Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ thống giao thông Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 760: Dòng 760:
==Hình ảnh==
==Hình ảnh==
<center><gallery><center>
<center><gallery><center>
Hình: Duongbonamcan.jpg|<center>Đường bộ ở Năm Căn
Hình: Duongbonamcan.jpg|<center>Đường bộ ở [[Năm Căn]]
Hình: Thanhphoninhbinhk-4.jpg|<center>Quốc lộ 1A<br>đoạn qua[Ninh Bình
Hình: Thanhphoninhbinhk-4.jpg|<center>Quốc lộ 1A<br>đoạn qua [[Ninh Bình]].
Hình: Hai Van Tunnel North Entrance.jpg|<center>Quốc lộ 1A<br>qua hầm Hải Vân
Hình: Hai Van Tunnel North Entrance.jpg|<center>Quốc lộ 1A<br>qua hầm Hải Vân
Hình: Duong Ray.jpg|<center>Đường sắt Bắc - Nam<br>(2005)
Hình: Duong Ray.jpg|<center>Đường sắt Bắc - Nam<br>(2005)

Phiên bản lúc 10:29, ngày 12 tháng 8 năm 2020

Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong mạng lưới giao thông Việt Nam chủ yếu theo hướng Bắc Nam, phần lớn các tuyến đường thủy nội địa có hướng Đông Tây bởi hầu hết các con sông chính đều đổ từ hướng tây ra biển.

Hệ thống đường bộ

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ và Cao tốc, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Một số tuyến quốc lộ và cao tốc của Việt Nam được chỉ định tham gia mạng lưới đường bộ xuyên Á, đó là: Quốc lộ 1A, 22, cao tốc CT.01 (AH.1), 2, 5, 70, cao tốc CT.05, cao tốc CT.04 (AH.14), 6, 279 (AH.13), 8A (AH.15), 9A (AH.16), đường Hồ Chí Minh, 14B, 13, 51 (AH.17), 12A, 12C (AH.131), 24, 14, 40 (AH.132).

Đường quốc lộ

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Tổng chiều dài các con đường kể trên là 14.790,46 km, trong khi đó toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ của Việt Nam được cho là có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, với gần 85% đã tráng nhựa. Dưới đây là các tuyến Quốc lộ tại Việt Nam.

