Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Truyền hình Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 292: Dòng 292:
* Nguyễn Hoàng Linh (VTV3)
* Nguyễn Hoàng Linh (VTV3)
* Trần Thị Xuân Quỳnh (VTV3)
* Trần Thị Xuân Quỳnh (VTV3)
* Nguyễn Tuyết Ngân (VTV3)
* Nguyễn Tuyết Ngân (VTV3) (Chuyển từ VTV2)
* Ngô Công Lưu (VTV3)
* Ngô Công Lưu (VTV3)
* [[Trần Ngọc (MC)|Trần Hồng Ngọc]] (VTV3)
* [[Trần Ngọc (MC)|Trần Hồng Ngọc]] (VTV3)

Phiên bản lúc 08:41, ngày 30 tháng 1 năm 2023

Đài Truyền hình Việt Nam
KiểuTruyền hình
Nhãn hiệuVTV
Quốc giaViệt Nam
Ngày phát sóng đầu tiên
7 tháng 9 năm 1970; 52 năm trước
Có mặt tạiViệt Nam và toàn thế giới
Thành lập7 tháng 9 năm 1970; 53 năm trước (1970-09-07)
bởi Đài Tiếng nói Việt Nam
Khẩu hiệuĐồng hành cùng khán giả
Khu vực cấp phép
Việt Nam
Trụ sởToà nhà Trung tâm Truyền hình Việt Nam, số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Chủ sở hữuChính phủ Việt Nam (quản lý chính)
Bộ Thông tin và Truyền thông (đồng quản lý)
Nhân vật chủ chốt
Lê Ngọc Quang (Tổng giám đốc)
Đinh Đắc Vĩnh (Phó Tổng giám đốc)
Đỗ Thanh Hải (Phó Tổng giám đốc)
Nguyễn Thị Thu Hiền (Phó Tổng giám đốc)
Ngày lên sóng chính thức
1973 (1973)
Định dạng hình ảnh
1080i50 16:9 (HDTV)
576i 16:9 (SDTV)
Truyền hình cáp
VTVCab, SCTV
Truyền hình số vệ tinh
K+
Trang mạng
vtv.vn

Đài Truyền hình Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Television, viết tắt: VTV), là đài truyền hình quốc gia thuộc sở hữu của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài chịu sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, có nhiệm vụ "tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nướcQuốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân".[1][2] Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đang có 11 kênh truyền hình quảng bá và hệ thống kênh truyền hình cáp được phủ sóng toàn quốc, phát sóng chủ yếu các chương trình tin tức, phim tài liệu, giáo dục xã hội, hài kịch, giải trí và chính kịch.

VTV hiện đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan[3][4]... và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài.

Tên gọi

Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được sử dụng từ năm 1990. 3 chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài từ năm 1995, lần lượt được thiết kế và thể hiện bằng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh lam, tượng trưng cho 3 màu cơ bản trên màn hình máy truyền hình màu. Biểu trưng này đã được thiết kế lại vào các năm 2010 và 2012. VTV là viết tắt tên gọi tiếng Anh của "Vietnam Television" và cũng là viết tắt tên gọi tiếng Việt của "Vô tuyến Truyền hình Việt Nam".[5]

Lịch sử

Thành lập trong chiến tranh (1945–1975)

Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Lâm thời đã thành lập Bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc Bộ thông tin - Tuyên truyền; hoạt động chủ yếu của bộ phận này là tổ chức đoàn chiếu phim lưu động chiếu ở những nơi công cộng và lập toa xe điện ảnh đi chiếu phim dọc quốc lộ 1 từ bắc vào nam bằng một máy chiếu Débri 16 mm và hai bộ phim tài liệu về phái đoàn Phạm Văn Đồng tại Pháp do Việt kiều gửi về.[6]

Năm 1953, tại chiến khu Việt Bắc, chính phủ thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh, nhưng các nhà làm phim thời kỳ này mới sản xuất được các phim tài liệu ngắn, như Giữ làng giữ nước (1953), Điện Biên Phủ (1954). Năm 1956, Xưởng phim thời sự tài liệu tách khỏi Xưởng phim Việt Nam và đến năm 1989 thì đổi tên thành Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (DSF).[6]

Từ giữa năm 1965, Mỹ đã tăng cường phạm vi tuyên truyền bằng cách xây dựng một hệ thống các đài truyền hình để tuyên truyền cho bản thân và Chính quyền Sài Gòn. Để ứng phó, từ năm 1967, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã bắt đầu chuẩn bị cho việc thành lập một đài truyền hình đại diện cho miền Bắc, nhà báo Trần Lâm lúc đó đang là giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác với Viện Phát thanh Truyền hình Cuba, 18 nhân viên của Đài Tiếng nói Việt Nam đã được đào tạo sang Cuba để học tập các khâu làm truyền hình tại Việt Nam.[6] Năm 1968, Xưởng phim Vô tuyến truyền hình được thành lập, có nhiệm vụ sản xuất phim vô tuyến truyền hình (16 mm) để gửi cho các đài truyền hình nước ngoài tuyên truyền về cuộc chiến đấu và xây dựng đất nước tại Việt Nam.[6]

Ngày 7 tháng 9 năm 1970, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phát sóng tín hiệu truyền hình đầu tiên, sang năm 1971 thì thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình. Ngày 30 Tết Tân Hợi (27 tháng 1 năm 1971), VOV phát chương trình truyền hình đầu tiên, gọi là "chương trình truyền hình thử nghiệm" phục vụ khán giả Hà Nội. Ban đầu truyền hình phát mỗi tuần 3 tối, mỗi tối 2 tiếng đồng hồ. Đến năm 1972, việc phát sóng bị gián đoạn do chiến sự leo thang và Đài Tiếng nói Việt Nam bắt buộc phải sơ tán. Năm 1973, Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên trên màn hình đen trắng. Năm 1975, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Giải phóng A đã cùng Đài giải phóng B Đông Nam Bộ đã tiếp quản toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình của chế độ Sài Gòn để lại.[6]

Phát triển trong hòa bình (1976–nay)

Năm 1976, Trung tâm Truyền hình được xây dựng tại Giảng Võ; năm 1977, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, thành lập Đài Truyền hình Trung ương và chuyển trụ sở tới đây. Cuối những năm 1970, Đài đã bắt đầu phát sóng các chương trình truyền hình màu (hệ SECAM) với thời lượng giới hạn nhằm mục đích thử nghiệm, đào tạo đội ngũ và phục vụ một số lượng ít các máy thu hình màu hiện có của khán giả vào thời điểm đó.[7] Trong giai đoạn này, Đài chuyển dần từ phát sóng đen-trắng sang phát sóng truyền hình màu, đồng thời xây dựng Đài Tiếp vận Tam Đảo để phủ sóng toàn miền Bắc và hỗ trợ xây dựng các đài truyền hình địa phương.[6]

Năm 1987, Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Năm 1990, Đài bắt đầu phát sóng kênh truyền hình thứ hai, từ đây kênh được chia thành VTV1VTV2. Ngày 4 tháng 2 năm 1991, kênh VTV1 bắt đầu được phát sóng trên vệ tinh Stationar 13 với thời lượng 5 giờ mỗi ngày để các đài địa phương thu phát lại trên phạm vi toàn quốc.[8]

Kênh VTV3 được thành lập năm 1996, đến năm 1998 kênh được phát sóng qua vệ tinh đến các địa phương trên toàn quốc. Các kênh VTV4 (Phát sóng lần đầu năm 1998), VTV5 (cùng các kênh khu vực, phát sóng lần đầu năm 2002), VTV6 (Phát sóng năm 2007), VTV7, VTV8, VTV9, VTV Cần Thơ bắt đầu lên sóng lần lượt trong các năm sau đó.[6]

VTV3 là kênh đầu tiên được phát sóng chuẩn HD từ năm 2013, các kênh còn lại cũng lần lượt được nâng chuẩn phát sóng vào những năm tiếp theo.[6] Từ năm 2016 đến nay, các kênh đều phát sóng SD và HD song song. Riêng từ ngày 1 đến 7 tháng 1 năm 2020, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đồng bộ biểu trưng luồng kênh SD với HD cho tất cả các kênh (ngoại trừ kênh VTV5 Tây Nam Bộ và VTV5 Tây Nguyên). Đến ngày 8 tháng 1 năm 2020, các kênh từ VTV1 đến VTV7 và VTV9 từ 10 tháng 1 cùng năm (trừ VTV8) đã trở lại phát song song 2 tín hiệu SDHD với biểu trưng riêng biệt.

