biểu quyết để hiểu rõ hơn, ta thấy nội dung cụ thể nằm ở Điều 2 Phần 1: "Tự nhận mình chính là tài khoản rối bị cấm, thông qua một hành vi chắc chắn xác định rối." Các lá phiếu cũng đồng tình với việc cấm thẳng tay người tự nhận là rối ("Tuyên bố rõ như ban ngày vậy thì còn cớ gì lại không cấm"; "rảnh rỗi trêu ngươi thì cấm là điều đương nhiên"; "Không ai mới đến lại bị điên mà nói mình là kẻ đó"...)

Do đó, tôi muốn hỏi là: căn cứ theo quy định trên, phải chăng cứ tài khoản nào nhận vơ là Tàn Kiếm, Kill-Vearn thì BQV đều có thể cấm vô hạn hết (không cần biết đó có thật sự là Tàn Kiếm hay Kill-Vearn hay không)? –  Băng Tỏa  21:37, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

 Bình luận: Biểu quyết đã xong từ lâu (quy định được áp dụng trong thời gian dài) và người tạo tài khoản rõ ràng là muốn thử nghiệm hệ thống/mạo danh (nhằm hạ thấp uy tín?). Hai lý do này đã là quá đủ để cấm vô hạn tài khoản rồi, nhưng nếu cộng đồng muốn đồng thuận lại, thì mời cho ý kiến phía dưới. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 23:12, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi hỏi cho chắc ăn và hiểu rõ vấn đề thôi chứ không phải để tìm đồng thuận mới. —  Băng Tỏa  18:00, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ý kiến

Kiểm định ra thằng nào chết với tao. 27.66.46.184 (thảo luận) 15:52, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn IP nịch sự chút, vụ kđ lầy không diễn ra vì khoản abc điều xyz gì ấy quy định “bố con lhà lào tự lận mình nà dzối thì xích lại ngây lập tức”, không cần phải kđ gì cả. Thế nà vụ lầy kết thúc. Q 17:17, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Góp ý

Bản mẫu:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam

để Tỉnh {{{tên}}} bên dưới giống New York (tiểu bang) thấy đẹp hơn, chứ chung với {{{tên}}} rất xấu Elliott Damned (thảo luận) 04:46, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Loạt bài sơ khai cầu thủ bóng đá Nhật

Tôi mở đề mục này để hỏi rằng loạt bài sơ khai về cầu thủ bóng đá Nhật trong Thể loại:Bài chất lượng kém quá 7 ngày có đủ điều kiện để xóa không vì tôi không rành về bóng đá. Hiện trạng chung của các bài này: một câu kèm infobox, có interwiki, có một nguồn J. League. –  Băng Tỏa  15:59, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

