Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Madonna”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 841: Dòng 841:
* [http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=11:jvfyxqe5ldae Madonna] trên ''[[Allmusic]]''
* [http://www.allmusic.com/cg/amg.dll?p=amg&sql=11:jvfyxqe5ldae Madonna] trên ''[[Allmusic]]''
* [http://www.rollingstone.com/artists/madonna/biography Madonna] trên ''[[Rolling Stone (tạp chí)|Rolling Stone]]''
* [http://www.rollingstone.com/artists/madonna/biography Madonna] trên ''[[Rolling Stone (tạp chí)|Rolling Stone]]''

----


{{start box}} {{Giải thưởng}}
{{start box}} {{Giải thưởng}}

Phiên bản lúc 06:23, ngày 26 tháng 7 năm 2009

Thông tin nghệ sĩ
Tên gọi khácMadonna, Material Girl, Madge, Maddie
Sinh16 tháng 8, 1958 (65 tuổi)
Nguyên quán Bay City, Michigan, Mỹ
Thể loạiPop, Dance, R&B, Rock, Club, Electronica
Nghề nghiệpca sĩ, nhạc sĩ, nhà thu âm, nhà sản xuất phim, vũ công[1], diễn viên, nhà văn, nhà thiết kế thời trang
Nhạc cụhát, chơi guitar, trống
Năm hoạt động1982–nay
Hãng đĩaSire (1982-1995)
Maverick (1992-2004)
Warner Bros. (1982-2008)
Live Nation Artists (2008-nay)
WebsiteMadonna.com

Madonna Louise Veronica Ciccone (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958) với nghệ danh là Madonna cùng các biệt danh là Cô gái vật chất ("Material Girl"), Madge hay Maddie, là một ngôi sao giải trí nổi tiếng người Mỹ. Bên cạnh lĩnh vực thành công và được biết đến hơn cả là ca hát, cô còn hoạt động trong ngành công nghiệp giải trí-nghệ thuật dưới vai trò một diễn viên-đạo diễn, nhạc sĩ-nhạc công-vũ công, nhà văn và nhà thiết kế thời trang. Sinh ra tại tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ, Madonna đã rời bỏ quê hương, một mình lên thành phố New York để theo đuổi nghiệp vũ công năm 1979. Sau khi khởi nghiệp ca hát bằng một album năm 1983, cô đã phát hành ba album phòng thu đều đạt hạng nhất tại Mỹ trong suốt thập niên 1980 và thêm bốn album như vậy trong thập niên 2000.

Madonna luôn thu hút sự chú ý của công chúng không chỉ bởi những video ca nhạc đặc sắc và gây sốc, những màn biểu diễn trên sân khấu sôi động mà còn bởi cách thức sử dụng những đề tài, biểu tượng nhạy cảm liên quan đến chính trị, tình dụctôn giáo, gây nên sự chỉ trích từ phía Vatican trong cuối thập niên 1980[2]. Đầu thập niên 1990 cũng là khoảng thời gian mà cô tạo ra nhiều vụ bê bối liên quan đến tình dục, lại dẫn đến sự chỉ trích từ phía báo giới cùng với sự sụt giảm của tiêu thụ album[3]. Tuy nhiên sự nghiệp của Madonna đã thăng hoa trở lại khi cô phát hành album năm 1998 Ray of Light nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và giành được ba giải Grammy.

Với những nỗ lực cống hiến không ngừng cho ngành công nghiệp âm nhạc thế giới trong suốt hơn một phần tư thế kỷ, Madonna đã được công chúng ghi nhận là "một trong những ngôi sao nhạc pop vĩ đại nhất mọi thời đại" và được mệnh danh là Nữ hoàng nhạc pop[4][5][6]. Vào năm 2000, sách kỷ lục Guinness đã ghi nhận Madonna là "nữ ca sĩ thành công nhất mọi thời đại" với tổng số album đã bán ra trên khắp thế giới là 211.5 triệu (không kể đĩa đơn) và là nữ ca sĩ có thu nhập cao nhất thế giới[7][8][9][10]. Warner Bros. Records, hãng đĩa của Madonna cũng thông báo rằng cô đã phát hành khoảng trên 350 triệu đĩa tính cả album và đĩa đơn. Hiệp hội công nghiệp thu âm Hoa Kỳ RIAA đã xếp Madonna là "nữ ca sĩ bán được nhiều đĩa hát nhất thế kỷ 20"[11][12]. Năm 2006, tạp chí Forbes đã đánh giá tài sản của Madonna là khoảng 350-400 triệu đô-la Mỹ và xếp cô là nữ danh ca giàu nhất thế giới[13]. Cô đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 2008[14].

Tiểu sử

Thơ ấu và con đường đến với âm nhạc

Madonna Louise Veronica Ciccone sinh ngày 16 tháng 8 năm 1958 tại thành phố Bay, bang Michigan, Hoa Kỳ; là con thứ ba trong số sáu người con của Silvio Tony P.Ciccone, một kỹ sư gốc Ý[15][16] và Madonna Louise Fortin, một người Pháp-Canada[17][18]. Cô được nuôi dưỡng trong một gia đình Thiên Chúa giáo ở ngoại ô thành phố Detroit. Mẹ cô qua đời vì bệnh ung thư vú vào ngày 1 tháng 12 năm 1963 khi bà mới ở tuổi 30. Madonna từng thổ lộ rằng việc mẹ cô qua đời sau cơn bạo bệnh là điều đau đớn nhất mà cô từng phải trải qua và đó chính là khoảng thời gian khủng hoảng nhất trong cuộc đời cô[19]. Sau đó ít lâu, cha của cô kết hôn với người quản gia, bà Joan Gustafson và họ có với nhau hai người con. Về việc cha mình đi bước nữa, Madonna từng nói: "Tôi không thể chấp nhận người mẹ kế khi tôi còn đang lớn lên. Hồi xưa tôi rất cay nghiệt với bà ấy"[20].

Khi tôi tới New York, đó là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, lần đầu tiên tôi gọi một chiếc taxi, lần đầu tiên với tất cả mọi thứ. Và trong ví của tôi chỉ vẻn vẹn có 35 đôla. Không nghề ngỗng, không bạn bè, không nhà cửa. Đó là việc dũng cảm nhất mà tôi từng làm trong đời".

Madonna[21]

Các con trong gia đình Ciccone từ nhỏ đã bị người cha bắt phải học nhạc. Thế nhưng chỉ sau một vài tháng học đánh đàn piano, Madonna năn nỉ cha đồng ý cho cô được học múa ballet. Giáo viên dạy ballet của Madonna, Christopher Flynn, dạy cho cô nhiều màn vũ đạo và nhờ đó Madonna có cơ hội được “phơi bày” trên sàn nhảy, một cảnh tượng sau này có ít nhiều ảnh hưởng đến phong cách âm nhạc của cô. Là một học sinh loại A của trường cấp III Rochester Adams, Madonna luôn nổi bật ở các môn thể thao và là một thành viên của đội hoạt náo viên[22]. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1975, cô nhận được một học bổng khiêu vũ của đại học Michigan[23]. Thế nhưng đến năm 1977 khi còn đang học năm thứ hai Madonna đã bỏ học để đến thành phố New York với mục đích theo đuổi sự nghiệp của một vũ công dưới sự ủng hộ của thầy giáo[24]. Nhìn lại chuyến đi của mình tới New York, Madonna nói: "Khi tôi tới New York, đó là lần đầu tiên tôi được đi máy bay, lần đầu tiên tôi gọi một chiếc taxi, lần đầu tiên với tất cả mọi thứ. Và trong ví của tôi chỉ vẻn vẹn có 35 đôla. Không nghề ngỗng, không bạn bè, không nhà cửa. Đó là việc dũng cảm nhất mà tôi từng làm trong đời"[21].

Đến New York mà trong người chỉ có 35 đôla, Madonna phải trải qua nhiều khó khăn chồng chất về tài chính, nhiều khi sống tạm bợ và phải tìm việc ở tiệm bán bánh với mức lương rẻ mạt, thậm chí có những lúc cô phải làm một người mẫu khỏa thân[25]. Không lâu sau cô học nhảy với Mathar GrahamPearl Lang, và sau đó làm việc với nhiều vũ đoàn như Alvin Ailey và Walter Nicks. Trong khi đang làm vũ công cho ca sĩ người Pháp Patrick Hernandez[26], Madonna có cơ hội gặp gỡ một anh chàng chơi guitar tên là Dan Gilroy, người sau này cùng cô thành lập ban nhạc rock Breakfast Club[27]. Ngoài hát, cô còn chơi cả trốngguitar[28]. Đến năm 1980, Madonna và người bạn trai cũ Stephen Bray viết một số bản disconhạc dance và thu hút được sự chú ý của một số câu lạc bộ ở New York. DJ Mark Kamins đã bị gây ấn tượng mạnh bởi những đĩa hát của Madonna và anh quyết định gửi chúng tới Seymour Stein, người sáng lập hãng Sire Records, một nhãn hiệu mới của công ty mẹ Warner Bros. Records[29]. Sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp của Madonna bắt đầu từ đây[30].

Sự nghiệp âm nhạc

1983-1985: Khởi nghiệp và thành công bước đầu

Tập tin:Bordvi15.jpg
Madonna trong video clip của "Borderline" (1983), đĩa đơn tốp ten đầu tiên của cô tại thị trường âm nhạc Mỹ.

Đĩa đơn đầu tiên của Madonna mang tên "Everybody", sản xuất bởi Mark Kamins, đã trở thành một hit trên bảng xếp hạng Billboard Hot Dance/Club của Mỹ nhưng nhưng chưa đủ phổ biến để lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100[31]. Theo sau "Everybody" là đĩa đơn gồm hai bài "Burning Up" và "Physical Attraction", cũng thu được thành công trên các bảng xếp hạng của Mỹ. Những thành tích này đã thuyết phục nhà sản xuất của Sire Records bỏ vốn để làm album đầu tiên của Madonna.

Album đầu tiên trong sự nghiệp của Madonna mang chính tên của cô, Madonna, phát hành ngày 27 tháng 3 năm 1983, là một bộ sưu tập các bài hát nhạc dance. Album cơ bản được sản xuất bởi Raggie Lucas, một nhà sản xuất khá danh tiếng lúc bấy giờ. Tuy nhiên khi hoàn thành xong được vài bài, Madonna tỏ ra không thoả mãn vì nhận thấy giọng hát của mình trong album tuy đã ổn nhưng nhạc của Lucas vẫn chưa làm cô hài lòng. Madonna quyết định để người bạn trai lúc đó, John Benitez phối và sắp xếp lại cho album. Album Madonna đứng ở vị trí thứ 8 trên bảng Billboard 200[32] và đã phát hành thành công 3 đĩa đơn trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 là "Holiday", "Boderline" và "Lucky Star". Trong đó đáng chú ý là nhạc phẩm "Holiday" được coi là một trong những bài hát thành công nhất của Madonna và cho đến nay, ca khúc này vẫn tiếp tục được Madonna biểu diễn trong các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của cô. Madonna bán được hơn 9 triệu bản trên toàn thế giới, trong đó 5 triệu bản bán được tại Mỹ[33].

Nhiều cô gái tuổi mới lớn chịu ảnh hưởng bởi phong cách ăn mặc mới mẻ của Madonna, từ những chiếc tất mắt lưới, áo viền ren cho đến những đồ trang sức hình thánh giá, vòng tay lủng lẳng bằng nhựa, tóc nhuộm màu. Phong cách vừa bụi bặm lại vừa nữ tính, gợi cảm này đã khá phổ biến trong xu hướng thời trang phụ nữ những năm 1980[34][35].

Tập tin:Likeavirginm.jpg
Video clip "Like a Virgin" (1984) quay ở Venice, Italia, ghi hình Madonna mặc váy cưới và nhảy múa trên một con thuyền đáy bằng.
Đoạn nhạc mẫu:
    "Like a Virgin" (1984)
    Đây được coi là một trong những bài hát phổ biến nhất của Madonna, là đĩa đơn đầu tiên đạt thứ hạng quán quân tại Mỹ tuy vấp phải sự phê bình vì có nội dung liên quan đến tình dục.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Nắm bắt được những thành công bước đầu của một nữ ca sĩ trẻ mới bước vào làng nhạc chuyên nghiệp, Madonna có cơ hội thu âm một album mới. Like a Virgin ra mắt ngày 12 tháng 11 năm 1984 với thành công không chỉ còn giới hạn tại Mỹ mà còn tại nhiều quốc gia khác trên thế giới và trở thành album đầu bảng đầu tiên của Madonna trên bảng xếp hạng Billboard 200 album của Mỹ [36]. Like a Virgin đã bán được 21 triệu bản trên khắp thế giới trong đó 10 triệu bản được tiêu thụ tại Mỹ[37], phát hành 4 đĩa đơn lọt vào vị trí tốp 5 tại Mỹ và Anh, thành công nhất là hai đĩa đơn "Like a Virgin" đứng quán quân tại Mỹ trong 6 tuần liên tiếp và "Material Girl" đạt hạng á quân[26]. Nhờ nội dung bài hát mang tính hình tượng cao, người hâm mộ trên thế giới đã gọi Madonna với cái tên "Material Girl" ("Cô gái vật chất").

Tại lễ trao giải lần đầu tiên của giải thưởng video âm nhạc MTV, Madonna mở màn buổi lễ với màn trình diễn ca khúc "Like a Virgin" và đã gây sốc cho khán giả. Cô mặc một chiếc váy cưới màu trắng, đi tất có thêu ren, đeo thắt lưng nhãn hiệu "Toy Boy". Đến đoạn gần kết thúc bài hát, cô nằm xuống và lăn lộn trên sân khấu làm hở một chút nội y. Nhiều nhà phê bình có ý rằng Madonna diễn những trò khiêu gợi như thế này nhằm che giấu sự thiếu hụt tài năng của cô[38].

Madonna với màn trình diễn gây sốc tại lễ trao giải thưởng video âm nhạc của MTV 1984 khi cô làm hở nội y bên trong.

Năm 1985, Madonna đi vào lĩnh vực phim ảnh với một vai diễn ngắn là một cô ca sĩ câu lạc bộ trong bộ phim Vision Quest. Trích từ nhạc phim là một bản pop-ballad được đề cử giải Grammy[39] và quán quân tại Mỹ[40] với tựa đề "Crazy for You". Năm sau đó Madonna lại xuất hiện trong một bộ phim hài khá thành công về doanh thu Desperately Seeking Susan. Bộ phim giới thiệu một bản nhạc dance mang tên "Into the Groove". Đây là đĩa đơn hạng nhất đầu tiên và cũng là đĩa bán chạy nhất tính đến nay của Madonna tại Liên hiệp Anh[41].

Madonna bắt đầu chuyên diễn đầu tiên của mình tại Mỹ mang tên The Virgin Tour vào năm 1985, với sự tham gia của ban nhạc The Beastie Boys. The Virgin Tour kéo dài trong 2 tháng với 40 buổi diễn tại các tiểu bang như California, Texas, Ohio, Pennsylvania, Virginia, New York, Massachusetts[42].

Tháng 7 năm 1985, hai tạp chí PenthousePlayboy đã cho xuất bản một số bức ảnh khỏa thân đen trắng của Madonna, được chụp từ cuối những năm 1970. Madonna có cho tiến hành một số hành động pháp lý nhằm ngăn hai tạp chí này nhưng đã không thành công. Những tấm ảnh khỏa thân của cô ca sĩ mới nổi khiến dư luận xôn xao và chỉ trích. Tuy vậy Madonna đã phản bác lại vì cho rằng việc làm của cô không có gì sai trái và thề rằng cô sẽ không bao giờ để những người chỉ trích có thể thỏa mãn mỗi khi cô cởi xiêm y. Cô không hề lo sợ những bức ảnh ảnh hưởng đến tên tuổi của mình mà ngược lại, chúng chỉ làm cho cô thêm nổi tiếng vì đơn giản đó chỉ là nghệ thuật và phản ánh rõ con người của cô[43].

1986-1989: Sự nghiệp đỉnh cao

Tập tin:Truebluem.jpg
Madonna trong "True Blue" (1986), một video mang phong cách trong những năm 1950.

Album thứ ba của Madonna mang tên True Blue phát hành ngày 30 tháng 6 năm 1986 đã có những bước trưởng thành hơn hẳn so với hai album đầu tay khiến tạp chí âm nhạc Rolling Stone phải công nhận rằng cô đang hát hay hơn bao giờ hết và album như một tiếng nói "đến từ tận trái tim"[44][45]. Giai điệu của True Blue không còn kích động như hai album trước mà mang một chút sắc thái trầm buồn hơn. Album này đánh dấu mốc lần đầu tiên Madonna đóng vai trò là một nhà sản xuất đĩa. Cô hợp tác với nhà soạn nhạc Patrick Leonard, người sau này trở thành một đối tác lâu dài và người bạn thân của cô. True Blue đạt vị trí đầu bảng tại 38 quốc gia, bán được 24 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành album phòng thu bán chạy nhất trong sự nghiệp của cô tính đến cả thời điểm này[46]. 5 bài hát trích từ album đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn và đều đứng quán quân hoặc lọt vào tốp 5 tại Mỹ và Liên hiệp Anh, bao gồm "Live to Tell", "Papa Don't Preach", "True Blue", "Open Your Heart" và "La Isla Bonita"[47]. Video ca nhạc của các đĩa đơn trích từ album True Blue tiếp tục thể hiện sự cách tân và phong cách mới của Madonna, từ trang phục, kiểu tóc tới cách dàn dựng và thể hiện nội dung bài hát. Điển hình là video "Papa Don't Preach" kể về một cô gái tuổi vị thành niên trót lỡ có thai với một anh chàng thợ sửa xe, năn nỉ cha của mình cho cô được sinh và nuôi đứa trẻ. Video này đã giành giải "Video xuất sắc nhất của nữ nghệ sĩ" tại lễ trao giải thưởng video âm nhạc của MTV năm 1987.

