Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 31: Dòng 31:
===Lịch sử===
===Lịch sử===
==== Trước thời nhà Trần====
==== Trước thời nhà Trần====
* [[Man Thiện]] (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của [[Hai Bà Trưng]], người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà<ref>Việc gán tên Trần Thị Đoan cho bà Man Thiện chỉ phỏng theo ngọc phả sau này</ref>.
* [[Man Thiện]], tương truyền tên thật là Trần Thị Đoan, thân mẫu của [[Hai Bà Trưng]], người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà<ref>Việc gán tên Trần Thị Đoan cho bà Man Thiện chỉ phỏng theo ngọc phả sau này</ref>.
* [[Trần Lãm]] (Trần Minh Công), một tướng trong thời [[loạn 12 sứ quân]] thế kỷ X.
* [[Trần Lãm]] (Trần Minh Công), một tướng trong thời [[loạn 12 sứ quân]] thế kỷ X.
* [[Trần Điền]], Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam
* [[Trần Điền]], Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam
* Trần Trung Tá, đại thần thời [[Lý Cao Tông]], giữ chức Gián nghị đại phu


==== Thời Trần - Hồ====
==== Thời Trần - Hồ====
Dòng 43: Dòng 44:
** [[Trần Thánh Tông]]
** [[Trần Thánh Tông]]
** [[Trần Nhân Tông]]
** [[Trần Nhân Tông]]
[[Tập tin:Trần Nhân Tông.jpg|nhỏ|phải|Vua [[Trần Nhân Tông]]]]
** [[Trần Anh Tông]]
** [[Trần Anh Tông]]
** [[Trần Minh Tông]]
** [[Trần Minh Tông]]
Dòng 111: Dòng 111:
* [[Trần Lựu]], tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được [[Liễu Thăng]] lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
* [[Trần Lựu]], tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được [[Liễu Thăng]] lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
* Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
* Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
* Trần Phong, quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời [[Lê Thánh Tông]]
* [[Trần Phong]], quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời [[Lê Thánh Tông]]
* Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
* Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
* [[Trần Cảo (tướng khởi nghĩa)|Trần Cảo]]: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của [[Trần Thái Tông]], tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là '''Thiên Ứng'''.
* [[Trần Cảo (tướng khởi nghĩa)|Trần Cảo]]: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của [[Trần Thái Tông]], tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là '''Thiên Ứng'''.
Dòng 447: Dòng 447:
* [[Trần Kiều]], hoàng hậu nhà Hán
* [[Trần Kiều]], hoàng hậu nhà Hán
* [[Trần Phồn]], đại thần nhà Đông Hán
* [[Trần Phồn]], đại thần nhà Đông Hán
* [[Trần Thức]]
* [[Trần Chấn]]
* [[Trần Cung]]
* [[Trần Cung]]
* Trần Đăng (mưu sĩ)
* Trần Đăng (mưu sĩ)
* Trần Quần: mưu sĩ của Tào Tháo
* [[Trần Quang Diệu|Trần Quần]], mưu sĩ của Tào Tháo
* [[Trần Thái]], tướng nhà Tào Ngụy
* [[Trần Thái]], tướng nhà Tào Ngụy
* [[Trần Lâm]], mưu sĩ của [[Viên Thiệu]]
* [[Trần Lâm]], mưu sĩ của [[Viên Thiệu]]

Phiên bản lúc 19:33, ngày 2 tháng 2 năm 2014

Chữ Hán của "Trần" (陳)

Trần (chữ Hán: . tiếng Trung <>/ chén) là một họTrung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khácTrung Quốc.

Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số [1].

Tại Singapore, họ này thỉnh thoảng được viết với ký tự LatinhChern. Theo tiếng Quảng Đông, họ này cũng được viết với ký tự Latinh là Chan. Một số cách viết Latinh khác (từ các phương ngữ khác nhau) cũng có thể bắt gặp là Tan (Tân) (tiếng Mân Nam), Tang, Ding (tiếng Phúc Châu), Chin (tiếng Khách Gia, tiếng Nhật: ちん), Chun hay Jin (진) (tiếng Triều Tiên), Zen (giọng Thượng Hải). Ở Việt Nam, nhiều người ở miền Bắc (ngoại trừ vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển[2]) phát âm "tr" trong chữ "Trần" thành "ch"; trong khi nhiều nơi khác đọc theo chuẩn tiếng Việt.

Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A (vì được ghép từ hai chữ Đông (東) và A (阿)). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là "hào khí Đông A".