  •  Ý kiến Theo quan điểm của tôi thì lượng thông tin như vậy là vừa đủ, không quá ít theo kiểu những điều mà ai cũng biết cả rồi (Wikipedia:Bài chất lượng kém). Giả sử tôi là vị khách qua đường tình cờ lướt qua 1 bài trong danh sách này, tôi sẽ biết được: tên, câu lạc bộ, năm sinh, số áo, số bàn thắng cho CLB, số bàn thắng cho ĐTQG, số trận thi đấu trong màu áo CLB, số trận thi đấu trong màu áo ĐTQG, số bàn theo mùa giải, vân vân và mây mây... Điều đó có nghĩa rằng tôi (độc giả qua đường) sẽ lĩnh hội được kha khá kiến thức cơ bản về anh chàng cầu thủ này. Những thống kê trên là đặc thù của riêng mỗi cầu thủ. Do đó tiêu chí những điều mà ai cũng biết cả rồi vô hiệu trong trường hợp này. Các tiêu chí khác cũng không phù hợp để đặt biển. Ngoài ra trên Wikipedia tiếng Việt có hàng nghìn bài viết sơ khai kiểu này, chủ yếu ở nhóm bài thực vật, động vật (vi sinh vật, côn trùng...), đại biểu quốc hội Việt Nam, cầu thủ Võ Lích. Nếu gắn biển clk hết các bài như vậy thì dự án này, nói theo trend của giới trẻ Việt Nam dạo gần đây thì chắc chắn chỉ còn... "đúng cái nịt". Nguyenhai314 (thảo luận) 16:27, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Như phía dưới, tôi nghĩ những bài thế này thuộc dạng tiểu sử người đang sống không nguồn.
    Tuy nhiên, nếu cộng đồng chấp nhận J.League làm nguồn thì tôi không có quyền phản đối.
    Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 22:41, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Nguồn J League tôi thấy uy tín chứ. Ít ra nguồn này cũng từ giải đấu cao nhất của Nhật Bản, do LĐBĐ Nhật Bản chịu trách nhiệm. Nguyenhai314 (thảo luận) 00:06, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến @Băng Tỏa: Bản mẫu {{Cầu thủ J.League}} vốn chỉ dùng để liên kết tên cầu thủ với ID của họ trong kho dữ liệu của J.League (được lưu trên Wikidata) và từ đó dẫn liên kết ngoài. Tôi có hỏi @Alphama: rồi, và câu trả lời là "Đâu vi phạm quy định đâu, đủ nguồn mà". Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 16:29, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Quan điểm của tôi cũng là nên giữ những bài sơ khai về cầu thủ bóng đá Nhật mà một thành viên mới tạo hàng loạt gần đây (trước đây tôi để ý thì cũng đã có một thành viên khác tạo một loạt bài sơ khai về cầu thủ bóng đá Nhật). Những bài sơ khai này có đã có những thông tin rất cơ bản về một cầu thủ như năm sinh, CLB đang thi đấu, thông kê sự nghiệp của cầu thủ và có trích nguồn tham khảo về thống kê sự nghiệp cầu thủ. Thành viên tạo bài sơ khai về cầu thủ Nhật có thiện ý đóng góp, tôi để ý sau khi có thành viên đặt biển chất lượng kém, xóa nhanh thì thành viên có bổ sung thêm nguồn và bảng thống kê sự nghiệp cầu thủ, nhưng sau đó nhiều bài bị đặt biển quá nên đã dừng lại!. Có thể thành viên này chỉ tạo được những nội dung bài sơ khai, cơ bản như vậy vì là người dùng đến từ dự án Wiki khác chăng?. Và theo tôi thì chúng ta nên trân trọng đóng góp của thành viên này! Ngomanh123 (thảo luận) 23:39, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC).Trả lời
    Mình nghĩ là không, thành viên tạo hơn 150 bài "sơ khai" như thế rồi off luôn, các sửa đổi của mình đều vẫn hiện chữ "hiện tại" cho tới bây giờ. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:21, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nhiều bài trong này có nội dung sơ khai "quá nhiều" so với các phiên bản khác ở enwiki hay nhiều nhiều ngôn ngữ khác. Nếu chấp nhận giữ số bài này, nhiều thành viên e sẽ "thừa thắng xông lên" mà tạo hàng loạt số bài "sơ khai" tương tự khác. Mình không đồng ý lắm nếu nội dung trong phần liên kết ngoài lại có thể coi là nguồn tham khảo (chính tác giả cũng sắp xếp vậy). Hơn thế nữa, trước đó thành viên có dấu hiệu spam bài "quá sơ khai" như vậy liên tục, và nhập nội dung về thì siêu dễ, có 1 phút = 5 bài. Mình thấy nên suy nghĩ lại về hành động này, trân trọng thì có nhưng ai sẽ cải thiện nội dung số bài trên cho người đọc? Nếu viết một bài sơ khai như vậy, chẳng thà dùng Google dịch rồi sang bản en đọc còn hơn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:59, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Hơn nữa, các dạng bài này hoàn toàn có thể mở rộng thêm ra, chứ không như mấy bài sơ khai về thực vật vì nhiều bài trong đó không có thông tin để nói lắm, mình từng thảo luận với bạn Alphama ở đây. Nhưng nếu có đồng thuận giữ số bài trên, mình sẽ gỡ biển (vì mình gắn biển hết số bài trên mà). Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:06, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Cũng khó trách. Wikipedia tiếng Việt có 1.268.569 bài, nhưng hầu hết là những bài như thế này, chiếm trên 50-60% (theo suy đoán của tôi). Suy nghĩ sâu xa hơn thì số lượng thì có, nhưng chất lượng thì không. – Nguyenhai314 (thảo luận) 02:16, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Bài có 2 câu trở lên đủ nguồn, đủ infobox theo tôi là chấp nhận được. Tuy nhiên, nên mở thảo luận rộng rãi hơn là ở đây, bạn nào move sang Thảo luận chung thì sẽ tốt hơn.  A l p h a m a  02:26, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    Mình thấy hầu hết các bài do thành viên tạo không bài nào có nổi 1 nguồn cả ("nguồn" dưới phần liên kết ngoài theo mình không phải nguồn), 2 câu thì có, nhưng thế là hết bài. Thành viên này thậm chí tạo hơn loạt bài "quá sơ khai" vậy xong rồi off luôn, gắn biển cũng không vào để cải thiện chất lượng bài lên. Hay nói cách khác, một đống rác đang bị vứt vào đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 02:34, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
  •  Ý kiến Nói chung thì nhóm cầu thủ này thực sự vô danh, còn không bằng (về độ nổi tiếng ở VN) các cầu thủ dự bị ở V-League, chứ chưa nói đến chuyện có thật sự nổi bật để được có bài trên wiki. Tôi đoán mục đích của người tạo bài là để môi giới cầu thủ từ NB sang VN. :) Tín đồ Tốc độ 06:05, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
    @Quangcuong2801: Thằng nào đang đá Jay Lích mò về Võ Lích vậy? Sài Gòn năm rồi nhập vài thằng Nhật hàng dạt về thở không ra hơi thôi, chứ làm quái có chuyện nó đang đá bên Nhật mò sang Việt Nam, sang cho què giò à. 27.66.46.184 (thảo luận) 15:43, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cứu lấy các bài về bán đảo Triều Tiên