Đoạn nhạc mẫu:
    "Live to Tell" (1986)
    Thông tin
    Bản ballad quán quân tại Mỹ với chủ đề về sự suy tư trầm ngâm và tập trung sức mạnh để đối mặt với những biến cố lớn của cuộc đời.
    "True Blue" (1986)
    Đĩa đơn thứ 3 trích trong album cùng tên, đạt vị trí quán quân tại Liên hiệp Anh
    "La Isla Bonita" (1987)
    Thông tin
    Bài hát mang mang đậm chất Tây Ban Nha, là một trong những ca khúc của Madonna được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam.
    "Cherish"(1989)
    Bài hát nhạc pop có giai điệu vui nhộn và được người hâm mộ ưa thích.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Năm 1987, Madonna nhận vai diễn trong bộ phim không mấy thành công Who's That Girl? và cho ra mắt 4 bài hát trong album nhạc của bộ phim bao gồm bài hát cùng tên, "Who's That Girl?" đạt thứ hạng cao trên các bảng xếp hạng của thế giới, đĩa đơn đầu bảng thứ 6 tại Mỹ và thứ 5 tại Liên hiệp Anh[48]. Cùng năm đó ngôi sao ca nhạc tổ chức một chuyến lưu diễn mang tên Who's That Girl Tour, bắt đầu sự hợp tác lâu dài của cô với ca sĩ, vũ công Donna Delory và Niki Haris. Chuyến lưu diễn lần đầu tiên thu hút sự chú ý của Vatican khi giáo hoàng John Paul II kêu gọi người hâm mộ tại Ý của Madonna tẩy chay các buổi diễn của cô[49]. Vatican cũng từng phát biểu ý kiến chỉ trích về việc khánh thành bức tượng cao 13 feet của Madonna tại thị trấn Pacentro, nơi gia đình cha cô đã từng sinh sống[50].

Năm sau, Madonna phát hành đĩa You Can Dance bao gồm các bài hát được phối khí lại và một bài hát mới mang tên "Spotlight". Mặc dù album này không lọt được vào tốp 10 tại Mỹ nhưng cũng đã bán được hơn 7 triệu bản trên thế giới, trong đó 2 triệu bản là tại Mỹ. Với doanh số này, You Can Dance trở thành một trong những album phối khí lại bán chạy nhất mọi thời đại sau Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix của Michael Jackson.

Tập tin:Lap31.jpg
Video clip "Like a Prayer" (1989) gây nhiều sự tranh luận vì bị Vatican chỉ trích nặng nề về tội báng bổ Chúa Giê-su.

Like a Prayer, album phòng thu thứ tư của Madonna được bắt đầu phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 1989. Đồng sáng tác và sản xuất bởi Madonna với Patrick Leonard và Stephen Bray, đĩa nhạc đã đánh thêm nhiều dấu son trong sự nghiệp ca hát của Madonna, cho thấy cô là một ca sĩ quan trọng trong làng nhạc pop[51]. Like a Prayer cũng nhận được nhiều lời nhận xét tốt từ nhà phê bình và đã thu hút được nhiều người nghe khó tính. Rolling Stone đã ca ngợi âm hưởng pop đã đạt được một sự "gần gũi với nghệ thuật"[52] trong khi All Music Guide đã miêu tả đây là album hay và đặc sắc nhất của Madonna[53]. Về mặt kỹ thuật, đây là đĩa hát trung thực nhất của cô vì người thu âm chỉ có mặt một lần để thu mỗi bài hát từ đầu đến cuối và không cắt xén. Album bán được tổng cộng 17 triệu bản, phát hành 5 đĩa đơn, trong đó có đĩa đơn cùng tên xếp vị trí thứ nhất tại Mỹ và Anh, hai đĩa đơn hạng 2 là "Express Yourself" và "Cherish"[47].

Đầu năm 1989, Madonna ký hợp đồng hợp tác với công ty giải khát Pepsi. Theo đó Pepsi sẽ giới thiệu bài hát mới của Madonna, "Like a Prayer" còn cô sẽ quảng cáo cho sản phẩm của Pepsi. Đoạn hình quảng cáo sản phẩm đơn thuần chỉ sử dụng hình ảnh của bữa tiệc sinh nhật một đứa trẻ nên không gây ra sự tranh cãi nào cả. Tuuy nhiên ngày hôm sau, video clip "Like a Prayer" phát sóng ra mắt trên kênh MTV. Trong video này có nhiều biểu tượng của Thiên chúa giáo, trong đó có cả năm dấu thánh (những dấu giống như những vết thương trên cơ thể của chúa Giê-su khi người bị đóng đinh trên giá chữ thập; coi đó là những dấu hiệu linh thiêng) và đã bị tòa Thánh Vatican kết tội báng bổ Chúa[38]. Video có cảnh một người đàn ông da đen tình cờ nhìn thấy một người phụ nữ đang bị bọn cướp ám hại và xông ra cứu giúp, thì bị cảnh sát hiểu nhầm và tống vào . Cho tới khi người ca sĩ (Madonna) tới làm chứng thì anh ta mới được thả ra. Mặc dù video tố cáo chế độ phân biệt chủng tộc nhưng Madonna vẫn bị chỉ trích vì cách thức sử dụng biểu tượng tôn giáo nhạy cảm như đốt cháy cây Thánh giá, những bức tượng khóc ra máu, người phụ nữ hôn Chúa Giê-su da đen. Phá bỏ hợp đồng, Pepsi không quảng cáo video này trên truyền hình nữa nhưng Madonna cũng nhận được mức thù lao hơn 5 triệu đô-la[54].

1990-1993: Tranh cãi về SexErotica

Tập tin:Vogvid.jpg
Video đen trắng "Vogue" (1990) gợi lại những bộ phim sản xuất trong thập niên 1930 của Hollywood.

Năm 1990, Madonna thủ một vai diễn mang tên Breathless Mahoney trong một bộ phim phóng tác theo loạt truyện tranh Dick Tracy. Với bộ phim này, cô đã cho ra mắt một album mang tên I'm Breathless và tổ chức chuyến lưu diễn Blond Ambition Tour khởi động vào ngày 22 tháng 5 năm 1990. Album có nhiều bài hát mới trong đó thành công nhất là ca khúc "Vogue" đã đạt hạng nhất ở cả Mỹ và Anh và là đĩa đơn bán chạy nhất của Madonna tính đến thời điểm lúc bấy giờ[55]. Một ca khúc mới khác là "Sooner or Later (I Always Get My Man)" đã giành được giải Oscar cho bài hát hay nhất trong phim[56]. Chuyến lưu diễn Blond Ambition Tour với màn trình diễn ca khúc "Like a Virgin" gây nhiều tranh cãi khi Madonna biểu diễn trên giường với bộ quần áo hở hang với hai vũ công nam mặc áo lót của phụ nữ hình nhọn hoắt rồi cô bắt đầu làm các hành động như kiểu thủ dâm[57].

Cũng trong năm 1990, vào ngày 9 tháng 11, Madonna phát hành album tuyển tập đầu tiên. The Immaculate Collection bán được hơn 26 triệu đĩa, trở thành đĩa hát bán chạy nhất của Madonna và lập kỷ lục là album tuyển tập của nữ ca sĩ bán chạy nhất mọi thời đại[58], cũng như là album của nữ nghệ sĩ bán chạy nhất trong lịch sử âm nhạc Anh[59]. Album này còn có hai bài hát mới là "Justify My Love" và "Rescue Me"[60]. Video của đĩa đơn "Justify My Love" được đạo diễn bởi Mondino ghi hình Madonna trong một khách sạn ở Paris với những hành động khiêu gợi với bạn trai của cô lúc bấy giờ, diễn viên trẻ Tony Ward và một nữ người mẫu cùng với hàng loạt nhân vật khác có hành động như kiểu khổ dâm [61]. Kênh truyền hình âm nhạc MTV cho rằng video này "quá nóng" ("2 Hot 4 MTV") nên đã quyết định cấm chiếu[62]. Hãng đĩa Warner Bros. đã phát hành video này và được kênh truyền hình VH1 bầu chọn là một trong những video ca nhạc khiêu gợi nhất mọi thời đại và cũng là video ca nhạc bán chạy nhất từ trước tới nay[63]. "Justify My Love" cũng đứng đầu bảng tại Mỹ trong 2 tuần.

Năm 1991, Madonna sản xuất bộ phim tài liệu đầu tiên của mình mang tên Truth or Dare (cũng được biết đến với cái tên Trên giường cùng Madonna ngoài Bắc Mỹ), ghi lại được những khoảnh khắc trong chuyến lưu diễn Blond Ambition Tour. Đến năm sau, Madonna xuất hiện trong bộ phim A League of Their Own và ghi âm một ca khúc cho bộ phim, "This Used to Be My Playground". Bản ballad nhẹ này trở thành đĩa đơn thứ 10 đứng vị trí #1 của Madonna tại Mỹ.

Năm 1992, Madonna phát hành Sex, một cuốn sách dành cho người lớn có kèm theo nhiều hình ảnh minh họa nóng bỏng được chụp bởi một đối tác lâu dài của Madonna, Steven Meisel. Sự chú ý về cuốn sách đã lan rộng trong dư luận. Nhiều tờ báo đã bất bình và tỏ thái độ phản đối Madonna vì nó đã phần nào vô tình làm hư hỏng giới trẻ. Còn các nhà phê bình cho rằng đó là sự rùm beng nhằm quảng cáo cho album mới nhất của cô[64]. Tuy vậy cuốn sách này cũng tiêu thụ được hơn nửa triệu cuốn tại Mỹ[64].

Tập tin:Erotica madonna.jpg
Madonna và người mẫu Naomi Campbell trong video gây nhiều tranh cãi "Erotica" (1992). Video chỉ được chiếu đúng 3 lần trên MTV vì có nhiều cảnh quá khiêu gợi.

Erotica, album phòng thu thứ năm phát hành ngày 20 tháng 10 năm 1992, sản xuất bởi Shep Pettibone, đã không thực sự được chào đón, ngoại trừ người hâm mộ vì mọi người cho rằng đây là một album khiêu dâm, tất cả các bài hát trong album này đều nói về tình dục. Nhưng thực ra chỉ có 3 trong số 14 bài hát là có liên quan đến chủ đề nhạy cảm này là "Erotica", "Where Life Begins" và "Did You Do It?"[64][65]. Album này đạt hạng nhì tại Mỹ và phát hành 6 đĩa đơn trong đó thành công nhất là đĩa đơn cùng tên (#1 ở châu Âu, #2 ở Canada, #3 ở Mỹ và Anh). Video "Erotica" đã bị chỉ trích chỉ ngay sau lần đầu tiên được phát trên kênh MTV vì nội dung có thể xếp vào băng đĩa đồi truỵ. Quảng cáo của video đã bị cấm trên nhiều kênh truyền hình toàn cầu bởi những cảnh mô tả quan hệ tình dục hơi quá để thể hiện cho bài hát. Video này có một vài cảnh quan hệ nam nữ ngoài sức tưởng tượng trong đó có Madonna là nhân vật chính, cô nô đùa cùng một người đàn ông lớn tuổi hơn và cả những người đàn bà đồng tính rồi có cả những cảnh thông dâm không đàng hoàng. Giống với video "Justify My Love" về nội dung kích động, "Erotica" bị MTV cấm hoàn toàn chỉ sau 3 lần công chiếu.

The Girlie Show Tour năm 1993 là một trong các chuyến lưu diễn tạo nhiều xì căng đan nhất của Madonna, bên cạnh Confessions Tour. Trong chuyến lưu diễn này, Madonna cắt tóc ngắn, mặc bộ quần áo ngắn bó sát người, tay cầm chiếc roi da, xung quanh là rất nhiều vũ nữ cũng ăn mặc hở hang, thậm chí để cả ngực trần[66] và đáng chú ý hơn nữa là cô đã chà sát lá cờ của Puerto Rico giữa hai chân của mình, gây ra làn sóng phẫn nộ ở đảo quốc này, trong khi đạo Do Thái đã đả kích buổi diễn đầu tiên của cô tại đất nước Israel[67]. Madonna sau đó cũng có nhiều lời lẽ thanh minh cho những hành động ấy và hy vọng rằng dư luận sẽ lắng xuống để cô tiếp tục tập trung vào công việc của mình.

1994-1997: Những bản tình ca

Tập tin:Tab16.jpg
Video "Take a Bow" (1994) mang những nét văn hóa Tây Ban Nha, được trao giải Video xuất sắc nhất của nữ nghệ sĩ năm 1995.

Sau một thời gian gây ra quá nhiều tranh cãi, Madonna đã phát hành album phòng thu thứ sáu của mình mang tên Bedtime Stories vào ngày 25 tháng 10 năm 1994, hợp tác sản xuất bởi Madonna, Nellee HooperDallas Austin. Vào thời gian đó Madonna đã bị album Pendulum Vinbe của ca sĩ R&B/rock Joi thu hút sự quan tâm đặc biệt. Cô rất thích thú với album này và quyết định cùng Dallas Austin sản xuất album Bedtime Stories với âm hưởng chủ đạo là R&B. Tuy đứng đầu bảng tại một số quốc gia như ÚcCanada nhưng tại Mỹ, album chỉ đứng hạng 3 trong tuần đầu tiên. Bốn đĩa đơn được phát hành để quảng bá cho album, trong đó thành công nhất là "Take a Bow". Bài hát đã thu được thắng lợi lớn tại Mỹ, đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 trong 7 tuần liên tiếp nhưng lại thất bại tại Liên hiệp Anh, trở thành bài hát đầu tiên không nằm trong tốp 10 của Madonna (#16). Bedtime Stories được đề cử một giải Grammy ở hạng mục "Album giọng pop xuất sắc nhất" nhưng không thắng giải.

Cuối năm 1995, Madonna phát hành album Something to Remember. Đây là bộ sưu tập các bản ballad hay nhất của cô ca sĩ vốn quen thuộc với khán thính giả nhờ dòng nhạc pop sôi động, trong đó có 3 bài hát mới là "I Want You" (cùng thu âm với ban nhạc Anh Massive Attack), "You'll See" và bài hát được phối khí lại "Love Don't Live Here Anymore". Tuy album không thể lọt vào được tốp 5 của Billboard 200 nhưng cũng đã bán được hơn 8 triệu bản trên thế giới[68][69].

Đoạn nhạc mẫu:
    "Take A Bow" (1994)
    Thông tin
    Bài hát đồng sáng tác bởi Babyface (người cũng đồng thời hát đệm cho bài), nhạc ballad kiểu Canto-pop đã giúp cho đĩa đơn này đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ trong 7 tuần liên tiếp và trở thành đĩa đơn bán chạy nhất năm 1995.
    "Frozen" (1998)
    Bài hát có âm hưởng mới lạ trích từ album Ray of Light, trở thành đĩa đơn đầu bảng đầu tiên của Madonna tại Liên hiệp Anh kể từ năm 1990.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Đến năm 1996, Madonna cùng với nam diễn viên Hollywood Antonio Banderas đóng cặp trong bộ phim thành công nhất của cô[70], Evita. Bản album nhạc của bộ phim được phát hành vào ngày 12 tháng 11, trở thành album bạch kim thứ 12 của Madonna và sản xuất 2 đĩa đơn khá phổ biến là "Don't Cry for Me Argentina" và "You Must Love Me". Bài hát "You Must Love Me" sau đó đã giành được giải bài hát hay nhất trong phim tại lễ trao giải OscarQuả cầu vàng năm 1997. Bản thân Madonna cũng nhận được giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất của Quả cầu vàng, nhưng lại không được đề cử tại giải Oscar[71].

1998-2002: Sự nghiệp tiếp tục thăng hoa

Tập tin:Rayoflightm.jpg
Video "Ray of Light" (1998) đạo diễn bởi Jonas Akerlund là một video có tốc độ nhanh, miêu tả cuộc sống thường nhật của xã hội Mỹ.

Album phòng thu thứ bảy của Madonna mang tên Ray of Light phát hành trong quý I năm 1998 là một album đặc sắc khi đồng thời sử dụng một số âm hưởng phương Đông cổ kính cùng các nhạc khí điện tử đầy hiện đại. Album đạt được hạng 2 tại bảng xếp hạng của Mỹ và được chứng nhận album bạch kim[72]. Giới phê bình cũng cho rằng đây là thành tựu xuất sắc nhất của Madonna kể từ album Like a Prayer. Trang điện tử Amazon.com đã ca ngợi Ray of Light là album tuyệt vời nhất của Madonna từ trước tới giờ[73] trong khi tạp chí Rolling StoneAllmusic tin rằng Madonna cùng nhà sản xuất William Orbit sẽ tạo ra xu hướng chủ đạo cho dòng nhạc Pop[74]. Ray of Light đã giành được 4 giải thưởng tại lễ trao giải Grammy năm 1999[75] và xếp hạng #363 trong danh sách 500 album hay nhất mọi thời đại do tạp chí Rolling Stone bình chọn[76]. Album đã phát hành 5 đĩa đơn trong đó có 2 đĩa đơn thành công là “Frozen” và “ Ray of Light”. Tựa đề “Ray of Light'” cũng đã được Microsoft chọn làm bài hát chủ đề để quảng cáo cho Windows XP phát hành năm 2001[77].

Theo sau thành công của album, Madonna cho ra mắt đĩa đơn tốp 10 "Beautiful Stranger", bài hát giành giải Grammy cho hạng mục "Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim hay chương trình truyền hình". Đây là một bản nhạc pop có âm hưởng những năm 1960 và được Madonna hát cho bộ phim Austin Power: The Spy Who Shagged Me (1999)[78].