Lịch sử

Tại Trung Quốc

Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (媯, bính âm: Gūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế[3]. Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã dành vùng đất Trần cho các con cháu vua Thuấn thành lập quốc gia riêng. Để thể hiện sự kính trọng tới vua Thuấn, tiểu quốc Trần được xem là một trong ba khách quốc của nhà Chu (tam khác, 三恪, bính âm: Sān Kè), nghĩa là quốc gia này không bị lệ thuộc mà chỉ là khách. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ 5 TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.

Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương cũng là nơi Vĩ Mãn, con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Tương công, Trần Thân công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ.

Tại Việt Nam

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần tại Việt Nam có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định). Đến đời con là Trần Hấp dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[4] Trần Hấp sinh ra Trần LýTrần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa (sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự KhánhTrần Thị Dung. Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An BangTrần Thủ Độ.[5].

Có nguồn tin trong dân gian nói[cần dẫn nguồn] là con cháu họ Trần có gia tộc đổi sang họ Bùi để luôn ghi nhớ họ gốc của mình. Theo Hán ngữ chữ Bùi gồm chữ Phi và chữ Y tạo thành, Phi Y có nghĩa là không có áo quần, là ở trần, tức họ Trần.

Dưới thời Lê Thánh Tông, dòng họ này phải đổi sang họ Trình. Sau khi lên ngôi và trừ khử Trần Cảo, Lê Lợi đã tiến hành ban Quốc tích và ban họ cho một số đại thần như Trần Nguyên Hãn thành Lê Hãn. Sau khi Trần Nguyên Hãn bị diệt, nhà Lê đã truy tìm con cháu của ông khiến con trai là Trần Trung Khoản tự là Trung Lương phải tục bỏ đi và đổi ra họ Quách [6] và Trần Đăng Huy phải đổi sang họ Đào.

Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi được hai tháng, ông hạ chiếu đổi tên tất cả những ai đang phạm vào chữ huý của Hoàng Thái hậu Phạm Ngọc Trần[7]. Nhà vua lấy cớ rằng: Cung từ Hoàng Thái hậu họ Phạm, tên huý là Ngọc Trần, nên yết thị cho trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi có "họ Trần" đổi chép làm chữ "Trình". Có đánh giá cho rằng[cần dẫn nguồn] Lê Thánh Tông đã dùng kị huý như là một thủ đoạn để ngăn chặn ảnh hưởng và ngầm đe doạ con cháu họ Trần về các ảo tưởng phục thù. Lệnh này được thực thi triệt để, ai cũng phải tuân theo. Ví như trường hợp của ông Trình Thanh (vốn họ Hoàng sau đổi sang họ Trần nhưng sau lại phải đổi lại thành họ Trình), sau này đến Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh) mới đổi lại họ Trần.

Theo những tư liệu lịch sử để lại [cần dẫn nguồn], con cháu họ Trần bên Việt Nam hiện nay có nguồn gốc thuần Việt Nam.

Những người Việt Nam họ Trần nổi tiếng

Lịch sử

Trước thời nhà Trần

  • Man Thiện, tương truyền tên thật là Trần Thị Đoan, thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà[8].
  • Trần Lãm (Trần Minh Công), một tướng trong thời loạn 12 sứ quân thế kỷ X.
  • Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam
  • Trần Trung Tá, đại thần thời Lý Cao Tông, giữ chức Gián nghị đại phu

Thời Trần - Hồ

Giai đoạn nhà Trần - Nhà Hồ có nhiều danh nhân, người nổi tiếng mang họ Trần, có thể kể đến như:[9]

Các vị vua đời Trần bao gồm:

Tổ tiên của các vua nhà Trần:

Các thế hệ tông thất khai quốc:

Các tông thất nhà Trần có công lao cho đất nước:

Danh tướng Trần Hưng Đạo

Các tôn thất nhà Trần khác:

Các văn thần, danh nhân:

Võ tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu

Thời Lê - Mạc[11]