Bảng danh sách

Tên quốc lộ Chiều dài
(km)
Chi tiết
Quốc lộ 1A
2.260
Nối liền 31 tỉnh thành Việt Nam, bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng tây nam qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh đến Thủ đô Hà Nội. Từ Hà Nội theo hướng nam qua tỉnh Hà Nam gặp các tỉnh duyên hải phía Bắc từ Ninh Bình dọc theo duyên hải Trung bộ đến Bình Thuận, tiếp đến chạy trong nội địa miền Đông Nam bộ từ tỉnh Đồng Nai xuống miền Tây Nam bộ đi qua Tp. Cần Thơ rồi trở ra các tỉnh duyên hải Nam bộ ở Sóc Trăng và kết thúc tại mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. Một số đoạn như đoạn Thừa Thiên-Huế qua đèo Hải Vân vào Tp. Đà Nẵng, đường theo tiêu chuẩn cao tốc.
Vượt qua các sông lớn như sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông Cầu, sông Đuống, sông Hồng, sông Đáy, sông Lèn (qua cầu Đò Lèn), sông Mã, sông Lam, sông Gianh, sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, sông Hương, sông Cầu Đỏ (qua cầu Đỏ), sông Thu Bồn (qua cầu Đò Rèn), sông Trà Bồng, sông Trà Khúc, sông Côn (qua cầu Gành), sông Đà Rằng (qua cầu Đà Rằng mới), sông Dinh, sông Cái, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu...
Trên quốc lộ 1 có tất cả 400 cây cầu, trong đó có những cây cầu lớn như cầu Thanh Trì (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).
Quốc lộ 1B
135
Điểm đầu ở thị trấn Đồng Đăng (giao với QL 1A và 4A) đi qua các huyện Cao Lộc, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Võ Nhai, Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Điểm cuối ở ngã tư nơi gặp QL 3 (gần cầu Gia Bảy) tại thành phố Thái Nguyên.
Quốc lộ 1C
17,3
Nằm trong địa phận tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu giao với QL 1A tại đèo Rù Rì ở phường Vĩnh Lương, Tp. Nha Trang và điểm cuối tại ngã ba Thành, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh.
Tuyến đường này là tuyến quốc lộ 1A đi qua trung tâm Tp. Nha Trang trước khi tuyến tránh (quốc lộ 1A hiện nay) được xây dựng ở ngoại thành.
Quốc lộ 1D
33
Điểm đầu giao với QL 1A ở ngã ba Phú Tài thuộc Tp. Quy Nhơn, (Bình Định), chạy dọc theo ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu và kết thúc ở điểm gặp lại QL 1A tại ngã ba cầu Hòa Phú thuộc xã Xuân Canh, Tx. Sông Cầu (Phú Yên).
Quốc lộ 1K
21
Quốc lộ 1K là một trong các con đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.Điểm đầu của tuyến đường là sân bay Tân Sơn Nhất (Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc cầu Bình Lợi cũ (giáp ranh giữa Bình ThạnhThủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) giao với quốc lộ 1A rồi qua thị xã Dĩ An-Bình Dương đến điểm cuối tại ngã ba Hố Nai (thành phố Biên Hòa - Đồng Nai) giao cắt với quốc lộ 1A. Đoạn cuối cũng trùng đường Nguyễn Ái Quốc (Biên Hòa)
Quốc lộ 2
315
Con đường bắt đầu từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, qua sông Chảy...
Quốc lộ 2B
50
Từ Vĩnh Yên đi Tam Đảo
Quốc lộ 2C
117
Từ Sơn Tây qua Vĩnh Yên đi Tuyên Quang, giao cắt sông Phó Đáy
Quốc lộ 2D
150
Nối tỉnh Phú Thọ với tỉnh Yên Bái và tỉnh Tuyên Quang
Quốc lộ 3
351
Con đường từ Hà Nội theo hướng bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, đến cửa khẩu Tà Lùng. Từ xã Quốc Toản, Trà Lĩnh nối tỉnh lộ 205 đi thị trấn Hùng Quốc, cửa khẩu Trà Lĩnh.
Quốc lộ 3B
128
Bắc Kạn - Lạng Sơn
Quốc lộ 4
670,3
Chạy từ Quảng Ninh theo hướng tây và được chia thành từng đoạn đường 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G và 4H. Qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Đoạn Lạng Sơn - Quảng Ninh (điểm cuối Tiên Yên, có dự án cầu Vân Tiên nối với Vân Đồn) gọi là 4B, đoạn Đồng Đăng qua Tràng Định (Lạng Sơn) - Đông Khê (Cao Bằng) gọi là 4A, đoạn từ thành phố Hà Giang đi Đồng Văn, Mèo Vạc, đến cửa khẩu Săm Pun (Mèo Vạc), một đoạn tới cầu Lý Bôn trên sông Nho Quế gọi là 4C, đoạn từ cửa khẩu Xín Tẻn qua Mường Khương đến thành phố Lào Cai đi Sa Pa, qua thành phố Lai Châu đến Phong Thổ gọi là 4D, từ Lào Cai qua Phố Lu cắt quốc lộ 70 gọi là 4E, từ thành phố Sơn La qua cửa khẩu Chiềng Khương đến thị trấn Sông Mã gọi là 4G, đoạn Si Pa Phìn - Mường Nhé (Điện Biên) gọi là 4H.
Quốc lộ 5
107
Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương, và kết thúc tại Hải Phòng, giao cắt sông Đuống, sông Thái Bình,...