Năm 2000, Madonna phát hành bộ phim tiếp theo sau Evita. The Next Best Thing gây nhiều thất vọng và bị các nhà phê bình chê bai rất nhiều. Tuy bộ phim thất bại nhưng các bài hát của bộ phim lại khá thành công trong đó có ca khúc "American Pie", một nhạc phẩm phóng tác của Don McLean những năm 1970 đã đạt thành công trên toàn cầu[79].

Tập tin:Musicscreencap1.jpg
Madonna trong video "Music" (2000). Video cho thấy cảnh ăn chơi xa hoa thác loạn của những người giàu tại Los Angeles.

Cùng năm đó, vào ngày 19 tháng 9, album phòng thu thứ tám của Madonna chính thức ra mắt. Music với các dòng nhạc chủ đạo là dance, pophouse (nhạc quán rượu). Album gồm nhiều bài nhạc nhảy sôi động dành cho giới trẻ như "Music", "Don't Tell Me" nhưng vẫn có vài bài lột tả cảm xúc nội tâm của ca sĩ như bài "Paradise (Not for Me)". Album này đạt vị trí cao nhất #1 tại bảng xếp hạng của Mỹ và là album quán quân đầu tiên của Madonna kể từ album Like a Prayer năm 1989[80]. Được viết và sản xuất chính bởi Madonna và nhạc sĩ nhạc House người Pháp Mirwais Ahmadzai, Music sản xuất 3 đĩa đơn bao gồm đĩa đơn cùng tên đứng #1 tại nhiều nước trên thế giới, "Don't Tell Me" và "What It Feels Like for a Girl"; trong đó đĩa đơn đầu tiên là thành công nhất, trở thành bài hát thành công nhất năm 2000 theo như bảng xếp hạng thế giới (United World Chart). Đĩa đơn thứ 3 đã gây tranh cãi về nội dung video và một lần nữa lại bị cấm trên MTV chỉ sau một lần chiếu[81]. Madonna tiếp tục quảng cáo cho album khi tái xuất hiện trong chương trình truyền hình Late Show với David Letterman sau sự xuất hiện gây sốc năm 1994 cũng chính tại chương trình này. Cô đã làm người xem ngạc nhiên khi trình diễn ca khúc "Don't Tell Me" với cây đàn guitar. Đây là lần đầu tiên Madonna chơi nhạc cụ trước công chúng kể từ khi cô còn là thành viên chơi trống của ban nhạc The Breakfast Club vào những năm 1980. Sau này cô vẫn tiếp tục chơi guitar trong các tour lưu diễn của mình.

Sau thành công của album, Madonna đã mở màn lễ trao giải Grammy 2001 với màn trình diễn ca khúc "Music". Cô được đề cử giải quan trọng "Thu âm của năm" với nhạc phẩm "Music" tuy nhiên để mất giải vào tay nhóm nhạc Ireland U2 với đĩa đơn "Beautiful Day".

Tháng 6 năm 2001, Madonna bắt đầu Drowned World Tour, chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới lần đầu tiên của cô kể từ năm 1993. Chuyến lưu diễn này thu được thành công nhờ có doanh thu cao nhất năm 2001[82] với 75 triệu USD từ 47 buổi diễn cháy vé[83] và được phát hành dưới dạng DVD vào tháng 11. Cùng tháng đó, Madonna phát hành album tuyển tập thứ hai. Không giống như bộ sưu tập trước là The Immaculate Collection, GHV2 không có một bài hát mới nào cả, tuy nhiên 7 triệu đĩa cũng đã được tiêu thụ trên thế giới[84][85][86]. Đến năm 2002, cô sáng tác và thu ân một bài hát mới mang tên "Die Another Day" cho loạt phim về điệp viên 007 James Bond. Bài hát đạt hạng 8 tại bảng xếp hạng Billboard Hot 100, đồng thời nhận được hai đề cử trái ngược: "Bài hát hay nhất trong phim" của giải Quả Cầu Vàng và "Bài hát dở nhất trong phim" của giải Mâm xôi vàng[47][87][88].

2003-2007: Sự nghiệp thăng trầm

Tập tin:Americanlife.jpg
Madonna trong video của đĩa đơn "American Life" (2003), đằng sau là lá cờ Hoa Kỳ.

Album phòng thu thứ 9 của Madonna, American Life, một lần nữa được hợp tác sản xuất cùng Mirwais Ahmadzai, đã đề cập đến các khía cạnh như giấc mơ, tiếng tăm, vận mệnh và các vấn đề xã hội của Mỹ. Trong khi album này đã được một bộ phận người dân đón nhận với quan điểm tích cực thì cũng không ít người cho rằng nó đã để lộ một khoảng tối trong con người của Madonna[89]. Tuy đứng đầu bảng tại Mỹ và Liên hiệp Anh, American Life chỉ bán được có 5 triệu bản[90] và trở thành album được tiêu thụ ít nhất trong sự nghiệp của nữ danh ca kì cựu trong làng nhạc pop[91]. Video cho đĩa đơn đầu tiên của album, "American Life" đã gây bàn cãi tại Mỹ vì có nhiều cảnh mô tả chiến tranh (trong đó có chiến tranh Việt Namcuộc chiến chống chính phủ Saddam Hussein của nước Mỹ) với đầy bom đạn, thuốc nổmáu. Trước ngày video này được chiếu tại châu Âu, Madonna đã quyết định thay thế nó bằng một video khác "dễ chịu" hơn với cảnh cô đứng hát trước quốc kỳ của nhiều nước trên thế giới. Bài hát này đã thất bại trong việc lọt vào tốp 10 tại Mỹ khi chỉ đứng thứ #37. Ba đĩa đơn còn lại của album là "Hollywood", "Love Profusion" và "Nothing Fails" đều thất bại nặng nề tại Mỹ tuy chúng khá thành công tại các nước khác như AnhCanada.

Cảnh hôn nhau đồng tính giữa hai nữ ca sĩ đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí.

Một thời gian sau vào tháng 8 năm 2003, Madonna trình diễn ca khúc "Like a Virgin" và "Hollywood" với Britney Spears, Christina AguileraMissy Elliot tại lễ trao giải MTV Video Music Awards lần thứ 20 tại New York. Đây là một trong những màn trình diễn gây nhiều tranh cãi nhất của lịch sử giải thưởng này khi Madonna đã hôn và thực hiện một số sự động chạm với hai ca sĩ đàn em[92]. Nụ hôn của Madonna với Britney dường như được dư luận chú ý hơn và theo sau đó là việc Madonna góp giọng vào ca khúc "Me Against The Music" của Britney[93].

Sau thất bại của American Life, Madonna phát hành Remixed & Revisited, một album gồm các bản remix các bài hát của American LifeBedtime Stories[94]. Album này không thật thành công và nằm ngoài bảng xếp hạng 100 album của Mỹ.

Năm 2004 Madonna tổ chức chuyến lưu diễn The Re-Invention Tour gồm 36 buổi biểu diễn tại Bắc Mỹchâu Âu, trở thành tour có doanh thu cao nhất năm 2004 với 125 triệu USD[95]. Cũng năm đó Madonna vướng mắc vào vụ kiện tụng với hãng đĩa Warner Music Group, hãng đồng sở hữu nhãn hiệu Maverick với Madonna. Vụ việc kết thúc với việc Warner Music Group mua lại Maverick từ tay Madonna[96]. Cùng năm đó Madonna được tạp chí âm nhạc Rolling Stone xếp hạng thứ 36 trong danh sách 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại.[97]

Tháng 1 năm 2005, một tháng sau thảm họa Sóng thần Ấn Độ Dương, Madonna trình diễn ca khúc phóng tác theo bài "Imagine" của John Lennon trong buổi hòa nhạc từ thiện Tsunami Aid: A Concert of Hope nhằm quyên góp cho các nạn nhân của thảm họa kinh hoàng này. Ngày 2 tháng 7 năm 2005, Madonna tiếp tục tham gia buổi hòa nhạc từ thiện Live 8 tại London[98]. Cô biểu diễn 3 ca khúc "Like a Prayer", "Ray of Light" và "Music"[99].

Tập tin:Hung29.jpg
Hình ảnh Madonna trong video "Hung Up" (2005), một bản nhạc pop-dance rất thành công trên thế giới.

Album phòng thu thứ mười của Madonna mang tên Confessions on a Dance Floor phát hành tháng 11 năm 2005, được xây dựng như một sự pha trộn hài hòa giữa dòng nhạc dance từ thập kỷ 70 với các tiết tấu âm nhạc hiện đại. Album thành công cả về mặt thương mại lẫn phê bình[100]. Đĩa nhạc đạt quán quân tại 41 quốc gia và bán được gần 10 triệu đĩa, trong đó 1,6 triệu bán được tại Mỹ[101]. Album nhận được những phản hồi tốt từ giới phê bình kể từ những lời chê bai album trước đó với một giải Grammy 2007 ở hạng mục "Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất". Confessions on a Dance Floor sản xuất 4 đĩa đơn. Đĩa đầu tiên mang tên "Hung Up", bản nhạc pop-dance có khúc dạo đầu mượn từ ca khúc "Gimme! Gimme! Gimme! (A Man After Midnight)" của ban nhạc ABBA, đạt vị trí #1 tại 47 nước và lập kỷ lục Guinness là bài hát đứng vị trí quán quân tại nhiều quốc gia nhất thế giới[102]. Đĩa thứ hai "Sorry" đã đưa Madonna lên vị trí số 1 lần thứ 12 tại Anh[103] và tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu trong giới nữ ca sĩ về số đĩa quán quân tại Anh quốc[104]. Đĩa đơn thứ 3 "Get Together" cũng nằm trong tốp 10 bảng xếp hạng của Anh và là đĩa quán quân thứ 37 của Madonna tại bảng xếp hạng nhạc dance của Mỹ (nhiều hơn bất kỳ ca sĩ nào trong bảng xếp hạng Billboard) nhưng thất bại trong việc xếp hạng trong bảng Billboard Hot 100. Đĩa đơn cuối cùng của album, "Jump" phát hành tháng 11 trong khi Madonna đang lưu diễn Confessions Tour, ít thành công hơn so với hai đĩa đầu.

Đoạn nhạc mẫu:
    "Music" (2000)
    Thông tin
    Bài nhạc pop sôi động đạt quán quân tại Mỹ và Anh với đề cử giải Grammy ở hạng mục "Thu âm của năm".
    "American Life"(2003)
    Thông tin
    Bài hát có chủ đề về cuộc sống nước Mỹ, tuy không thực sự thành công tại Mỹ nhưng ca khúc cũng đạt thứ hạng cao tại các bảng xếp hạng của châu Âu và Thế giới.
    "Hung Up" (2005)
    Thông tin
    "Hung Up" trích từ Confessions on a Dance Floor được coi là sự trở lại đầy thành công của Madonna sau album thất bại American Life. Ca khúc lập kỷ lục là bài hát quán quân tại nhiều nước nhất trên thế giới.
    "Sorry" (2006)
    "Sorry" là đĩa đơn thứ hai từ album Confessions on a Dance Floor. Bài hát mở đầu và kết thúc với đoạn xin lỗi bằng 10 thứ tiếng khác nhau.
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Chuyến diễn vòng quanh thế giới để cổ động cho album, Confessions Tour bắt đầu tại Los Angeles, California, Mỹ vào tháng 5 năm 2006 đã phải thêm một số buổi diễn vì không đáp ứng đủ số lượng người hâm mộ đến xem Madonna biểu diễn. Tour diễn này đã đạt doanh thu 260 triệu USD, một kỷ lục mới trong giới nữ nghệ sĩ, thu hút 1,2 triệu người xem[105] đồng thời cũng gây tranh cãi khi Madonna sử dụng biểu tượng tôn giáo vào màn trình diễn ca khúc "Live to Tell" của mình: cô treo mình trên cây thánh giá khổng lồ và đầu đội một chiếc vương miện lá gai. Hành động này đã bị các Giáo hội chỉ trích gay gắt và cho rằng đó như một sự tấn công vào Cơ đốc giáo[106][107]. Giáo hội Anh và xứ Wales nhận định đây là "một sự xuyên tạc tầm thường" trong khi Giáo hội Mỹ thì lại bày tỏ ý kiến: "Madonna thật đáng thương. Cô ấy cố gắng để gây sốc nhưng cuối cùng lại hành động quá mức mù quáng"[108]. Các giáo hội ở Nga kêu gọi khán giả tẩy chay buổi biểu diễn. Cảnh sát tại Düsseldorf đã dọa bắt Madonna với lời bình: “Cái cách duy nhất mà một nghệ sĩ luống tuổi thu hút sự chú ý là chọc tức đức tin của mọi người” [109]. Về phần Madonna, cô cho rằng đó chỉ là một hành động để khẩn khoản yêu cầu các khán giả và người hâm mộ ủng hộ cho quỹ từ thiện cho nạn nhân đại dịch AIDS. Cô nói trên tạp chí The Sun: "Tôi không nghĩ rằng chúa Jesu sẽ tức giận với tôi và màn trình diễn này. Tôi chỉ muốn gửi một thông điệp. Chúa Jesu đã dạy chúng ta phải biết yêu nhân loại"[110]. Confessions Tour kết thúc tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 năm 2006 với 60 buổi biểu diễn tại Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Mùa năm 2006, Madonna trở thành gương mặt chủ đạo trên khắp thế giới của hãng thời trang Thụy Điển H&M[111] và quyết định thiết kế cho hãng này một dòng thời trang mang phong cách riêng của cô gọi là M by Madonna.[112]

Ngày 7 tháng 7 năm 2007, Madonna tham gia vào chương trình hòa nhạc mang tên Live Earth do cựu phó thổng thống Mỹ Al Gore khởi xướng với mục đích kêu gọi mọi người trên thế giới cùng chung tay ngăn chặn hiện tượng ấm lên toàn cầu. Cô biểu diễn tại London, một trong 12 điểm của buổi hòa nhạc trên khắp thế giới với 4 ca khúc: "Hey You" (do cô mới sáng tác nhân dịp sự kiện này), "Ray of Light", "La Isla Bonita" và "Hung Up".

Tháng 10, 2007, nhật báo phố Wall đưa ra lời khẳng định Madonna kết thúc hợp đồng với hãng đĩa Warner Bros. Records sau 25 năm dài cộng tác. Album mới nhất ra mắt năm 2008 sẽ là album cuối cùng của cô do Warner Bros. thực hiện. Nhật báo phố Wall cũng nói rằng Madonna đã ký kết hợp đồng trị giá 120 triệu USD với tập đoàn giải trí khổng lồ Live Nation. Hợp đồng này chỉ rõ Live Nation sẽ có được các quyền lợi trong việc phát hành 3 album nữa cho Madonna, tổ chức các chuyến lưu diễn của cô và bán các sản phẩm có liên quan cũng như các hoạt động kinh doanh từ tên của cô ca sĩ[113][114]. Phát biểu về hợp đồng, Madonna nói: "Việc kinh doanh âm nhạc nay đã chuyển hướng và với tư cách một ca sĩ đồng thời là mốt nhà kinh doanh, tôi buộc phải thay đổi theo. Lần đầu tiên trong sự nghiệp của tôi, nay tôi có thể tiếp cận người hâm mộ một cách không có hạn chế. Tôi không bao giờ muốn tư duy một cách bị gò bó và với sự hợp tác mới này, các khả năng là vô tận"[115].

2008-nay: Thành công ở tuổi ngũ tuần

Tập tin:4M video.jpg
Madonna trong video "4 Minutes" (2008). Ca khúc hát chung với ca sĩ trẻ Justin Timberlake đã giúp cô lập kỷ lục tại Mỹ và Anh.

Madonna đã được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll cùng với các bốn tên tuổi kỳ cựu khác là John Mellencamp, The Ventures, Leonard CohenThe Dave Clark Five. Lễ vinh danh được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 năm 2008 tại thành phố New York. Chủ tịch và đồng thời là tổng giám đốc của Đại sảnh danh vọng Rock and Roll Joel Peresman nói trong một bản tuyên bố: "Những nhân vật được giới thiệu trong năm 2008 là những nghệ sĩ tiên phong, độc nhất và gây ảnh hưởng trong thể loại của họ. Từ nhà thơ cho đến ca sĩ nhạc pop, 5 nghệ sĩ này chứng tỏ tính đa dạng của chính Rock and Roll"[116].

Madonna gặp gỡ nữ tổng thống Argentina Cristina Fernández de Kirchner và chính trị gia người Colombia Ingrid Betancourt bên lề chuyến lưu diễn Sticky & Sweet tại Argentina.

Album phòng thu thứ 11 mang tên Hard Candy bắt phát hành toàn thế giới trong hai ngày 28 và 29 tháng 4 năm 2008 và tiếp tục đứng đầu các bảng xếp hạng toàn cầu trong đó có hai thị trường lớn nhất là Mỹ[117] và Liên hiệp Anh[118]. Với 7 album quán quân, hiện Madonna chỉ đứng sau Barbra Streisand về danh hiệu nữ ca sĩ có nhiều album đầu bảng nhất tại Mỹ với 8 album. Hard Candy là album cuối cùng chấm dứt sự cộng tác trong 25 năm giữa Madonna với Warner Bros. Một số nhà phê bình âm nhạc như Rolling Stone hay BBC Music khen ngợi nỗ lực của Madonna trong việc tìm hướng đi mới cho âm nhạc của cô[119] thì số khác như Allmusic lại phê bình Hard Candy là một album có vẻ chỉ biết tăng doanh số bán ra tại thành thị[120]. Album được mở màn bởi đĩa đơn "4 Minutes" do Madonna song ca cùng ca sĩ trẻ Justin Timberlake phát hành cuối tháng 3 tại Mỹ đã giúp cô phá vỡ kỷ lục do huyền thoại Elvis Presley nắm giữ trong suốt 40 năm về nghệ sĩ sôlô có nhiều ca khúc tốp ten nhất trong kỷ nguyên Rock. Ca khúc đã thăng 65 bậc lên hạng 3 trong tuần thứ hai và trở thành ca khúc thứ tốp ten thứ 37 của cô[121]. "4 Minutes" cũng đạt quán quân tại Liên hiệp Anh, đây là lần thứ 13 Madonna đạt được thành tích này[122]. Hai đĩa đơn khác là "Give It 2 Me" và "Miles Away" được phát hành để quảng bá cho album.

Chuyến lưu diễn Sticky & Sweet Tour được khởi động ngày 23 tháng 8, một tuần sau sinh nhật lần thứ 50 của Madonna gồm hơn 80 buổi diễn tại các nước châu Âu, Bắc MỹMỹ Latinh[123]. Tuy chuyến lưu diễn vẫn chưa kết thúc vì còn nhiều buổi diễn trong mùa hè năm 2009 chưa diễn ra nhưng với doanh thu tạm thời đạt 250 triệu USD, Sticky & Sweet Tour đã trở thành tour của một nghệ sĩ sôlô đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử[124][125][126]. Tour cũng thiết lập vài kỷ lục tại một số quốc gia về lượng khán giả và vé[127][128][129].

Tháng 1 năm 2009, Madonna hợp tác với nhiếp ảnh gia thời trang Steven Meisel để chụp bộ ảnh quảng cáo cho bộ sưu tập xuân-hè 2009 của hãng thời trang Louis Vuitton. Nhà thiết kế Marc Jacobs của hãng đã quyết định ký hợp đồng quảng cáo với Madonna sau khi được xem một buổi diễn tại Paris trong chuyến lưu diễn Sticky & Sweet của cô[130].

Sự nghiệp điện ảnh

Madonna
Madonna trong chuyến đi quảng bá cho Evita tại Madrid năm 1996.
Tên khai sinhMadonna Louise Ciccone
Sinh16 tháng 8, 1958 (65 tuổi)
Bay City, Michigan, Hoa Kỳ
Năm hoạt động1979 - nay
Hôn nhânSean Penn (1985-1989)
Guy Ritchie (2000-2008)

Thành công của Madonna trong lĩnh vực điện ảnh đã từng được công nhận, nhưng phần lớn các bộ phim của cô đều bị các nhà phê bình chê bai. Vào năm 2000, cô đã được hội đồng giải Mâm xôi vàng "trao tặng" danh hiệu nữ diễn viên dở nhất thế kỷ[131] nhờ thành tích đoạt 5 giải cho hạng mục "Nữ diễn viên dở nhất". Tuy nhiên, Madonna cũng đã từng thu được một số thành công nhất định, điển hình là vai diễn Eva Peron trong bộ phim Evita[70].

Màn ảnh

Năm 1979, khi còn chưa là một ngôi sao ca nhạc, Madonna xuất hiện trong A Certain Sacrifice, một bộ phim có kinh phí thấp. Mãi đến năm 1985, nó mới được công chiếu cùng với thành công của album Like a Virgin. Tuy nhiên bộ phim không làm hài lòng Madonna và cô cố ngăn cản sự phát hành của phim. Người đại diện của Madonna thông báo rằng cô muốn mua bản quyền bộ phim với giá 5000 USD nhưng đã bị đạo diễn Stephen Jon Lewicki từ chối. Cùng năm 1985, Madonna tham gia hai bộ phim: Vision Quest với vai diễn phụ là một cô ca sĩ của câu lạc bộ và Desperately Seeking Susan với vai diễn chính là người nội trợ đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ một người đàn bà mà cô chỉ mới biết khi đọc một mẩu tin trên báo New York City. Bộ phim thứ hai đã thành công với doanh thu là 27 triệu USD chỉ riêng tại Mỹ[132]. Đến năm 1986, Madonna xuất hiện cùng người chồng cũ Sean Penn trong bộ phim Shanghai Surprise. Với sự diễn xuất chưa đạt trong bộ phim này, Madonna đã nhận những lời nhận xét nghèo nàn từ nhà phê bình. Họ nói diễn xuất của cô thật vụng về và "đáng kinh ngạc". Còn các bộ phim sau đó như Who's That Girl? (1987), Bloodhounds of Broadway (1989) dựa trên nguyên tác là những câu truyện ngắn của Damon Runyon, đều thất bại trong việc thu hút khán giả xem phim và lời khen ngợi của công chúng.

Năm 1990, sau những thất bại liên tiếp trong phim ảnh, Madonna lại quyết định thử sức đóng một vai diễn trong bộ phim hành động Dick Tracy, phóng tác từ loạt truyện tranh nổi tiếng cùng tên của họa sĩ Mỹ Chester Gould. Mặc dù cô đã nhận được những lời nhận xét tích cực cho vai diễn này nhưng một số nhà phê bình phim lại cho rằng Madonna đã gặp may vì cô chỉ diễn xuất đạt khi nhân vật đó giống với chính bản thân mình[133]. Năm 1991, đạo diễn Woody Allen mời Madonna tham gia bộ phim Shadow and Fog dưới vai diễn nhỏ là một vận động viên thể dục dụng cụ. Năm sau, Madonna lại được đạo diễn Penny Marshaw đồng ý cho cô đóng trong A League of Their Own cùng với Tom Hanks, Geena DavisRosie O’Donnell. Bộ phim này tập trung nói về đội bóng chày của một phụ nữ trong suốt thế chiến II. Đến năm 1992, tiếp theo những phản ứng dữ dội từ công luận về cuốn sách khiêu dâm Sex và album Erotica, Madonna xuất hiện trong bộ phim Body of Evidence cùng nam tài tử Willem Dafoe. Các nhà phê bình đã vùi dập thẳng tay bộ phim này với những lời chỉ trích cay độc[134][135]. Cuối năm 1993, cô đóng trong Dangerous Game của Abel Ferrara cùng với James RussoHarvey Keitel. Bộ phim nhận được nhiều giải thưởng ở Pháp và tờ báo Liberation đã ví Madonna là "Marilyn Monroe của thập niên 90". Tuy nhiên Dangerous Game đã bị coi là quá vô tưởng và bạo lực, được phát hành trực tiếp dưới dạng video gia đình ở Bắc Mỹ. Sau đó, với hy vọng có thể cải thiện khả năng diễn xuất của mình, Madonna đã quyết định làm những bộ phim độc lập (là những phim được sản xuất mà không cần sự bỏ vốn và phân phối của các hãng phim lớn) với các vai diễn trong Blue in the Face (1995), Four Rooms (1995), Girl 6 (1996)[136].

Tập tin:Ev18.jpg
Madonna với vai diễn Eva Peron, cố phu nhân tổng thống Argentina Juan Domingo Peron trong bộ phim Evita.

Năm 1996, Madonna thủ vai Eva Peron (1919-1952), cố phu nhân của tổng thống Argentina Juan Domingo Peron (1895-1974) trong bộ phim Evita. Lần đầu tiên kể từ vai diễn trong Desperately Seeking Susan năm 1985, Madonna đã được các nhà phê bình ở Mỹ đánh giá cao về khả năng diễn xuất, mặc dù một số khác cho rằng Evita hơi giống một cuốn băng video ca nhạc dài[70]. Về phần Madonna, cô đã bắt đầu chiến dịch vận động đạo diễn cho mình thủ vai này trong vòng mấy năm. Tháng 10 năm 1994, cô viết một bức thư dài 4 trang gửi tới đạo diễn Alan Parker giải thích rằng cô nhận thấy mình có thể đảm nhiệm tốt vai Eva Peron. Parker đã đồng ý và để Madonna chuẩn bị các bài tập giọng Tây Ban Nha[137][138]. Với sự nỗ lực của mình, Madonna đã giành được giải "Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim ca nhạc hoặc hài kịch" tại lễ trao giải Quả cầu vàng tháng 1 năm 1997[139]. Tuy nhiên cô đã thất bại trong việc nhận được đề cử Oscar của Viện Hàn Lâm Khoa học và Điện ảnh Hoa Kỳ. Sau này Madonna đã lập kỷ lục trở thành người mang y phục nhiều nhất trong một bộ phim: thay trang phục 85 lần, đội tổng cộng 39 chiếc mũ, đi 45 đôi giày và đeo 56 đôi bông tai[140]. Hai bài hát trích từ bộ phim là "Don't Cry for Me Argentina" và "You Must Love Me" đã được phát hành dưới dạng đĩa đơn và đều thành công. Riêng "You Must Love Me" đã giật giải "Bài hát hay nhất trong phim" của giải Quả Cầu VàngOscar.

Không như vai diễn Eva Peron, các vai diễn sau đó của Madonna tiếp tục bị chê bai, chẳng hạn như vai Abbie, một phụ nữ quyết định có con với người bạn đồng tính của cô trong phim The Next Best Thing (2000). Một số nhà phê bình có vẻ thoáng hơn: tạp chí Telerama của Pháp cho rằng kịch bản phim quá nghèo nàn, do vậy các diễn viên chính dù có đóng hay cũng khó có thể cứu vớt được bộ phim.

Bộ phim tiếp theo, Stept Away (2002), được làm lại dựa trên bộ phim cùng tên năm 1975 của Ý là sự hợp tác đầu tiên của Madonna với người chồng lúc đó của cô, đạo diễn người Anh Guy Ritchie. "Đây là một thảm họa của điện ảnh", biên tập Eddie Hamilton nhận xét về bộ phim[141]. Lời nói này không phải là không có cơ sở vì Stept Away đã nhận được 7 đề cử của giải Mâm Xôi Vàng và đã giành 5 giải trong đó có "Nữ diễn viên dở nhất" dành cho Madonna, "Đạo diễn dở nhất" dành cho Guy.

Cùng năm đó, Madonna tham gia một vai diễn nhỏ trong một tập của loạt phim về điệp viên 007 James Bond, Die Another Day và hát ca khúc cùng tên cho tập phim này. Đến năm 2004, cô lại tham gia lồng tiếng công chúa Selena trong phim hoạt hình Arthur and the Invisibles, đã ra mắt trong tháng 1 năm 2007[142].

Tháng 3 năm 2006, Madonna chính thức thông báo cô sẽ vĩnh viễn từ bỏ nghề diễn xuất vì cho rằng cô sẽ làm hỏng mọi bộ phim mà mình tham gia[143]. Cô quyết định chuyển sang lĩnh vực đạo diễn phim. Phim đầu tiên do cô đạo diễn có tên Filth and Wisdom phát hành tháng 2 năm 2008.Các nhà phê bình cho rằng đây là một tác phẩm giải trí gây ngạc nhiên đối với họ: "Trong khi xuyên suốt bộ phim chỉ thấy một tình trạng lộn xộn và sự ngớ ngẩn thì ở cuối kịch bản phim lại làm bật lên một sự ngạc nhiên cao độ về lòng tốt".

Sân khấu

Năm 1988, lần đầu tiên Madonna nhận một vai diễn trong vở kịch Speed-the-plow của David Mament, sau đó đã nhận được đề cử Vở kịch hay nhất của giải thưởng Tony. Trong khi nhận được những lời nhận xét không mấy êm tai nhưng Madonna lại được Thời báo New York khen ngợi về sự diễn xuất thông minh, chân thật của cô.

Đến năm 2002, Madonna tham gia vở kịch Up for Grabs của nhà viết kịch người Úc David Williamson. Vở kịch này được lưu diễn tại Sydneythành phố New York. Nhìn chung cô bị giới phê bình chê về kỹ năng diễn xuất[144][145][146].

Phim tài liệu

Năm 1991, Madonna phát hành phim tài liệu Truth or Dare (được biết đến ngoài Bắc Mỹ với cái tên Trên giường cùng Madonna, ghi lại khoảnh khắc sau hậu trường (đen trắng) và các màn trình diễn (màu) trong tour diễn Blond Ambition Tour của cô.

Bộ phim tài liệu thứ hai là I'm Going to Tell You a Secret (2005) nói về Madonna và chồng con trong Re-Invention Tour năm 2004. Bộ phim được đạo diễn bởi Jonas Akerlund, người từng đạo diễn cho rất nhiều video thành công của Madonna. Tháng 10 năm 2005 I'm Going to Tell You a Secret được trình chiếu trên MTV, đến tháng 6 năm 2006 thì được phát hành dưới dạng DVD.

Tháng 5, 2008 I Am Because We Are được ra mắt tại liên hoan phim Cannes. Đây là bộ phim tài liệu mà Madonna góp mặt với vai trò là nhà sản xuất, viết kịch bản và người kể chuyện. I Am Because We Are nói về hàng triệu trẻ em mồ côi hoặc mắc bệnh AIDSMalawi, rất nhiều trong số chúng phải sống lang thang trên đường phố. Bộ phim cũng đề cập đến những nỗ lực của tổ chức nhân đạo Raising Malawi của Madonna trong việc bảo vệ cuộc sống và cải thiện cuộc sống của trẻ em nơi đây[147].

Sách

Tập tin:EnglishRosesBook.jpg
Bìa cuốn The English Roses.

Madonna còn hoạt động dưới vai trò một nhà văn. Về lĩnh vực viết sách, cô đã đạt được một số thành công, một phần là do chủ đề gây sốc. Đầu năm 1992, Madonna đã phát hành Sex, cuốn sách có kèm theo ảnh dành cho người lớn, gây rất nhiều tranh cãi trong dư luận. Theo sau đó là The Girlie Show (1994), The Making of Evita (1996), The Emperor's New Clothes (1998), Nobody Knows Me (2004) và I Am Because We Are (2008).

Tuy vậy, Madonna đạt được nhiều thành công hơn về lĩnh vực viết sách cho trẻ em. Loạt sách này của cô tỏ ra khá tốt trong việc phản ánh hiện thực sống và giáo dục nhân cách cho trẻ. Những bài học trong sách là do Madonna học được từ đạo Kabbalah, một nhánh của đạo Do Thái và từ chính cuộc đời từng trải của cô.

The English Roses (Những bông hồng nước Anh) phát hành năm 2003 đã nhận được sự đón chào của công chúng tại hơn 100 nước. Hiện tại sách đã được dịch sang 40 ngôn ngữ và có bán tại 110 nước[148]. Hai cuốn sách tiếp theo là Mr. Peabody's ApplesYakov and the Seven Thieves được phát hành cùng năm 2003, cũng khá thành công và xếp hạng #1 trong "New York Times Best Seller"[149] . Cuốn The Adventures of Abdi (2005) thì thu được ít thành công hơn.

Phong cách âm nhạc

Chủ đề - Ca từ trong các ca khúc

Tập tin:Justifym.jpg
Video Justify My Love (1990) thể hiện phong cách chính của Madonna đầu những năm 90: sexy, nóng bỏng.

Nhờ trình diễn hấp dẫn thứ ngoại giáo khác lạ của mình, Madonna đã liên tục mê hoặc nền văn hóa bình dân phương Tây trong suốt 3 thập niên gần đây[150]. Cô không ngừng chèo kéo sự hưởng ứng của các phương tiện truyền thông đại chúng bằng những sản phẩm hoa mỹ, khiêu gợi của mình. Quá trình theo đuổi tự do thể hiện của Madonna bộc lộ qua việc cô chuyển từ tính cách này sang tính cách khác không biết mệt mỏi, lúc là một cô gái ngây thơ trong trắng, lúc thành một phụ nữ cứng cỏi sắc sảo, đôi lúc ủ dột, ủy mị, hay lắm khi trở thành một người đàn bà với dục vọng mãnh liệt. Vì thế có thể xem Madonna là một ngôi sao có quá nhiều phong cách mà hiện nay chưa nghệ sĩ nào bắt kịp. Tháng 10 năm 2006, Madonna đã vượt qua huyền thoại điện ảnh Marilyn Monroe để được bầu chọn là "Biểu tượng sex lớn nhất mọi thời đại". Để giải thích thêm về danh hiệu mà nữ ca sĩ nhận được, ban tổ chức cho biết: "Không ai có thể làm được như Madonna. Cô ấy biết kết hợp hài hoà giữa tình dụcnghệ thuật. Những việc làm đó của Madonna đã tạo được hứng khởi cho khán giả và người hâm mộ. Trong khi có rất nhiều ngôi sao trẻ khác gợi cảm và sexy hơn nhưng họ thật sự không biết kết hợp giữa sex và những gì công chúng muốn được thưởng thức"[151].

Không ai có thể làm được như Madonna. Cô ấy biết kết hợp hài hoà giữa tình dục và nghệ thuật. Những việc làm đó của Madonna đã tạo được hứng khởi cho khán giả và người hâm mộ. Trong khi có rất nhiều ngôi sao trẻ khác gợi cảm và khiêu gợi hơn nhưng họ thật sự không biết kết hợp giữa tình dục và những gì công chúng muốn được thưởng thức[151].

