Thành viên:MrTranCFCVN/Nháp/Giải bóng đá Ngoại hạng Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Sau những thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, các cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, hooligan đầy rẫy, và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong năm năm sau thảm họa Heysel năm 1985.[1] Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu.[2]

Tới đầu những năm 1990 xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng Giêng năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành các sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi.[3]

Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm năm 1986, nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho bốn năm.[4] Các cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: mười câu lạc bộ[5] dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu", nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại.[6] Khi mà các sân vận động được cải thiện, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao.[6]

Thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Kết thúc mùa giải 1991, một lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ta một giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập được ký ngày 17 tháng 7, 1991 bởi các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất khi ấy, lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League.[7] Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu.[2]

Giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của "big five"[8][9] của bóng đá Anh năm 1990. Cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League. Năm câu lạc bộ cũng cho rằng đó là một ý tưởng hay và quyết định đẩy mạnh nó thành hiện thực; tuy nhiên giải đấu sẽ không có sự uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Hiệp hội bóng đá Anh vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League.

Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5, 1992 FA Premier League thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại một văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate.[2] Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với ba đội lên hạng và ba đội xuống hạng.[6]

Mùa giải đầu tiên diễn ra vào 1992–93 và có 22 câu lạc bộ tham dự. Bàn thắng đầu tiên tại Premier League được ghi bởi Brian Deane của Sheffield United trong trận thắng 2–1 trước Manchester United.[10] 22 thành viên ban đầu của Premier League mới là Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Coventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, và Wimbledon.[11] Luton Town, Notts CountyWest Ham United là ba đội bị xuống hạng ở giải hạng nhất cũ mùa 1991–92, nên không được tham dự mùa giải đầu tiên của Premier League.

"Big Four" thống trị (những năm 2000)[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả thi đấu của 'Big Four' trong những năm 2000
Mùa giải Arsenal Chelsea Liverpool Man.
United
1999–2000 2 5 4 1
2000–01 2 6 3 1
2001–02 1 6 2 3
2002–03 2 4 5 1
2003–04 1 2 4 3
2004–05 2 1 5 3
2005–06 4 1 3 2
2006–07 4 2 3 1
2007–08 3 2 4 1
2008–09 4 3 2 1
2009–10 3 1 7 2
Số lần trong
top 4
11 8 8 11
trên 11 mùa

Một điều nổi bật của Premier League vào giữa những năm 2000 là sự nổi lên của nhóm "Big Four": Arsenal, Chelsea, LiverpoolManchester United.[12][13] Trong thập kỉ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị bốn vị trí đầu, nơi giành suất tham dự UEFA Champions League, họ góp mặt cả trong bốn vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09 inclusive, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua một trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League.[14] Tháng 5, 2008 Kevin Keegan từng phát biểu rằng việc thống trị của "Big Four" đe dọa đến giải đấu, "Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới."[15] Giám đốc điều hành Premier League Richard Scudamore lại phản biện lại rằng: "Có rất nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League phụ thuộc vào vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu."[16]

Từ sau năm 2009 đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Big Four" với việc Tottenham HotspurManchester City cùng lọt vào top bốn.[17] Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005.[18] Tuy nhiên những chỉ trích về khoảng cách giữa một nhóm các "siêu câu lạc bộ" và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League.[19] Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Big Four" vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên hai trong bốn đội Big Four (Chelsea và Liverpool) kết thúc ngoài top bốn kể từ 1994–95.[17]Những mùa giải sau đó, Manchester United hai lần kết thúc ngoài top bốn (vào mùa 2013–142015–16) trong khi đó Chelsea chỉ xếp thứ 10 mùa giải 2015–16 còn Liverpool đứng ngoài top bốn cả bốn mùa đó. Chỉ có Arsenal là tiếp tục trong top bốn cả bốn mùa và cũng chưa từng xếp ngoài top bốn kể từ khi Arsène Wenger nắm quyền đội bóng năm 1996.[20]

Quá trình phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Do sự khăng khăng của International Federation of Association Football (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, rằng các giải đấu trong nước phải giảm số trận đấu, số câu lạc bộ giảm xuống còn 20 năm 1995 với việc bốn đội xuống hạng và chỉ có hai lên hạng. Ngày 8 tháng 6, 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của châu Âu, bao gồm cả Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha giảm xuống còn 18 đội bắt đầu từ mùa 2007–08. Premier League phản ứng bằng cách đưa ra các ý định của họ để phản đối việc cắt giảm.[21] Ultimately, mùa 2007–08 vẫn khởi tranh với 20 đội.