  • Trần Nguyên Hãn, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn
  • Trần Lựu, tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được Liễu Thăng lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
  • Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
  • Trần Phong, quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời Lê Thánh Tông
  • Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
  • Trần Cảo: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của Trần Thái Tông, tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là Thiên Ứng.
  • Trần Cung (Trần Thăng) là con của Trần Cảo, kế thừa sự nghiệp của cha, cũng xưng làm vua, lấy hiệu là Tuyên Hòa.
  • Trần Tuân: Tướng khởi nghĩa thời Lê Sơ
  • Trần Chân, là vị tướng giỏi thời Lê, đã có công đánh dẹp các lộ quân khởi nghĩa thời Lê sơ.
  • Trần Danh Lâm, quan triều Lê Trung Hưng
  • Trần Độc, nhà thầy thuốc Việt Nam, thầy của Lê Hữu Trác
  • Trần Cảnh, quan nhà Trịnh tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nhưng thất bại và bị cách chức
  • Trần Đăng Tuyển, quan nhà Lê Trung Hưng
  • Trần Sùng Dĩnh: Trạng nguyên khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông.
  • Trần Văn Bảo (1524 - 1610) đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông
  • Trần Bảo Tín
  • Trần Tất Văn: trạng nguyên thời Lê Cung Hòang
  • Trần Công Xán (Trần Công Thức): Vị quan giỏi hùng biện thời Lê
  • Trần Danh Ninh: Hoàng Giáp khoa Tân hợi 1731, vị quan giỏi văn võ toàn tài..
  • Trần Danh Án: Hoàng giáp khoa cuối cùng nhà lê, Trung thần trụ cột của nhà lê mạt lúc bấy giờ
Tập tin:TranPhu.gif
Tổng bí thư đầu tiên Trần Phú

Thời Nguyễn[12] - Pháp thuộc

Nhà văn, nhà cách mạng Trần Huy Liệu

Chính trị, Quân sự

Thời Việt Nam Cộng hòa[13]

Quan chức, chính khách

Tướng lĩnh

Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quan chức, chính khách

Nhà vănNam Cao

Tướng lĩnh, chỉ huy quân sự, lực lượng vũ trang

Khác

Tại hải ngoại

Nhà thơ Trần Tuấn Khải

Lực lượng bất đồng chính kiến

Tôn giáo

Khoa học

Văn học - Nghệ thuật

Âm nhạc - Điện ảnh

Thể thao

Lĩnh vực khác

Những người mang họ Trần nổi tiếng

Dưới đây là những người tuy không thuộc họ Trần nhưng đã được ban cho mang họ này (thời nhà Trần) hoặc có bí danh, bút danh phổ biến mang họ Trần

Những người Trung Quốc họ Trần nổi tiếng

Lịch sử

Các vị quân chủ nước Trần thời cổ đại Trung Quốc

Từ thời Hán trở về trước

Thời nhà nhà Trần (Trung Quốc) Gồm 05 vị Hoàng đế như:

Thời nhà Lương đế nhà Đường

Thời nhà Tống đến nhà Thanh

Chính trị, quân sự

Điện ảnh - âm nhạc

Lĩnh vực khác

Những người họ Trần nổi tiếng ở các quốc gia khác

Chú thích

  1. ^ 10 họ phổ biến nhất Đài Loan
  2. ^ Phương ngữ Việt Nam
  3. ^ Sử ký, Ngũ đế bản kỷ
  4. ^ Long Hưng, vùng đất phát nghiệp đế
  5. ^ “Gia phả họ Trần”.
  6. ^ Gia phả chi họ Trần ở thôn Hồng Hải - Minh Nông – thành phố Việt Trì.
  7. ^ Bà là người làng Quần Lai, huyện Lôi Dương (Thanh Hoá), vợ của Lê Thái Tổ, mẹ của Lê Thái Tông, tức bà nội của Lê Thánh Tông
  8. ^ Việc gán tên Trần Thị Đoan cho bà Man Thiện chỉ phỏng theo ngọc phả sau này
  9. ^ Giai đoạn này liên tiếp với nhau về thời gian, hầu hết các danh nhân, nhân vật nổi tiếng ở thời nhà Hồ đều có quá trình ra đời, trưởng thành trong giai đoạn nhà Trần trị vì
  10. ^ Trần Bình Trọng vốn dòng dõi họ Lê nhưng được sinh ra do hôn phối trong tầng lớp quý tộc Trần, sau này ông được phong Vương (Bảo Nghĩa Vương
  11. ^ Tính luôn giai đoạn chúa Trịnh
  12. ^ Tính luôn giai đoạn chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn
  13. ^ Tính luôn cả quốc gia Việt Nam
  14. ^ Sử ký chép ông này là Trần Lệ công và cai trị nước Trần 7 năm. Xem Xuân Thu tả truyện chú.
  15. ^ Sử ký chép ông này là Trần Lợi công và cai trị nước Trần 5 tháng. Xem Xuân Thu tả truyện chú.

Tham khảo

Xem thêm