Cũng trong giai đoạn này, với tư cách là đơn vị truyền hình chủ nhà, Đài đã thực hiện nhiều chương trình về những sự kiện quan trọng của đất nước, như Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (tổ chức truyền hình trực tiếp trên bốn kênh VTV1, VTV2, VTV3VTV4), Hội nghị APEC các năm 2006 và 2017, hay Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ 2019.

Những dấu mốc quan trọng

  • 7 tháng 9 năm 1970: Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng thử nghiệm chương trình truyền hình đầu tiên. Đây là buổi phát sóng đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam, chương trình gồm 15 phút Những bông hoa nhỏ, thời sự và 30 phút ca nhạc. Tên gọi lúc đó của Đài là Vô tuyến Truyền hình Việt Nam.
  • 1971: Thành lập Ban Biên tập Vô tuyến Truyền hình trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
  • Từ 16 tháng 4 năm 1972: Truyền hình tạm ngừng phát sóng và sơ tán do chiến tranh.
  • 1973: Truyền hình được phát sóng chính thức sau khi Việt Nam ký kết thành công Hiệp định Paris.
  • 16 tháng 6 năm 1976: Truyền hình được phát sóng hằng ngày.
  • 4 tháng 7 năm 1976: Trung tâm truyền hình được xây dựng ở Giảng Võ, Hà Nội.
  • 18 tháng 6 năm 1977: Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương và chuyển tới địa điểm mới - số 43 đường Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội. Địa điểm này là trụ sở của VTV hiện nay.
  • Tháng 9 năm 1978: Thử nghiệm hệ phát hình màu (hệ SECAM).[9]
  • 19 tháng 5 năm 1980: Đài chính thức lấy tên là Đài Truyền hình Trung ương.
  • 1986: Đài Truyền hình Trung ương chính thức chuyển từ hệ phát hình đen-trắng sang hệ phát hình màu đầu tiên tại Việt Nam.
  • 30 tháng 4 năm 1987: Đài Truyền hình Trung ương đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam.
  • 1 tháng 1 năm 1990: Phát sóng chính thức kênh VTV2.
  • Tháng 11 năm 1990: Phát song song hai kênh VTV1 và VTV2
  • 1991: Chuyển hệ phát hình màu từ SECAM sang PAL.
  • 4 tháng 2 năm 1991: Phát sóng vệ tinh kênh VTV1 để các đài địa phương thu và phát lại nhằm phủ sóng toàn quốc.[8]
  • 27 tháng 8 năm 1992: Thành lập Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV), liên doanh với Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist)
  • Tháng 5 năm 1993: Chính thức được xác định là Đài Truyền hình Quốc gia.[10]
  • Tháng 6 năm 1994: Hợp tác cùng HTV trong việc chia sẻ bản quyền các trận đấu thuộc Giải vô địch bóng đá thế giới 1994.[cần dẫn nguồn]
  • 21 tháng 6 năm 1994: Phát hành Tạp chí truyền hình số đầu tiên.[cần dẫn nguồn]
  • 1995: Mở rộng quan hệ quốc tế với các hãng truyền hình như CCTV (Trung Quốc), KBS (Hàn Quốc), NHK (Nhật Bản), hợp tác giáo dục với ABU (Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương), AIBD (Viện Phát triển Phát thanh Truyền hình Châu Á - Thái Bình Dương).
  • 1 tháng 4 năm 1995: Kênh VTV3 phát sóng thử nghiệm.
  • 30 tháng 4 năm 1995: Thực hiện truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 20 năm Ngày giải phóng miền Nam - Thống nhất Đất nước. Đây là lần đầu tiên VTV thực hiện truyền hình trực tiếp một sự kiện Chính trị - Lịch sử quan trọng của đất nước.
  • 1 tháng 7 năm 1995: Áp dụng biểu trưng VTV trên sóng truyền hình.
  • 1 tháng 9 năm 1995: Kênh VTV4 phát sóng thử nghiệm.
  • 20 tháng 9 năm 1995: Thành lập Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Truyền hình cáp MMDS (VCTV).
  • 31 tháng 3 năm 1996: Kênh VTV3 phát sóng chính thức.
  • 19 tháng 11 năm 1996: Thành lập Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVAd). Kể từ đây, VTV dùng nguồn tiền quảng cáo để xây dựng và phát triển Đài.
  • 1997: Các bản tin Thời sự của Đài được phát sóng trực tiếp, mở đầu cho việc phát trực tiếp tất cả các chương trình thời sự từ năm 1998.
  • 6 tháng 2 năm 1997: Thực hiện chương trình hòa sóng đêm giao thừa đầu tiên và xuyên suốt trên VTV.
  • 16 tháng 9 năm 1997: Khánh thành cột phát sóng truyền hình cao 125m tại trụ sở Đài, được sử dụng để phát sóng 3 kênh VTV1 (9 VHF), VTV2 (11 VHF) và VTV3 (22 UHF). Hiện cột đã được chuyển lên Hòa Bình và được thay thế bằng cột phát sóng 250m tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • 1 tháng 1 năm 1998: Kênh VTV4 phát sóng chính thức.
  • 31 tháng 3 năm 1998: Phát sóng 45 giờ/ngày trên 4 kênh sóng của VTV.
  • 1998:
    • Áp dụng đồ họa dựng phi tuyến, đầu tư hệ thống dựng hình phi tuyến tĩnh, trang bị trạm thu vệ tinh chuyên dụng hiện đại phục vụ việc trực tiếp World Cup 1998;
    • Lần đầu tiên trang bị 1 xe truyền hình lưu động màu loại lớn sử dụng công nghệ số với 6 camera;
    • Lắp đặt phòng khống chế, 4 phòng phát sóng tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình;
    • Khánh thành Trường quay S9, trường quay có khán giả đầu tiên của VTV. Đây là một trong những trường quay hiện đại nhất Đông Nam Á thời điểm đó.
    • Vận hành hệ thống Betacam cho phát quảng cáo.
  • 1999: Áp dụng đồ họa bản đồ dự báo thời tiết.
  • 27 tháng 4 năm 2000: VTV4 được phát trên mạng toàn cầu qua 3 vệ tinh phủ sóng toàn bộ châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ.
  • Tháng 9 năm 2000: Ra mắt trang thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam tại địa chỉ http://vtv.org.vn - tiền thân của Báo điện tử VTV News
  • Tháng 3 năm 2001: Chuẩn DVB-T chính thức được chọn làm chuẩn phát sóng số mặt đất của VTV.
  • 12 tháng 2 năm 2002: Bắt đầu phát chính thức kênh VTV5 để phục vụ đồng bào thiểu số bằng tiếng dân tộc thiểu số.
  • 2002: Nâng thời lượng phát sóng cho các kênh VTV1, VTV3VTV4 lên lần lượt 18,5/24h (từ 05:30–24:00), 18/24h (từ 06:00–24:00) và 8/24h (từ 00:00–08:00).
  • 2003: Hoàn thành chuyển đổi sử dụng băng từ sang dùng băng số hóa.
  • 1 tháng 9 năm 2003: Kênh VTV2 nâng thời lượng phát sóng lên 18/24h (từ 06:00-24:00).
  • 10 tháng 10 năm 2003: Phát sóng bản tin thời sự đầu tiên dành cho người khiếm thính trên VTV2 vào lúc 22:00 hàng ngày, dưới dạng phát lại bản tin Thời sự 19h.
  • 1 tháng 1 năm 2004: Thay đổi diện mạo và tên gọi, tổ chức ở các Trung tâm truyền hình khu vực trực thuộc Đài (Huế - HVTV, Đà Nẵng - DVTV, Phú Yên - PVTV, Cần Thơ - CVTV).
  • 1 tháng 11 năm 2004: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV4 lên 20/24h (từ 04:00-24:00) và kênh VTV5 lên 18/24h (từ 06:00-24:00).
  • 1 tháng 9 năm 2006: Kênh VTV3 nâng thời lượng phát sóng lên 24/24h hàng ngày, là kênh đầu tiên của VTV phát sóng với thời lượng 24/24h.[11]
  • 2007:
    • Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 18,5/24h (từ 05:30-24:00), kênh VTV5 lên 19/24h (từ 05:00-24:00).
    • Tăng thêm 1 kênh quảng bá và 1 kênh khu vực, gồm: VTV6 (kênh truyền hình dành cho giới trẻ, phủ sóng toàn quốc từ 29 tháng 4 năm 2007) và VTV9 (phát sóng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng thời trên hệ thống cáp VCTV từ 8 tháng 10 cùng năm).
  • 1 tháng 12 năm 2007: Phối hợp cùng Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức chương trình từ thiện Trái tim cho em và thành lập Quỹ tấm lòng Việt.
  • 2008:
  • 27 tháng 9 năm 2008: Hợp tác cùng Lasta Multimedia để sản xuất các chương trình truyền hình và phim truyền hình. Đến ngày 3 tháng 2 năm 2018, Đài ngừng hợp tác với công ty này.
  • 5 tháng 5 năm 2009: Liên doanh với hãng truyền hình Canal+ (Pháp), thành lập Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV - K+).
  • 20 tháng 5 năm 2009: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV4 lên 24/24h hàng ngày.
  • 2009: Phát thử nghiệm TVMobile tại Hà Nội, hoàn thiện cấp phép phát sóng hệ T-DMB trên cả nước.
  • Từ ngày 3 tháng 2 năm 2010: Các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV5 thay đổi biểu trưng mới, được thiết kế lại dựa trên biểu trưng cũ trước đó (đã được áp dụng với các kênh VTV khu vực vào năm 2004; các kênh VTV6, VTV9 vào năm 2007 và kênh VTV4 vào năm 2009).
  • 2010: Ra mắt trang web xem chương trình truyền hình trực tuyến (http://media.vtv.vn), đồng thời nâng thời lượng phát sóng kênh VTV1, VTV2 và VTV5, VTV6, VTV9 lên lần lượt 19/24h (từ 05:00-24:00), 19/24h, 24/24h, 18/24h (từ 06:00-24:00) và 18/24h.