Là nữ ca sĩ sôlô đầu tiên đạt đến vị trí siêu sao trong thập niên 1980, Madonna đã đưa các gương mặt nữ trở lại với nhạc pop. Và đến năm 1985, cô đã thành công trong hướng đi này hơn bất cứ một nữ nghệ sĩ nào khác kể từ Ruby Murray vào năm 1955. Sự lôi cuốn của Madonna thoạt đầu là đối với các thiếu nữ, nhưng đến cuối thập niên 80, cô đã giành được sự mến mộ rộng rãi của các chàng trai mới lớn. Điều quan trọng là kể từ khởi đầu mới này, sự mỉa mai châm biếm và tự yêu mình quá đáng đã góp phần vào các màn trình diễn của cô, như một người đã mô tả: "... từ người phụ nữ trẻ này toát ra bản năng giới tính, số mệnh tạo ra cô là người phô bày bản thân, nhưng dường như cô là người thích tự ve vuốt mình hơn là khêu gợi lòng ham muốn và chấp nhận của nam giới"[150]. Cứ như vậy, Madonna chọc giận hệ tư tưởng nữ quyền khắt khe. "Cô gái thân xác" (Material Girl) là một trong những bài hát đầu tiên bày tỏ sự chống đối được thể hiện qua một câu chuyện thực sự lôi cuốn. Hình ảnh trong video "Material Girl", ám chỉ Marilyn Monroe, đã trở thành một trong những thương hiệu ban đầu của Madonna. Từ đó, những bài hát của cô đã trở thành một đề tài của các cuộc bàn luận âm nhạc sôi nổi, chúng đem lại cho các thập niên 80 và 90 một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhạc Pop[150]. Sức quyến rũ mạnh mẽ của cô đến từ sự pha trộn giữa kỹ nghệ điện ảnh Hollywood với văn hóa đường phố thường nhật của nước Mỹ, và sự dám thách thức uy quyền của cha mẹ, trường học, tôn giáo đem lại cho cô danh tiếng là người sinh ra để phá hoại và trêu chọc[150]. Sức mạnh ảnh hưởng của cô được mô tả rằng: "Mái tócvàng tẩy trắng phô trương một cách hãnh diện những chân tóc sẫm màu. Cặp mắt quyến rũ được tô điểm và son môi tạo ra cái vẻ bề ngoài tương tự Marilyn Monroe, nhưng thái độ kiêu hãnh toát ra một sự tự tin và độc lập trái ngược với hình ảnh cô gái ngây thơ trong trắng đã lỗi thời"[150].

Audio sample:
    "Justify My Love" (1990)
    Đây là một trong những ca khúc của Madonna mạnh dạn đề cập tới vấn đề tình dục, tình yêu khác giới và đồng giới.
    "Erotica" (1992)
    Thông tin
    Một ca khúc khác với chủ đề tương tự. Giống như “Justify My Love”, nhạc cùa bài này hơi giống hát-đọc với mục đích thể hiện tâm trạng và khát vọng ca sĩ một cách sâu sắc hơn.
    "You Must Love Me" (1996)
    Thông tin
    Bài hát tương đối ngắn trong phim ‘’Evita’’ thể hiện sự mềm yếu và tâm trạng ủ dột trong tình yêu của người phụ nữ. Ca khúc đã giành giải Oscar và Quả Cầu Vàng cho "Bài hát trong phim hay nhất".
  • Trục trặc khi nghe? Xem hướng dẫn.

Có thể coi những bài hát của Madonna như một tiếng nói nữ quyền tiến bộ, không chỉ liên quan trực tiếp đến người Mỹ gốc Italia Cơ đốc giáo như cô, mà còn với những phụ nữ khác trên nước Mỹ. Những thành tựu của cô đạt được nhờ một số nguyên nhân, mà một trong số đó là tính sáng tạo một cách đặc biệt trong âm nhạc của cô. Việc giới trẻ nhại trò "đồng bóng" và "kiểu cách con gái" của Madonna đã phủ nhận những quan niệm phân biệt giới tính, thường coi phụ nữ là bấp bênh, không kiên định, không tự chủ và đa cảm[150].

Cho đến nay, một trong những đặc điểm của các album và video của Madonna vẫn là sự chuyển dịch vào những lĩnh vực rất khác nhau của kinh nghiệm sống. Trong tất cả các album của cô thì album Bedtime Stories (1994), bị phê phán dữ dội, trong khi đó là cột mốc quan trọng trong sự trưởng thành của cô, qua sự bám trụ vững chắc trong các lĩnh vực sản xuất, trình diễn và sáng tác. Một cách khái quát, có thể miêu tả album này như một sự pha trộn tài tình giữa nhạc hip-hop của những năm 90 với những phong cách nhảy múa lai tạp. Tương phản với những lời thú tội táo tợn của album Erotica (1992) và những minh họa khiêu khích trong cuốn sách hình Sex (1992) của cô, những câu chuyện trong Bedtime Stories, như cô tuyên bố, tập trung vào sự lãng mạn nhiều hơn là tình dục. Album này mở ra một thế giới những lời thú nhận riêng tư, tuôn chảy từ bài này sang bài khác. Xuyên suốt những ca khúc trong album này là cuộc chiến không ngừng nghỉ của Madonna để giải thoát dục vọng và trí tưởng tượng qua những kiểu cách nối kết khác nhau. Về quá trình theo đuổi tự do thể hiện của mình, những chiến lược của Madonna với tư cách một nữ ca sĩ ngang ngạnh đã tạo ra những phản ứng mâu thuẫn. Cô giải thích điều này như sau: "Toàn bộ ý tưởng của tôi về việc giành lại quyền lực là sử dụng tất cả những gì mình có. Để tồn tại thành công trong một thế giới của đàn ông thì bạn không được sống giống như đàn ông, ăn mặc giống như đàn ông, hay suy nghĩ giống như đàn ông"[150].

Giọng hát

Ngoài nghiên cứu của một số học giả, phần lớn những phân tích về Madonna cho rằng âm nhạc của cô không có giá trị gì mấy. Những đánh giá quen thuộc, cho rằng nhạc của Madonna là "không thực chất" và "thiếu du dương", đã phân tích một cách không chi tiết và thiếu nghiêm túc[152]. Tương tự, Simon Frith, nhà phê bình nhạc rock người Anh cũng chỉ ra nhược điểm của Madonna với tư cách một ca sĩ là giọng ca và những dây thanh đới (vocal chords) "mỏng" bẩm sinh. Ông kết luận rằng chính nhờ những nhà sản xuất như Pettibone, mà những "khiếm khuyết kỹ thuật" của cô mới có thể được che đậy qua công đoạn sản xuất[152]. Ngoài ra, vai trò rõ ràng là quan trọng của micro và sự đa dạng trong những động thái và những sắp đặt về không gian trong quá trình sản xuất cũng gây khó khăn cho việc đánh giá giọng hát của cô. Những khảo sát kiểu như thế thực ra là gắn liền với những phán xét giá trị mơ hồ vốn quy định cấu trúc "thị hiếu" theo tiêu chuẩn phương Tây[152].

Nói cách khác, việc bài bác âm nhạc của Madonna trong vô số các bài phê phán là dựa trên niềm tin cho rằng, việc sản xuất theo kiểu thương mại sẽ xóa bỏ hay ít ra cũng làm giảm bớt phẩm chất của nghệ thuật trình diễn đích thực. Và điều đó phù hợp với những bài tường thuật theo chủ nghĩa hiện đại coi vai trò của các giới truyền thông đại chúng là mang tính chất phá hoại hơn là xây dựng đối với xã hội. Thế nhưng, một thảo luận âm nhạc có chiều sâu khó mà diễn ra trong khi xung quanh vẫn toàn là những tuyên bố kiểu như âm nhạc của Madonna là "trống rỗng", "tầm thường" hay "thiếu thực chất", vì vậy khó có thể biết chính xác cái gì làm cho nhạc của Madonna "thấp kém" so với các phong cách khác như thế[152].

Khi khảo sát về nhạc pop hậu hiện đại, nhà phê bình Jeremy J. Beadle cũng tỏ ra lưỡng lự khi đánh giá âm nhạc của Madonna bằng cách tuyên bố rằng những thành tựu của cô với tư cách thần tượng của công chúng là nổi bật, "cho dù âm nhạc của cô là đối tượng thường xuyên của những chỉ trích hoài nghi". Tuy vậy, với lòng tin của mình, không chỉ làm rõ hơn, Beadle còn cố gắng bàn luận những quan điểm về Madonna, và trong chừng mực nào đó đã xem xét lại lập trường ban đầu của mình bằng cách thừa nhận rằng "dù có công thức hay không, thì một vài đĩa đơn (của Madonna), theo cách riêng của chúng, cũng là những tác phẩm kinh điển nhỏ: "Borderline", "Papa Don't Preach", "Like a Prayer", "Express Yourself", "Vogue", tất cả đều là những ca khúc đặc sắc đa phong cách và những hình ảnh hiển thị phong phú"[152]. Mặc dù lưỡng lự, Beadle cũng thận trọng đi đến nhận định riêng của ông, và cuối cùng khi kết luận về Madonna (và cả Michael Jackson), ông thừa nhận: "Nói cho công bằng, cả hai (Madonna và Jackson) đều cẩn thận và nghiêm túc đối với chất lượng những sản phẩm âm nhạc của mình theo những tiêu chuẩn mà họ tự đặt ra..." Trong bối cảnh hiện đại (nơi âm nhạc càng nhiều chất thương mại hơn thì trải nghiệm của khán giả càng hời hợt và mơ hồ hơn), Beadle chỉ có thể đi xa tới mức thảo luận về chất liệu âm nhạc của Madonna[152].

Ảnh hưởng

Ảnh hưởng từ tôn giáo và gia đình

Sinh ra, lớn lên và được dạy dỗ trong một gia đình Thiên chúa giáo đã có một ảnh hưởng hết sức quan trọng đến cuộc sống và sự nghiệp của Madonna. Cái chết trẻ của mẹ cô cũng có tác động sâu sắc. Madonna nói rằng nếu mẹ cô còn sống thì chưa chắc cô đã có nghị lực và tính cách mạnh mẽ như bây giờ để phát triển sự nghiệp của mình. Còn cha cô, Tony, một tín đồ nghiêm khắc đã xây dựng gia đình mang đậm màu sắc tôn giáo với việc phải tuân thủ mọi phép tắc của đạo Thiên chúa[153].

Nghệ danh "Madonna" cũng mang màu sắc tôn giáo vì ở ÝCông giáo La Mã thì cái tên này gợi đến Đức mẹ đồng trinh Maria. Căn cứ vào cái tên nghe đầy chống đối với quan điểm của Thiên chúa giáo này, mọi người thấy thật mỉa mai khi Madonna có cùng tên với biểu tượng cao đẹp nhất của sự trinh bạch. Số khác cho rằng khi chưa thật nổi tiếng, "Madonna" là cái tên cô ca sĩ chọn để gây sốc trong dư luận[154].

Ảnh hưởng từ Thiên chúa giáo và các mối quan hệ trong gia đình đã được phản ánh phần nào trong âm nhạc của Madonna, đặc biệt là album năm 1989 Like a Prayer. Trong Like a Prayer, cô đã chuyển từ dòng nhạc pop-dance sôi động, trẻ trung thường thấy từ những album trước sang dòng nhạc mang tính nội tâm với lời lẽ riêng tư. Video của bài hát cùng tên đã công khai đề cập đến những biểu tượng của Thiên chúa giáo, chẳng hạn như dấu Chúa (stigma). Trong khi "Promise to Try" kể về nỗi buồn hiu hắt của ca sĩ mỗi khi nhớ đến các kỷ niệm về người mẹ trẻ thì "Oh Father" lại nói đến sự nghiêm khắc và lạnh nhạt của cha, người thường xuyên đánh đập chửi mắng cô kể từ khi mẹ mất. Video của "Oh Father" có cảnh Madonna ở trong một căn phòng sám hối còn cha thì đang quỳ gối và cầu nguyện trước tấm ảnh người vợ quá cố[155].

Tập tin:Madcross.jpg
Madonna treo mình trên cây thánh giá, một hình ảnh gây phẫn nộ trong giới Thiên chúa giáo.

Madonna thường xuyên sử dụng hình ảnh cây thánh giá trong suốt sự nghiệp âm nhạc của mình. Đầu những năm 1980, cô sử dụng nó như một món đồ trang sức quấn quanh cổ, rồi thành hình tượng bị đốt cháy sáng bừng trong video "Like a Prayer", và gần đây lại thành một đạo cụ sân khấu khổng lồ để cô treo mình lên đó và hát trong suốt chuyến lưu diễn Confessions Tour.

Mang trong mình dòng máu Italia từ người cha, vì vậy Madonna cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ đất nước này[156]. Video của bài hát "Like a Virgin" được quay tại khu kênh rạch Venice, miền Bắc nước Ý. Video "Open Your Heart" kết thúc với cảnh Madonna nhảy múa dưới hoàng hôn cùng với một cậu bé, trong khi ông chủ đuổi theo cô và gọi cô bằng tiếng Ý: "Ritorna... Ritorna...Madonna...Abbiamo ancora bisogno di te". Còn trong video "Papa Don't Preach" thì có sự diễn xuất của nam diễn viên người Ý Danny Aiello và chiếc áo phông mà Madonna mặc có dòng chữ: "Italians Do It Better". Video cho tour diễn Who's That Girl Tour được đặt tên là: Ciao, Italia! - Live from Italy (Chào nước Ý - Trực tiếp từ Italia) và được quay chủ yếu tại Turin[157]. Trong cuốn video này, Madonna có biểu diễn và gửi tặng ca khúc "Papa Don't Preach" Giáo hoàng vì có sự trùng hợp ngẫu nhiên: "Papa" ở tiếng Anh nghĩa là "cha", còn ở tiếng Ý nghĩa là "giáo hoàng"[158].

Madonna vẫn thường cho hai đứa con đẻ được rửa tội tại nhà thờ[159], thế nhưng bản thân cô dường như vẫn có sự chống đối và làm những người đứng đầu Thiên chúa giáo không hài lòng. Năm 1990, khi Madonna bắt đầu Blond Ambition Tour tại Ý, John Paul II đã kêu gọi người hâm mộ không đến xem cô biểu diễn. Giáo hoàng cũng chỉ trích Madonna luôn làm nhũng việc trái với Thiên chúa giáo, vốn là một trọng tội tại Ý và tìm cách để cô không thể đặt chân lên mảnh đất này[160]. Phản ứng lại với Giáo hoàng, Madonna tổ chức cuộc họp báo cho rằng Giáo hoàng đã xúc phạm cô và đồng thời cũng tuyên bố: "Tôi là một người Mỹ gốc Italia, và tôi tự hào về việc được sinh ra trong một gia đình Công giáo". Thế nhưng trong một cuộc phỏng vấn cùng năm đó, Madonna lại tiết lộ rằng cô đang thôi dần việc học đạo vì "đạo Thiên chúa dường như cấm đoán tình dục, ngoại trừ việc...sinh đẻ"[161].

Năm 1988 văn phòng thị trấn Pacentro, Ý cho khánh thành bức tượng cao 13 feet hình Madonna mặc một chiếc áo ngực[162]. Bức tượng được dựng để kỷ niệm cha ông của cô đã từng sống tại đây. Thế nhưng Giáo hoàng lại can thiệp và cố ngăn cản việc dựng tượng vì cho rằng bức tượng này sẽ làm vấy bẩn đạo đức của thanh niên Pacentro[163].

Sau trận động đất xảy ra tại miền Trung nước Ý tháng 4 năm 2009, Madonna đã gửi tặng 500.000 đô-la Mỹ trợ giúp các nạn nhân với lời chia buồn: "Tôi muốn chung tay giúp đỡ cho thành phố mà ông bà tôi ngày xưa đã từng sống. Tôi xin chia sẻ nỗi buồn với những người bị mất nhà cửa, người thân trong trận động đất này"[164].

Ảnh hưởng về âm nhạc

Năm 1985 Madonna thổ lộ rằng bài hát đầu tiên để lại ấn tượng sâu đậm trong cô chính là bài "These Boots Are Making for Walkin" của Nancy Sinatra[165][166]. Từ khi là một phụ nữ trẻ, cô luôn cố gắng mở rộng hiểu biết của mình về văn học, hội họaâm nhạc. Trong thời gian này cô đặc biệt thích âm nhạc cổ điển, nhất là nhạc Baroque, còn nhà soạn nhạc cô khâm phục nhất chính là thiên tài Chopin[167]. Năm 1999, Madonna cho biết cô chịu ảnh hưởng từ những nghệ sĩ như Karen Carpenter, The SupremesLed Zeppelin, cùng với các vũ công như Martha GrahamRudolf Nureyev[168]. Trong cuộc phỏng vấn với Observer ngày 29 tháng 10 năm 2006, Madonna bày tỏ sự yêu mến với hai ban nhạc đồng hương là The RaconteursThe White Stripes[169].

Ảnh hưởng về điện ảnh

Từ thời thơ ấu, Madonna đã bị các bộ phim và các ngôi sao Hollywood cuốn hút và sau đó nói rằng: "Tôi yêu Carole Lombard, Judy HollidayMarilyn Monroe. Họ hài hước đến kinh ngạc. Tôi còn thấy ở họ chính bản thân mình: nữ tính, ngây thơ, trinh trắng và hiểu biết"[166]. Video "Material Girl" của cô được quay dựa trên ý tưởng của tiết mục "Kim cương là bạn tốt nhất của một cô gái" trong phim Gentlemen Prefers Blondes của Marilyn Monroe, và sau đó cô tập học "kịch điên" của những năm 1930 để chuẩn bị cho vai diễn trong Who's That Girl. Video "Express Yourself" có hình Madonna mặc bộ vest của nam, rất giống Marlene Dietrich (1901-1992), còn video "Vogue" lại làm sống lại thời kỳ hoàng kim của Hollywood những năm 1930 với hàng loạt tên tuổi mà cô ngưỡng mộ[170].

Madonna cũng chọi ảnh hưởng từ thế giới hội họa, trong đó nổi bật nhất là từ nữ danh hoạ Andy Warhol (1907-1954)[171]. Video năm 1995 "Bedtime Story" của cô có sử dụng nhiều hình ảnh lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Warhol và Remedios Varo[172]. Madonna từng cho biết rằng video năm 2003 "Hollywood" là một sự thành kính gửi tới nhiếp ảnh gia Guy Bourdin (1928-1991), tuy nhiên video này đã vướng mắc vào một vụ kiện tụng bởi con trai của Bourdin với lý do sử dụng các tác phẩm do cha ông thực hiện mà không có sự cho phép[173].