Quốc lộ 6
505
Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua Hòa Bình, Sơn La, giao cắt sông Đáy
Quốc lộ 6B
33
Tông Lệnh - Quỳnh Nhai (Sơn La)
Quốc lộ 6C:
69,2
Tà Làng - Cò Nòi (Sơn La) (nhánh phụ đi Lao Khô)
Quốc lộ 7
225
Từ Diễn Châu qua Đô Lương (Nghệ An) đi về hướng tây đến cửa khẩu Nậm Cắn, nối sang Phonsavan, Luong Pha Bang (Lào)
Quốc lộ 7B
45
Điểm đầu tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, điểm cuối tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương (Nghệ An)
Quốc lộ 8
225
Gồm có Quốc lộ 8A và 8B. Từ Hà Tĩnh đi về hướng tây đến cửa khẩu Cầu Treo nối sang Viên Chăn (Lào), giao cắt sông Ngàn Sâu,...
Quốc lộ 8B
29
Nghệ An
Quốc lộ 9
118
Từ Quảng Trị đi về hướng tây đến cửa khẩu Lao Bảo nối sang Savannakhet (Lào)
Quốc lộ 10
228
Từ Thanh Hóa đi Ninh Bình theo hướng đông bắc qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, giao cắt sông Lèn (cầu Thắm), sông Đáy, sông Hồng (cầu Tân Đệ), sông Luộc, sông Văn Úc, sông Cấm (cầu Kiền), sông Giá, sông Đá Bạc (cầu Đá Bạc),...
Quốc lộ 12
206
Nối Điện Biên với Lai Châu, từ thành phố Điện Biên Phủ đi cửa khẩu Ma Lù Thàng
Quốc lộ 12A
145,5
Nối Quốc lộ 1A tại Thị trấn Ba Đồn Quảng Bình đi theo hướng tây qua thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hoá), thị trấn Quy Đạt (huyện Minh Hoá) chạy trùng vào đường Hồ Chí Minh (đoạn từ ngã ba Trung Hoá đến ngã ba Khe Ve) đi lên cửa khẩu Quốc tế Cha Lo sang Khăm Muộn- Lào
Quốc lộ 12B
141
Từ Kim Sơn qua Tam Điệp, Nho Quan (Ninh Bình) tới Tân Lạc (Hòa Bình)
Quốc lộ 12C
98
Nối khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với quốc lộ 12A
Quốc lộ 13
156
Từ TP.HCM, theo hướng bắc qua Bình Dương, Bình Phước, qua thị trấn Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia, hướng đến Kratié
Quốc lộ 14
1005
Từ huyện Đakrông, Quảng Trị theo hướng nam, qua Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước.
Quốc lộ 14B
74
Là một tuyến giao thông cấp quốc gia nối cảng Tiên Sa và thành phố Đà Nẵng với Tây Quảng Nam và Tây Nguyên. Điểm đầu là cảng Tiên Sa thành phố Đà Nẵng. Điểm cuối là nơi giao cắt với quốc lộ 14 ở phía bắc thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam). Quốc lộ 14B đi qua trung tâm thành phố Đà Nẵng, qua huyện Hòa Vang của Đà Nẵng và qua thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam). Đoạn từ Hà Nha tới Hội Khánh trước đây bên trái sông Vu Gia và qua sông bằng cầu phao Hội Khánh. Năm 2006, cầu Hà Nha được đưa vào sử dụng, đoạn từ Hà Nha tới Hội Khánh nằm bên phải sông Vu Gia.
Quốc lộ 14C
375
Bắt đầu từ thị trấn Plei kần - huyện Ngọc Hồi- tỉnh Kon Tum, Quốc lộ 14B là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây Nguyên dọc biên giới Việt Nam-Campuchia. Điểm đầu tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 19 ở xã Ia Nam, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai. Chạy qua các huyện: Đức Cơ - Chư Prông - Ea Súp - Buôn Đôn - Cư Jút - Đăk Mil - Đăk Song - Tuy Đức. Điểm cuối đoạn trên tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 14 ở thị trấn Đắk Mil, điểm đầu đoạn dưới phía Bắc thị trấn Đức An, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, đi cửa khẩu Bu Prăng, Tuy Đức, Đăk Nông
Quốc lộ 14D
75
Nối đường Hồ Chí Minh đoạn Quảng Nam, với cửa khẩu Nam Giang sang Lào, hướng đến Sekong, Pakse
Quốc lộ 14E
90
Trong địa phận Quảng Nam
Quốc lộ 14G
66
Nối Đà Nẵng với tây Quảng Nam
Quốc lộ 15A
710
Con đường bắt đầu từ Tòng Đậu (km118, Quốc lộ 6, tỉnh Hòa Bình), đến thị trấn Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị), qua các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, giao cắt sông Mã (cầu Na Sài), sông Chu, sông Con, sông Cả... (một số đoạn nhập đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Quảng Bình và một phần Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là 15A)
Quốc lộ 15B
44
Nối Quốc lộ 1A và quốc lộ 15A, tỉnh Hà Tĩnh
Quốc lộ 15C
127
Trong địa phận tỉnh Thanh Hóa, đã từng bị sạt lở tại địa phận huyện Mường Lát do mưa lớn năm 2014 Nhánh 15C không dài lắm, bắt đầu tại xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa, đi qua địa phận Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận các huyện Bá Thước và Quan Hóa. Tuyến đường đến thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, qua cầu La Han bắc qua sông Mã, nối vào quốc lộ 217 và kết thúc tại đây.