Giải đấu được đổi tên FA Premier League đơn giản hơn thành Premier League năm 2007.[22]

Cơ cấu tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Football Association Premier League Ltd (FAPL)[23][24][25] được tổ chức như một công ty và được sở hữu bởi 20 thành viên câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ là một cổ đông, với một phiếu mỗi khi biểu quyết về các vấn đề như thay đổi quy tắc và hợp đồng. Các câu lạc bộ lựa chọn ra một chủ tịch, giám đốc điều hành, và các thành viên ban giám đốc để giám sát các hoạt động của giải đấu.[26] Chủ tịch hiện tại là Sir Dave Richards, được bổ nhiệm vào tháng Tư 1999, và giám đốc điều hành là Richard Scudamore, được bổ nhiệm tháng Mười một 1999.[27] Cựu chủ tịch và giám đốc điều hành, John Quinton và Peter Leaver, bị buộc từ chức vào tháng Ba 1999 sau khi trao hợp đồng tư vấn cho cựu giám đốc Sky Sam Chisholm và David Chance.[28] Liên đoàn bóng đá Anh không trực tiếp tham gia vào việc điều hành Premier League, nhưng có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông đặc biệt trong việc lựa chọn chủ tịch và giám đốc điều hành và khi các luật mới được đưa ra áp dụng cho giải đấu.[29]

Premier League có đại diện tại Hiệp hội các Câu lạc bộ Châu Âu của UEFA, số câu lạc bộ và những câu lạc bộ được lựa chọn theo hệ số UEFA. Mùa giải 2012–13 Premier League có 10 đại diện trong Hiệp hội: Arsenal, Aston Villa, Chelsea, Everton, Fulham, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Newcastle United và Tottenham Hotspur.[30] Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu có trách nhiệm lựa chọn ra ba thành viên tham gia Ủy ban các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, nơi tham gia điều hành các giải đấu của UEFA như Champions LeagueUEFA Europa League.[31]

Thể thức giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Có 20 câu lạc bộ tại Premier League. Trong một mùa giải (từ tháng Tám tới tháng Năm) mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với các đối thủ khác hai lần (vòng tròn hai lượt), một trên sân nhà của họ và một trân sân đối phương, tính ra có 38 trận đấu. Các đội sẽ giành được ba điểm cho một trận thắng và một điểm cho một trận hòa. Không có điểm khi thua trận. Các đội sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm dành được, rồi sau đó mới xét tới hiệu số bàn thắng, và số bàn ghi được. Nếu vẫn bằng điểm nhau, các đội sẽ được tính là xếp cùng vị trí. Nếu việc bằng nhau đó quyết định tới chức vô địch, xuống hạng hay giành quyền tham dự một giải đấu khác, một trận play-off sẽ được diễn ra trên sân trung lập để xác định thứ hạng.[32] Ba vị trí thấp nhất sẽ xuống chơi tại Football League Championship, còn hai đội đứng đầu Championship, cùng với đội thắng vòng play-off dành cho các đội xếp từ thứ ba tới thứ sáu Championship, sẽ dành quyền lên hạng.[33]

Tư cách tham dự các giải đấu châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Arsenal gặp Borussia Dortmund tại UEFA Champions League năm 2011

Mùa giải 2009–10 suất tham dự UEFA Champions League thay đổi, bốn đội đứng đầu Premier League giành quyền tham dự UEFA Champions League, với việc ba đội dẫn đầu lọt trực tiếp vào vòng bảng. Trước đó chỉ có hai đội dẫn đầu lọt trực tiếp. Đội xếp thứ tư tham dự Champions League ở vòng play-off dành cho các đội không vô địch và phải thắng sau hai lượt trận mới được vào vòng bảng.[34]

Đội xếp thứ năm Premier League sẽ trực tiếp tham dự UEFA Europa League, đội thứ sáu và thứ bảy được tham dự hay không, phụ thuộc vào đội vô địch hai cúp quốc nội là FA CupLeague Cup. Hai suất Europa League sẽ được dành cho đội vô địch của giải đấu đó; nếu đội vô địch FA Cup hoặc League Cup đã giành quyền tham dự Champions League, thì suất đó sẽ dành cho đội có vị trí kết thúc ở vị trí cao hơn tại Premier League.[35][36] Một suất tham dự UEFA Europa League khác cũng có thể dành được nhờ sáng kiến Fair Play. Nếu Premier League là một trong ba giải đứng bảng xếp hạng Fair Play của châu Âu, đội xếp cao nhất trong bảng xếp hạng Fair Play Premier League nếu chưa giành quyền tham dự cúp châu Âu sẽ được tham dự từ vòng loại thứ nhất UEFA Europa League.[37]

Một ngoài lệ xảy ra măm 2005, sau khi Liverpool vô địch Champions League năm trước đó, nhưng họ không giành được quyền tham dự Champions League tại Premier League mùa giải đó. UEFA giành cho Liverpool quyền đặc biệt tham dự Champions League, giúp Anh có năm đội tham dự.[38] UEFA sau đó đưa ra quy định đội đương kim vô địch mặc nhiên được tham dự vào mùa sau bất chấp kết quả của họ tại giải quốc nội. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có bốn suất tham dự Champions League, nếu nhà vô địch Champions League kết thúc ở vị trí ngoài đội đứng đầu ở giải quốc nội, đội đó sẽ lấy suất tham dự của đội xếp thứ tư. Tại thời điểm đó, không có một liên đoàn nào có hơn bốn đại diện tham dự Champions League.[39] Điều này diễn ra vào năm 2012, khi Chelsea – đội vô địch Champions League năm trước đó nhưng xếp thứ sáu tại giải trong nước – giành suất tham dự Champions League của Tottenham Hotspur, đội phải tham dự Europa League.[40]