  • Đầu năm 2011: Thay đổi diện mạo và tên gọi, tổ chức ở các đài truyền hình khu vực trực thuộc Đài (HVTV - VTV Huế; DVTV - VTV Đà Nẵng; PVTV - VTV Phú Yên; riêng CVTV đổi tên thành VTV Cần Thơ vào ngày 5 tháng 6 năm 2011).
  • 1 tháng 4 năm 2011: Bản tin thời sự 22h - Dành cho người khiếm thính trên VTV2 sử dụng người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, thay cho việc hiển thị phụ đề ở dưới màn hình.
  • 15 tháng 6 năm 2011: VTV1 chính thức phát sóng 24/24h hàng ngày.
  • 2011:
    • Lựa chọn chuẩn DVB-T2 làm chuẩn phát sóng trên VTV. Khánh thành giai đoạn 1 của Tòa nhà VTV.
    • Thành lập Trung tâm đồ họa.
  • 1 tháng 1 năm 2012: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV2 lên 24/24h hàng ngày.
  • 22 tháng 2 năm 2012: Báo điện tử VTV News chính thức được cấp giấy phép hoạt động.
  • 2012: Đưa vào sử dụng Trạm truyền dẫn vệ tinh băng tần C tại Hà Nội, đảm bảo truyền dẫn vệ tinh theo tiêu chuẩn DVB-S2, mã hóa MPEG-4. Triển khai số hoá tư liệu hình ảnh.
  • Từ 18:00 ngày 31 tháng 12 năm 2012: Sử dụng biểu trưng mới được thiết kế lại, với các cạnh được bo tròn. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2013, chính thức sử dụng biểu trưng mới trong mọi hoạt động của Đài, cùng ngày kênh VTV6 được nâng thời lượng lên 24/24h hàng ngày.
  • 31 tháng 3 năm 2013: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV3 theo chuẩn tín hiệu HD và phát sóng chính thức từ ngày 1 tháng 6.
  • 7 tháng 5 năm 2013: Truyền hình cáp Việt Nam đổi tên thương hiệu thành Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam, nhận diện thương hiệu từ VCTV sang VTVCab.
  • 11 tháng 7 năm 2013: Nâng thời lượng phát sóng kênh VTV9 lên 24/24h hàng ngày.
  • 17:30 ngày 7 tháng 9 năm 2013: Phát sóng kênh VTV6 chuẩn tín hiệu HD.
  • Từ 16 tháng 12 năm 2013 đến 8 tháng 5 năm 2016: Bản tin Thời sự 22h - Dành cho người khiếm thính trên VTV2 được phát sóng trực tiếp như một bản tin riêng, thay vì phát sóng dưới dạng phát lại bản tin Thời sự 19h.
  • 31 tháng 3 năm 2014: Kênh VTV1 HD bắt đầu phát sóng.
  • 10 tháng 10 năm 2014: Trung tâm tin tức VTV24 - Đài Truyền hình Việt Nam hợp tác cùng ADT Group thực hiện chương trình tin tức Chuyển động 24h.
  • 10 tháng 1 năm 2015: Chính thức ra mắt chương trình VTV Đặc biệt, chương trình phát sóng mỗi tháng một lần trên VTV1. Chương trình được miêu tả là 'khung giờ chất lượng cao của VTV'.[12]
  • Tháng 4 năm 2015: Ra mắt dịch vụ và ứng dụng xem truyền hình trực tuyến VTVGo.
  • 3 tháng 4 năm 2015: Chính thức ra mắt dịch vụ Alo! VTV, dịch vụ điện thoại cung cấp luồng âm thanh trực tiếp của các kênh VTV và K+. Dịch vụ này hoạt động đến hết năm 2016.
  • 30 tháng 6 năm 2015: Bắt đầu thực hiện đề án Số hóa truyền hình do Chính phủ ban hành, ngừng phát sóng các kênh VTV tương tự (analog) tại Đà Nẵng.
  • 2015: Lên sóng phiên bản HD của các kênh VTV2, VTV4, VTV5, VTV9, đồng thời phát sóng âm thanh chuẩn Dolby Digital Plus 2.1 cho kênh VTV1, VTV3 và VTV6 trên VTVCab và trên Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2.
  • 11:30 ngày 20 tháng 11 năm 2015: Phát sóng thử nghiệm kênh VTV7 và VTV7 HD trên hạ tầng Truyền hình số mặt đất DVB-T2, Truyền hình cáp Việt Nam (VTVCab) và Truyền hình số vệ tinh K+.
  • 1 tháng 1 năm 2016: Chính thức lên sóng 4 kênh truyền hình quảng bá: VTV7 - Kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia, VTV8 - Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Duyên hải Trung Bộ & Tây Nguyên, VTV9 - Kênh Truyền hình Quốc gia hướng tới khu vực Nam Bộ và VTV5 Tây Nam Bộ - Kênh truyền hình tiếng dân tộc thiểu số dành cho đồng bào khu vực Tây Nam Bộ. Trong đó, VTV8 là sự sáp nhập của 3 kênh truyền hình khu vực miền Trung của VTV là VTV Huế, VTV Đà Nẵng và VTV Phú Yên; VTV9 (cũ) và VTV Cần Thơ 1 sáp nhập thành kênh VTV9 (mới); VTV5 Tây Nam Bộ là phiên bản mới của kênh VTV Cần Thơ 2, theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến năm 2025.
  • 09:00 ngày 17 tháng 10 năm 2016: Phát sóng kênh VTV5 Tây Nguyên với thời lượng 24/24 giờ hàng ngày, gồm 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số tại khu vực Tây Nguyên: Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, M’Nông, K’Ho, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Chu Ru, RaglaiChăm. Các chương trình của 10 thứ tiếng dân tộc Tây Nguyên trên kênh VTV5 Quốc gia được chuyển sang kênh VTV5 Tây Nguyên.
  • 6 tháng 9 năm 2017: Khánh thành Tòa nhà Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại 43 Nguyễn Chí Thanh.[13]
  • 00:04 ngày 1 tháng 4 năm 2018 (giờ Việt Nam): Ngừng phủ sóng vệ tinh nước ngoài kênh VTV4 thông qua các vệ tinh Thaicom5 (khu vực châu Á và Bắc Phi), Eutelsat Hot Bird 13B (khu vực châu Âu), Hispasat 30W-5 (khu vực Nam Mỹ), Galaxy 19 (khu vực Bắc Mỹ). Cũng trong ngày này, ngoài kênh VTV4, VTV đã đưa tín hiệu các kênh truyền hình còn lại của Đài thông qua set-top box VTVGo.
  • 7 tháng 9 năm 2018: Ra mắt ứng dụng đọc Báo điện tử VTV News.
  • 7 tháng 9 năm 2019: Ra mắt Cổng thông tin điện tử Đài Truyền hình Việt Nam.
  • 1 đến 7 tháng 1 năm 2020: Thực hiện thử nghiệm đồng bộ luồng kênh SD & HD cho tất cả các kênh sóng của Đài.
  • 16 tháng 3 năm 2020: Việt Nam Hôm nay là chương trình tin tức - thời sự thứ hai của Đài có thuyết minh bằng ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khiếm thính, sau bản tin Thời sự 22h trên kênh VTV2.
  • 18 tháng 3 năm 2020: Chính phủ ban hành Nghị định 34/2020/NĐ-CP, trong đó sửa đổi và bổ sung điều 3 của Nghị định 02/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam.[14][15]
  • Từ 19 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 2020, do yêu cầu chỉ đạo công tác phòng chống Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, VTV rút ngắn thời gian phát sóng các kênh VTV2, VTV3, VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên, VTV6, VTV8, VTV9 từ 24/24 giờ xuống 19/24 giờ hàng ngày (từ 05:00–24:00), riêng các kênh VTV1, VTV4 và VTV7 giữ nguyên thời gian phát sóng. Từ ngày 1 tháng 5 năm 2020, các kênh trở lại phát sóng với thời lượng 24/24h hàng ngày.
  • Từ 10 tháng 5 năm 2020, Nghị định 34/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Theo đó, VTV sáp nhập, tái cơ cấu lại các đơn vị biên tập, sản xuất và phát sóng của Đài cùng các Trung tâm THVN tại các khu vực Trung Bộ & Nam Bộ.
  • Từ 30 tháng 7 đến hết 2 tháng 9 năm 2020, trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh thành miền Trung, VTV8 tiếp tục được rút ngắn thời gian phát sóng xuống 19/24h hàng ngày. Từ ngày 3 tháng 9 năm 2020, VTV8 đã phát sóng 24/24 giờ hàng ngày trở lại.
  • 31 tháng 12 năm 2020: Đài đã dừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 15 tỉnh nhóm IV của Đề án Số hóa truyền hình mặt đất, hoàn thành số hóa truyền hình của quốc gia.
  • Ngày 8 tháng 9 năm 2022, Nghị định số 60/2022/NĐ-CP về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài Truyền hình Việt Nam được ban hành. Theo đó Ban Thanh thiếu niên không còn nằm trong hệ thống phòng, ban của Đài Truyền hình Việt Nam kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Đồng thời, chia tách Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ, tái thành lập Trung tâm THVN tại TP.HCM cũng như Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ (trên cơ sở Văn phòng khu vực Tây Nam Bộ của Trung tâm THVN tại khu vực Nam Bộ). Trung tâm THVN tại khu vực Tây Nam Bộ có nhiệm vụ sản xuất các chương trình cho kênh truyền hình VTV Cần Thơ và các kênh truyền hình khác của VTV.
  • 00:31 ngày 10 tháng 10 năm 2022, Kênh VTV6 chính thức dừng phát sóng & phát sóng thử nghiệm kênh VTV Cần Thơ
  • 18:00 ngày 13 tháng 10 năm 2022: Chính thức phát sóng Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ - VTV Cần Thơ.
  • 1 tháng 11 năm 2022: chính thức đồng bộ luồng kênh SD & HD cho tất cả các kênh sóng của Đài (trừ các kênh VTV5 Tây Nguyên, VTV8 và VTV Cần Thơ đã đồng bộ luồng từ trước)