NTCuong19 đã xóa thảo luận này của 27.66.46.184 vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 15:48, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.Trả lời
Tóm nại nà IP lày khuyên lếu không muốn mấy cái bán đảo Chiều Tiên lày lát thì hãy đi tuốt lươn dùm. Bần mỗ đã chuyển nời IP theo cách nịch sự lhất, quí dị đã dõ chưa? Xin nỗi vì hôm lay hít bóng cười hơi liều lên lói hơi bị níu vs xai trính tã lhiều ạ. Mong các hạ tháu hiểu và thông cảm. Q 17:09, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ các bạn có phần căng thẳng quá. Nghe tí nhạc để bình tâm lại rồi thảo luận tiếp nhé: [20]. Nguyenhai314 (thảo luận) 17:17, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tại hạ đang rất nà mất bìn tỉn và hoản noạn với cơn thịnh lộ của IP đến mức xai trính tã nên, xai trính tã xuốn. Fải trâm vài điếu nấy hơi mới có thể chuyền đạt hết tâm tư của IP ấy. Q 17:24, ngày 27 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Wikimedia Board of Trustees Election 2021 - Update

Hello; A while ago the elections for the Board of Trustees started and the final days are running: next Tuesday the elections will end. Nineteen candidates from all over the world have stood for election.

And how is it going? As of today, August 28, 5,294 voters had cast their ballots -about double the number of voters in 2017 elections at the same time, which is a solid increase, even if the number of eligible voters was larger this year (2021: 67,838 / 2017: 56,081).

However, on the tenth day, the number of voters from the Vietnamese Wikipedia is 16 out of 399 eligible voters. There is still a chance to increase the percentage (4.0%) in the 3 remaining days. Any vote can make a difference; let’s select the candidates who would best support the board of trustees. Please vote: https://meta.wikimedia.org/wiki/Special:SecurePoll/vote/Wikimedia_Foundation_Board_Elections_2021? --Mervat (WMF) (thảo luận) 21:37, ngày 28 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Ngày hội non sông ver Wikipedia. Tuy nhiên, số cử tri hơi ít. P.T.Đ (thảo luận) 06:12, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi đã đi bỏ phiếu cái này từ lâu. Mọi người nên tham gia bỏ phiếu (bỏ phiếu cũng nhanh). Những người được bầu vào Hội đồng Quản trị Wikimedia sẽ quyết định tương lai của Wikipedia và các dự án liên quan. Họ có quyền lực cao nhất và cũng sẽ quyết định nên làm gì với số tiền quỹ quyên góp Wikimedia trên 100 triệu USD mỗi năm (ví dụ hàng ngàn số lượng grants cho các dự án; Wikipedia Vi cũng từng nhận grant từ họ). Đây là số tiền khủng lồ (1 triệu USD = 23 tỷ VND). Hiện tại chỉ có 16 thành viên đã bỏ phiếu trên 399 thành viên được quyền bỏ phiếu từ Wikipedia Vi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:57, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tiếc quá, tôi hiếm khi lên Wikimedia lên không đủ điều kiện, đành chờ tới năm sau vậy :^) Martin L. KingI have a dream 08:00, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thành viên:Baoothersks Tôi nghĩ bạn đủ tiêu chuẩn để bỏ phiếu (không cần có sửa đổi ở Meta). Bạn nên bỏ phiếu sớm vì chỉ còn 2 ngày nữa là hết hạn bỏ phiếu. Xem thêm thông tin các ứng cử viên ở đây. Mai mốt, nếu ai đó từ Wikipedia Vi có đủ năng lực thì hoàn toàn có thể tự ra ứng cử (còn thắng hay không thì tùy vào năng lực). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:09, ngày 29 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời