Bước tới nội dung

COVID-19

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
COVID-19
Các triệu chứng của bệnh hô hấp cấp COVID-19
Khoa/NgànhTruyền nhiễm
Biến chứngViêm phổi, ARDS, suy thận
Nguyên nhânSARS-CoV-2
Yếu tố nguy cơDu lịch, phơi nhiễm virus
Phòng ngừaTiêm vắc-xin, đeo khẩu trang, phong tỏa, giãn cách, thông gió, rửa tay
Tử vongXem chi tiết
Đặc tính các chủng virus corona ở người
MERS-CoV, SARS-CoV, SARS-CoV-2
và các bệnh liên quan
MERS-CoV SARS-CoV SARS-CoV-2
Bệnh MERS SARS COVID-19
Dịch 2012, 2015,
2018
2002–2004 Đại dịch
2019–nay
Dịch tễ học
Ngày phát hiện
ca đầu tiên
Tháng 6
2012
Tháng 11
2002
Tháng 12
2019[1]
Địa điểm phát hiện
ca đầu tiên
Jeddah,
Ả Rập Xê Út
Thuận Đức,
Trung Quốc
Vũ Hán,
Trung Quốc
Độ tuổi trung bình 56 44[2][a] 56[3]
Tỷ lệ giới tính
(nam:nữ)
3,3:1 0,8:1[4] 1.6:1[3]
Số ca xác nhận 2494 8096[5] 676.609.955[6][b]
Số ca tử vong 858 774[5] 6.881.955[6][b]
Tỷ lệ tử vong 37% 9,2% 1,0%[6]
Triệu chứng
Sốt 98% 99–100% 87,9%[7]
Ho khan 47% 29–75% 67,7%[7]
Khó thở 72% 40–42% 18,6%[7]
Tiêu chảy 26% 20–25% 3,7%[7]
Đau họng 21% 13–25% 13,9%[7]
Buộc thở máy 24,5%[8] 14–20% 4,1%[9]
Ghi chú
  1. ^ Dựa theo dữ liệu từ Hồng Kông.
  2. ^ a b Dữ liệu tính tới 10 tháng 3 năm 2023.

COVID-19 (từ tiếng Anh: coronavirus disease 2019 nghĩa là bệnh virus corona 2019)[10] là một bệnh đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm gây ra bởi chủng virus corona SARS-CoV-2các biến thể của nó. Đây là một loại virus được phát hiện điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Ngoài chủng virus corona mới phát hiện này, đã có 6 chủng virus corona khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người sang người. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong đại dịch COVID-19 năm 2019–2020.[11]

Phương thức lây truyền chủ yếu của nó hiện nay là lây truyền từ người sang người, thường được truyền thông qua các giọt dịch hô hấp mà con người hắt hơi, ho hoặc thở ra.[11] Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm.[12][13] Cần thận trọng để giúp hạn chế lây truyền bệnh, bao gồm vệ sinh cá nhân tốt và rửa tay thường xuyên.[14] Những người nghĩ rằng họ đã bị nhiễm bệnh nên đeo khẩu trang y tế và liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn.[15][16]

Virus chủ yếu ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (cũng có các triệu chứng ở đường hô hấp trên nhưng ít gặp hơn) và dẫn đến một loạt các triệu chứng được mô tả giống như cúm,[11][16] bao gồm sốt, ho, khó thở, đau cơmệt mỏi,[17][18][19] với sự phát triển cao hơn nữa sẽ dẫn đến viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Các phản ứng y tế đối với căn bệnh này thường là cố gắng kiểm soát các triệu chứng lâm sàng vì hiện tại[khi nào?] chưa tìm thấy phương pháp điều trị hiệu quả nào.

Căn bệnh này lần đầu tiên được xác định bởi các cơ quan y tế tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong số những bệnh nhân bị viêm phổi không rõ nguyên nhân.[20] Nó đã gây ra sự báo động do không có bất kỳ loại vắc-xin hiệu quả cũng như bất kỳ liệu pháp điều trị bằng thuốc chống virus nào và sự lây lan tương đối nhanh chóng của nó trên toàn cầu, từ lần phát hiện đầu tiên vào đầu tháng 1 năm 2020.[21][22] Các tỷ lệ tử vong ca bệnh được ước tính vào khoảng 1-3%.[23][24]

Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố dịch viêm phổi do virus corona mới (NCP) là một tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu (PHEIC)[25][26] kể từ ngày 30 tháng 1 năm 2020 và là một đại dịch kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2020,[27] dựa trên các tác động của virus đối với các nước nghèo, những nơi có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe yếu kém hơn.[28] Các ca nhiễm virus đã được báo cáo trên khắp thế giới phương Tâychâu Á-Thái Bình Dương, chủ yếu là các du khách có nguồn gốc từ Trung Quốc đại lục, với sự truyền bệnh tại địa phương cũng được báo cáo ở các quốc gia như Đức. Tính tới ngày 16 tháng 11 năm 2020, đã có hơn 54 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại hơn 217 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những ca tử vong đã được báo cáo ở hầu hết các nước trên thế giới. Kể từ ngày 7 tháng 3 năm 2020, nhiều nước khắp thế giới có bằng chứng truyền bệnh cộng đồng.[29][30]

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra vào ngày 01/02/2020[31] và sau đó, vào ngày 01/04/2020, đã ban hành tiếp Quyết định 447/QĐ-TTg công bố dịch COVID-19.[32]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của COVID-19 bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc. Virus corona là một betacorona virus, giống như MERSSARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Virus corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèodơi. Phân tích cây di truyền của virus: SARS, một loại virus corona khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ loài cầy hương, trong khi MERS, một loại virus corona khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà. Và hiện nay nhiều người cho rằng nguồn gốc của con virus này đến từ 1 phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Cách thức lây lan

[sửa | sửa mã nguồn]

Đến nay, bệnh được xác định là có lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh. Bệnh còn lây lan đường gián tiếp khi bàn tay người lành tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus như bao cao su, băng vệ sinh... đặc biệt là các đồ vật có dính dịch mũi họng của người bị COVID-19, sau đó đưa tay vào mắt, mũi, miệng và gây nhiễm bệnh. Đó, phòng bệnh cơ bản là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các biện pháp dự phòng không dùng thuốc. Theo một số nghiên cứu, bệnh cũng có thể lây qua đường tiêu hóa. COVID-19 vẫn có khả năng lây nhiễm cao dù người bị bệnh đang trong thời gian ủ bệnh.

So sánh với virus MERS-CoV và SARS-CoV

[sửa | sửa mã nguồn]

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 mới xuất hiện gần đây không giống với virus corona gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc virus corona gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loài virus liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Dấu hiệu và triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]
Triệu chứng Tỷ lệ biểu hiện[33]
Sốt 88%
Ho khan 68%
Mệt mỏi 38%
Tiết đờm 33%
Mất khứu giác 15-30%[34][35][36]
Khó thở 19%
Đau cơ / đau khớp 35%
Đau họng 14%
Nhức đầu 14%
Ớn lạnh 11%
Buồn nôn / nôn mửa 5%
Ngạt mũi 5%
Tiêu chảy 4-31%[37]
Ho ra máu 0,9%
Viêm kết mạc 0,8%

Những người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có các triệu chứng cơ năng từ nhẹ đến nặng, như sốt, ho và khó thở.[17][19][38] Tiêu chảy hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp trên (ví dụ như hắt hơi, sổ mũi, đau họng) ít gặp hơn.[39] Một số trường hợp ở Trung Quốc ban đầu chỉ xuất hiện với đau ngựcđánh trống ngực.[40] Vào tháng 3 năm 2020, các báo cáo nổi lên chỉ ra rằng mất khứu giác có thể là triệu chứng phổ biến ở những người mắc bệnh nhẹ,[36][41] mặc dù không phổ biến như báo cáo ban đầu.[34] Các trường hợp có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, suy rối loạn đa tạng và tử vong.[11]

Thời gian ủ bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới ước tính từ 2 đến 10 ngày, hoặc từ 2 đến 14 ngày bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).[42] Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2 bởi một số nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, bao gồm cả bác sĩ khám phá ra SARS, đã tìm thấy bằng chứng về thời gian ủ bệnh kéo dài đến 24 ngày.[18]

Nguyên nhân và phương thức

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét của SARS-CoV-2 (giữa, màu vàng)[43]

Nguyên nhân gây bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân gây bệnh đã được khẳng định là do chủng virus tên là SARS-CoV-2 (đọc là Sác-côvi 2) gây ra. Đây là tên chính thức do ICTV đặt ra, cũng còn được WHO và nhiều người quen gọi là "Covid-19", được cho là có nguồn gốc từ động vật.[44][45] .Về mặt sinh học, khi ở ngoài cơ thể vật chủ, thì COVID-19 không phải là sinh vật, như tất cả các virut khác, do nó chỉ có biểu hiện của vật sống khi ký sinh trong vật chủ như người.

Phương thức lây truyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Phương thức lây truyền chính là từ người sang người, qua các giọt dịch hô hấp của cơ thể khi mà người có mầm bệnh hắt hơi, ho hoặc thở ra.[11] Các nhà khoa học và quan chức có trách nhiệm đã xác nhận ba cách lây truyền: truyền trực tiếp, truyền tiếp xúc và truyền khí dung.[46][47]

Các giọt dịch hô hấp tạo ra khi một người ho hay hắt hơi (ảnh được xử lý qua tán xạ Tyndall)
  • Trong cách truyền trực tiếp: các giọt dịch hô hấp (nói nôm na là giọt nước bọt) của người có mầm bệnh bắn trực diện vào cơ quan hô hấp của người khác (thường là mũi, miệng, một số trường hợp là mắt), khi ở gần nhau. Trường hợp này rất hay gặp khi một số người đối diện nhau mà nói chuyện, cười đùa với nhau.
  • Trong cách truyền tiếp xúc: các giọt dịch hô hấp của người có mầm bệnh bám trên vật thể nào đó, rồi người khác chạm phải, tay có dính mầm bệnh lại vô tình quệt lên mắt, ngoáy mũi hay cầm thức ăn cho vào miệng. Chẳng hạn như người có mầm bệnh hắt hơi hoặc nhổ lên một tay ghế, người khác nắm hay chạm phải có thể dính mầm bệnh.
  • Trong cách truyền khí dung - còn gọi là truyền qua không khí - thì mầm bệnh bay lơ lửng trong không khí, người khác chẳng may hít phải hoặc tiếp xúc qua niêm mạc. Trường hợp này thường gặp khi nhiều người tập trung ở phòng kín (lúc hội họp, tập trung xem biểu diễn) hoặc ngay cả ở ngoài trời (ít gặp hơn, nhưng không phải là khó xảy ra), do mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí nhiều giờ, nhất là khi nhiệt độ không khí mát hay lạnh (<18 °C).

Bệnh lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm tra mô bệnh học của các mẫu phổi sau khi chết cho thấy tổn thương phế nang lan tỏa với xuất tiết fibromyxoid trong cả hai phổi. Những thay đổi tế bào học của virus đã được quan sát thấy trong các tế bào phổi. Hình ảnh phổi giống như hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).[48]

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

WHO đã công bố một số giao thức xét nghiệm cho SARS-CoV-2.[49][50] Phương pháp xét nghiệm cơ bản là sử dụng phương pháp phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase thời gian thực kết hợp phản ứng sao chép ngược (rRT-PCR), thường cho kết quả từ vài giờ cho đến hai ngày.[51] Xét nghiệm có thể được thực hiện trên mẫu dịch hô hấp hoặc máu.[52] Kết quả thường có trong vòng một vài giờ đến vài ngày.[53][54] Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được một chủng coronavirus và công bố trình tự gen để các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới có thể độc lập phát triển các phương thức xét nghiệm PCR để phát hiện các trường hợp nhiễm virus.[55][56][57][58]

Hướng dẫn chẩn đoán được phát hành bởi Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán đã đề xuất các phương pháp phát hiện nhiễm virus dựa trên các đặc điểm lâm sàng và rủi ro dịch tễ học. Những bệnh nhân này liên quan đến việc xác định bệnh nhân có ít nhất hai trong số các triệu chứng sau đây ngoài tiền sử có đi du lịch đến Vũ Hán hoặc tiếp xúc với các bệnh nhân bị nhiễm khác: sốt, các đặc điểm của viêm phổi, số lượng bạch cầu bình thường hoặc giảm hoặc giảm số lượng tế bào lympho.[59]

Phòng chống

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức y tế trên toàn thế giới đã công bố các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ bị lây nhiễm SARS-CoV-2. Các khuyến nghị tương tự như các khuyến nghị được công bố cho các virus corona khác và bao gồm: rửa tay thường xuyên bằng xà phòngnước; không chạm vào mắt, mũi hoặc miệng bằng tay chưa rửa sạch; và thực hành vệ sinh đường hô hấp tốt, giữ khoảng cách với người có biểu hiện ho, hắt hơi. Những người nghĩ rằng mình có khả năng đang mang virus nên đeo khẩu trang phẫu thuật và tìm kiếm trợ giúp y tế bằng cách gọi cho bác sĩ hơn là đến cơ sở y tế.[60][61]

Để ngăn ngừa lây truyền, các Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyến nghị những người nhiễm bệnh nên ở nhà, ngoại trừ cần được chăm sóc y tế; gọi điện trước khi đến nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đeo khẩu trang (đặc biệt là ở nơi công cộng); che chắn miệng khi hohắt hơi bằng cách gập khuỷu tay lại hoặc dùng khăn giấy; thường xuyên rửa tay bằng xà phòngnước; tránh dùng chung vật dụng cá nhân. Người bị nhiễm virus và những người chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm virus buộc phải mang khẩu trang theo quy định, nhưng không yêu cầu với người bình thường trong cộng đồng.[61][62]

Khuyến cáo phòng ngừa dịch bệnh của Bộ Y tế Việt Nam:[63]

  • Duy trì vệ sinh sạch sẽ hàng ngày: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa bằng chất sát khuẩn thông thường.
  • Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú.
  • Không đi du lịch đến vùng có dịch bệnh. Hạn chế đến nơi đông người, nếu cần thiết thì đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng cách.
  • Che miệngmũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng sau khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tăng cường thông khí nhà ở.
  • Tránh mua bán, tiếp xúc với các loài động vật hoang dã.
  • Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, rèn luyện thể thao, tăng cường vệ sinh cá nhân. Rửa tay bằng nước rửa tay 30 phút một lần, một lần rửa tay kéo dài tối thiểu 20 giây.
  • Nếu có bất kỳ hiện tượng, triệu chứng bất thường xảy ra ở cơ thể giống như triệu chứng của bệnh, hãy lập tức đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và cách ly kịp thời. Chú ý khai báo thành khẩn lịch trình di chuyển trong vòng 14 ngày vừa qua để các bác sĩ nắm được.
  • Nếu có triệu chứng sốt, ho, khó thở thì phải báo với cơ quan y tế gần nhất. Nếu không có cơ quan y tế gần nhất thì phải gọi cho 115 để khai báo y tế và cách ly 14 ngày tại nhà hoặc tại cơ quan y tế.

Quản lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 5 tháng 2 năm 2020, chưa có phương pháp điều trị cụ thể đã biết nào. WHO khuyến nghị những tình nguyện viên tham gia vào Thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát để kiểm tra tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp điều trị tiềm năng.[64]

Nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng cho căn bệnh này đã được bắt đầu vào tháng 1 năm 2020 và các liệu pháp mới có thể mất đến năm 2021 để phát triển hoàn tất.[65] Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm các phương pháp điều trị viêm phổi hiện có đối với coronavirus mới này vào cuối tháng 1.[cần dẫn nguồn] Cũng đã có kiểm tra về chất ức chế RNA polymerase hay chất chống virus như remdesivir,[66][67][68][69] và interferon beta.[69]

Vào cuối tháng 1 năm 2020, các nhà nghiên cứu y học Trung Quốc đã bày tỏ ý định bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên remdesivir, chloroquine và lopinavir/ritonavir, tất cả đều có "tác dụng ức chế khá tốt" trên SARS-CoV-2 ở cấp độ tế bào trong các nghiên cứu khám phá.[70] Vào ngày 5 tháng 2 năm 2020, Trung Quốc bắt đầu sử dụng remdesivir cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này.[71][72][73]

Bộ Y tế Nga đã xác định ba loại thuốc dành cho người trưởng thành để chống lại SARS-CoV-2 vào cuối tháng 1 năm 2020, theo đó, ribavirin, lopinavir/ritonavirinterferon beta-1b có thể được sử dụng để chống lại coronavirus. Vì các loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị viêm gan C, HIVbệnh đa xơ cứng tương ứng. Bộ Y tế Nga đã đưa ra các mô tả và hướng dẫn về cách thức điều trị hoạt động và với số lượng khuyến nghị này nên được quy định cho các bác sĩ tại các bệnh viện trên khắp nước Nga.[74] Vào tháng 2, có thông tin rằng Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm triazavirin, một loại thuốc chống vi-rút của Nga, với hy vọng rằng nó có thể hữu ích trong việc kiểm soát coronavirus mới. Triazavirin được phát triển tại Đại học Liên bang Ural ở Yekaterinburg, ban đầu để chống lại 'Cúm gia cầm' (H5N1). Do sự giống nhau giữa hai bệnh nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu cảm thấy nó đáng để thử nghiệm theo các báo cáo. Thuốc Triazavirin năm 2014, được tuyên bố là có hiệu quả chống lại sốt thung lũng Riftvirus Tây sông Nin, cũng như các bệnh nhiễm virus khác.[75]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh nói chung do nhiễm SARS-CoV-2 vẫn chưa được xác định, cả hai vì tỷ lệ tử vong trong trường hợp này có thể thay đổi theo dòng thời gian trong đợt bùng phát hiện tại và do tỷ lệ các ca nhiễm virus tiến triển thành bệnh có thể chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng.[76][77] Tuy nhiên, từ các nghiên cứu sơ bộ về bệnh hô hấp cấp 2019-nCoV đã cho thấy tỷ lệ tử vong là từ 2% đến 3%,[23] vào tháng 1 năm 2020, WHO cho rằng tỷ lệ tử vong là khoảng 3%.[78]

Một nghiên cứu chưa được xem xét của Đại học Hoàng gia Luân Đôn trong số 55 trường hợp tử vong, trong đó lưu ý rằng những ước tính sớm về tỷ lệ tử vong có thể quá cao do có các ca nhiễm virus không triệu chứng bị bỏ sót. Họ ước tính tỷ lệ tử vong trung bình của nhiễm virus (tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm bệnh) dao động từ 0,8% khi bao gồm cả người mang mầm bệnh không triệu chứng, đến 18% khi chỉ bao gồm các trường hợp có triệu chứng từ tỉnh Hồ Bắc.[79]

Tính đến ngày 2 tháng 3 năm 2020, dịch bệnh đã lây lan sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 89.835 trường hợp được xác nhận trên toàn thế giới,[80] 3.061 trường hợp tử vong và 45.604 hồi phục.[81]

Tiên lượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu ban đầu chỉ ra rằng trong số 41 trường hợp được xác nhận đầu tiên nhập viện tại Vũ Hán, có 13 (32%) cá nhân cần được chăm sóc đặc biệt và 6 (15%) đã chết.[39] Trong số những người đã chết, nhiều người có sức khỏe không ổn định trước đó, biểu hiện các tình trạng như tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ.[82]

Trong các trường hợp đầu tiên của bệnh hô hấp cấp SARS-CoV-2 dẫn đến tử vong, thời gian trung bình để bệnh được phát hiện là 14 ngày, với tổng thời gian từ 6 đến 41 ngày.[83]

Theo WHO, dựa trên phân tích đối với 44.000 trường hợp mắc COVID-19 tại tỉnh Hồ Bắc, khoảng 80% người mắc bệnh nhẹ, 14% mắc bệnh nặng hơn như viêm phổi, 5% nguy kịch và 2% trường hợp tử vong.[84]

Trong số những người đã chết, nhiều người có các chứng trạng từ trước, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh tim mạch,[85] và thời gian từ khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu đến lúc tử vong trung bình là 14 ngày (khoảng từ 6 đến 41 ngày).[86] Nam giới có tỷ lệ tử vong là 2,8%, trong khi nữ giới có tỷ lệ tử vong là 1,7%.[87] Ở những người dưới 50 tuổi có nguy cơ tử vong thấp hơn 0,5%, trong khi những người trên 70 tuổi thì lại hơn 8%.[88] Không có trường hợp tử vong nào xảy ra dưới 10 tuổi tính đến ngày 26 tháng 2 năm 2020.[87]

Nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đã có vắc-xin phòng chống bệnh nhưng việc nghiên cứu phát triển vắc-xin vẫn tiếp tục được một số cơ quan đảm nhiệm. Những nghiên cứu trước đó về SARS-CoV được sử dụng tối ưu vì SARS-CoV-2 và SARS-CoV đều sử dụng thụ thể ACE2 để xâm nhập vào tế bào của con người.[89] Có 3 chiến lược vắc-xin đang được nghiên cứu. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đang hướng đến tạo nên một vắc-xin toàn phần virus. Việc sử dụng virus đã bị làm yếu hoặc giết chết sẽ tạo nên phản ứng miễn dịch nhắc lại khi người đó bị nhiễm COVID-19. Chiến lược thứ hai, vắc-xin một phần virus, làm hệ miễn dịch mẫn cảm với một số thành phần của virus. Trong trường hợp của SARS-CoV-2, các nghiên cứu tập trung vào protein gai S giúp virus xâm nhập vào tế bào thông qua thụ thể ACE2. Chiến lược thứ ba là vắc-xin axit nucleic (vắc-xin DNA hoặc RNA, một kỹ thuật chế tạo vắc-xin mới). Các vắc-xin thử nghiệm từ một trong những chiến lược trên phải được kiểm nghiệm mức độ an toàn và hiệu quả.[90]

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của vắc-xin bắt đầu với bốn tình nguyện viên tại thành phố Seattle, Hoa Kỳ. Vắc-xin chứa những đoạn gen vô hại được sao chép từ những con virus gây bệnh.[91]

Ngày 11 tháng 8 năm 2020, Tổng thống Nga tuyên bố đã nghiên cứu thành công vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới, dự tính sẽ tung ra thị trường cuối năm 2020.

Thuốc chống virus

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại chưa có loại thuốc nào được phê duyệt để điều trị nhiễm virus corona ở người.[92] Nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng cho căn bệnh này đã được bắt đầu vào tháng 1 năm 2020 và một số loại thuốc chống virus đã được thử nghiệm lâm sàng.[93] Mặc dù các loại thuốc hoàn toàn mới có thể mất đến năm 2021 để phát triển,[94] một số loại thuốc có sẵn đang được thử nghiệm đã được phê duyệt cho các phác đồ điều trị chống virus khác hoặc đã được thử nghiệm nâng cao.[92]

Các loại thuốc chống virus đang được thử nghiệm bao gồm chloroquine;[95] darunavir;[96] galidesivir;[92] interferon beta;[69] hỗn hợp lopinavir/ritonavir;[93][97] chất ức chế RNA polymerase remdesivir;[69][98][99]triazavirin.[100] Umifenovir (Arbidol) và darunavir đã được đề xuất bởi Ủy ban Y tế Quốc gia.[101] Kết quả sơ bộ từ một thử nghiệm ở nhiều trung tâm, được công bố trong một cuộc họp báo và được mô tả bởi Jianjun, Zhenxue và Xu, cho rằng chloroquine có hiệu quả và an toàn trong điều trị viêm phổi liên quan đến COVID-19, "cải thiện phát hiện hình ảnh phổi, thúc đẩy chuyển biến thành âm tính với virus và rút ngắn quá trình điều trị bệnh".[102]

Ảnh hưởng về tâm lý có thể được gây nên bởi cảm giác bị mắc kẹt trong vụ dịch, bị hạn chế đi lại và bị cô lập.[103] Vào cuối tháng 1 năm 2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố hướng dẫn cho toàn quốc về việc can thiệp khủng hoảng tâm lý cho SARS-CoV-2, chăm sóc sức khỏe tâm lý cho những người bị ảnh hưởng hoặc có liên hệ chặt chẽ với SARS-CoV-2, những người bị cô lập tại nhà, gia đình và bạn bè của những người bị ảnh hưởng, nhân viên y tế và công chúng.[104][105]

Đặt tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình đặt tên bệnh đã được gọi là "hỗn loạn".[106]

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên chính thức cho bệnh này là COVID-19, còn loại virus gây ra bệnh được gọi chính thức là SARS-CoV-2. Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom cho biết "CO" là viết tắt của "corona", "VI" viết tắt của "virus", "D" là viết tắt của "disease" (dịch bệnh) và "19" là viết tắt của năm "2019", vì dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào cuối tháng 12 năm 2019.[107] Tedros cho biết tên này được chọn để tránh ám chỉ đến một vị trí địa lý cụ thể (ví dụ: Trung Quốc), các loài động vật hoặc nhóm người, phù hợp với các khuyến nghị quốc tế về đặt tên nhằm ngăn chặn sự kỳ thị.[108]

Tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của Virus SARS-CoV-2

[sửa | sửa mã nguồn]

Virus SARS-CoV-2 gây ra một loạt tranh cãi về nguồn gốc xuất xứ của nó. Có rất nhiều giả thuyết đặt ra về nguồn gốc xuất xứ thực sự của chủng virus corona mới này. Các giả thuyết đưa ra có thực sự SARS-Cov-2 xuất phát từ dơi như Trung Quốc công bố hay xuất phát từ phòng thí nghiệm tại Vũ Hán?

Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục công kích, khẳng định trước truyền thông virus corona chủng mới thực tế là xuất phát từ phòng thí nghiệm của Trung Quốc, ông liên tục gọi SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc".[109] Đồng quan điểm với Mỹ, Úc cũng liên tục đưa ra yêu cầu cần điều tra nguồn gốc thực sự của chủng virus này dẫn đến căng thẳng lớn với Trung Quốc.[110]

Giả thuyết người thợ mỏ Mặc Giang và nguồn gốc của virus corona 2019. Virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể đã xuất hiện và gây ra ba cái chết cho các công nhân mỏ ở Trung Quốc từ năm 2012.[111]

Trước áp lực của nhiều quốc gia, WHO cuối cùng cũng có quyết định đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc thực sự của SARS-CoV-2.[112]

Hiện tại, theo một số nghiên cứu, vật chủ trung gian của virus là tê tê hoặc dơi.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wang C, Horby PW, Hayden FG, Gao GF (tháng 2 năm 2020). “A novel coronavirus outbreak of global health concern”. Lancet. 395 (10223): 470–473. doi:10.1016/S0140-6736(20)30185-9. PMID 31986257.
  2. ^ Lau EH, Hsiung CA, Cowling BJ, Chen CH, Ho LM, Tsang T, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “A comparative epidemiologic analysis of SARS in Hong Kong, Beijing and Taiwan”. BMC Infectious Diseases. 10: 50. doi:10.1186/1471-2334-10-50. PMC 2846944. PMID 20205928.
  3. ^ a b “Old age, sepsis tied to poor COVID-19 outcomes, death”. CIDRAP, University of Minnesota. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ Karlberg J, Chong DS, Lai WY (tháng 2 năm 2004). “Do men have a higher case fatality rate of severe acute respiratory syndrome than women do?”. American Journal of Epidemiology. 159 (3): 229–31. doi:10.1093/aje/kwh056. PMID 14742282.
  5. ^ a b “Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 November 2002 to 31 July 2003”. World Health Organization. tháng 4 năm 2004.
  6. ^ a b c “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ a b c d e “Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)” (PDF). World Health Organization. tháng 2 năm 2020.
  8. ^ Oh MD, Park WB, Park SW, Choe PG, Bang JH, Song KH, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2018). “Middle East respiratory syndrome: what we learned from the 2015 outbreak in the Republic of Korea”. The Korean Journal of Internal Medicine. 33 (2): 233–246. doi:10.3904/kjim.2018.031. PMC 5840604. PMID 29506344.
  9. ^ Ñamendys-Silva SA (tháng 3 năm 2020). “Respiratory support for patients with COVID-19 infection”. The Lancet. Respiratory Medicine. doi:10.1016/S2213-2600(20)30110-7. PMID 32145829.
  10. ^ “Novel coronavirus to be called COVID-19, says WHO”. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  11. ^ a b c d e “Q&A on coronaviruses”. who.int. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Symptoms of Novel Coronavirus (2019-nCoV) | CDC”. www.cdc.gov (bằng tiếng Anh). 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  13. ^ “expert reaction to news reports that the China coronavirus may spread before symptoms show | Science Media Centre” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  14. ^ “Do you need to wear a mask to protect yourself from the coronavirus?”. The Feed (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  15. ^ “MOH | Updates on COVID-19 (Coronavirus Disease 2019) Local Situation”. www.moh.gov.sg. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ a b Health, Australian Government Department of (21 tháng 1 năm 2020). “Novel coronavirus (2019-nCoV)”. Australian Government Department of Health (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ a b “Coronavirus About Symptoms and Diagnosis”. Centers for Disease Control and Prevention. United States. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  18. ^ a b hermesauto (11 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus: New study finds incubation period of up to 24 days”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  19. ^ a b Hessen, Margaret Trexler (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “Novel Coronavirus Information Center: Expert guidance and commentary”. Elsevier Connect. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
  20. ^ “Disease background of 2019-nCoV”. European Centre for Disease Prevention and Control (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  21. ^ “How coronavirus compares to flu, Ebola, and other major outbreaks”. Science (bằng tiếng Anh). 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  22. ^ Belluz, Julia (21 tháng 1 năm 2020). “A coronavirus outbreak is spreading quickly. Here's what you need to know”. Vox (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  23. ^ a b “Coronavirus (COVID-19) Mortality Rate - Worldometer”. www.worldometers.info (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
  24. ^ "Report 4: Severity of 2019-novel coronavirus (nCoV)" (PDF). Archived (PDF) (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  25. ^ "Statement on the second meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV)". World Health Organization (WHO). Archived (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  26. ^ "Mahtani, S.; Berger, M.; O'Grady, S.; Iati, M. (ngày 6 tháng 2 năm 2020). "Hundreds of evacuees to be held on bases in California; Hong Kong and Taiwan restrict travel from mainland China". The Washington Post. Archived (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.Archived
  27. ^ WHO Director-General opening remarks at the media briefing on COVID-19. World Health Organization (WHO) (Press release). Ngày 11 tháng 3 năm 2020. Archived (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
  28. ^ “Statement on the second meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV)”. www.who.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  29. ^ "Areas with presumed ongoing community transmission of 2019-nCoV". European Centre for Disease Prevention and Control. Archived (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  30. ^ Christina Maxouris; Dakin Andone (ngày 29 tháng 2 năm 2020). "First death from coronavirus in the United States confirmed in Washington state, officials say". CNN - Health. (bằng tiếng Anh) truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  31. ^ “Quyết định 173/QĐ-TTg 2020 công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona”. thuvienphapluat.vn.
  32. ^ “Quyết định 447/QĐ-TTg 2020 công bố dịch COVID-19”. thuvienphapluat.vn.
  33. ^ World Health Organization. "Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)" (PDF). (bằng tiếng Anh) Trang 11–12. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
  34. ^ a b Palus, Shannon (ngày 27 tháng 3 năm 2020). "The Key Stat in the NYTimes' Piece About Losing Your Sense of Smell Was Wrong". Slate Magazine. Archived (bằng tiếng Anh) từ bản gốc vào ngày 28 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020.
  35. ^ Hopkins, Claire. "Loss of sense of smell as marker of COVID-19 infection" Lưu trữ 2020-05-27 tại Wayback Machine. Ear, Nose and Throat surgery body of United Kingdom. (bằng tiếng Anh) Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020.
  36. ^ a b Iacobucci, Gareth (2020). "Sixty seconds on... anosmia". BMJ. 368: m1202. doi:10.1136/bmj.m1202. ISSN 1756-1833. PMID 32209546 (bằng tiếng Anh).
  37. ^ Wei, Xiao-Shan; Wang, Xuan; Niu, Yi-Ran; Ye, Lin-Lin; Peng, Wen-Bei; Wang, Zi-Hao; Yang, Wei-Bing; Yang, Bo-Han; Zhang, Jian-Chu; Ma, Wan-Li; Wang, Xiao-Rong; Zhou, Qiong (ngày 26 tháng 2 năm 2020). "Clinical Characteristics of SARS-CoV-2 Infected Pneumonia with Diarrhea".doi: (bằng tiếng Việt)10.2139/ssrn.3546120 (bằng tiếng Anh).
  38. ^ Chen, Nanshan; Zhou, Min; Dong, Xuan; Qu, Jieming; Gong, Fengyun; Han, Yang; Qiu, Yang; Wang, Jingli; Liu, Ying (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study”. The Lancet (bằng tiếng Anh). 0. doi:10.1016/S0140-6736(20)30211-7. ISSN 0140-6736. PMID 32007143.