Cơ cấu tổ chức[16]

Đài Truyền hình Việt Nam, dưới vai trò cơ quan truyền thông chủ lực trực thuộc nhà nước, dưới sự đồng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí, thuộc Chính phủ Việt Nam. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định.[1] Đài truyền hình Việt Nam có quan hệ với các đài truyền hình trực thuộc tỉnh và thành phố do chính quyền địa phương điều hành.

Ban Giám đốc

Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

  1. Nguyễn Thị Thu Hiền (Nguyên Trưởng ban Thời sự).
  2. Đinh Đắc Vĩnh (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học & Công nghệ Truyền hình).
  3. Đỗ Thanh Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Phim truyền hình)[18].

Các đơn vị trực thuộc

Tổ chức Đảng, Đoàn

  • Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam - Bí thư: Lê Ngọc Quang.
  • Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam.

Đơn vị giúp việc Ban Lãnh đạo Đài

  • Văn phòng.
  • Ban Tổ chức cán bộ.
  • Ban Kế hoạch - Tài chính.
  • Ban Kiểm tra.
  • Ban Hợp tác quốc tế.

Đơn vị biên tập, sản xuất & phát sóng (hoặc Đơn vị nội dung)

  • Ban Thời sự (VTV1) - Trưởng ban: Đỗ Đức Hoàng.
  • Ban Khoa giáo (VTV2, VTV7) - Trưởng ban: Lê Hải Anh.
  • Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí (VTV3)[19] - Trưởng ban: Tạ Bích Loan.
  • Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4 - VTV International) - Trưởng ban: Tào Thị Thanh Xuân.
  • Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) - Trưởng ban: Nguyễn Văn Hợp.
  • Ban Thể thao (S-VTV)[20] - Trưởng ban: Phan Ngọc Tiến.
  • Ban Văn nghệ - Trưởng ban: Nguyễn Vọng Ngàn.
  • Ban Thư ký biên tập - Quyền Trưởng ban: Hoàng Thanh Mai.
  • Ban Biên tập Truyền hình đa phương tiện[21] - Trưởng ban: Trịnh Long Vũ.
  • Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital)[22] - Quyền Giám đốc: Đinh Trần Việt
  • Trung tâm Phim truyền hình (VFC)[23] - Giám đốc: Đặng Diễm Quỳnh[24]
  • Trung tâm Phim tài liệu[25] - Giám đốc: Nguyễn Đăng Học.
  • Trung tâm Tư liệu - Giám đốc Nguyễn Xuân Công.
  • Trung tâm Kỹ thuật truyền hình[26] - Giám đốc: Nguyễn Văn Chung.
  • Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng - Giám đốc: Trần Quang Hưng.
  • Trung tâm Mỹ thuật - Giám đốc: Đặng Anh Minh.

Các đơn vị sự nghiệp khác

  • Trung tâm Tin học & Công nghệ truyền hình[27] - Giám đốc: Nguyễn Trường Giang.
  • Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ truyền hình - Giám đốc: Ngô Hồng Thắng.
  • Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ truyền hình (TVAd) - Giám đốc: Đỗ Thị Lan Hương.
  • Trường Cao đẳng Truyền hình (VTV College, tên cũ là CTV) - Hiệu trưởng: Trần Phúc Trung.

Các doanh nghiệp do VTV quản lý/đồng quản lý

Hệ thống các Trung tâm thường trú

  • Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung - Tây Nguyên (VTV8)[28] - Giám đốc Nguyễn Lâm Thanh.
  • Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9)[29] - Giám đốc: Từ Lương.
  • Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ (VTV Cần Thơ)[30] - Phó Giám đốc phụ trách: Võ Ngọc Văn Quân.