Đời tư

Hôn nhân gia đình và những mối quan hệ

Tập tin:Osc91mu.jpg
Madonna và Michael Jackson tại lễ trao giải Oscar năm 1991. Trong thời gian này hai người bị giới truyền thông đồn thổi có mối quan hệ tình cảm, tuy nhiên đại diện của hai ngôi sao nhạc pop không có phản ứng.

Trong những năm cuối thập kỉ 70 đầu thập kỉ 80, Madonna có mối quan hệ mật thiết với với Dan Gilroy, người đã cùng cô sáng lập ban nhạc The Breakfast Club[174], sau đó là những cuộc hẹn hò với nhạc sĩ Stephen Bray[175], nghệ sĩ Jean-Michel Basquiat[176][177], họa sĩ Jean-Michael Basquiat, DJ và nhà sản xuất đĩa Mark Kamins[178]. Đến năm 1985, trong khi đóng video cho đĩa đơn "Material Girl", Madonna bắt đầu chú ý đến Sean Penn, nam diễn viên sau này đã hai lần đoạt giải Oscar. Hai người cưới nhau vào ngày sinh nhật thứ 27 của Madonna và cuộc hôn nhân này chỉ kéo dài được 4 năm[179]. Về cuộc hôn nhân đổ vỡ này, Madonna nói với tạp chí Tatler: "Tôi thực sự bị ám ảnh bởi sự nghiệp của mình và chưa sẵn sàng cho một sự sắp đặt hay lề lối nào cả"[180]. Sau đó vài tháng, Madonna được dư luận chú ý về mối quan hệ với đạo diễn nổi tiếng Warren Betty[181]. Ông đã đạo diễn cho bộ phim Dick Tracy có sự tham gia diễn xuất của cô và hơn cô tới gần 20 tuổi. Mặc dù bị đồn là đã đính ước trong tháng 5, 1990 nhưng mối tình này nhanh chóng chấm dứt vào mùa hè năm đó[182]. Năm 1991, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Vanity Fair, Madonna nói: "Tôi đã hỏi: "Warren, anh đã thực sự theo đuổi một cô gái chỉ trong vòng một năm à?", và anh ấy trả lời: "Tất cả đều là dối trá". Lẽ ra tôi nên biết điều ấy sớm hơn. Tôi thấy mình không chân thực, nhưng lúc đó bạn sẽ luôn nghĩ mình là người duy nhất"[183].

Năm 1990, Madonna bắt đầu hò hẹn với Tony Ward, một người mẫu và diễn viên khiêu dâm có xu hướng lưỡng tính đã xuất hiện trong các video "Cherish" và "Justify My Love" của cô[184]. Sau khi mối quan hệ này kết thúc đầu năm 1991, Madonna có mối quan hệ kéo dài 8 tháng với rapper Vanilla Ice, người sau này đã xuất hiện trong cuốn sách khiêu dâm Sex[184]. Từ 1992 đến 1994 là những mối quan hệ với diễn viên John Enos và vệ sĩ James Albright[184] . Ngoài ra, Nữ hoàng nhạc pop cũng từng bị báo giới đồn thổi về những mối quan hệ mật thiết với Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson, chính trị gia John F. Kennedy, Jr. và nữ người mẫu đồng tính người Nhật Bản Jenny Shimizu[185].

Năm 1996, trong khi đang đi dạo ở Công viên Trung Tâm của New York, Madonna đã gặp huấn luyện viên người Cuba Carlos Leon. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1996, hai người có với nhau một người con gái tên là Lourdes Maria Ciccone Leon[186].

Madonna cùng chồng, đạo diễn người Anh Guy Ritchie.

Ngày 11 tháng 8 năm 2000, Madonna sinh đứa con trai tên là Rocco John Ritchie[187]. Đến ngày 22 tháng 12, cô kết hôn với cha của đứa bé, đạo diễn người Anh Guy Ritchie, người mà cô đã gặp gỡ cùng với Sting năm 1999[188]. Tháng 10 năm 2006, Madonna cùng chồng con chuyển đến sống ở vùng Wiltshire nước Anh[189]. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này đã kết thúc vào tháng 10 năm 2008[190] với lý do, theo như Madonna, là "lối hành xử không thể chấp nhận" của chồng[191]. Sau vụ ly hôn, Guy đã nhận được số tài sản trị giá khoảng 50-60 triệu bảng Anh và Madonna quay trở về đât nước của cô[192].

Madonna tỏ ra là một người mẹ nghiêm khắc trong việc nuôi dạy con cái với những quy tắc nghiêm ngặt. Các con cô bị cấm xem ti-vi hay đọc truyện tranh, phải theo chế độ dinh dưỡng do mẹ đề ra. Những quy chế nghiêm khắc tương tự cũng được đặt ra cho chồng và các thành viên khác trong gia đình, trong đó có việc phải hoàn toàn yên lặng khi cô đi ngủ[193]. Tuy nhiên cô cũng dành hầu hết thời gian rảnh rỗi trong ngày để vui đùa, đọc sách và làm bài tập về nhà cùng các con. Tạp chí In Touch từng nhận định: "Madonna là người phụ nữ nỗ lực thay đổi và làm mới bản thân mình tốt nhất. Cô đã hy sinh rất nhiều cho vị trí một bà mẹ hiền, tận tâm tận lực vì con cái và gia đình. Nhìn cô ngày hôm nay, không ai nghĩ được cô gái vật chất của thập niên 80, 90 từng là nỗi kinh hoàng của mọi bà mẹ trên thế giới! Bất kể ở những video độc đáo hay những hình ảnh khỏa thân hoàn toàn trong cuốn sách Sex, Madonna đã từng là trung tâm gây sốc của cả thế giới"[194].

Với đạo Kabbalah

Từ cuối những năm 1990, Madonna đã trở thành một người mộ đạo đối với giáo phái Kabbalah, một nhánh của đạo Do Thái và là đệ tử của giáo chủ Philip Berg. Cô cùng chồng thường xuyên dự lớp học về Kabbalah. Giới truyền thông đã thông báo rằng Madonna đã chọn một cái tên cho riêng mình trong Kabbalah là "Esther" (tên này xuất phát từ truyền thuyết nữ hoàng Esther chiến thắng tà đạo) và ủng hộ cho cho các trung tâm của giáo phái này tại London, New York, Los Angeles hàng triệu đô-la Mỹ trong đó có khoản tiền 21 triệu đô-la cho một trường học Kabbalah[195]. Kể từ khi gia nhập, Madonna không còn biểu diễn vào các buổi tối thứ sáu vì khi đó ngày lễ Sabbath của người Do Thái bắt đầu. Cô từng lên tiếng bảo vệ việc thụ giáo Kabbalah: "Điều này có thể ít gây tranh cãi hơn nếu tôi gia nhập Đức quốc xã, Kabbalah không làm tổn thương ai cả"[196].

Cuộc tranh cãi có liên quan tới giáo phái đã xảy ra khi Madonna còn chưa phát hành album Confessions on a Dance Floor cuối năm 2005. Nhiều người Do Thái cho rằng bài "Isaac" trong album khiến họ liên tưởng đến giáo sĩ Isaac Luria (1534-1572), một trong những giáo sĩ vĩ đại nhất của đạo Do Thái. Những người này còn lên án Madonna vì luật pháp Do Thái cấm hành động sử dụng tên tuổi các giáo sĩ với mục đích kiếm lời[197]. Madonna thanh minh rằng cô đặt tên cho ca khúc sau một ca sĩ người Israel và thắc mắc: "Album của tôi thậm chí còn chưa phát hành, vậy làm thế nào để những học giả Do Thái ở Israel có thể biết được bài hát của tôi nói về cái gì?"[198].

Nhận con nuôi ở Malawi

Một người dân New York phản đối việc nhận con nuôi của Madonna: "Madonna, cậu bé mà cô mua ở châu Phi không cần đến đạo Kabbalah mà cần chính cha đẻ của nó".

Tháng 10 năm 2006, Madonna cùng chồng bay tới Malawi để làm từ thiện, quyên góp 2 triệu USD cho trẻ mồ côi[199]. Sau chuyến đi này, cô đã nhận một đứa con nuôi da màu tên là David Banda, sinh ngày 24 tháng 9 năm 2005[200], gia đình cô đã đổi tên đứa bé là David Banda Mwale Ciccone Ritchie[201]. Sau khi hộ chiếuvisa được cấp, Banda rời khỏi Malawi để tới London ngày 16 tháng 10. Dư luận đã thắc mắc về việc tại sao Madonna lại nhận con nuôi dễ dàng như thế vì luật pháp Malawi quy định rằng người nào muốn nhận nuôi trẻ ở đất nước này cần phải có 1 năm cư trú tại Malawi[202]. Madonna xuất hiện trên The Oprah Winfrey Show ngày 25 tháng 10 để nói chuyện cùng Oprah Winfrey và bác lại những luận điệu của dư luận. Trong nửa giờ đồng hồ nói chuyện, cô ca sĩ nhấn mạnh rằng Malawi không có quy định nào về việc nhận con nuôi dành cho những đôi vợ chồng người nước ngoài, và cô đã chuẩn bị cho kế hoạch nhận con nuôi đã được hai năm[203]. Cô cũng nói rằng Banda đang bị công chúng quấy rầy trong khi thằng bé vẫn đang bị viêm phổi sau khi mắc sốt rétlao tại cô nhi viện. Thêm vào đó, Madonna khiển trách báo chí về việc làm "không ra gì đối với lũ trẻ mồ côi đáng thương ở châu Phi, không riêng gì tại Malawi" khi mà họ toàn gây khó khăn cho người muốn nhận nuôi chúng. "Tôi muốn đi tới thế giới thứ ba và đem lại một cuộc sống thực sự cho những đứa trẻ khốn khổ này"[204]. Ngày 22 tháng 10, báo chí đăng tải thông tin Yohane Banda, cha ruột của đứa bé không hiểu "nhận con nuôi" nghĩa là gì và ông chưa nhận ra rằng việc mình từ bỏ đứa con ruột là đúng đắn. Một vài ngày sau cuộc phỏng vấn của Oprah, ông nói rằng: "Cái gọi là hoạt động từ thiện ấy đã giày vò tâm trí tôi hằng ngày. Vợ chồng Madonna đã yêu cầu tôi ủng hộ họ trong phiên tòa nhưng tôi nghĩ là mình không thể"[205]. Trong khi vẫn còn đang vướng mắc trong các thủ tục nhận nuôi vĩnh viễn Banda thì James Albright, vệ sĩ của Madonna hồi đầu những năm 90 lại có ý định công bố những bức ảnh khỏa thân chụp hình cô[206]. Tại thời điểm nhạy cảm như thế này, có thể các nhà chức trách và báo chí lại có cơ hội luận tội cô rằng "không đủ tư cách" để nhận nuôi một đứa trẻ. Ông Penstone Kilembe, quan chức cấp cao của Bộ các vấn đề phụ nữ và phát triển trẻ em của Malawi nói: "Điều đó có nghĩa là việc nhận con nuôi (của Madonna) sẽ bị huỷ bỏ và David có thể được trả về ngôi làng nơi cậu bé sinh ra"[207].

Năm 2009, Madonna quyết định nhận thêm một con nuôi từ Malawi. Tòa án tối cao của nước này lúc đầu ủng hộ việc nhận nuôi bé gái 4 tuổi có tên là Chifundo "Mercy" James. Tuy nhiên sau đó tòa đã bác đơn xin nhận nuôi Mercy một lần nữa với lý do Madonna không phải là công dân Malawi[208]. Luật sư của Madonna đã làm đơn kháng cáo và Tòa đã thay đổi quyết định, chính thức trao quyền nuôi Mercy James cho Madonna vào 12 tháng 6[209][210].

Quan điểm chính trị

Madonna không đồng tình với các chính sách của cựu tổng thống Mỹ George W. Bush. Trong màn trình diễn ca khúc "I Love New York" trong khuôn khổ chuyến lưu diễn Confessions, cô đã thay đổi lời bài hát nguyên gốc "Just go to Texas, isn't that where they golf?" thành "Just go to Texas and suck George Bush's dick!" (thô tục: "Hãy tới Texas và mút dương vật của George Bush")[211]. Cô công bố sự ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Wesley Clark trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004 trong một bức thư gửi tới người hâm mộ, đồng thời cô cũng nói thêm rằng: "tương lai mà tôi ao ước cho các con của mình hiện đang bị đe dọa"[212]. Cuối năm 2006, Madonna bày tỏ sự ủng hộ của mình cho thượng nghị sĩ bang New York Hillary Rodham Clinton trong cuộc bầu cử năm 2008[213]. Gần đây nhất, cô phát biểu rằng cô sẽ đứng sau Al Gore nếu ông quyết định ra tranh cử năm 2008 sau khi xem bộ phim tài liệu của ông về sự nóng lên của Trái Đất, An Inconvenient Truth[214]. Cô cũng thúc giục người hâm mộ của mình xem bộ phim Fahrenheit 9/11 của đạo diễn Michael Moore[215].

Chế độ ăn và sự luyện tập hàng ngày

Madonna nói rằng cô không bao giờ ăn sữa. Hàng ngày vào mỗi bữa sáng cô chỉ ăn súp rau loãng và một ly nước ép trái cây, còn bữa chính thì ăn , ngũ cốcrau tươi[216]. Buổi tập trong ngày thì tập Yoga ít nhất trong 3 giờ, rèn luyện các miễng võ karate, sau đó là nâng tạ, chạy bộ, đạp xe và thêm một giờ cưỡi ngựa để củng cố đùi. Chính nhờ chế độ ăn uống nghiêm ngặt và luyện tập cao độ như vậy mà Madonna vẫn giữ được thân hình lý tưởng của một người phụ nữ trẻ mặc dù cô đã bước sang tuổi ngũ tuần. Cô nói: "Tôi luôn tập các động tác kéo giãn người trên máy với cường độ cao kết hợp với hít thở và tập phần bụng. Tôi cũng rất thích Yoga để cải thiện sự cân bằng cơ thể giúp tôi linh hoạt hơn. Ngày nào tôi cũng luyện tập, trừ chủ nhật"[217].

Di sản

Tại Liên Hiệp Anh, Madonna là nữ ca sĩ thành công nhất mọi thời đại với số lượng đĩa đơn quán quân nhiều hơn bất kỳ nữ nghệ sĩ sôlô nào khác (13 đĩa so với 7 đĩa của Kylie Minogue, nữ ca sĩ người Úc đứng hạng hai)[218]. Vào năm 2008 tại Mỹ, cô đã phá vỡ kỷ lục của Elvis Presley về nghệ sĩ có nhiều đĩa đơn lọt vào tốp 10 nhất trong lịch sử bảng xếp hạng Billboard Hot 100[219]. Năm 2007, Madonna được kênh truyền hình âm nhạc VH1 xếp hạng 8 trong danh sách "Những người phụ nữ vĩ đại nhất của Rock & Roll"[220]. Ngày 10 tháng 3 năm 2008, cô được vinh danh tại Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll với lời giới thiệu của nam ca sĩ Justin Timberlake, một giải thưởng ghi nhận những đóng góp của các nghệ sĩ đã hoạt động trong ngành công nghiệp âm nhạc được 25 năm[221].

Một loài sinh vật mới phát hiện năm 2006 được đặt tên E.madonnae với mục đích vinh danh Madonna.

Đã có những xét đoán về mối quan hệ của Madonna với một vài người phụ nữ khác trong đó người mẫu Naomi CampbellSandra Bernhard. Cuốn sách Sex có miêu tả các tư thế làm tình của Madonna với cả đàn ông và phụ nữ, nhờ đó cô được cho là đã phổ biến tới công chúng nhận thức về lưỡng tính luyến ái[222]. Madonna đã nhiều lần bị chỉ trích bởi Giáo hội Công giáo La Mã trong các chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới Who's That Girl, Blond Ambition và Confessions. Nhà báo và học giả của tờ Thời báo New York Gay Talese đã liên hệ vấn đề này với dòng máu Italia của cô bởi người dân Pacentro vốn có truyền thống chống Thiên chúa giáo[223].

Madonna có sở thích trìu tượng. Các cuộc nghiên cứu và xuất bản gồm nhiều ngành học thuật đã chỉ ra những sự kiện hiếm thấy và gây sốc mà cô đã tạo ra, cùng với sự mô tả hình tượng những nhóm người thiểu số như người đồng tính hay lưỡng tính luyến ái. Điều này đã được cô sử dụng trong các video ca nhạc như "Vogue", "Like a Prayer", "La Isla Bonita" và "Borderline". Những nhạc phẩm này đã trở nên phổ biến tới mức trong thập niên 1990 giới học giả đã ví Nghiên cứu về Madonna như một lĩnh vực nhỏ của ngành nghiên cứu truyền thông [224].

Trong năm 2006, một loài trùng nước (tiếng Latin: Tardigrada), Echiniscus madonnae[225], đã được đặt tên với ý tưởng về Madonna. Tờ mô tả về E. madonnae được xuất bản trong đó có bản ghi chép về phân loại động vật Zootaxa tháng 3 năm 2006 (Tập. 1154, trang: 1–36). Lời giải thích về việc đặt tên cho loài mới này là: "Chúng tôi rất vinh dự kính tặng loài động vật mới này tới một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta, Madonna Louise Veronica Ritchie"[226].