Bắt đầu từ mùa 2015–16, đội vô địch Europa League sẽ được tham dự Champions League mùa giải tiếp theo, suất tối đa tham dự Champions League cho mỗi quốc gia được nâng lên năm. Một quốc gia có bốn suất Champions League, như Anh, sẽ chỉ kiếm được suất thứ năm nếu một câu lạc bộ không giành được quyền tham dự Champions League thông qua giải quốc nội mà vô địch Champions League hoặc Europa League.[41]

Năm 2007, Premier League trở thành giải đấu đứng đầu bảng xếp hạng Các giải đấu châu Âu dựa thep thành tích của các câu lạc bộ Anh tại cúp châu Âu trong giai đoạn năm năm. Điều này đã phá vỡ sự thống trị tám năm của giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha, La Liga.[42]

Các câu lạc bộ Premier League tại các giải quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Từ mùa 1992–93 tới 2015–16, các câu lạc bộ Premier League đã bốn lần giành chức vô địch UEFA Champions League (và năm lần giành á quân), xếp sau La Liga của Tây Ban Nha với chín lần và Serie A của Italia với năm lần, còn lại xếp trên các nước khác, xếp ngay trên, Bundesliga của Đức với ba lần vô địch (xem bảng tại đây). FIFA Club World Cup (hay FIFA Club World Championship, theo tên gọi ban đầu) từng một lần được các câu lạc bộ Premier League giành được (Manchester United năm 2008),[43] học cũng hai lần dành chức á quân,[44][45] xếp sau Brasileirão của Brazil[44][45][46][47] và La Liga của Tây Ban Nha với bốn lần,[48][49] và Serie A của Italia[50][51] với hai lần (xem bảng tại đây).

Các câu lạc bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Có tổng cộng 47 câu lạc bộ từng tham dự Premier League từ khi thành lập năm 1992, tính đến mùa 2016–17.

Các đội vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa giải Vô địch
1992–93 Manchester United
1993–94 Manchester United
1994–95 Blackburn Rovers
1995–96 Manchester United
1996–97 Manchester United
1997–98 Arsenal
1998–99 Manchester United
1999–2000 Manchester United
2000–01 Manchester United
2001–02 Arsenal
2002–03 Manchester United
2003–04 Arsenal
2004–05 Chelsea
2005–06 Chelsea
2006–07 Manchester United
2007–08 Manchester United
2008–09 Manchester United
2009–10 Chelsea
2010–11 Manchester United
2011–12 Manchester City
2012–13 Manchester United
2013–14 Manchester City
2014–15 Chelsea
2015–16 Leicester City
Vô địch theo câu lạc bộ
Xếp hạng Câu lạc bộ Vô địch Năm vô địch
1 Manchester United 13 1992–93, 1993–94, 1995–96, 1996–97, 1998–99, 1999–2000, 2000–01, 2002–03, 2006–07, 2007–08, 2008–09, 2010–11, 2012–13
2 Chelsea 4 2004–05, 2005–06, 2009–10, 2014–15
3 Arsenal 3 1997–98, 2001–02, 2003–04
4 Manchester City 2 2011–12, 2013–14
5 Blackburn Rovers 1 1994–95
Leicester City 2015–16

Các câu lạc bộ theo giai đoạn[sửa | sửa mã nguồn]

Do việc lên xuống hạng, chỉ có sáu thành viên sáng lập Premier League chưa từng xuống hạng, trong khi đó sáu đội sáng lập khác chưa thể trở lại sau khi xuống hạng. Có 25 câu lạc bộ giành được quyền thăng hạng, chỉ có ba đội không xuống hạng trong mùa tiếp theo, trong khi đó có bảy đội xuống hạng ngay sau một giai đoạn. Số còn lại 15 câu lạc bộ lên xuống nhiều lần, như trường hợp của thành viên sáng lập Crystal Palace là năm giai đoạn khác nhau.

Thành viên sáng lập Các câu lạc bộ lên hạng
Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải Đang thi đấu tại giải Không thi đấu tại giải
Chưa từng xuống hạng Arsenal, Chelsea, Everton, Liverpool, Manchester United, Tottenham Hotspur n/a Bournemouth, Stoke City, Swansea City n/a
Xuống hạng một lần Southampton Aston Villa, Coventry City, Leeds United, Oldham Athletic, Sheffield Wednesday, Wimbledon n/a Barnsley, Blackpool, Bradford City, Cardiff City, Fulham, Portsmouth, Swindon Town, Wigan Athletic
Xuống hạng hai lần Manchester City Blackburn Rovers, Ipswich Town, Sheffield United Burnley, Hull City, Watford, West Ham United Charlton Athletic, Derby County, Newcastle United, Reading, Wolverhampton Wanderers
Xuống hạng ba lần Middlesbrough Nottingham Forest, Queens Park Rangers Leicester City, Sunderland, West Bromwich Albion Birmingham City, Bolton Wanderers
Xuống hạng bốn lần Crystal Palace Norwich City không không

Mùa 2016–17[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là 20 câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2016–17.

Câu lạc bộ Vị trí
mùa 2015–16
Mùa đầu tiên
tại
giải VĐQG
Số mùa
tại
giải VĐQG
Số mùa
tại Premier
League
Mùa đầu tiên
trong giai đoạn hiện tại
ở giải VĐQG
Số
danh hiệu
VĐQG
Chức VĐQG
gần nhất
AFC Bournemouthb &0000000000000016.00000016th 2015–16 2 2 2015–16 0 n/a
Arsenala, b &0000000000000002.0000002 1904–05 100 25 1919–20 13 2003–04
Burnleyc &0000000000000021.0000001 tại Championship 1888–89 54 3 2016–17 2 1959–60
Chelseaa, b &0000000000000010.00000010 1907–08 82 25 1989–90 5 2014–15
Crystal Palacea &0000000000000015.00000015 1969–70 17 8 2013–14 0 n/a
Evertona, b, c &0000000000000011.00000011 1888–89 114 25 1954–55 9 1986–87
Hull City &0000000000000024.0000004 tại Championship 2008–09 5 5 2016–17 0 n/a
Leicester City &0000000000000001.0000001 1908–09 48 11 2014–15 1 2015–16
Liverpoola, b &0000000000000008.0000008 1894–95 102 25 1962–63 18 1989–90
Manchester Citya &0000000000000004.0000004 1899–1900 88 20 2002–03 4 2013–14
Manchester Uniteda, b &0000000000000005.0000005 1892–93 92 25 1975–76 20 2012–13
Middlesbrougha &0000000000000022.0000002 tại Championship 1902–03 61 15 2016–17 0 n/a
Southamptona &0000000000000006.0000006 1966–67 40 18 2012–13 0 n/a
Stoke Cityb, c &0000000000000009.0000009 1888–89 61 9 2008–09 0 n/a
Sunderland &0000000000000017.00000017 1890–91 86 16 2007–08 6 1935–36
Swansea Cityb, d &0000000000000012.00000012 1981–82 8 6 2011–12 0 n/a
Tottenham Hotspura, b &0000000000000003.0000003 1909–10 82 25 1978–79 2 1960–61
Watford &0000000000000013.00000013 1982–83 14 4 2015–16 0 n/a
West Bromwich Albionc &0000000000000014.00000014 1888–89 80 11 2010–11 1 1919–20
West Ham United &0000000000000007.0000007 1923–24 59 21 2012–13 0 n/a
  • Newcastle United, Norwich CityAston Villa xuống chơi tại Championship mùa 2016–17, trong khi đó Burnley, MiddlesbroughHull City, lần lượt là đội vô địch, á quân và đội thắng trong trận chung kết playoff, lên thi đấu từ Championship.
  • AFC Bournemouth, StokeSwansea là những câu lạc bộ vẫn tiếp tục tại Premier League sau lần lên hạng đầu tiên, với lần lượt là mùa giải thứ 2, 8 và 5 (trong tổng cộng 25 mùa).

a: Thành viên sáng lập Premier League
b: Chưa từng xuống hạng từ Premier League
c: Một trong 12 đội Football League ban đầu
d: Câu lạc bộ có trụ sở tại Wales

Vị trí của các câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2016–17
Các câu lạc bộ bóng đá ở khu vực Luân Đôn

Các câu lạc bộ ngoài Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Wales

Năm 2011, một câu lạc bộ của Wales tham dự Premier League lần đầu tiên sau khi Swansea City giành suất lên hạng.[52][53] Trận đấu đầu tiên của Premier League diễn ra bên ngoài nước Anh là trận đấu sân nhà của Swansea City ở Sân vận động Liberty gặp Wigan Athletic ngày 20 tháng 8, 2011.[54] Mùa 2012–13, Swansea giành quyền tham dự Europa League khi vô địch League Cup.[55] Số câu lạc bộ của Wales tại Premier League được tăng lên hai lần đầu tiên mùa 2013–14, khi Cardiff City giành quyền thăng hạng,[56] nhưng Cardiff City đã xuống hạng ngay mùa đó.

Vì họ là thành viên cuả Hiệp hội bóng đá Wales (FAW), vấn đề là những câu lạc bộ như Swansea nên đại diện cho Anh hay Wales ở các giải đấu châu Âu đã đặt ra những cuộc thảo luận kéo dài tại UEFA. Swansea giành một trong ba suất của Anh tham dự Europa League mùa 2013–14 sau khi vô địch League Cup 2012–13. Quyền của các câu lạc bộ Wales thi đấu dưới danh nghĩa đại diện của Anh được tranh cãi cho tới khi Welsh UEFA làm rõ vấn đề tháng 3, 2012.[57]

Scotland và Ireland

Việc tham dự Premier League của một vài câu lạc bộ Scotland hay Ireland được đưa ra thảo luận vài lần nhưng không có kết quả. Ý tưởng khả thi nhất là vào năm 1998, khi Wimbledon được Premier League chấp thuận di chuyển tới Dublin, Ireland, nhưng cuối cùng bị chặn lại bởi Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Ireland.[58][59][60][61] Thêm vào đó, giới truyền thông thi thoảng lại đưa ra ý tưởng về việc hai đội bóng lớn nhất Scotland, CelticRangers, nên hoặc sẽ gia nhậtp Premier League, nhưng không có gì ngoài các cuộc thảo luận.[62][63]

Các nhà tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 1993 tới 2016, Premier League đã bán quyền tài trợ giải đấu cho hai công ty; Barclays là nhà tài trợ gần nhất, họ tài trợ cho Premier League từ năm 2001 tới 2016 (trước 2004, tài trợ thông qua thương hiệu Barclaycard trước khi trở lại với nhãn hiệu ngân hàng chính năm 2004).[64]

Giai đoạn Nhà tài trợ Tên
1992–1993 Không nhà tài trợ FA Premier League
1993–2001 Carling FA Carling Premiership[2]
2001–2004 Barclaycard FA Barclaycard Premiership[2]
2004–2007 Barclays FA Barclays Premiership
2008–2016 Barclays Premier League[2][65]
2016– Không nhà tài trợ Premier League

Hợp đồng của Barclays với Premier League kết thúc vào cuối mùa giải 2015–16. FA thông báo vào ngày 4 tháng 6, 2015 rằng sẽ không còn bất cứ nhà tài trợ nào gắn tên với Premier League nữa, họ muốn xây dựng một thương hiệu "sạch" cho giải đấu giống như các giải đấu thể thao nhà nghề Mỹ.[66]

Ngoài nhà tài trợ chính của giải đấu, Premier League còn có một số đối tác chính thức và các nhà cung cấp.[67] Bóng chính thức được cung cấp bởi Nike có hợp đồng từ mùa 2000–01 khi họ giành được quyền từ tay Mitre.[68]

Tài chính[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League là giải đấu bóng đá có doanh thu cao nhất thế giới, với tổng doanh thu các câu lạc bộ là 2.48 tỉ Euro mùa 2009–10.[69][70] Mùa 2013–14, do doanh thu truyền hình được cải thiện và kiểm soát chi phí, Premier League đã có lợi nhuận ròng vượt trên 78 triệu bảng Anh, vượt qua tất cả các giải bóng đá khác.[71] Năm 2010 Premier League giành Giải thưởng Nữ hoàng dành cho doanh nghiệp trong hạng mục Thương mại quốc tế tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ đối với thương mại quốc tế và giá trị mà nó mang lại cho bóng đá Anh và ngành công nghiệp truyền hình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[72]

Premier League có một vài câu lạc bộ giàu nhất thế giới. Bảng xếp hạng "Football Money League" của Deloitte có bảy cây lạc bộ Premier League nằm trong top 20 trong mùa giải 2009–10,[73] và cả 20 câu lạc bộ nằm trong top 40 toàn cầu tới cuối mùa 2013–14, phần lớn là kết quả của việc tăng doanh thu bản quyền truyền hình.[74] Từ năm 2013, giải đấu thu về 2.2 tỉ Euro một năm tiền bản quyền truyền hình nội địa và quốc tế.[75]

Các câu lạc bộ tại Premier League đã đồng ý về nguyên tắc trong tháng 12, 2012, để kiểm soát chi phí mới một cách triệt để. Hai đề xuất bao gồm quy tắc hòa vốn và một mức trần mà các câu lạc bộ có thể tăng quỹ lương của họ theo từng mùa.[76]

Bản quyền truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Anh và Ireland[sửa | sửa mã nguồn]

Toàn thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng cách với các giải đấu thấp hơn[sửa | sửa mã nguồn]

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Huấn luyện viên[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Ra sân nhiều lần nhất
Thứ hạng Cầu thủ Trận
1 Wales Ryan Giggs 632
2 Anh Frank Lampard 609
3 Anh Gareth Barry 590
4 Anh David James 572
5 Wales Gary Speed 535
6 Anh Emile Heskey 516
7 Úc Mark Schwarzer 514
8 Anh Jamie Carragher 508
9 Anh Steven Gerrard 505
10 Anh Phil Neville 505
Nghiêng cầu thủ vẫn đang thi đấu chuyên nghiệp.
Đậm hiện đang thi đấu tại Premier League.[77]

Số lần ra sân[sửa | sửa mã nguồn]

Ryan Giggs đang giữ kỉ lục số lần ra sân tại Premier League và cũng có 13 lần vô địch Premier League, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào.[78]