Quốc lộ 15D
12,2
Trong tỉnh Quảng Trị, có chiều dài 12,2 km, điểm đầu từ Km 305+347 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến điểm cuối là Cửa khẩu quốc gia La Lay (Km 12+200).
Quốc lộ 15
10
Trong thành phố Biên Hòa (còn gọi là QL 15B) là tuyến đường từ ngã ba Vườn Mít, giao với quốc lộ 1K (nay là đường Nguyễn Ái Quốc) đến ngã ba cầu Suối Quan (cổng 11), giao với quốc lộ 51.
Quốc lộ 16
44
Trong tỉnh Quảng Bình, từ Đồng Hới đi Bố Trạch
Quốc lộ 17
150
Nối từ Hà Nội qua các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên.
Quốc lộ 18
340
Từ Hà Nội, theo hướng đông bắc qua Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, giao cắt sông Thái Bình (khúc Lục Đầu giang) ở cầu Phả Lại, sông Tiên Yên...
Quốc lộ 18B
26
Nối Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội với Quế Võ (Bắc Ninh)
Quốc lộ 18C
121,14
Trong tỉnh Quảng Ninh, nối Tiên Yên với cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh)
Quốc lộ 19
240
Từ Quy Nhơn (Bình Định theo hướng tây đi An Khê, đến Pleiku (Gia Lai) và địa bàn Gia Lai nối quốc lộ 14 qua Đức Cơ đến cửa khẩu Lệ Thanh, Gia Lai, hướng Stung Treng (Campuchia)
Quốc lộ 19B
59
Trong tỉnh Bình Định, từ khu kinh tế Nhơn Hội đến sân bay Phù Cát
Quốc lộ 19C
182
Nối các tỉnh Bình Định – Phú Yên – Đắk Lắk
Quốc lộ 19D
45,5
Trong tỉnh Gia Lai, nối quốc lộ 19 thuộc huyện Mang Yang với đường Hồ Chí Minh tại huyện Chư Pah
Quốc lộ 20
268
Từ ngã ba Dầu Giây đến Đơn Dương gần hồ thủy điện Đa Nhim, giao cắt sông Đồng Nai. Đi qua các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai), Đạ Huoai, thành phố Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng,thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Đơn Dương
Quốc lộ 21A
195
Từ Hải Hậu (Nam Định) đến thành phố Nam Định, qua Phủ Lý, qua cầu Hồng Phú (sông Đáy), đi qua thị trấn Xuân Mai đến thị xã Sơn Tây (một đoạn nhập đường Hồ Chí Minh)
Quốc lộ 21B
183
Từ Hà Đông (Hà Nội) đến Tam Điệp (Ninh Bình). Khởi điểm từ Ba La, Hà Đông đi qua các huyện nam Hà Nội, xuyên tỉnh Hà Nam, vượt sông Đáy qua cầu Ba Đa, từ Phủ Lý qua Nam Định, ngược qua Kim Sơn, Yên Mô, và kết thúc ở Tam Điệp (Ninh Bình).
Quốc lộ 22
72,5
Từ Thành phố Hồ Chí Minh (An Sương, huyện Hóc Môn) theo hướng Tây bắc đi Tây Ninh, đến cửa khẩu Mộc Bài, hướng Phnôm Pênh
Quốc lộ 22B
80
Từ Gò Dầu (Tây Ninh), theo hướng bắc lên cửa khẩu Xa Mát, hướng đi Kampong Cham
Quốc lộ 23
23
Địa bàn Đông Anh, Mê Linh (Hà Nội) đến Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Quốc lộ 24
170
Từ Quảng Ngãi theo hướng tây lên Kon Tum
Quốc lộ 24B
108
Bình Sơn - Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Quốc lộ 25
181
Từ Tuy Hòa (Phú Yên) theo hướng tây bắc đi Pleiku (Gia Lai), giao cắt sông Ba
Quốc lộ 26
150
Từ Khánh Hòa theo hướng tây đi Buôn Ma Thuột
Quốc lộ 26B
12
Từ trung tâm thị xã Ninh Hòa đi xã Ninh Vân, Ninh Hòa, Khánh Hòa
Quốc lộ 27
300
Từ Phan Rang (Ninh Thuận theo hướng Tây bắc, qua đèo Ngoạn Mục đi Liên Khương huyện Đức Trọng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), đến thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
Quốc lộ 27B
53
Từ thành phố Cam Ranh (Khánh Hòa) đi huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)
Quốc lộ 27C
130
Từ thị trấn Diên Khánh, Khánh Hòa đi Lâm Đồng
Quốc lộ 28
192
Từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh (Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa (Đắk Nông)
Quốc lộ 28B
69
Tuyến đường Lương Sơn (Bình Thuận) - Đại Ninh (Lâm Đồng).
Quốc lộ 29
149
Được chuyển từ tỉnh lộ lên quốc lộ theo Quyết định 1307/QĐ-BGTVT ngày 14/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở các đường tỉnh lộ của hai tỉnh Đắc Lắc và Phú Yên. Điểm đầu của tuyến đường này giao với Quốc lộ 1A gần cảng Vũng Rô (tỉnh Phú Yên), đoạn qua tỉnh Đắc Lắc có chiều dài gần 70 km bắt đầu từ ranh giới 2 tỉnh Đắc Lắc và Phú Yên đến thị xã Buôn Hồ. Đoạn đường bị hỏng nghiêm trọng nhất là khoảng 20 km đi qua Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô - từ xã Ea Sô (huyện Ea Kar) đến xã Cư Prao (huyện M’Drak), nhất là từ Trạm kiểm lâm số 1 đến Trạm số 8 Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, đường nhiều chỗ bị sụt lún, tạo nên những ổ gà trên mặt, một số chỗ đá dăm trồi lên nham nhở, có đoạn dài hàng chục mét, toàn bộ mặt nhựa bị bong tróc, gồ ghề.