Mạng lưới cơ quan thường trú tại nước ngoài

  • Cơ quan thường trú tại Los Angeles - Hoa Kỳ (PV chính: Lê Minh).
  • Cơ quan thường trú tại New York - Hoa Kỳ (PV chính: Lê Anh Tuyển).
  • Cơ quan thường trú tại Washington, D.C. - Hoa Kỳ (PV chính: Nguyễn Thái Thanh).
  • Cơ quan thường trú tại London - Anh (PV chính: Vũ Phương Huyền).
  • Cơ quan thường trú tại Paris - Pháp (PV chính: Nguyễn Mỹ Linh).
  • Cơ quan thường trú tại Brussels - Bỉ (PV chính: Lê Hồng Quang).
  • Cơ quan thường trú tại Moskva - Nga (PV chính: Phan Vũ Nhật Linh).
  • Cơ quan thường trú tại Dubai - UAE (PV chính: Lê Anh Phương).
  • Cơ quan thường trú tại Bắc Kinh - Trung Quốc (PV chính: Châu Thái Bình).
  • Cơ quan thường trú tại Tokyo - Nhật Bản (PV chính: Long Nguyễn).
  • Cơ quan thường trú tại Viêng Chăn - Lào (PV chính: Ngọc Phương).
  • Cơ quan thường trú tại Phnôm Pênh - Campuchia (PV chính: Thạch Thông).
  • Cơ quan thường trú tại ASEAN (Singapore) (PV chính: Nguyễn Hữu Hưng).

Các cơ quan báo chí trực thuộc

  • Báo điện tử VTV News (http://vtv.vn) - Tổng Biên tập Vũ Thanh Thủy.
  • Tạp chí Truyền hình VTV - Tổng Biên tập Nguyễn Thị Mỹ Hạnh.

Đơn vị từng hoạt động

  • Ban Thanh Thiếu niên (VTV6)

Những phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình tiêu biểu

Dưới đây là danh sách những phóng viên, biên tập viên, người dẫn chương trình tiêu biểu của Đài Truyền hình Việt Nam.

Lưu ý: Những MC dẫn Thời tiết không được tính vào danh sách này[31].

  • Nguyễn Hữu Bằng (VTV1) (Chuyển từ VTV6)
  • Nguyễn Tuấn Dương (VTV1)
  • Trần Quốc Anh (VTV1)
  • Nguyễn Tiến Anh (VTV1) (Chuyển từ VTV4)
  • Nguyễn Hoài Lương (VTV1)
  • Đỗ Quang Anh (VTV1)
  • Nguyễn Việt Cường (VTV1)
  • Lê Bảo An (VTV1) (Chuyển từ VTV6)
  • Phan Hoàng Dương (VTV1)
  • Nguyễn Thu Hà (VTV1)
  • Cao Kim Ngân (VTV1)
  • Trần Thu Hằng (VTV1)
  • Nguyễn Phương Thanh (VTV1)
  • Đỗ Huy Hoàng (VTV1) (Chuyển từ VTV Digital)
  • Trần Khánh Trang (VTV1)
  • Nguyễn Minh Trang (VTV1)
  • Lỗ Lan Anh (VTV1)
  • Hoàng Ngọc Bích (VTV1)
  • Nguyễn Mai Ngọc (VTV1)
  • Lê Thanh Huyền (VTV1) (Chuyển từ S-VTV)
  • Hoàng Linh Thủy (VTV1)
  • Trần Hương Linh (VTV1)
  • Phạm Hoài Thu (VTV1)
  • Đỗ Phương Anh (VTV1)
  • Mai Hoàng Long (VTV1)
  • Bùi Đại Dương (VTV2)
  • Dương Hồng Phúc (VTV2) (Chuyển từ VTV3 và VTV9)
  • Trần Quang Huy (VTV2)
  • Vũ Bảo Phong (VTV2)
  • Hồ Minh Huyền (VTV2)
  • Vũ Mạnh Tùng (VTV2)
  • Nguyễn Hồng Nhung (VTV2)
  • Phí Nguyễn Thùy Linh (VTV2, VTV3)
  • Tạ Bích Loan (VTV3)
  • Nguyễn Tùng Chi (VTV3)
  • Lưu Minh Vũ (VTV3)
  • Bùi Đức Bảo (VTV3)
  • Trịnh Lê Anh (VTV3)
  • Nguyễn Hoàng Anh (VTV3)
  • Nguyễn Diệp Chi (VTV3)
  • Phạm Công Tố (VTV3) (Chuyển từ VTV6)
  • Phạm Ngọc Huy (VTV3)
  • Hoàng Trung Nghĩa (VTV3, VTV7)
  • Nguyễn Hoàng Linh (VTV3)
  • Trần Thị Xuân Quỳnh (VTV3)
  • Nguyễn Tuyết Ngân (VTV3) (Chuyển từ VTV2)
  • Ngô Công Lưu (VTV3)
  • Trần Hồng Ngọc (VTV3)
  • Trần Khánh Vy (VTV3, VTV7)
  • Lại Văn Sâm (VTV3)
  • Lại Bắc Hải Đăng (VTV3)
  • Đinh Tiến Dũng (VTV3)
  • Phạm Hoàng Nguyên (VTV4)
  • Đào Thanh Tùng (VTV4)
  • Phạm Thùy Linh (Lina Phạm) (VTV4)
  • Nguyễn Phương Hà (VTV4)
  • Nguyễn Minh Hương (VTV4)
  • Lê Hoàng Linh (VTV4)
  • Đào Thu Hiền (VTV4)
  • Đào Thanh Hà (VTV4)
  • Lã Huyền Trang (VTV4)
  • Vũ Thế Anh (VTV4)
  • Nguyễn Đức Chính (VTV4)
  • Lê Hiếu Minh Đức (VTV4)
  • Bùi Quý Hải (VTV5)
  • Nguyễn Hoài Đảm (VTV5)
  • Trần Ngân Hà (VTV5)
  • Trần Quang Minh (VTV8) (Chuyển từ VTV3 và VTV6)
  • Lê Phương Anh (VTV8)
  • Nguyễn Thụy Vân (VTV Digital)
  • Trần Hạnh Phúc (VTV Digital)
  • Nguyễn Thị Quỳnh Nga (VTV Digital)
  • Hoàng Hải Yến (VTV Digital)
  • Dương Sơn Lâm (VTV Digital)
  • Lê Mạnh Cường (VTV Digital)
  • Trần Việt Hoàng (VTV Digital)
  • Nguyễn Thái Trang (VTV Digital) (Chuyển từ VTV6)
  • Phạm Quang Duy (VTV Digital)
  • Dương Ngọc Trinh (VTV Digital)
  • Nguyễn Hoàng Nam (VTV Digital)
  • Nguyễn Hữu Trí (VTV Digital)
  • Phạm Điệp Anh (VTV Digital)
  • Nguyễn Tài Phan (VTV Digital)
  • Nguyễn Kim Huệ (VTV Digital)
  • Bùi Minh Hằng (VTV Digital)
  • Đinh Phương Nam (VTV Digital)
  • Nguyễn Anh Quang (VTV Digital)
  • Nguyễn Ngọc Phương (Thường trú Lào)
  • Thạch Thông (Thường trú Campuchia)
  • Duy Hưng (Thường trú Campuchia)
  • Nguyễn Hữu Hưng (Thường trú ASEAN)
  • Nguyễn Thái Thanh (Thường trú Washington D.C - Mỹ)
  • Công Tùng (Thường trú Washington D.C - Mỹ)
  • Lê Anh Tuyển (Thường trú New York - Mỹ)
  • Hoàng Hải (Thường trú New York - Mỹ)
  • Lê Minh (Thường trú Los Angeles - Mỹ)
  • Lê Anh Phương (Thường trú Trung Đông và Bắc Phi) (Chuyển từ VTV1)
  • Lê Hồng Quang (Thường trú Châu Âu) (Chuyển từ VTV4)
  • Nghiêm Thế Dũng (Thường trú Châu Âu)
  • Phan Vũ Nhật Linh (Thường trú Liên bang Nga)
  • Nguyễn Mỹ Linh (Thường trú Cộng hòa Pháp)
  • Vũ Phương Huyền (thường trú Vương quốc Anh)
  • Long Nguyễn (Thường trú Nhật Bản)
  • Châu Thái Bình (Thường trú Trung Quốc)
  • Lê Mỹ Vân (Ban Văn nghệ)
  • Nguyễn Thùy Linh (Ban Văn nghệ)
  • Vũ Anh Tuấn (Ban Văn nghệ) (Chuyển từ VTV3)
  • Nguyễn Danh Tùng (Ban Văn nghệ) (Chuyển từ VTV3)
  • Nguyễn Thị Hoài Anh (Ban Văn nghệ) (Chuyển từ VTV1)
  • Đặng Thị Diễm Quỳnh (VFC) (Chuyển từ VTV6)
  • Hoa Thanh Tùng (Ban Thư ký Biên tập) (Chuyển từ VTV6)
  • Thái Hồng Tuấn (Ban Thư ký Biên tập) (Chuyển từ VTV3)
  • Đồng Huyền Thu (Ban Thư ký Biên tập) (Chuyển từ VTV1)
  • Vũ Phương Thảo (Ban Thư ký Biên tập) (Chuyển từ VTV3)
  • Vũ Thu Trang (Ban Thư ký Biên tập) (Chuyển từ VTV3)
  • Nguyễn Quốc Khánh (S-VTV) (Chuyển từ VTV1)
  • Nguyễn Khắc Cường (S-VTV) (Chuyển từ VTV3)
  • Nguyễn Hữu Việt Khuê (S-VTV) (Chuyển từ VTV3)
  • Vũ Đình Khang (S-VTV)
  • Nguyễn Hoàng Cường (S-VTV)
  • Tạ Biên Cương (S-VTV) (Chuyển từ VTV3)
  • Phạm Quang Việt (S-VTV)
  • Trần Ngọc Anh (Giang Anh) (S-VTV)
  • Phan Quốc Hiếu (S-VTV)
  • Hoàng Văn Hiến (S-VTV)
  • Nguyễn Mạnh Trí (S-VTV)
  • Phạm Hữu Trường (S-VTV)
  • Bùi Tuấn Đức (S-VTV)
  • Chu Kỳ Lân (S-VTV)
  • Nguyễn Minh Tiệp (S-VTV)
  • Nguyễn Tuấn Anh (S-VTV)
  • Hoàng Minh Tân (S-VTV)
  • Nguyễn Thành Phong (S-VTV) (Chuyển từ VTV6)
  • Nguyễn Tiến Dũng (S-VTV)

Các kênh truyền hình

Các kênh truyền hình quảng bá

VTV1VTV2VTV3VTV4VTV5VTV6 (2007-2022)VTV7VTV8VTV9VTV5 Tây NguyênVTV5 Tây Nam BộVTV Cần Thơ
Bấm vào số hoặc chữ trên hình để xem thêm thông tin về kênh.
Trong đêm giao thừa từ 19h00 ngày 30 Tết (năm đủ) hoặc 29 Tết (năm thiếu) đến 0h30 rạng sáng mùng 1 Tết, tất cả các kênh VTV sẽ hoà sóng thành một kênh duy nhất (VTV) để phát các chương trình chia tay năm cũ, chào năm mới âm lịch (riêng VTV Cần Thơ tách sóng và tắt sóng ngay sau đó)

Các kênh truyền hình trả tiền

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam có 56 kênh truyền hình trả tiền thuộc các hệ thống VTVCab, K+, SCTV.

Các kênh cũ

  • VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2: Phát sóng lần đầu năm 1968 dưới tên gọi Đài Truyền hình Cần Thơ (CTV); phát sóng trở lại từ ngày 2 tháng 5 năm 1975, sau khi Việt Nam tái thống nhất. Năm 1980, truyền hình Cần Thơ phát sóng trên kênh 6 VHF, kênh 7 VHF hệ FCC cũ và kênh 11 VHF. Năm 2004, kênh 6 VHF chính thức mang tên CVTV1 (ban đầu là CVTV); cùng năm đó kênh CVTV2 ra đời nhằm phục vụ bà con dân tộc Khmer, phát sóng từ 19h - 22h mỗi ngày trên kênh 51 UHF. Từ 5 tháng 6 năm 2011, 2 kênh CVTV1 và CVTV2 đổi tên thành VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2. Theo Đề án Quy hoạch Báo chí quốc gia đến 2025, ban đầu, VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2 sẽ nhập chung sóng, hình thành Kênh Truyền hình Quốc gia khu vực Tây Nam Bộ VTV10 nhưng không được chấp thuận. Thay vào đó, từ 1 tháng 1 năm 2016, VTV Cần Thơ 1 và VTV9 (cũ) trở thành kênh VTV9 (mới), còn VTV Cần Thơ 2 chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ.
  • VTV Đà Nẵng: Phát sóng từ năm 1977 với tên gọi Đài Truyền hình Đà Nẵng trên kênh 9 VHF. Từ năm 1994, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyển cho VTV quản lý, lấy tên là TĐN. Năm 2004, cùng với CVTV và các kênh khác, TĐN được đổi tên là DVTV. Đầu năm 2011, DVTV đổi tên là VTV Đà Nẵng. Năm 2015, VTV Đà Nẵng phát sóng theo định dạng hình ảnh 16:9. Từ 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Đà Nẵng ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8.
  • VTV Phú Yên: Phát sóng từ năm 1989, tiền thân là Đài Truyền hình Phú Yên. Năm 2001, Đài Truyền hình Phú Yên được bàn giao về VTV, trở thành Đài Truyền hình khu vực Phú Yên (PTV), sau là Trung tâm THVN tại Phú Yên (PVTV - 2004), đóng vai trò là đơn vị truyền hình của tỉnh (đến năm 2012) cũng như khu vực Nam Trung Bộ. Từ 00:00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Phú Yên ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8. Năm 2018, VTV thành lập Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Nha Trang, Khánh Hòa (VTV Nha Trang), thay thế cho VTV Phú Yên trước đây.
  • VTV Huế: Phát sóng từ trước năm 1975 với tên gọi ban đầu là Đài Truyền hình Huế. Từ sau 1975 đến 1998, Đài Truyền hình Huế đóng vai trò là cơ quan truyền hình của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Huế ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8.
  • VTV6: Phát sóng từ ngày 29 tháng 4 năm 2007, ban đầu là kênh truyền hình dành cho giới trẻ. Từ ngày 10 tháng 10 năm 2022, kênh được thay thế bằng kênh VTV Cần Thơ.

Ứng dụng trực tuyến

Ứng dụng đang hoạt động

  • VTVGo: Hệ thống truyền hình trực tuyến chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam cho phép khán giả xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề các chương trình truyền hình cũng như kho video độc quyền lớn nhất Việt Nam[32] trên các lĩnh vực Thời sự, Kinh tế, Văn hóa, Giải trí, Thể thao, Quốc tế, Phim truyện.
  • VTVCab ON: Ứng dụng truyền hình trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam do Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam vận hành, cung cấp hơn 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Ứng dụng cho phép xem trực tuyến, xem lại các nội dung theo chủ đề cùng với kho nội dung độc quyền lớn tại Việt Nam.[33]
  • VTV Giải Trí: Ứng dụng cung cấp các chương trình phim truyện truyền hình dài tập, phim ngắn, các chương trình giải trí... do VTV & Dotmark (ADT Group) hỗ trợ & thực hiện.