Cầu thủ nước ngoài và quy định chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Lương cầu thủ và phí chuyển nhượng[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ghi bàn hàng đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử Premier League.
Tính đến 17 tháng 1, 2016.
Thứ hạng Tên Năm Bàn thắng Trận Tỉ lệ
1 Anh Alan Shearer 1992–2006 260 441 0.59
2 Anh Wayne Rooney 2002– 191 425 0.44
3 Anh Andrew Cole 1992–2008 187 414 0.45
4 Anh Frank Lampard 1995–2015 177 609 0.29
5 Pháp Thierry Henry 1999–2007, 2012 175 258 0.68
6 Anh Robbie Fowler 1993–2009 163 379 0.43
7 Anh Michael Owen 1996–2004, 2005–13 150 326 0.46
8 Anh Les Ferdinand 1992–2005 149 351 0.42
9 Anh Teddy Sheringham 1992–2007 146 418 0.35
10 Hà Lan Robin van Persie 2004–2015 144 280 0.51

Nghiêng chỉ các cầu thủ vẫn còn thi đấu chuyên nghiệp,
Đậm chỉ các cầu thủ đang thi đấu tại Premier League.[77]

Chiếc giày vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Premier League vào cuối mỗi mùa bóng. Cựu tiền đạo Blackburn Rovers và Newcastle United Alan Shearer đang giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League với 260.[79] Hai mươi tư cầu thủ đã đạt cột mốc 100 bàn thắng.[80] Kể từ mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, 14 cầu thủ đến từ 10 câu lạc bộ khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới giải đấu.[81] Thierry Henry giành danh hiệu vua phá lưới thứ tư với 27 bàn vào mùa 2005–06. Andrew Cole và Alan Shearer cùng nhau giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải (34) – cho lần lượt Newcastle và Blackburn.[82] Ryan Giggs của Manchester United giữ kỉ lục ghi bàn trong nhiều mùa liên tiếp nhất, với việc ghi bàn trong cả 21 mùa giải đầu tiên.[83]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Cúp[sửa | sửa mã nguồn]

Premier League có hai chiếc cúp – một chiếc cúp thật (được giữ bởi nhà đương kim vô địch) và một bản sao dự trữ. Hai chiếc cúp sẽ được sử dụng trong trường hợp hai câu lạc bộ có thể có cơ hội vô địch ở ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải.[84] Trong trường hợp có nhiều hơn hai đội cùng cạnh tranh nhau chức vô địch trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải – thì một bản sao từng được giành bởi một câu lạc bộ trước đó sẽ được sử dụng.[85]

Chiếc cúp Premier League hiện tại được tạo ra bởi Royal Jewellers Asprey of London. Chiếc cúp bao gồm thân cúp với chiếc vương miện bằng vàng và chiếc đế bằng malachit. Chiếc đế nặng 33 pound (15 kg) còn thân cúp nặng 22 pound (10,0 kg).[86] Cả thân và đế cao 76 cm (30 in), rộng 43 cm (17 in) và sâu 25 cm (9,8 in).[87]

Thân chính được làm từ bạc đặc thật và bạc mạ vàng, trong khi đó đế được làm từ malachit, một loại đá quý. Đế có một dải bạc xung quanh chu vi của nó, nơi ghi tên các nhà vô địch giải đấu. Malachit màu xanh cũng là tượng trưng cho màu xanh của cỏ trên sân.[87] Chiếc cúp được thiết kế dựa trên huy hiệu của Tam Sư kết hợp với bóng đá Anh. Hai con sư tử được đặt ở hai bên chiếc cúp phía trên tay nắm– con thứ ba được biểu tượng chính là người đội trưởng của đội vô địch người nâng cao chiếc cúp, và khi ấy chiếc vương miện vàng sẽ ở trên đầu của anh ta.[88] Các ruy băng treo lên tay nắm được thể hiện bằng màu của đội vô địch giải đấu năm đó.

Năm 2004, một phiên bản vàng đặc biệt được trao cho Arsenal khi họ giành chức vô địch mà không để thua một trận đấu nào.[89]

Các giải thưởng cho cầu thủ và HLV[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc cúp dành cho đội vô địch và huy chương dành cho các cá nhân cầu thủ, Premier League cũng trao các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất thángCầu thủ xuất sắc nhất tháng hàng tháng,[90] và giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải,[91] Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải,[92] Chiếc giày vàngGăng tay vàng hàng năm.[93]