Quốc lộ 30
120
Từ xã An Hữu (Tiền Giang) trên Quốc lộ 1 đi theo hướng tây bắc qua Cao Lãnh, Hồng Ngự (Đồng Tháp).
Quốc lộ 31
154
Bao gồm đoạn từ biên giới Việt - Trung đến thị trấn Đình Lập dài 29,2 km, đoạn từ thị trấn Đình Lập đến quốc lộ 1A dài hơn 124,8 km (đều đo bằng Google Maps). Là tuyến đường liên tỉnh nối Lạng Sơn với Bắc Giang và nối các huyện ở phía Tây của Bắc Giang với nhau. Điểm đầu tuyến tại ngã ba Bản Chắt, xã Bình Xá, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Điểm cuối tuyến tại thành phố Bắc Giang, trên Quốc lộ 1A. Quốc lộ 31 đi qua Đình Lập - Sơn Động - Lục Ngạn - Lục Nam - Lạng Giang - thành phố Bắc Giang.
Quốc lộ 32
415
Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua thị xã Sơn Tây (Hà Nội), qua cầu Trung Hà sang Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu.
Quốc lộ 32B
20
Trên địa bàn Tân Sơn (Phú Thọ) - Phù Yên (Yên Bái), nối quốc lộ 32 với quốc lộ 37
Quốc lộ 32C
78
Nối Phú Thọ - Yên Bái, từ Việt Trì qua cầu Phong Châu sang Tam Nông, đi đến cầu Yên Bái
Quốc lộ 34
260
Nối Cao Bằng với Hà Giang. Điểm đầu tại thành phố Cao Bằng, giao với Quốc lộ 4A và Quốc lộ 2. Điểm cuối tại phường Trần Phú, thành phố Hà Giang.
Quốc lộ 35
6
Đường nối cảng Ninh Phúc ở thành phố Ninh Bình
Quốc lộ 37
470 Nối 7 tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái và Sơn La với nhau. Điểm đầu bắt đầu từ Cảng Diêm Điền (Thái Thụy - Thái Bình). Điểm cuối cũ của tuyến tại Ngã ba Cò Nòi thuộc xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, hiện kéo dài, thêm đoạn Cò Nòi – Nà Ớt.
Quốc lộ 37B
139
Nối các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hà Nam
Quốc lộ 37C
73,5
Nối 03 tỉnh Nam Định - Ninh Bình - Hòa Bình có tổng chiều dài là 73,5 km được phê duyệt năm 2018.
Quốc lộ 38
87
Kết nối Bắc Ninh với Hưng Yên và Hà Nam. Quốc lộ 38 có một đầu tại ngã ba Ninh Xá ở thành phố Bắc Ninh, chỗ giao cắt với Quốc lộ 1A. Tuyến này có hướng cơ bản là Bắc-Nam, đi qua Tiên Du - cầu Hồ (bắc qua sông Đuống) - Thuận Thành - Cẩm Giàng - Bình Giang - Ân Thi - Kim Động - thành phố Hưng Yên - cầu Yên Lệnh (bắc qua sông Hồng) - Duy Tiên - Kim Bảng. Điểm cuối là ngã ba Lưu Hoàng, giao cắt với Quốc lộ 21B tại nơi giáp ranh giữa Ứng Hòa và Kim Bảng. Ngoài thành phố Bắc Ninh, thành phố Hưng Yên, tuyến đường này còn chạy qua các thị trấn Hồ, Thuận Thành, Cẩm Giàng, Kẻ Sặt, Ân Thi, Lương Bằng, Hòa Mạc và Đồng Văn.
Quốc lộ 38B
145
Kết nối từ Hải Dương tới Ninh Bình. Điểm đầu là ngã tư Gia Lộc (tại km 52+00, Quốc lộ 37) giữa huyện Gia Lộc và thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương; điểm cuối là ngã ba Anh Trỗi (tại km 11+50, Quốc lộ 12B) thuộc xã Quỳnh Lưu huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, giao cắt sông Hồng (cầu Yên Lệnh), sông Đáy (mới có dự án cầu nối thị trấn Lâm và thị trấn Thiên Tôn)...
Quốc lộ 39A
110
Điểm đầu là giao cắt Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân (Mỹ Hào). Điểm cuối qua cầu Triều Dương, đến Hưng Hà và nối xuống thị trấn Diêm Điền. Là con đường nối liền 2 tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Nối đường liên tỉnh Hà Nội (cầu Thanh Trì) - Hưng Yên tại xã Dân Tiến, Khoái Châu
Quốc lộ 39B
74
Là tuyến giao thông đường bộ nối Hưng Yên với Thái Bình. Tuyến đường này có hướng Đông-Tây. Đầu phía Đông tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, sát biển Đông. Đầu phía Tây tại thành phố Hưng Yên. Quốc lộ có đường nối với cao tốc Ninh Bình -Cầu Giẽ qua cầu Thái Hà
Quốc lộ 40
20
Điểm đầu là tại Plei Cần, giao cắt với Quốc lộ 14 và Quốc lộ 14C. Điểm cuối là ngã ba Đông Dương tại cửa khầu Bờ Y trên biên giới Việt-Lào. Quốc lộ 40 nối Quốc lộ 11 của Lào, hướng đến Sekong, Pakse.
Quốc lộ 43
105
Điểm đầu tại ngã ba Gia Phù, giao cắt với Quốc lộ 37. Điểm cuối là tại cửa khẩu Pa Háng (Còn gọi là cửa khẩu Lóng Sập) tại Mộc Châu, Sơn La, biên giới Việt - Lào.
Quốc lộ 45
134
Nối Nho Quan, Ninh Bình tới thành phố Thanh Hóa, cắt sông Bưởi, sông Mã, sông Chu (cầu Thiệu Hóa),...
Quốc lộ 46
107
Từ Cửa Lò qua Vinh đi thị trấn Đô Lương, Nghệ An, qua cầu Rộ (sông Lam) đến cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương)