  39. ^ a b Huang, Chaolin; Wang, Yeming; Li, Xingwang; Ren, Lili; Zhao, Jianping; Hu, Yi; Zhang, Li; Fan, Guohui; Xu, Jiuyang (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China”. Lancet. doi:10.1016/S0140-6736(20)30183-5. ISSN 0140-6736. PMID 31986264.
  40. ^ Zheng YY, Ma YT, Zhang JY, Xie X (March 2020). "COVID-19 and the cardiovascular system". Nature Reviews. Cardiology. doi:10.1038/s41569-020-0360-5.PMID 32139904. (bằng tiếng Anh).
  41. ^ Hopkins, Claire. "Loss of sense of smell as marker of COVID-19 infection" Lưu trữ 2020-05-27 tại Wayback Machine. Ear, Nose and Throat surgery body of United Kingdom (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020.
  42. ^ “Symptoms of Novel Coronavirus (2019-nCoV)”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). ngày 31 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
  43. ^ "New Images of Novel Coronavirus SARS-CoV-2 Now Available | NIH: National Institute of Allergy and Infectious Diseases". www.niaid.nih.gov (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  44. ^ Zhou, Peng; Yang, Xing-Lou; Wang, Xian-Guang; Hu, Ben; Zhang, Lei; Zhang, Wei; Si, Hao-Rui; Zhu, Yan; Li, Bei (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Discovery of a novel coronavirus associated with the recent pneumonia outbreak in humans and its potential bat origin”. bioRxiv (bằng tiếng Anh): 2020.01.22.914952. doi:10.1101/2020.01.22.914952. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  45. ^ Yuan Huang, Chan Yang, Xin-feng Xu, Wei Xu & Shu-wen Liu. “Structural and functional properties of SARS-CoV-2 spike protein: potential antivirus drug development for COVID-19”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  46. ^ 江. "Các quan chức Thượng Hải tiết lộ các chế độ truyền coronavirus mới - Chinadaily.com.cn". www.chinad Daily.com.cn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
  47. ^ “COVID-19”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  48. ^ Report of the WHO-China Joint Mission on Coronavirus Disease 2019 (COVID-19). World Health Organization (WHO), (bằng tiếng Anh) từ ngày 16-24 tháng 2 năm 2020.
  49. ^ Schirring, Lisa; 2020 (ngày 16 tháng 1 năm 2020). “Japan has 1st novel coronavirus case; China reports another death”. CIDRAP. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  50. ^ “Laboratory testing for 2019 novel coronavirus (2019-nCoV) in suspected human cases: Interim guidance”. World Health Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2020.
  51. ^ “2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV) Situation Summary”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
  52. ^ “Real-Time RT-PCR Panel for Detection 2019-nCoV”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 29 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  53. ^ Brueck, Hilary (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “There's only one way to know if you have the coronavirus, and it involves machines full of spit and mucus”. Business Insider. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  54. ^ “Curetis Group Company Ares Genetics and BGI Group Collaborate to Offer Next-Generation Sequencing and PCR-based Coronavirus (2019-nCoV) Testing in Europe”. GlobeNewswire News Room. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  55. ^ “Undiagnosed pneumonia – China (HU) (01): wildlife sales, market closed, RFI Archive Number: 20200102.6866757”. Pro-MED-mail. International Society for Infectious Diseases. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  56. ^ Cohen, Jon; Normile, Dennis (ngày 17 tháng 1 năm 2020). “New SARS-like virus in China triggers alarm”. Science. 367 (6475): 234–235. doi:10.1126/science.367.6475.234. ISSN 0036-8075. PMID 31949058.
  57. ^ Parry, Jane (tháng 1 năm 2020). “China coronavirus: cases surge as official admits human to human transmission”. British Medical Journal. 368: m236. doi:10.1136/bmj.m236. ISSN 1756-1833. PMID 31959587.
  58. ^ Voytko, Lisette. “WHO Declares Coronavirus A Global Health Emergency, Praises China's 'Extraordinary Measures'. Forbes. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  59. ^ Jin, Ying-Hui; Cai, Lin; Cheng, Zhen-Shun; Cheng, Hong; Deng, Tong; Fan, Yi-Pin; Fang, Cheng; Huang, Di; Huang, Lu-Qi (ngày 6 tháng 2 năm 2020). “A rapid advice guideline for the diagnosis and treatment of 2019 novel coronavirus (2019-nCoV) infected pneumonia (standard version)”. Military Medical Research. 7 (1): 4. doi:10.1186/s40779-020-0233-6. ISSN 2054-9369. PMC 7003341. PMID 32029004.
  60. ^ “Coronavirus | About | Prevention and Treatment | CDC”. www.cdc.gov (bằng tiếng Anh). 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  61. ^ a b “Advice for public”. www.who.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  62. ^ CDC (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV)”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
  63. ^ KHUYẾN CÁO Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đối với trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch. moh.gov.vn.
  64. ^ Nebehay, Stephanie; Kelland, Kate; Liu, Roxanne (ngày 5 tháng 2 năm 2020). “WHO: 'no known effective' treatments for new coronavirus”. Thomson Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  65. ^ Lu H. Drug treatment options for the 2019-new coronavirus (2019-nCoV). Biosci Trends. 28 Jan 2020. doi:10.5582/bst.2020.01020
  66. ^ Holshue, Michelle L.; DeBolt, Chas; Lindquist, Scott; Lofy, Kathy H.; Wiesman, John; Bruce, Hollianne; Spitters, Christopher; Ericson, Keith; Wilkerson, Sara (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “First Case of 2019 Novel Coronavirus in the United States”. New England Journal of Medicine (bằng tiếng Anh): NEJMoa2001191. doi:10.1056/NEJMoa2001191. ISSN 0028-4793. PMID 32004427.
  67. ^ “Anti-novel coronavirus drug under clinical trial: official”. Xinhuanet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
  68. ^ Xu, Zhijian; Peng, Cheng; Shi, Yulong; Zhu, Zhengdan; Mu, Kaijie; Wang, Xiaoyu; Zhu, Weiliang (ngày 28 tháng 1 năm 2020). “Nelfinavir was predicted to be a potential inhibitor of 2019 nCov main protease by an integrative approach combining homology modelling, molecular docking and binding free energy calculation”. bioRxiv: 2020.01.27.921627. doi:10.1101/2020.01.27.921627 – qua www.biorxiv.org.
  69. ^ a b c d Paules, Catharine I.; Marston, Hilary D.; Fauci, Anthony S. (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus Infections—More Than Just the Common Cold”. JAMA. 323 (8): 707. doi:10.1001/jama.2020.0757. PMID 31971553.
  70. ^ Wang M, et al. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Res (2020). doi:10.1038/s41422-020-0282-0