Giải thưởng 20 năm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, Premier League kỉ niệm thập niên thứ hai bằng lễ trao Giải thưởng 20 năm:[94]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “1985: English teams banned after Heysel”. BBC Archive. BBC. 31 tháng 5 năm 1985. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  2. ^ a b c d e f “A History of The Premier League”. Premier League. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2007.
  3. ^ “The Taylor Report”. Football Network. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2007.
  4. ^ Crawford, Gerry. “Fact Sheet 8: British Football on Television”. Centre for the Sociology of Sport, University of Leicester. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2006.
  5. ^ “Super Ten Losing Ground”. New Straits Times. 14 tháng 7 năm 1988. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
  6. ^ a b c “The History of the Football League”. Football League. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  7. ^ “In the matter of an agreement between the Football Association Premier League Limited and the Football Association Limited and the Football League Limited and their respective member clubs”. HM Courts Service. HM Government. 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  8. ^ Nhóm big five gồm Manchester United, Liverpool, Tottenham, Everton và Arsenal
  9. ^ Evans, Anthony; Conolly, Thomas; Lai, Stephen; Whitfield, Matthew; Bainbridge, James; Mellor, Andrew (27 tháng 12 năm 2005). “Kerry Packer (1937–2005)”. The Filter^.
  10. ^ Shaw, Phil (17 tháng 8 năm 1992). “The Premier Kick-Off: Ferguson's false start”. The Independent. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2010.
  11. ^ “Final 1992/1993 English Premier Table”. Soccerbase. Racing Post. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ Northcroft, Jonathan (11 tháng 5 năm 2008). “Breaking up the Premier League's Big Four”. The Sunday Times. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  13. ^ “The best of the rest”. Soccernet. ESPN. 29 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2007.
  14. ^ “Arsenal make history”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 15 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  15. ^ “Power of top four concerns Keegan”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2008.
  16. ^ “Scudamore defends 'boring' League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 7 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  17. ^ a b Jolly, Richard (11 tháng 8 năm 2011). “Changing dynamics of the 'Big Six' in Premier League title race”. The National. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2013.
  18. ^ "Champions League defeat could ruin Tottenham's season says Vedran Corluka". The Telegraph. Retrieved 14 August 2014
  19. ^ “Alex McLeish says Aston Villa struggle to compete with top clubs”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 8 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2011.
  20. ^ Jack de Menezes (11 tháng 5 năm 2016). “Arsenal secure top-four finish for 20th straight season to reach Champions League after Manchester United defeat”. Independent. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2016.
  21. ^ “Fifa wants 18-team Premier League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 8 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  22. ^ “Premier League and Barclays Announce Competition Name Change” (PDF). Premier League. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  23. ^ curia.europa.eu C-403/08 – Football Association Premier League and Others
  24. ^ premierleague.com Privacy Policy / CONTACT
  25. ^ premierleague.com Terms & Conditions
  26. ^ “Our relationship with the clubs”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2006.
  27. ^ Nakrani, Sachin (10 tháng 6 năm 2008). “Premier League v England time-line”. The Guardian. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  28. ^ “Timeline: a history of TV football rights”. The Guardian. 25 tháng 2 năm 2003. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.
  29. ^ “The Premier League and Other Football Bodies”. Premier League. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  30. ^ “ECA Members”. European Club Association. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  31. ^ “European Club Association: General Presentation”. European Club Association. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  32. ^ “Barclays Premier League”. Sporting Life. 365 Media Group. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  33. ^ “Huge Stakes For Championship Play-Off Contenders”. Goal. MSNBC. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2007.
  34. ^ “UEFA Executive Committee approves changes to UEFA club competitions” (PDF). UEFA. 30 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
  35. ^ “Regulations of the UEFA Europa League” (PDF). UEFA. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2012.
  36. ^ “Who qualifies to play in Europe?”. Premier League. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  37. ^ “Norway lead Respect Fair Play league”. UEFA. 26 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2010.
  38. ^ “Liverpool get in Champions League”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 10 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2007.
  39. ^ “EXCO approves new coefficient system”. UEFA. 20 tháng 5 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2010. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  40. ^ “Jubilant Chelsea parade Champions League trophy”. CNN International. 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  41. ^ “How the Europa League winners will enter the Champions League” (Thông cáo báo chí). UEFA. 6 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  42. ^ Kassies, Bert (2010). “UEFA European Cup Coefficients Database”. Bert Kassies. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010.
  43. ^ “Red Devils rule in Japan”. Fédération Internationale de Football Association. 21 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  44. ^ a b “Sao Paulo FC – Liverpool FC”. Fédération Internationale de Football Association. 18 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  45. ^ a b “Guerrero the hero as Corinthians crowned”. Fédération Internationale de Football Association. 16 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  46. ^ “Corinthians – Vasco da Gama”. Fédération Internationale de Football Association. 14 tháng 1 năm 2000. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  47. ^ “Sport Clube Internacional – FC Barcelona”. Fédération Internationale de Football Association. 17 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  48. ^ “Club Estudiates de la Plata – FC Barcelona”. Fédération Internationale de Football Association. 19 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  49. ^ “Santos humbled by brilliant Barcelona”. 'Fédération Internationale de Football Association. 18 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  50. ^ “Boca Juniors – AC Milan”. Fédération Internationale de Football Association. 16 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  51. ^ “Internazionale on top of the world”. Fédération Internationale de Football Association. 18 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2013.