Quốc lộ 46B
25
Từ Vinh đi Nam Đàn, Nghệ An
Quốc lộ 47
61
Nối Sầm Sơn với huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Quốc lộ 48A
170
Trên địa bàn Nghệ An, nối quốc lộ 1A qua thị xã Thái Hòa đến biên giới Việt - Lào
Quốc lộ 48B
25
Từ cửa Lạch Quèn đi Cầu Giát, xã Quỳnh Châu
Quốc lộ 48C
123
Trong tỉnh Nghệ An, nối quốc lộ 7 và quốc lộ 48
Quốc lộ 48D
29
Nối thị xã Hoàng Mai với huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
Quốc lộ 48E
213
Điểm đầu tại cảng Lạch Cờn, xã Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, điểm cuối xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc (Nghệ An)
Quốc lộ 49
98
Trong tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ Huế đi A Lưới
Quốc lộ 49B
105
Từ điểm giao Quốc lộ 1A thuộc Hải Lăng (Quảng Trị) qua Thừa Thiên - Huế, các huyện Phong Điền, huyện Quảng Điền, nối Quốc lộ 49, qua thị trấn Thuận An, Phú Vang, đến Quốc lộ 1A (xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc)
Quốc lộ 50
95,2
Từ Thành phố Hồ Chí Minh (Cầu Nhị Thiên Đường), theo hướng nam đi Long An, Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang), qua sông Vàm Cỏ (cầu Mỹ Lợi).
Quốc lộ 51
86
Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi đến Bà Rịa.
Quốc lộ 52
(Xa lộ Hà Nội)
35,7
Từ TP. Hồ Chí Minh, theo hướng nam đi Biên Hòa, Đồng Nai, qua sông Đồng Nai,...
Quốc lộ 53
168
Nối Vĩnh Long - Trà Vinh
Quốc lộ 54
155
Nằm cặp sông Hậu, nối liền Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh. Quốc lộ 54 bắt đầu (km 0) tại bến phà Vàm Cống và kết thúc tại thành phố Trà Vinh
Quốc lộ 55
229
Từ Bà Rịa theo hướng đông đi La Gi, Hàm Tân (Bình Thuận), đến Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Quốc lộ 56
51
Từ Long Khánh (Đồng Nai) theo hướng nam qua các huyện Cẩm Mỹ, Châu Đức tới thành phố Bà Rịa
Quốc lộ 57
105
Từ Thạnh Phú (Bến Tre) đi Long Hồ (Vĩnh Long)
Quốc lộ 60
115
Từ Mỹ Tho (Tiền Giang) theo hướng nam, qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, con đường này phải đi qua các con sông lớn là Sông Tiền (cầu Rạch Miễu), sông Hàm Luông (cầu Hàm Luông), sông Cổ Chiên (cầu Cổ Chiên), và qua Sông Hậu bằng phà (cầu Đại Ngãi)
Quốc lộ 61
96
Từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A Hậu Giang, qua Vị Thanh, Hậu Giang, đi Kiên Giang
Quốc lộ 61B
41
Nối liền Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, con đường này đi men theo kênh xáng Xà No.
Quốc lộ 62
93
Từ Tân An đến cửa khẩu Bình Hiệp, Long An
Quốc lộ 63
100
Từ Cà Mau theo hướng bắc đi thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành (Kiên Giang) nối quốc lộ 61 đi Rạch Giá (Kiên Giang)
Quốc lộ 70
185
Từ Phú Thọ theo hướng tây bắc, đi Yên Bái, Lào Cai
Quốc lộ 70B
52
Nối Phú Thọ với Hòa Bình
Quốc lộ 80
215
Từ Vĩnh Long theo hướng tây nam qua Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, đến Hà Tiên, hướng đi Sihanoukville
Quốc lộ 91
142
Từ Cần Thơ đi Long Xuyên, Châu Đốc, Tịnh Biên (An Giang), nối Quốc lộ 2 Campuchia đi Takeo. Đường rẽ qua cầu Châu Đốc theo tỉnh lộ 953 và 952 đi Tân Châu, cửa khẩu Vĩnh Xương. Đường rẽ qua cầu Cồn Tiên theo quốc lộ 91C và tỉnh lộ 957 đi An Phú, cầu Long Bình - Chrey Thom (biên giới Việt Nam - Campuchia)
Quốc lộ 91B
16
Trên địa bàn Cần Thơ, nối nội thành với quốc lộ 91
Quốc lộ 91C
(Nam Sông Hậu)
34
Cần Thơ đi Bạc Liêu
Quốc lộ 91C
Từ Châu Đốc qua cầu Cồn Tiên, đi An Phú đến đường giáp cầu Long Bình (biên giới Việt Nam - Campuchia)
Quốc lộ 100
21
Phong Thổ, Lai Châu.
Quốc lộ 217
195
Nối Thanh Hóa với quốc lộ 6 của Lào qua cửa khẩu Na Mèo đi sang Xamneua, Lào
Quốc lộ 279
760
Nối Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau, điểm đầu Hạ Long, điểm cuối là cửa khẩu Tây Trang, đi Phongsaly (Lào), giao cắt sông Đà (cầu Pá Uôn), sông Hồng (cầu Bảo Hà), sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (cầu Ba Đạo), sông Thương, sông Lục Nam...
Quốc lộ 279D
Nối Than Uyên (Lai Châu) với thành phố Sơn La
Quốc lộ N1
235
Nối Bình Phước với Hà Tiên, giao cắt sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu
Quốc lộ N2
440
Nối Bình Phước - Cà Mau, qua cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống (Đang hoàn thiện)
Quản Lộ-
Phụng Hiệp
122
Đi qua 4 tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau

Ngoài các đường quốc lộ còn có các đường tỉnh lộ (đường vành đai, đường trục...) nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ (đường cái, đại lộ...) nối các xã trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, với hơn 50% đã tráng nhựa.

Đường cao tốc

Bảng ký hiệu toàn tuyến của Đường cao tốc Bắc – Nam (CT01)

Hệ thống đường cao tốc Việt Nam là là một mạng lưới các đường cao tốc kéo dài từ bắc đến nam ở Việt Nam. Thuộc hệ thống giao thông đường bộ ở Việt Nam.

Bắt đầu được xây dựng từ đầu thế kỉ 21 đến nay, Hệ thống đường cao tốc ở Việt Nam bao gồm các tuyến và đoạn cao tốc riêng lẻ trải dài phân bổ từ Bắc đến Nam liên kết với nhau tạo thành tạo thành đường cao tốc lớn đi từ Bắc đến Nam (ví dụ Đường cao tốc Bắc – Nam). Hiện theo tính toán (chưa tính các đoạn đường chưa xác định chính xác quãng đường) thì toàn bộ Hệ thống đường cao tốc Việt Nam có quãng đường hơn 2000 KM.

Hệ thống các đường cao tốc Việt Nam bao gồm các đường

Các tuyến đường khác trong quá trình hoàn thiện

  • Đường Hồ Chí Minh: Dài khoảng 3.167 km và cũng là con đường thứ 2 chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, chạy qua vùng núi phía tây, từ Pác Bó, đến Đất Mũi, theo tiêu chuẩn đường cao tốc có đoạn Đoan Hùng (Phú Thọ)- Chợ Bến (Hòa Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) - Túy Loan (Đà Nẵng), Mỹ An (Đồng Tháp) - Rạch Sỏi (Kiên Giang) (trước 2020), sau đó các đoạn Khe Cò (Hà Tĩnh) - Bùng (Quảng Bình),...
  • Đường Trường Sơn Đông: Có chiều dài 657 km, đi qua 7 tỉnh miền Trung - Tây Nguyên: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng, điểm đầu thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, điểm cuối Đưng K’nớ, tại cầu Suối Vàng nối với tỉnh lộ 722, thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (đang thi công).
  • Đường tuần tra biên giới
  • Đường ven biển Việt Nam

Danh sách các cầu

Các cầu lớn:

  • Sông Hồng: Cầu Vĩnh Thịnh, Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Yên Lệnh, Tân Đệ (đã hoàn thành), cầu nối Việt Trì - Ba Vì, Hưng Hà, Thái Hà (đang thi công), các dự án cầu Tứ Liên, cầu/ hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2...
  • Sông Đà: Cầu Pá Uôn, cầu Hòa Bình (thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), cầu Hòa Bình 3, tỉnh Hòa Bình (đã khởi công), cầu Đồng Quang, cầu Trung Hà
  • Sông Lô: Cầu Sông Lô (Đoan Hùng, Phú Thọ), cầu Kim Xuyên (nối Đoan Hùng, Phú Thọ với Sơn Dương, Tuyên Quang), cầu Sông Lô, Phú Thọ (trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai), cầu Hạc Trì (cầu Việt Trì mới), cầu Việt Trì (thành phố Việt Trì)
  • Sông Gâm: Cầu Ba Đạo (Na Hang, Tuyên Quang)
  • Sông Thao: Cầu Sông Hồng, tỉnh Phú Thọ (trên cao tốc Hà Nội - Lào Cai), cầu Ngọc Tháp (thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ), cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ).
  • Sông Đáy: Cầu Non Nước trên tuyến quốc lộ 10 (nối huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình), cầu Ninh Bình (nối huyện Ý Yên của tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình), cầu Nam Bình (nối huyện Ý Yên của tỉnh Nam Địnhthành phố Ninh Bình), cầu Mỹ Hòa (cầu Bột Xuyên, Hà Nội - đã cấp phép)
  • Sông Đuống: Cầu Đông Trù, cầu Đuống, cầu Phù Đổng, cầu Phù Đổng 2 (trên quốc lộ 1A mới, đi song song với cầu Phù Đổng), Cầu Hồ trên quốc lộ 38 (nối thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành với xã Tân Chi, huyện Tiên Du), cầu Bình Than, ngoài ra các dự án cầu Ngọc Thụy, cầu Đuống 2, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm
  • Sông Luộc: Cầu Triều Dương, cầu Hiệp, cầu Chanh (chính xác hơn là cầu Tranh), cầu Quý Cao, cầu Sông Mới, cầu La Tiến (dự án)
  • Sông Thái Bình: Cầu Phả Lại, cầu Hàn (Hải Dương), cầu Phú Lương, cầu Hợp Thanh, cầu Thái Bình (cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), cầu Hàn, cầu Đăng (huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã khởi công)
  • Sông Văn Úc: Cầu Thanh An, cầu Tiên Cựu, cầu Khuể,...
  • Sông Cầu: Cầu Mây, cầu Vát, cầu Đông Xuyên, cầu đường bộ Thị Cầu, cầu Như Nguyệt (Bắc Ninh - Bắc Giang), cầu Yên Dũng,...
  • Sông Cấm - Bạch Đằng: Cầu Kiều, cầu Bính, cầu Hoàng Văn Thụ (nối quận Hồng Bàng và quận Ngô Quyền với huyện Thủy Nguyên (đã khởi công), cầu Bạch Đằng [2], cầu Nguyễn Trãi, cầu Vũ Yên (Hải Phòng, đã phê duyệt)
  • Sông Đá Bạc: Cầu Đá Bạc, cầu Lại Xuân (dự án)
  • Sông Chanh: Cầu sông Chanh, cầu Sông Chanh 2 (Cầu mới) trên tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng
  • Quảng Ninh: Cầu Bãi Cháy, cầu Vân Đồn 1,2,3
  • Hải Phòng: Cầu Tân Vũ -Lạch Huyện
  • Sông Mã: Cầu Hàm Rồng (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cầu Hoàng Long (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa: cầu Nguyệt Viên (thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
  • Sông Lèn: Cầu Đò Lèn, cầu Thắm
  • Sông Bút: Cầu Bút Sơn (Thanh Hóa)
  • Sông Chu: Cầu Hạnh Phúc, cầu Thiệu Hóa
  • Sông Cả - Lam: Cầu Nam Đàn, cầu đường bộ Yên Xuân (nối huyện Hưng Nguyên với huyện Nam Đàn, Nghệ An), cầu Yên Xuân, cầu Bến Thủy 2, cầu Bến Thủy, cầu Cửa Hội (nối thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An với huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh) (đã khởi công)
  • Sông Gianh: cầu Gianh
  • Sông Nhật Lệ: Cầu Nhật Lệ, cầu Nhật Lệ 2, cầu Quán Hàu
  • Sông Bến Hải: Cầu Hiền Lương, cầu Hiền Lương 2, cầu Cửa Tùng
  • Sông Thạch Hãn: Cầu Thạch Hãn, cầu Đại Lộc, cầu An Mô, cầu Cửa Việt, cầu Thành Cổ (đã khởi công)
  • Sông Hương: Cầu Trường Tiền, cầu Phú Xuân, cầu Dã Viên, cầu Chợ Dinh,...
  • Phá Tam Giang: Cầu Thuận An, cầu Thuận An mới, cầu Trường Hà, cầu Tư Hiền
  • Sông Hàn: Cầu Thuận Phước, cầu quay Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Tiên Sơn
  • Sông Cẩm Lệ: Cầu Hòa Xuân, Nguyễn Tri Phương và Cẩm Lệ, cầu Đỏ
  • Sông Thu Bồn: Cầu Cửa Đại, cầu Câu Lâu, cầu Kỳ Lam, cầu Giao Thủy
  • Sông Trà Khúc: Cầu Trà Khúc, cầu Trà Khúc 2, cầu Trường Xuân, cầu Thạch Bích (đã khởi công), cầu thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cầu Cửa Đại (dự án)
  • Đầm Thị Nại: Cầu Thị Nại (Bình Định)
  • Sông Đà Rằng: Cầu Đà Rằng, cầu Đà Rằng mới, cầu Hùng Vương
  • Sông Cái: Cầu Trần Phú, cầu Xóm Bóng
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Cầu Cửa Lấp, cầu Gò Găng, cầu Chà Và
  • Sông Đồng Nai: Cầu Thạnh Hội, cầu Hóa An (cũ), cầu Hóa An (mới), cầu Rạch Cát, cầu Hiệp Hòa, cầu Ghềnh, cầu Bửu Hòa, cầu An Hảo, cầu Đồng Nai, cầu Đồng Nai 2, cầu Long Thành (thuộc tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây), cầu Đại Phước, cầu Bình Khánh, thành phố Hồ Chí Minh (đã khởi công), cầu Phước Khánh, thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai (đã khởi công), cầu Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai (dự án), cầu Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh (dự án)
  • Sông Sài Gòn: Cầu Bình Lợi, cầu Bình Phước, cầu Bình Triệu, cầu Chữ Y, cầu Phú Mỹ, cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Ông Lãnh, hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2 (đã khởi công), cầu Thủ Thiêm 3,4 (dự án), cầu Bến Súc (gần Địa đạo Củ Chi), cầu Phú Cường,......
  • Sông Vàm Cỏ: Cầu Mỹ Lợi
  • Sông Vàm Cỏ Đông: Cầu Đức Huệ, cầu Đức Hòa (trên Quốc lộ N2), cầu nối cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (đã thi công), cầu Bến Lức, cầu Gò Dầu (trên Quốc lộ 22A), cầu Bến Sỏi, cầu Gò Chai, cầu Cây Ổi (đang xây dựng)
  • Sông Vàm Cỏ Tây: Cầu dây văng Bình Phong Thạnh, cầu Tuyên Nhơn (trên quốc lộ N2), cầu Dây Võng (Thủ Thừa), cầu nối cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Tân An mới, cầu Tân An (Long An)
  • Sông Tiền: Cầu Cao Lãnh [3], cầu Mỹ Thuận, cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên, cầu Rạch Miễu 2 (dự án)
  • Sông Hậu: Cầu Vĩnh Trường (nối thị trấn An Phú với xã Vĩnh Trường, huyện An Phú, An Giang), cầu Châu Đốc (đã khởi động), cầu Vàm Cống, cầu Cần Thơ, cầu Đại Ngãi (đã khởi động)
  • Sông Cần Thơ: Cầu Quang Trung, Hưng Lợi, Cái Răng, cầu Trần Hoàng Na (dự án)
  • An Giang: Cầu Cồn Tiên (sông Châu Đốc), cầu Long Bình- Chrey Thom (biên giới Campuchia)
  • Cà Mau: Cầu Năm Căn (sông Cửa Lớn)