  71. ^ “China Applies for Patent for Potential Coronavirus Drug”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  72. ^ Feb 5, Reuters |; 2020 (5 tháng 2 năm 2020). “China lab seeks patent on use of Gilead's coronavirus treatment”. Physician's Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  73. ^ “我国学者在抗2019新型冠状病毒药物筛选方面取得重要进展”. whiov.ac.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  74. ^ “Russia's Ministry of Health names three drugs that can treat new Chinese coronavirus”. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  75. ^ “China Tests Russian Antiviral Drug Which Might Treat Coronavirus As Moscow Warns Of Possible 'Mass Outbreak'. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  76. ^ “Limited data on coronavirus may be skewing assumptions about severity”. STAT (bằng tiếng Anh). 30 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
  77. ^ Sparrow, Annie. “How China's Coronavirus Is Spreading—and How to Stop It”. Foreign Policy (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
  78. ^ “WHOが"致死率3%程度" 専門家「今後 注意が必要」”. NHK. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
  79. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  80. ^ “Coronavirus cases”. Worldometers. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
  81. ^ “Tracking coronavirus: Map, data and timeline”. BNO News. ngày 8 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
  82. ^ “WHO Director-General's statement on the advice of the IHR Emergency Committee on Novel Coronavirus”. who.int.
  83. ^ Wang, Weier; Tang, Jianming; Wei, Fangqiang (2020). “Updated understanding of the outbreak of 2019 novel coronavirus (2019‐nCoV) in Wuhan, China”. Journal of Medical Virology. doi:10.1002/jmv.25689. ISSN 0146-6615. PMID 31994742.
  84. ^ The Novel Coronavirus Pneumonia Emergency Response Epidemiology Team. The Epidemiological Characteristics of an Outbreak of 2019 Novel Coronavirus Diseases (COVID-19) — China, 2020[J]. China CDC Weekly 2020. http://weekly.chinacdc.cn/en/article/id/e53946e2-c6c4-41e9-9a9b-fea8db1a8f51
  85. ^ “WHO Director-General's statement on the advice of the IHR Emergency Committee on Novel Coronavirus”. who.int.
  86. ^ Wang, Weier; Tang, Jianming; Wei, Fangqiang (2020). “Updated understanding of the outbreak of 2019 novel coronavirus (2019‐nCoV) in Wuhan, China”. Journal of Medical Virology. 92 (4): 441–447. doi:10.1002/jmv.25689. PMID 31994742.
  87. ^ a b “Coronavirus Age, Sex, Demographics (COVID-19) - Worldometer”. www.worldometers.info (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  88. ^ “Coronavirus Age, Sex, Demographics (COVID-19)”. www.worldometers.info. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
  89. ^ Cascella M, Rajnik M, Cuomo A, Dulebohn SC, Di Napoli R (tháng 3 năm 2020). “Features, Evaluation and Treatment Coronavirus (COVID-19)”. StatPearls [Internet]. PMID 32150360. Bookshelf ID: NBK554776.
  90. ^ Chen WH, Strych U, Hotez PJ, Bottazzi ME (ngày 3 tháng 3 năm 2020). “The SARS-CoV-2 Vaccine Pipeline: an Overview”. Current Tropical Medicine Reports. doi:10.1007/s40475-020-00201-6.
  91. ^ Roberts M (ngày 17 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus: US volunteers test first vaccine”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2020.
  92. ^ a b c Li, Guangdi; De Clercq, Erik (2020). “Therapeutic options for the 2019 novel coronavirus (2019-nCoV)”. Nature Reviews Drug Discovery. doi:10.1038/d41573-020-00016-0.
  93. ^ a b Praveen Duddu. Coronavirus outbreak: Vaccines/drugs in the pipeline for Covid-19 Lưu trữ 2020-02-19 tại Wayback Machine. clinicaltrialsarena.com ngày 19 tháng 2 năm 2020.
  94. ^ Lu H. Drug treatment options for the 2019-new coronavirus (2019-nCoV). Biosci Trends. 28 Jan 2020. doi:10.5582/bst.2020.01020
  95. ^ Wang, M., Cao, R., Zhang, L. et al. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Res (2020). doi:10.1038/s41422-020-0282-0
  96. ^ Lin, Shen; Shen, Runnan; He, Jingdong; Li, Xinhao; Guo, Xushun (2020). “Molecular Modeling Evaluation of the Binding Effect of Ritonavir, Lopinavir and Darunavir to Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 Proteases” (PDF). doi:10.1101/2020.01.31.929695. S2CID 213313964. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  97. ^ Wang M, et al. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Res (2020). doi:10.1038/s41422-020-0282-0
  98. ^ Holshue, Michelle L.; DeBolt, Chas; Lindquist, Scott; Lofy, Kathy H.; Wiesman, John; Bruce, Hollianne; Spitters, Christopher; Ericson, Keith; Wilkerson, Sara; Tural, Ahmet; Diaz, George (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “First Case of 2019 Novel Coronavirus in the United States”. New England Journal of Medicine (bằng tiếng Anh): NEJMoa2001191. doi:10.1056/NEJMoa2001191. ISSN 0028-4793. PMID 32004427.
  99. ^ Xu, Zhijian; Peng, Cheng; Shi, Yulong; Zhu, Zhengdan; Mu, Kaijie; Wang, Xiaoyu; Zhu, Weiliang (ngày 28 tháng 1 năm 2020). “Nelfinavir was predicted to be a potential inhibitor of 2019 nCov main protease by an integrative approach combining homology modelling, molecular docking and binding free energy calculation”. bioRxiv: 2020.01.27.921627. doi:10.1101/2020.01.27.921627 – qua www.biorxiv.org.
  100. ^ “China to test Russian antiviral for battle against coronavirus”. Washington post. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
  101. ^ “Are cocktail therapies for flu and HIV the magic cure for coronavirus?”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2020.
  102. ^ Gao, Jianjun; Tian, Zhenxue; Yang, Xu (ngày 19 tháng 2 năm 2020). “Breakthrough: Chloroquine phosphate has shown apparent efficacy in treatment of COVID-19 associated pneumonia in clinical studies”. Bioscience Trends. doi:10.5582/bst.2020.01047. ISSN 1881-7823. PMID 32074550.
  103. ^ “Coronavirus: The psychological effects of quarantining a city”. The British Medical Journal (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  104. ^ Xiang, Yu-Tao; Yang, Yuan; Li, Wen; Zhang, Ling; Zhang, Qinge; Cheung, Teris; Ng, Chee H (ngày 4 tháng 2 năm 2020). “Timely mental health care for the 2019 novel coronavirus outbreak is urgently needed”. The Lancet Psychiatry (bằng tiếng Anh): S2215036620300468. doi:10.1016/S2215-0366(20)30046-8.
  105. ^ Kang, Lijun; Li, Yi; Hu, Shaohua; Chen, Min; Yang, Can; Yang, Bing Xiang; Wang, Ying; Hu, Jianbo; Lai, Jianbo (ngày 5 tháng 2 năm 2020). “The mental health of medical workers in Wuhan, China dealing with the 2019 novel coronavirus”. The Lancet Psychiatry (bằng tiếng Anh): S221503662030047X. doi:10.1016/S2215-0366(20)30047-X.
  106. ^ Enserink M (ngày 12 tháng 2 năm 2020). "Update: 'A bit chaotic.' Christening of new coronavirus and its disease name create confusion". American Associaton for the Advancement of Science. Science Magazine. Archived (bằng tiếng Anh từ bản gốc vào ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2020
  107. ^ “Dịch corona ngày 11-2: WHO chính thức đặt tên dịch bệnh là Covid-19”.
  108. ^ “Novel coronavirus named 'Covid-19': WHO”. TODAYonline. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
  109. ^ “Trump again defends use of the term 'China virus'.
  110. ^ “Úc yêu cầu điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona”.
  111. ^ “Thợ mỏ Trung Quốc từng mắc COVID-19 từ năm 2012?”.
  112. ^ “Chuyên gia WHO tới Trung Quốc điều tra nguồn gốc virus corona”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]