  52. ^ Wathan, Chris (12 tháng 5 năm 2011). “Rodgers looking for his Swans to peak in play-offs and reach Premier League summit”. Western Mail. tr. 50.
  53. ^ “Swansea wins promotion to EPL”. ESPN. Associated Press. 30 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  54. ^ Herbert, Ian (21 tháng 8 năm 2011). “Vorm is man in form to save Swans”. The Independent. Independent Print. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2011.
  55. ^ “Swans end Bantams fairytale”. ESPN FC. 24 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  56. ^ “Cardiff Becomes Second Welsh Team in English Premier League”. The Sports Network. Associated Press. 16 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  57. ^ “Uefa give Swansea and Cardiff European assurance”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 21 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  58. ^ Hammam 2000, tr. 3
  59. ^ Bose, Mihir (16 tháng 8 năm 2001). “Hammam cast in villain's role as Dons seek happy ending”. The Daily Telegraph. London: Telegraph Media Group. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009.
  60. ^ “Hammam meets grass-roots on whistle-stop tour”. Irish Independent. 23 tháng 1 năm 1998. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  61. ^ Quinn, Philip (10 tháng 6 năm 1998). “`Dublin Dons on way' Hammam”. Irish Independent. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  62. ^ McLeman, Neil (24 tháng 3 năm 2013). “Ger'd your loins! Glasgow Rangers will be playing in England within FIVE YEARS says Ibrox chief”. Daily Mirror. London: Trinity Mirror. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  63. ^ Ziegler, Martyn; Esplin, Ronnie (10 tháng 4 năm 2013). “Celtic and Rangers will join European super league, says Scotland manager Gordon Strachan”. The Daily Telegraph. London: Telegraph Media Group. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  64. ^ “Barclays nets Premier League deal”. BBC News. BBC. 27 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  65. ^ “Barclays renews Premier sponsorship”. premierleague.com. Premier League. 23 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  66. ^ “Premier League closes door on title sponsorship from 2016–17 season”. ESPN FC. Press Association. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2015.
  67. ^ “Partners”. premierleague.com. Premier League. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  68. ^ Northcroft, Jonathan (4 tháng 10 năm 2009). “The Premier League's goal rush”. The Sunday Times. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  69. ^ “Premier League wages keep on rising, Deloitte says”. BBC News. British Broadcasting Corporation. 9 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
  70. ^ “English Premier League generates highest revenue, German Bundesliga most profitable”. The Observer. Guardian News and Media. 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2010.
  71. ^ Jakeman, Mike (25 tháng 3 năm 2015). “Unbelievably, the Premier League is becoming profitable”. Quartz (publication). Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2015.
  72. ^ “Prestigious Award for Premier League”. Premier League. 21 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
  73. ^ “Top 20 clubs Deloitte Football Money League 2011”. Deloitte. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  74. ^ “Deloitte Football Money League 18th Edition” (pdf). tháng 1 năm 2015. tr. 3. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015.
  75. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên international rights
  76. ^ Austin, Simon (18 tháng 12 năm 2012). “Premier League clubs agree new cost controls”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2013.
  77. ^ a b “Barclays Premier League Statistics”. Premier League. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  78. ^ “Player Profile – Ryan Giggs – Career History”. Premier League. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  79. ^ Whooley, Declan (23 tháng 12 năm 2013). “Will Luis Suarez break the Premier League goal scoring record this season?”. Irish Independent. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2014.
  80. ^ “Players by Statistic”. Premier League. Truy cập tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  81. ^ “Torres wins Barclays Golden Boot landmark”. Premier League. 26 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2010.
  82. ^ “Premier League records”. football.co.uk. DigitalSportsGroup. 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  83. ^ “Ryan Giggs goal makes him only person to score in all PL seasons trivia”. SportBusiness. SBG Companies Ltd. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2009.
  84. ^ “Is there more than one Premier League trophy?”. Premier League. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  85. ^ Rumsby, Ben (28 tháng 4 năm 2014). “Premier League consider borrowing a championship trophy as season heads for three-way climax”. The Telegraph. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2014.
  86. ^ “Size and weight of the Barclays Premier League trophy”. premierleague.com. Premier League. 12 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
  87. ^ a b “The Premier League Trophy”. Premier Skills. British Council. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  88. ^ “What makes the Barclays Premier League Trophy so special?”. Barclays. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  89. ^ “Arsenal v Middlesbrough”. Getty Images. 22 tháng 8 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2010.
  90. ^ “Season review 2009/10”. Premier League. 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  91. ^ Neale, Richard (7 tháng 5 năm 2010). “Tottenham Hotspur's Sir Harry Redknapp is Premier League manager of season”. The Times. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  92. ^ “Rooney named Barclays Player of the Season”. The Independent. 10 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2011.
  93. ^ “Chelsea scoop hat-trick of Barclays awards”. Premier League. 13 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
  94. ^ “20 Seasons Awards: The Winners”. premierleague.com. Premier League. 15 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012.
Tài liệu tham khảo
  • Hammam, Sam (14 tháng 1 năm 2000). The Wimbledon We Have. London: Wimbledon FC.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]