Ứng dụng cũ

  • VTV Sports: Ứng dụng chuyên đăng tải tin tức về các chương trình thể thao. Từ ngày 9 tháng 6 năm 2021, ứng dụng được chuyển thành một chuyên mục của ứng dụng VTVGo.
  • Alo! VTV: Kênh thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam trên di động, hoạt động đến hết năm 2016

Những chương trình nổi bật

Chương trình đặc biệt hằng năm của VTV

Đang phát sóng

  • Gặp nhau cuối năm (2003–nay): Chương trình nghệ thuật đặc biệt, được phát sóng vào lúc 20:00 ngày Tất niên âm lịch hàng năm trên các kênh sóng của VTV.
  • Hòa ca (2019–nay): Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc học đường, do Kênh truyền hình Giáo dục quốc gia (VTV7) sản xuất, được phát sóng vào 21:00 ngày 31 tháng 12 hằng năm trên VTV1.
  • Tết Hòa ca nhí (2021–nay): Phiên bản thứ hai của chương trình Hòa ca dành cho độ tuổi từ 8 đến 15, phát sóng vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm.
  • Đón Tết cùng VTV (2013–nay): Chương trình chào năm mới đặc biệt được tổ chức vào dịp Giao thừa Âm lịch hàng năm (2013–2016). Từ năm 2017, chương trình được phát sóng lúc 20:00 ngày mùng 1 Tết Nguyên đán trên kênh VTV3.
  • Ấn tượng VTV - VTV Awards (2014–nay): Giải thưởng truyền hình thường niên của VTV nhằm vinh danh các sản phầm truyền hình, gương mặt MC, biên tập viên, diễn viên, ca sĩ ấn tượng... thu hút lượng lớn khán giả trong suốt một năm.
  • Countdown (2023–nay): Chương trình đón giao thừa Tết dương lịch do Ban Văn nghệ thực hiện, được truyền hình trực tiếp lúc 22:00 ngày 31 tháng 12 dương lịch hằng năm trên VTV1.
  • Chiều cuối năm (2007–nay): Chương trình đặc biệt thường niên dịp Tết Âm lịch do Ban Thời sự thực hiện, được phát sóng vào lúc 17:00 ngày Tất niên Âm lịch hàng năm trên VTV1 và một số kênh truyền hình khác của VTV.
  • Tết nghĩa là hy vọng (2016–2019, 2023–nay): Phát sóng lần đầu tiên năm 2016. Từ 2017, chương trình được phát sóng vào ngày 30 Tết sau chương trình Gặp nhau cuối năm trên tất cả các kênh sóng của VTV (trừ VTV9). Từ 2020-2022, chương trình được thay thế bằng chương trình Quê hương, mùa đoàn tụ (năm 2021-2022 có tên gọi là Mùa đoàn tụ).
  • Liên hoan thiếu nhi quốc tế VTV (2018–nay): Chương trình đón ngày Quốc tế Thiếu nhi do VTV và Vinpearl thực hiện.
  • Cảm hứng bất tận (2021–nay): Chương trình đại nhạc hội chào năm mới (Âm lịch) đặc biệt do Ban Văn nghệ thực hiện, được phát sóng vào ngày mùng 1 Tết hằng năm.
  • VTV True Concert (2019–nay): Chương trình nghệ thuật đặc biệt kết hợp với âm nhạc, diễn ra 1 năm 1 lần và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, do TH True Milk tài trợ.

Đã từng phát sóng

  • Chào – VTV New Year Concert (2011–2021): Chương trình đại hội ca vũ nhạc do VTV sản xuất, phát sóng vào tối ngày mùng 1 tháng 1 (Dương lịch) hàng năm.
  • Gặp gỡ VTV (2013–2015): Chương trình ca nhạc – giao lưu đặc biệt nhìn lại những dấu ấn của VTV năm vừa qua và chào đón năm mới, được tổ chức và phát sóng vào tối ngày 31 tháng 12 hàng năm đến sau giao thừa của năm mới.[cần dẫn nguồn]
  • Đêm thu cổ tích (2018–2020): Chương trình nghệ thuật chào đón Tết Trung thu lớn nhất của VTV, được phát sóng trực tiếp vào 20:10 ngày Tết Trung thu hằng năm trên VTV1. Năm 2021, do dịch COVID-19, chương trình tổ chức theo hình thức trực tuyến với tên gọi Chia sẻ để gần nhau hơn - Lớp học diệu kỳ.
  • Quê hương mùa đoàn tụ (2020) / Mùa đoàn tụ (2021–2022): Chương trình đón Giao thừa Tết Âm lịch do VTV và Viettel thực hiện, được phát sóng vào đêm giao thừa 30 tết (năm đủ) hoặc 29 tết (năm thiếu).
  • Vũ khúc ánh sáng (2018–2022): Chương trình đón giao thừa Tết dương lịch do VTV và Viettel thực hiện, được phát sóng truyền hình trực tiếp lúc 22:00 ngày 31 tháng 12 dương lịch hằng năm trên VTV1. Từ năm 2023, chương trình được thay thế bằng Countdown.

Các giải đấu

  • VTV Cup (2004–2019): Giải bóng chuyền nữ quốc tế do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và VTV tổ chức, với sự tham dự của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam và các đội bóng mạnh hàng đầu khu vực và châu lục. Đây là giải đấu uy tín nhất của làng bóng chuyền Việt Nam và là một trong những giải đấu chính thức hàng năm trong hệ thống các giải đấu của Liên đoàn bóng chuyền châu Á.
  • Giải đua xe đạp VTV Cup Tôn Hoa Sen (2016–2020): Giải đua xe đạp quốc tế do VTV & Unic Group tổ chức, Tôn Hoa Sen là nhà tài trợ chính.
  • Robocon Việt Nam (2002–2019; 2023-nay): Tên đầy đủ là Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam, được tổ chức hằng năm cùng với Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương (ABU Robocon). Đội chiến thắng vòng chung kết của Robocon Việt Nam sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự ABU Robocon được tổ chức cùng năm (nếu là chủ nhà thì 2 đội lọt vào trận chung kết sẽ tham gia). Đối với các năm 2020, 2021 và 2022, sự kiên đã bị hủy bỏ vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.[34]

Các cuộc thi

Hợp tác quốc tế

  • Gameshow "Trò chơi liên tỉnh" (1996–1997): Trò chơi truyền hình hợp tác quốc tế đầu tiên của VTV, phối hợp với Đài Truyền hình TF1 của Pháp.
  • Đại nhạc hội Việt – Nhật "Giấc mơ về một nền hoà bình" (24/5/2008): Chương trình kỷ niệm 35 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản - Việt Nam (21.9.1973 - 21.9.2008), do VTV và NHK phối hợp thực hiện tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội, được truyền hình trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và NHK của Nhật Bản.
  • Cầu truyền hình Hà Nội - Moskva "Bài ca chiến thắng" (31/10/2011): Cầu truyền hình kỷ niệm 94 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2011), do VTV và Kênh 1 (Nga) phối hợp thực hiện, được truyền hình trực tiếp đồng thời trên kênh VTV3 của Việt Nam và Kênh 1 của Nga.
  • Cầu truyền hình “Chung một con đường” (18/7/2017): Cầu truyền hình kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào, do VTV và Đài Truyền hình Quốc gia Lào phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và kênh LNTV1, LNTV3 của Lào.
  • Cầu truyền hình đặc biệt Giao lưu Việt - Trung “Láng giềng gần” (2011) và Chương trình giao lưu nghệ thuật hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “Dòng sông thơ mộng” (2017), do VTV và Đài PT–TH tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 và Đài PT–TH Quảng Tây.
  • Cầu truyền hình xuyên quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc “Người bạn lâu năm” (2012), do VTV và Đài Truyền hình KBS (Hàn Quốc) phối hợp thực hiện, phát sóng trực tiếp đồng thời trên kênh VTV1 của Việt Nam và KBS2 của Hàn Quốc.
  • Chương trình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản” (2018, 2019, 2020): Chương trình phim tài liệu khám phá cố đô Nara (Nhật Bản), do VTV và Đài Truyền hình Nara (Nhật Bản) phối hợp thực hiện, phát sóng trên VTV1 và phát lại trên Đài Truyền hình Nara.

Các chương trình đặc biệt

  • Cầu Truyền hình "Bài ca kết đoàn" (1 tháng 9 năm 2019): Cầu Truyền hình kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình "Ánh sáng niềm tin" (3 tháng 2 năm 2020): Cầu Truyền hình kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long, Côn Đảo, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình "Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam" (18 tháng 5 năm 2020): Cầu Truyền hình kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 5 điểm cầu: Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình "Khúc tráng ca hòa bình" (27 tháng 7 năm 2022): Cầu Truyền hình kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, tổ chức ở 6 điểm cầu: Hà Nội, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, truyền hình trực tiếp trên VTV1. Chương trình đã được vinh danh "Chương trình của năm" của VTV Awards 2022.

Khác

  • Thời sự (1970–nay): Chương trình tin tức chính do Ban Thời sự sản xuất.
  • VKT (1989–1995): Chương trình tạp kỹ đầu tiên của VTV, viết tắt của Văn hóa – Khoa học – Thể thao.[35]
  • Những bông hoa nhỏ (1970–1997; 2012–2017): Chương trình thiếu nhi đầu tiên của VTV.
  • SV (1996–nay): Trò chơi truyền hình đầu tiên của VTV, phát sóng trên VTV3 4 năm 1 lần.
  • Trò chơi liên tỉnh (1996–1997): Trò chơi truyền hình hợp tác quốc tế đầu tiên của VTV.
  • Ai là triệu phú (2005–nay): Trò chơi truyền hình chuyên biệt về kiến thức, mua bản quyền từ Sony Pictures.
  • VTV – Bài hát tôi yêu (2002–nay): Chương trình chuyên biệt về âm nhạc, chuyên trình chiếu các video ca nhạc theo thiên hướng nhạc nhẹ Việt Nam.
  • Giai điệu tự hào (2014–2020): Chương trình âm nhạc chuyên về dòng nhạc cách mạng, mua bản quyền từ Nga.
  • Chiếc nón kỳ diệu (2001–2016): Trò chơi truyền hình mua bản quyền từ chương trình Wheel of Fortune của Mỹ
  • Chuyển động 24h (2014–nay): Bản tin cập nhật tin tức mới nhất của Việt Nam & thế giới.
  • Chào buổi sáng (1995–nay): Bản tin đầu tiên trong ngày mới được phát sóng trên VTV1.

Tổng Giám đốc qua các thời kỳ

  1. Trần Lâm – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh – Truyền hình.
  2. Lê Quý – Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình năm 1971; 1975–1978; Tổng Biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1980–1984).
  3. Huỳnh Văn Tiểng – Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (1971–1975).
  4. Lý Văn Sáu – Tổng biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1978–1980).
  5. Nguyễn Văn Hán – Tổng biên tập Đài Truyền hình Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Nghe nhìn (1984–1988).
  6. Phạm Khắc Lãm – Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (1988–1993).
  7. Hồ Anh Dũng – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (1994–2001).
  8. Vũ Văn Hiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2001–2011).
  9. Trần Bình Minh – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2011–2021).
  10. Lê Ngọc Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2021–nay).

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b VTV, BAO DIEN TU (8 tháng 9 năm 2022). “Quy định mới về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. Đài Truyền hình Việt Nam. ngày 9 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ Võ Văn Thành (1 tháng 3 năm 2009). “Truyền hình cáp kém chất lượng: Nhiều cáp, "vắng" quản lý”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ Đức Hoàng (ngày 1 tháng 2 năm 2014). “Thái độ khác cho khai trí”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2015.
  6. ^ a b c d e f g h “VTV và vài nét về lịch sử ra đời, phát triển của báo hình”. Hội Nhà báo Việt Nam. 10 tháng 4 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022.
  7. ^ Ngô Thái Trị (8 tháng 5 năm 2015). “Kỹ thuật Truyền hình Việt Nam - 45 năm phát triển và những điều đáng nhớ (Kỳ 1)”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ a b Nguyễn Ngọc Hưng, Trần Đình Nam, Hồ Phước Vinh (1995). Làm thế nào để thu được nhiều đài truyền hình. Nhà Xuất bản Trẻ. Trang 100.
  9. ^ “Lịch sử phát triển”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ “Tìm hiểu lịch sử VTV qua các con số”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2015.
  11. ^ “Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng kênh VTV3 24/24giờ”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ VTV, BAO DIEN TU (14 Tháng một 2015). “VTV Đặc biệt chính thức ra mắt”. BAO DIEN TU VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  14. ^ Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam (20 tháng 3 năm 2020). “Cơ cấu tổ chức Đài Truyền hình Việt Nam giảm còn 28 đơn vị”. vov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  15. ^ “NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 3 NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2018/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM”. thuvienphapluat.vn. 18 tháng 3 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ VinasDoc. “Nghị định 60/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Truyền hình Việt Nam”. VinasDoc. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2022.
  17. ^ “Bổ nhiệm ông Lê Ngọc Quang làm tổng giám đốc VTV”. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  18. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm ông Đỗ Thanh Hải giữ chức Phó Tổng Giám đốc Đài THVN”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2021.
  19. ^ Tiền thân là Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin kinh tế và Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí, được thành lập ngày 31 tháng 3 năm 1996.
  20. ^ Tiền thân là Trung tâm sản xuất các chương trình Thể thao, được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 2013, trên cơ sở tách Phòng Thể thao ra khỏi Ban Thể thao - Giải trí - Thông tin Kinh tế và tách Phòng Thể thao ra khỏi Ban Thời sự. Từ ngày 7 tháng 9 năm 2014 mang tên "Ban Sản xuất các chương trình Thể thao", tuy nhiên tên trong logo kết thúc và địa chỉ email được đặt là "Ban Thể thao". Từ ngày 8 tháng 9 năm 2022, Ban chính thức đổi tên thành Ban Thể thao.
  21. ^ Tiền thân là Ban Biên tập Truyền hình Cáp (VTV PCD).
  22. ^ Tiền thân là Trung tâm Sản xuất và Kinh doanh nội dung số, được hợp nhất với Trung tâm tin tức VTV24 và Báo điện tử VTV News.
  23. ^ Tiền thân là Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình.
  24. ^ “Nhà báo Diễm Quỳnh được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021.
  25. ^ Tiền thân là Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự.
  26. ^ Tiền thân là Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình.
  27. ^ Tiền thân là Trung tâm Tin học & Đo lường.
  28. ^ Được hợp nhất giữa các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẫng, Phú Yên.
  29. ^ Tiền thân là Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ, được hợp nhất giữa các Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Nha Trang.
  30. ^ Tiền thân là Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ.
  31. ^ Những MC được tính vào danh sách này phải dẫn được những chương trình lớn và có thời lượng dài (ví dụ: Thời sự, Trò chơi truyền hình, Các chương trình đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn, Truyền hình trực tiếp...). Trong khi đó, những MC Thời tiết thường chỉ có thể dẫn được những bản tin ngắn từ 2 - 3 phút nên không được tính vào danh sách này.
  32. ^ “VTVgo - Hệ thống xem truyền hình trực tuyến miễn phí của VTV”. vtv.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2021.
  33. ^ “VTVcab ON ra mắt dịch vụ truyền hình trên 4 nền tảng”. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2020.
  34. ^ “Dừng tổ chức vòng loại và vòng chung kết Robocon Việt Nam 2020”. VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2020.
  35. ^ “Dấu ấn khó quên về chương trình tạp kỹ đầu tiên của VTV”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2020.

Liên kết ngoài

Tên kênh Nội dung hiện tại
Các kênh truyền hình sản xuất nội dung chuyên biệt
VTV1 Kênh thời sự - chính luận - tổng hợp
VTV2 Kênh khoa học - công nghệ - giáo dục
VTV3 Kênh thể thao - giải trí
VTV4 Kênh truyền hình đối ngoại
VTV5 Kênh truyền hình tiếng dân tộc
VTV7 Kênh truyền hình giáo dục quốc gia
Các kênh truyền hình quốc gia hướng vào khu vực
VTV8 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung - Tây Nguyên
VTV9 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Đông Nam Bộ
VTV Cần Thơ Kênh truyền hình quốc gia khu vực Tây Nam Bộ
VTV5 Tây Nguyên Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nguyên
VTV5 Tây Nam Bộ Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nam Bộ