Danh sách đĩa hát

Album

Những nhạc phẩm tiêu biểu

Những đĩa đơn sau đây đã đạt vị trí quán quân trong các bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (Mỹ), UK Singles Chart (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland), Eurochart Hot 100 Singles (châu Âu), Canadian Singles Chart (Canada) và ARIA Charts (Australia). Xem danh sách các đĩa đơn của Madonna phát hành từ khi khởi nghiệp năm 1983 tại Đĩa đơn của Madonna. Xem thêm: Các video của Madonna.
Năm Đĩa đơn Album Vị trí cao nhất
1984 "Like a Virgin" Like a Virgin 1 3 1 1 1
"Material Girl" 2 2 5 5 4
1985 "Into The Groove" (không phát hành tại Bắc Mỹ) - 1 1 - 1
"Crazy For You" Vision Quest (nhạc phim) 1 2 5 4 1
1986 "Live to Tell" True Blue 1 2 1 1 7
"Papa Don't Preach" 1 1 1 1 1
"True Blue" 3 1 1 2 5
"Open Your Heart" 1 4 4 4 6
1987 "La Isla Bonita" 4 1 1 1 3
"Who's That Girl" Who's That Girl ? (nhạc phim) 1 1 2 1 7
1989 "Like a Prayer" Like a Prayer 1 1 1 1 1
"Express Yourself" 2 5 1 4 5
1990 "Vogue" I'm Breathless 1 1 1 1 1
"Justify My Love" The Immaculate Collection 1 2 3 2 4
1992 "This Used to Be My Playground" A League of Their Own (nhạc phim) 1 3 2 1 9
"Erotica" Erotica 3 3 1 2 4
"Deeper and Deeper" 7 6 9 1 11
1993 "Rain" 14 7 15 1 5
1994 "I'll Remember" With Honors (nhạc phim) 2 7 15 13 7
"Secret" Bedtime Stories 3 5 4 1 5
"Take a Bow" 1 16 15 1 15
1995 "You'll See" Something to Remember 6 5 8 17 9
1996 "Don't Cry for Me Argentina" Evita (nhạc phim) 8 3 1 1 9
1998 "Frozen" Ray of Light 2 1 1 2 5
"Ray of Light" 5 2 2 9 6
2000 "American Pie" Music 29 1 2 1 1
"Music" 1 1 1 1 1
"Don't Tell Me" 4 4 2 1 7
2002 "Die Another Day" American Life 8 3 3 1 5
2003 "American Life" 37 2 2 1 7
"Me Against the Music" (với Britney Spears) In the Zone 35 2 1 2 1
2005 "Hung Up" Confessions on a Dance Floor 7 1 1 1 1
2006 "Sorry" 58 1 1 5 4
2008 "4 Minutes" (với Justin Timberlake & Timbaland) Hard Candy 3 1 1 1 1
Tổng đĩa quán quân 12 13 17 20 11

Lưu diễn

  1. Virgin Tour (1985)
  2. Who's That Girl Tour (1987)
  3. Blond Ambition Tour (1990)
  4. Girlie Show Tour (1993)
  5. Drowned World Tour (2001)
  6. Re-Invention Tour (2004)
  7. Confessions Tour (2006)
  8. Sticky & Sweet Tour (2008/2009)

Các đề cử và giải thưởng Grammy

Tập tin:Grammy99.jpg
Madonna phát biểu sau khi nhận giải Grammy với hạng mục "Album giọng pop xuất sắc nhất" cho Ray of Light.
Năm Hạng mục Album/Đĩa đơn
được đề cử
Đoạt giải Đề cử Giải thuộc về
1986 Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất "Crazy For You" ☑Y Whitney Houston - "Saving All My Love For You"
1987 Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất "Papa Don't Preach" ☑Y Barbra Streisand - "The Broadway Album"
1988 Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim hay chương trình truyền hình "Who's That Girl?" ☑Y "Somewhere Out There"
1990 Album giọng pop xuất sắc nhất Like a Prayer ☑Y Bonnie Raitt - Nick of Time
1991 Video hình thái ngắn xuất sắc nhất "Oh Father" ☑Y Paula Abdul - "Opposites Attract"
1992 Video hình thái dài xuất sắc nhất Madonna: Blond Ambition Tour Live ☑Y
1995 Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim hay chương trình truyền hình "I'll Remember" ☑Y Bruce Springsteen - "Streets of Philadelphia"
1995 Video hình thái dài xuất sắc nhất The Girlie Show: Live Down Under ☑Y U2 - Zoo TV: Live From Sydney
1996 Album giọng pop xuất sắc nhất Bedtime Stories ☑Y Joni Mitchell - Turbulent Indigo
1999 Album của năm Ray of Light ☑Y Lauryn Hill - The Miseducation of Lauryn Hill
1999 Thu âm của năm "Ray of Light" ☑Y Celine Dion - "My Heart Will Go On"
1999 Album giọng pop xuất sắc nhất Ray of Light ☑Y
1999 Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất "Ray of Light" ☑Y
1999 Video hình thái ngắn xuất sắc nhất "Ray of Light" ☑Y
1999 Thiết kế đồ họa album đẹp nhất Ray of Light ☑Y
2000 Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim hay chương trình truyền hình "Beautiful Stranger" ☑Y
2000 Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất "Beautiful Stranger" ☑Y Sarah McLachlan - "I Will Remember You"
2001 Thu âm của năm "Music" ☑Y U2 - "Beautiful Day"
2001 Trình diễn giọng pop nữ xuất sắc nhất "Music" ☑Y Macy Gray - "I Try"
2001 Album giọng pop xuất sắc nhất Music ☑Y Steely Dan - Two Against Nature
2001 Thiết kế đồ họa album đẹp nhất Music ☑Y
2002 Video hình thái ngắn xuất sắc nhất "Don't Tell Me" ☑Y Fatboy Slim - "Weapon of Choice"
2004 Video hình thái ngắn xuất sắc nhất "Die Another Day" ☑Y Johnny Cash - "Hurt"
2004 Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất "Die Another Day" ☑Y Kylie Minogue - "Come into My World"
2007 Album nhạc dance/điện tử xuất sắc nhất Confessions on a Dance Floor ☑Y
2007 Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất "Get Together" ☑Y Justin Timberlake - "SexyBack"
2007 Video hình thái dài xuất sắc nhất I'm Going to Tell You a Secret ☑Y Bruce Springsteen - Wings For Wheels: The Making Of Born To Run
2008 Video hình thái dài xuất sắc nhất The Confessions Tour ☑Y
2009 Hợp tác giọng pop xuất sắc nhất "4 Minutes"
với Justin Timberlake
☑Y Robert Plant & Alison Krauss - "Rich Woman"
2009 Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất "Give It 2 Me" ☑Y Daft Punk - "Harder, Better, Faster, Stronger"

Chú thích

  1. ^ CNN - Interview: Madonna reviews life on Larry King Live - January 19, 1999
  2. ^ Frank, Lisa. Madonnarama: Essays on Sex and Popular Culture. Cleis Press. tr. pg 91. ISBN 0939416727. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  3. ^ “Madonna Biography”. Billboard. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  4. ^ “Madonna: Rolling Stone”. Rolling Stone. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2008.
  5. ^ Cross, Mary (2004). Madonna: A Biography. Canongate U.S. ISBN 0313338116.
  6. ^ Morton, Andrew (2002). Madonna. Macmillan. ISBN 0312983107.
  7. ^ “How Will Madonna And Guy Split Their $$?”. CBS News. 16 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008.
  8. ^ Bowman, Edith (26 tháng 5 năm 2007). “BBC World Visionaries: Madonna Vs. Mozart”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2008. In 2000, Guinness World Records listed Madonna as the most successful female recording artist of all time.
  9. ^ “Queen of Pop Madonna crowned highest earning female singer on earth (Nữ hoàng nhạc Pop Madonna là nữ ca sĩ có thu nhập cao nhất trên Trái Đất”. Daily Mail. Forbes. 28 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  10. ^ “IFPI Platinum Europe Awards: July & August 2006”. IFPI News. 13 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2007.
  11. ^ RIAA Top Selling Artists
  12. ^ “The American Recording Industry announces its Artists of the Century”. RIAA. 10 tháng 11 năm 1999. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2008.
  13. ^ [1]
  14. ^ “Madonna leads list of Rock Hall inductees”. CNN. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  15. ^ Worrell, Denise. “Now: Madonna on Madonna”. Time magazine. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  16. ^ “The child who became a star: Madonna timeline”. Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ “Madonna, the legend”. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  18. ^ FOXNews.com - Madonna Biography FOXNews.com
  19. ^ “Madonna Biography: Patr 1”. People. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  20. ^ “Madonna Biography: Patr 1”. People. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  21. ^ a b “Madonna on Making it”. Madonna Village. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  22. ^ “Học bổng nhảy”. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  23. ^ “Madonna”. Guardian. 4 tháng 7 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  24. ^ “A star with staying power”. People in the news. CNN Programs. Chú thích có các tham số trống không rõ: |began=, |episodelink=, |city=, |serieslink=, |ended=, và |transcripturl= (trợ giúp)
  25. ^ “Madonna: Queen of Pop”. Biography. 5 phút. The History Channel.
  26. ^ a b “Madonna Biography”. Music Atlas. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “atlas” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  27. ^ “Madonna Biography: Part 1”. People magazine. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2008.
  28. ^ “Biography - Madonna”. Rolling Stone. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2008.
  29. ^ Taraborrelli, J. Randy. Madonna: An Intimate Biography. Simon & Schuster. tr. p 72. ISBN 0743228804. |page= có văn bản dư (trợ giúp)
  30. ^ “Madonna, Beastie Boys Nominated For Rock And Roll Hall Of Fame”. MTV news. 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  31. ^ Holden, Stephen. “Madonna Makes a $60 Million Deal”. New York Times. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  32. ^ “Vị trí bảng xếp hạng tuần 27/3/1983”. Billboard Hot 100. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  33. ^ Billboard – Ask Billboard
  34. ^ Madonna.com. Music Section - Madonna (1983). Truy cập 4 tháng 5 năm 2006.
  35. ^ “History of Fashion”. American Vintage Blues. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  36. ^ Rettenmund, Matthew. Madonnica: The Woman & The Icon From A To Z. St. Martin's Griffin. ISBN 0312117825. Đã bỏ qua tham số không rõ |origdate= (gợi ý |orig-date=) (trợ giúp)
  37. ^ AbsoluteMadonna.com.
  38. ^ a b “Madonna - 10 moments that created an icon”. MSN Live Earth. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  39. ^ [2] Rock On The Net: Madonna
  40. ^ Chart Listing For The Week Of April 13, 1985 Billboard Hot 100. Retrieved on 2008-05-28
  41. ^ “Madonna scores 12th chart topper in the UK”. BBC. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  42. ^ -Warren, Holly (2001). . Fireside. tr. 596. ISBN 0743201205. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ấn bản= có văn bản dư (trợ giúp)
  43. ^ “Madonna Years”. Lycos. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  44. ^ Madonna Village Quoting from Rolling Stone review of True Blue, 1986. Retrieved 5 May, 2006.
  45. ^ “True Blue”. Rolling Stone. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  46. ^ “Why Madonna's still a material girl”. Timesonline. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  47. ^ a b c Madonna singles Billboard chart performance. Allmusic. Retrieved on May 29, 2008. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “amgsingles” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  48. ^ “Causing A Commotion: Chart Listing For The Week Of December 12, 1987”. Billboard. Nielsen Business Media. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  49. ^ Smith, Neil. “Show Stealer Madonna on tour”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. and in Italy the Pope called for a boycott.
  50. ^ Cross, Mary (2007). Madonna: A Biography. Greenwood Press. tr. p 43. |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  51. ^ Like a Prayer (Audio CD). Đã bỏ qua tham số không rõ |year2= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  52. ^ Madonna Village Quoting from Rolling Stone review of Like a Prayer, 1986. Truy cập 5 tháng 5 năm 2006.
  53. ^ All Music Guide Nhận xét về Like a Prayer. Truy cập 5 tháng 5 năm 2006.
  54. ^ “Madonna Biography”. MyVillage. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  55. ^ “Poll: 'Vogue' Is Fave Madonna Chart-Topper”. Billboard. Nielsen Business Media. 15 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2007.
  56. ^ Pitts, Michael (2004) [1979]. Famous Movie Detectives. Scarecrow Press. tr. 107. ISBN 0810836904.
  57. ^ Smith, Neil. “Show Stealer Madonna on tour”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. This, after all, was the tour that introduced Jean-Paul Gaultier's infamous conical bra outfit and featured the singer simulating masturbation during Like a Virgin.
  58. ^ Official Madonna website - Immaculate Collection
  59. ^ The UK's Bestselling Albums
  60. ^ Ritchie, Madonna. Immaculate Collection. Alfred Publishing Company. ISBN 0769215025. Đã bỏ qua tham số không rõ |origdate= (gợi ý |orig-date=) (trợ giúp)
  61. ^ “Madonna - 10 moments that created an icon”. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008. The music video for "Justify My Love," directed by Jean-Baptiste Mondino, showed Madonna in suggestive scenes of S & M, bondage, same-sex kissing and brief nudity.
  62. ^ “Madonna: Rebel without a Cause” (PDF). Rutgers University. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  63. ^ madonna-online.ch :: discography - justify my love, 1990
  64. ^ a b c Kirschling, Gregory. “The Naked Launch”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2008.
  65. ^ “Madonna Album Chart Positions”. Billboard. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2008.
  66. ^ Booth, Samantha (26 tháng 4 năm 2007). “25 Years of Madonna”. Daily Record. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  67. ^ Smith, Neil. “Show Stealer Madonna on tour”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2008. She caused uproar in Puerto Rico by rubbing the island's flag between her legs, while Orthodox Jews protested against her first ever show in Israel.
  68. ^ AbsoluteMadonna.com - Album Charts & Stats
  69. ^ Madonna- Latest Madonna music, charts, awards, CDs, Confessions on a dancefloor, Madonna, American Life, Erotica, sales figures
  70. ^ a b c “Fashion Timeline - Madonna”. MSN. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  71. ^ Busari, Stephanie. “Hey Madonna, don't give up the day job!”. CNN. Turner Broadcasting System. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008. Apart from a role in Evita, for which she won a Golden Globe best actress award, Madonna's contribution to the film world can be, at best, described as forgettable.
  72. ^ Erlewine, Stephen Thomas. Allmusic. Review of Ray of Light. Retrieved April 23, 2006.
  73. ^ Madonna Village Quoting from Amazon.com review of Ray of Light, 1998. Retrieved 5 tháng 5 năm 2006.
  74. ^ Erlewine, Stephen Thomas. Allmusic. Review of Ray of Light. Retrieved April 23, 2006.
  75. ^ “That thing: Lauryn Hill sets Grammy record”. CNN. 24 tháng 2 năm 1999. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2008. Pop queen Madonna, now 40, earned three Grammys.
  76. ^ “The RS 500 Greatest Albums of All Time”. Rolling Stone. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2008.
  77. ^ Saunders, Christopher. “Microsoft Hopes Ray of Light Makes XP Shine”. Clickz. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  78. ^ “Chart Listing For The Week Of September 25, 1999”. Billboard Hot 100 Airplay. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  79. ^ “American Pie”. BBC Radio 2. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  80. ^ Zahlaway, Jon (27 tháng 9 năm 2000). “Madonna's "Music" claims No. 1 spot on album chart”. LiveDaily. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2008.
  81. ^ “Controversial new Madonna video airs on the Web”. CNN. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  82. ^ “The Concert Hotwire”. Pollstar. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  83. ^ Susman, Gary. “Materialist Girl”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  84. ^ AbsoluteMadonna.com - Album Charts & Stats
  85. ^ Madonna- Latest Madonna music, charts, awards, CDs, Confessions on a dancefloor, Madonna, American Life, Erotica, sales figures
  86. ^ Vjeko's A'dam diary, Madonna and other stuff: GHV2
  87. ^ “Die Another Day”. GreenCine. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  88. ^ “Golden Raspberry Awards past winners database”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  89. ^ “Confessions On A Dance Floor by Madonna review”. Metacritic. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  90. ^ Hastings, Chris (16 tháng 10 năm 2005). “Thank you for the music! How Madonna's new single will give Abba their greatest-ever hit”. The Telegraph. Telegraph Media Group. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008.
  91. ^ “Madonna - Entertainer”. BBC h2g2. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  92. ^ “Madonna, Spears, Aguilera upstage MTV awards with steamy kisses”. Metropolis Magazine. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  93. ^ Me Against the Music: Extra Tracks (Video CD). BMG International. Sự kiện xảy ra vào lúc 2 minutes. ASIN: B0000TAN12. Đã bỏ qua tham số không rõ |date2= (trợ giúp)
  94. ^ Brackett, Nathan (year=2004). The New Rolling Stone Album Guide . Simon & Schuster. tr. 509. ISBN 0743201698. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |origmonth=, |month=, và |origdate= (trợ giúp); Thiếu dấu sổ thẳng trong: |date= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); |ấn bản= có văn bản dư (trợ giúp)
  95. ^ “Madonna Tour Gets Top 'Backstage Pass' Honor”. Billboard. 4 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2008.
  96. ^ MTV.com "Madonna Parts Ways With The Record Label She Co-Founded," June 2004. Retrieved 6 tháng 5 năm 2006.
  97. ^ “The Immortals: The First Fifty”. Rolling Stone Issue 946. Rolling Stone.
  98. ^ “Hollywood, music stars join forces in tsunami telethon”. ABC News. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  99. ^ “Tracklisting”. LIVE 8 DVD. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  100. ^ “Confessions On A Dance Floor”. Metacritic. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2008.
  101. ^ “U.S. Radio hangs up on Madonna”. Billboard. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  102. ^ Glenday, Craig. Guinness Book of World Records 2007 . Bantam Press. ISBN 055358992X.
  103. ^ “Madonna Storms to 12th UK Number One”. The Epoch Times. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  104. ^ “Madonna smashes record in UK charts”. RTE Entertainment. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2008.
  105. ^ “Top 25 Tours of 2006”. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  106. ^ Pisa, Nick. “Vatican fury at 'blasphemous' Madonna”. The Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2007.
  107. ^ Pisa, Nick. “Vatican fury at 'blasphemous' Madonna”. The Telegraph. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2007.
  108. ^ “Boycott of Madonna Moscow concert urged”. Jewish News Weekly of Northern California. 18 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008.
  109. ^ “Madonna defies prosecution threat”. BBC News Channel. 20 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  110. ^ Popkin, Helen A.S. (11 tháng 10 năm 2006). “Just call Madonna the recycled-Material Girl”. MSNBC. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  111. ^ Adweek. "H&M Signs Madonna". Retrieved November 27, 2006.
  112. ^ SFGate.com. "H&M to Sell 2nd Fashion Line". Retrieved 7 tháng 11 năm 2006.
  113. ^ Hợp đồng cực lớn của Madonna
  114. ^ Madonna và hợp đồng 120 triệu đôla!
  115. ^ BBC Việt ngữ: Madonna thay đổi hãng thu âm
  116. ^ Danh ca Madonna được vinh danh tại Đại sảnh Rock and Roll
  117. ^ Keith Caulfield (30 tháng 4 năm 2008). “First day sales put Madonna on track for 7th No. 1”. Billboard. Nielsen Company. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  118. ^ “Madonna celebrates chart double”. BBC News. BBC. 4 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  119. ^ “Hard Candy”. Metacritic. CNET Networks. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  120. ^ Mark Savage (8 tháng 4 năm 2008). “Hard Candy”. BBC Music. BBC. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  121. ^ Mariah, Madonna eclipse Elvis in Billboard charts. Reuters. Truy cập 2 tháng 4 2008.
  122. ^ Veronica Schmidt (21 tháng 4 năm 2008). “Madonna goes to No. 1 for the 13th time”. The Times. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2008.
  123. ^ “News”. madonna.com. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  124. ^ http://www.ibtimes.com/prnews/20081222/ca-livenation-madonna.htm
  125. ^ http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601088&sid=a5tUCaavtIMw&refer=muse
  126. ^ http://www.latimes.com/entertainment/news/music/la-et-tours29-2008dec29,0,4292189.story
  127. ^ “Madonna Sticky & Sweet European Tour Continues to Shatter Records”. The New York Times. 12 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
  128. ^ “Madonna pôs o público aos saltos”. Correio da Manhã (bằng tiếng Portugeuse). Cofina Media - Grupo Cofina. 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  129. ^ “Tiny Montenegro town gears up for Madonna's big gig”. Yahoo News: UK & Ireland. Reuters Limited. 25 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2008.
  130. ^ “Trang chủ của Louis Vuitton”.
  131. ^ IMDb - Razzie Awards: 2000
  132. ^ Box Office Mojo - Desperately Seeking Susan.
  133. ^ Faith, Karlene (1997). Madonna: Bawdy & Soul. University of Toronto Press. ISBN 0802042082.
  134. ^ Metz, Allan (1993). “The Madonna Pornucopia: Sex for the coffee table and Erotica for the ears”. The Madonna Companion: Two Decades of Commentary. Schrimer Books. tr. pg 17. ISBN 0825671949. S&M can involve sex, but it doesn't have to. It's a head trip. [NC-17] is the rating likely... on Madonna's upcoming film Body of Evidence. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |origmonth=, |origdate=, và |month= (trợ giúp); |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  135. ^ “Body of Evidence”. Rotten Tomatoes. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  136. ^ “New York Times movie review by Janet Maslin(quote is on second page)”. New York Times. 19 tháng 11 năm 1993. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2008.
  137. ^ The Making of Evita, Alan Parker with an introduction by Madonna, Boxtree, 1997. ISBN 0-7522-2497-2. Paperback edition. Pp. 13–16.
  138. ^ Roni Sarig mentions "singing lessons on the Evita set". Retrieved March 7, 2007
  139. ^ Busari, Stephanie. “Hey Madonna, don't give up the day job!”. CNN. Turner Broadcasting System. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008. Apart from a role in Evita, for which she won a Golden Globe best actress award, Madonna's contribution to the film world can be, at best, described as forgettable.
  140. ^ Madonna, Chic Pop Star, As Chic Political Star - New York Times
  141. ^ “Madonna flop goes straight to video”. BBC News. 8 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  142. ^ IMDB. "Madonna Lends Her Voice to New Besson Movie," October 2005. Retrieved 11 tháng 5 năm 2006.
  143. ^ Yahoo! News UK. "Madonna quits acting," March 2006. Truy cập 4 tháng 5 năm 2006.
  144. ^ Theatre's soul is up for grabs - smh.com.au
  145. ^ Up For Grabs | The Guardian | Guardian Unlimited
  146. ^ Online Review London - Up For Grabs
  147. ^ Breaking news - Madonnatribe.com
  148. ^ Callaway press release for The English Roses, Callaway Editions, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009
  149. ^ The English Roses: Too Good to be True (first edition), WorldCat, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2009
  150. ^ a b c d e f g Stan Hawkin: Những thủ thuật trong âm nhạc của Madonna
  151. ^ a b Madonna: Vẫn mãi trên đỉnh.
  152. ^ a b c d e f Stan Hawkin: Những thủ thuật trong âm nhạc của Madonna
  153. ^ O'Brien tr 131
  154. ^ O'Brien tr 132
  155. ^ Considine, J.D. “Like A Prayer review”. Rolling Stone. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008. Madonna maintains an impressive sense of balance throughout the album, juxtaposing the ecstatic fervor of "Like a Prayer" with the Catholic injoking of Act of Contrition.
  156. ^ “Venice, Italy”. BBC. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  157. ^ Madonna - Ciao from Italy (JPG file)
  158. ^ Huson, Paul. The Devil's Picturebook. Author's Choice Press. tr. p 28. ISBN 0595273335. Đã bỏ qua tham số không rõ |origmonth= (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp); |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  159. ^ “Madonna's Son Baptized”. ABC News. 21 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  160. ^ BBC: Madonna's giant cross 'offensive' 8th paragraph: "In 1990, the Pope called for a boycott of the Blond Ambition tour, in which Madonna simulated masturbation during Like A Virgin." Retrieved May 28, 2006
  161. ^ Rolling Stone, August 1991, "True Confessions: The Rolling Stone Interview With Madonna, Part One" by Carrie Fisher.
  162. ^ Cross, Mary (2007). Madonna: A Biography. Greenwood Press. tr. p 43. |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  163. ^ Cross p 3
  164. ^ http://news.scotsman.com/world/Madonna-donates-340k-to-quake.5156617.jp
  165. ^ Time Magazine - 27 tháng 5, 1985, Madonna interview, "Madonna, Why She's Hot", by Denise Worrell.
  166. ^ a b Worrell, Denise (27 tháng 5 năm 1985). “Madonna, Why She's Hot”. Time Magazine. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  167. ^ St. Michael, Mick (2004). “Music”. Madonna talking: Madonna in Her Own Words. Omnibus Press. tr. p 35. ISBN 1844494187. |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  168. ^ “Interview: Madonna reviews life on Larry King Live”. CNN. 19 tháng 1 năm 1999. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  169. ^ “Material Girl talks of her pop material”. The Observer. 29 tháng 10 năm 2006. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  170. ^ Victor, Barbara (2001). Goddess, Inside Madonna. Cliff Street Books. tr. 23. ISBN 0-06-019930-X.
  171. ^ Voller, Debbi [1999] Madonna: The Style Book Pg 89. ISBN 0711975116
  172. ^ Guralnick, Peter. Best Music Writing (ấn bản 2000). Da Capo Press. tr. 149. ISBN 0306809990. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Chú thích có các tham số trống không rõ: |origmonth=, |origdate=, và |month= (trợ giúp)
  173. ^ Susman, Gary. “Madonna faces copyright suit over video images”. Entertainment Weekly. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  174. ^ Morton, Andrew. Madonna. St Martin's Press. ISBN 0312287860. Đã bỏ qua tham số không rõ |origdate= (gợi ý |orig-date=) (trợ giúp)
  175. ^ “Five professional collaborations that carried on in the bedroom”. BBC's Top of the Pops 2. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2008.
  176. ^ Hoban, Phoebe (2004). Basquiat: A Quick Killing in Art. Penguin USA. ISBN 0143035126.
  177. ^ Conner, Randy P. Queering Creole Spiritual Traditions. Haworth Press. tr. pg. 299. ISBN 1560233516. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); |pages= có văn bản dư (trợ giúp)
  178. ^ Taraborrelli, J. Randy. Madonna: An Intimate Biography. Diane Publishers. ISBN 0756779436 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp). Đã bỏ qua tham số không rõ |origmonth= (trợ giúp)
  179. ^ Horton, Rosalind (2007). Sally Simmons (biên tập). Women Who Changed the World. Quercus. tr. 196. ISBN 1847240267. Chú thích có các tham số trống không rõ: |origmonth=|origdate= (trợ giúp)
  180. ^ “Geordie Greig meets Madonna”. The Sunday Times. 6 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  181. ^ “He Still Leaves 'Em Breathless”. UK Daily Mails. 7 tháng 2 năm 1990. Truy cập 30 tháng 7, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  182. ^ “Warren Beatty, Sean Penn ... and my sister Madonna's great Daddy Chair dilemma”. UK Daily Mails. 2008-19-07. Truy cập 30 tháng 7, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  183. ^ Hirschberg, Lynn. “The Misfit”. Vanity Fair. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp) tháng 4 1991
  184. ^ a b c “Crazy for Madonna's men”. USA Today. 2000. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2008. Madonna and model Tony Ward briefly dated in 1990", "Vanilla Ice and Madonna were together for eight months in 1992.
  185. ^ Voller, Debbi. Madonna: The Style Book. Omnibus Press. tr. 114. ISBN 0711975116. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); Chú thích có tham số trống không rõ: |origdate= (trợ giúp)
  186. ^ Voller p 117
  187. ^ “Madonna gives birth to boy”. CNN. 11 tháng 8 năm 2000. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2006.
  188. ^ “Madonna weds her Guy”. BBC News. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  189. ^ “It's a £6million Mad pad”. The Sun. 22 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  190. ^ “Madonna and Ritchie confirm split”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2008. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  191. ^ Madonna and Guy Granted "Quickie Divorce"" TV Guide. November 21, 2008. Retrieved on November 21, 2008.
  192. ^ “Madonna gives Guy £50m in divorce”. BBC News. 2008-15-12. Truy cập 20 tháng 3, 2009. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  193. ^ Tạp chí Vanity Fair, số ra tháng 5, 2006
  194. ^ “Madonna: Gái hư nay đã ngoan rồi”. 24h. 3 tháng 1 năm 2008. Truy cập 20 tháng 3, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  195. ^ Madonna opens her own school. The Times of India. August 5, 2004. Retrieved February 26, 2006.
  196. ^ “Madonna defends Kabbalah interest”. BBC. 31 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.
  197. ^ Elysa Gardner. Madonna at a crossroads. USA Today. October 27, 2005. Retrieved on February 26, 2006.
  198. ^ Elysa Gardner. Madonna at a crossroads. USA Today. October 27, 2005. Retrieved on February 26, 2006.
  199. ^ “Madonna adopts Malawian child, says father”. tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.
  200. ^ Cậu bé nhà Madonna hy vọng được rời khỏi châu Phi People, Tháng 10 2006. Truy cập ngày 2006-10-16
  201. ^ Madonna đặt tên cho đứa con nuôi
  202. ^ “Madonna Adoption Plans Trigger Broad Backlash”. Reuters Wire Services. 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2008.
  203. ^ Kapos, Shia. “Madonna: Boy's Father Has Been Manipulated”. People. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  204. ^ Heher, Ashley M (25 tháng 10 năm 2006). “Madonna Disappointed by Criticism”. SFGate. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  205. ^ “Boy's father worries Madonna may back out”. MSNBC. 26 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  206. ^ [3] Madonna sợ lộ ảnh nóng
  207. ^ “Madonna đau đầu với việc nhân con nuôi”. 24 h.
  208. ^ Banda, Mabvuto (Louise Ireland). “Madonna Loses Adoption Bid In Malawi”. Billboard. Reuters. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  209. ^ Tyre, Blan (12 tháng 6 năm 2009). “Madonna Wins Adoption Battle”. CBS News. CBS Interactive Inc. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009.
  210. ^ “Madonna Wins Adoption Appeal”. TVGuide.com. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009.
  211. ^ “Madonna extends UK leg of Confessions world tour”. NME News. 22 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  212. ^ “Madonna Urges Others to Support Clark”. TypePad. 7 tháng 1 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2006.
  213. ^ “Madonna Touting Hillary for President”. Newsmax. 12 tháng 3 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  214. ^ “Transcripts”. CNN. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2008.
  215. ^ “Madonna Urges Her Fans To See Michael Moore's documentary Fahrenheit 9/11”. MTV News. 17 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2006.
  216. ^ “Cuộc phỏng vấn với Larry King”. CNN. 2002. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  217. ^ “Madonna với chế độ ăn và thể dục”. 24h.com.
  218. ^ “The musical superstars”. BBC. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  219. ^ Bronson, Fred (24 tháng 11 năm 2005). “Chart Beat”. Billboard. Nielsen Business Media. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  220. ^ “100 Greatest Women of Rock & Roll (20-1)”. VH1. MTV Network. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2008.
  221. ^ “Madonna leads list of Rock Hall inductees”. CNN. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2008.
  222. ^ Rust, P. C. R. Bisexuality in the United States: A social science reader. New York: Columbia University Press. Madonna's relationships with women have been the subject of public intrigue and scrutiny. She has been linked with Naomi Campbell and Saundra Bernhardt... the "Sex" book features her in... sexual situations with both men and women... Madonna's sexual fluidity has been attributed to the social liberation of bisexuality in the United States in the 1990's.
  223. ^ Italians in America - Our Contribution, Region 1 (NTSC) |format= cần |url= (trợ giúp) (DVD). White Star. ASIN: B0002S643C. Đã bỏ qua tham số không rõ |date2= (trợ giúp)
  224. ^ Robertson, P (1996), Guilty Pleasures: Feminist Camp From Mae West to Madonna Duke University Press, London pp. 117
  225. ^ “Echiniscus madonnae”. Tardigrada Newsletter. Michalczyk & Kaczmarek. 2006. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2008.
  226. ^ “Echiniscus madonnae”. ITIS. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2008.

Xem thêm

Liên kết ngoài


Một số giải thưởng lớn
Giải Quả Cầu Vàng
Tiền nhiệm:
Nicole Kidman
trong To Die For
"Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim ca nhạc-hài kịch"
1997
trong Evita
Kế nhiệm:
Helen Hunt
trong As Good As It Gets
Giải Grammy
Tiền nhiệm:
MC Hammer
với Please Hammer Don't Hurt 'Em The Movie
"Video hình thái dài xuất sắc nhất"
1992
với Live! - Blond Ambition World Tour 90
Kế nhiệm:
Annie Lennox
với Diva
Tiền nhiệm:
Janet Jackson
với Got 'Til It's Gone
"Video hình thái ngắn xuất sắc nhất"
1999
với Ray of Light
Kế nhiệm:
Korn
với Freak on a Leash
Tiền nhiệm:
James Taylor
với Hourglass
"Album giọng pop xuất sắc nhất"
1999
với Ray of Light
Kế nhiệm:
Sting
với Brand New Day
Tiền nhiệm:
Giorgio Moroder & Donna Summer
với Carry On
"Thu âm nhạc nhảy xuất sắc nhất"
1999
với Ray of Light
Kế nhiệm:
Cher
với Believe
Tiền nhiệm:
Celine Dion
với My Heart Will Go On
"Bài hát xuất sắc nhất được viết cho phim hay chương trình truyền hình"
2000
với Beautiful Stranger
Kế nhiệm:
Randy Newman
với When She Loved Me
Tiền nhiệm:
The Chemical Brothers
với Push the Button
"Album nhạc điện tử/dance xuất sắc nhất"
2007
với Confessions on a Dance Floor
Kế nhiệm:
The Chemical Brothers với We Are The Night
Tiền nhiệm:
Thom Zimny và Bruce Springsteen
với Wings for Wheels: The Making of Born to Run
"Video hình thái dài xuất sắc nhất"
2008
với The Confessions Tour
Kế nhiệm:
Tom Petty & The Heartbreakers
với Runnin' Down a Dream
Giải thưởng video âm nhạc của MTV
Tiền nhiệm:
Jamiroquai
với Virtual Insanity
Video của năm
1998
với Ray of Light
Kế nhiệm:
Lauryn Hill
với Doo Wop (That Thing)
Tiền nhiệm:
Whitney Houston
với How Will I Know
Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ
1987
với Papa Don't Preach
Kế nhiệm:
Suzanne Vega
với Luka
Tiền nhiệm:
Janet Jackson
với If
Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ
1995
với Take a Bow
Kế nhiệm:
Alanis Morissette
với Ironic
Tiền nhiệm:
Jewel
với You Were Meant For Me
Video xuất sắc nhất của nữ ca sĩ
1998
với Ray of Light
Kế nhiệm:
Lauryn Hill
với Doo Wop (That Thing)
Giải Oscar
Tiền nhiệm:
Samuel E.Wright
với Under the Sea
"Ca khúc trong phim hay nhất"
1990
với Sooner or Later (I Always Get My Man)
Kế nhiệm:
Celine Dion
với Beauty and the Beast
Tiền nhiệm:
Vanessa L. Williams
với Colors of the Wind
"Ca khúc trong phim hay nhất"
1997
với You Must Love Me
Kế nhiệm:
Celine Dion
với My Heart Will Go On

Bản mẫu:Best selling music artist

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link GA Bản mẫu:Link GA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link GA Bản mẫu:Link FA