Hệ thống đường sắt

Tàu dừng ở ga Phù Mỹ
tỉnh Bình Định
tàu khách LP5 Long Biên-Hải Phòng

Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống Nhất) dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng.[cần dẫn nguồn]

Các tuyến đường sắt từ thủ đô Hà Nội

Các tuyến khác

Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là:

  • Các loại tàu khách, gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách tốc hành và tàu nhanh, tàu khách thường và tàu hỗn hợp.
  • Các loại tàu chở hàng, gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường, tàu chở xe,...

Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249 km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường Hà Nội - cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng[cần dẫn nguồn]

Hệ thống đường thủy

Sông Sài Gòn chảy qua
Tp Hồ Chí Minh

Các tuyến đường thủy nội địa dựa theo các con sông chính như: sông Hồng, sông Đàmiền Bắc; sông Tiền, sông Hậu ở miền Tây Nam Bộsông Đồng Nai, sông Sài Gòn ở miền Đông Nam Bộ. Tổng chiều dài của tất cả các loại sông, kênh, rạch trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 42.000 km, dài nhất là hai con sông: sông Hồng với khoảng 541 km và sông Đà khoảng 543 km. Sông Hậu là con sông có khúc rộng nhất ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) và Cầu Kè (Trà Vinh) với chiều ngang khoảng gần 4 km.

Các cảng sông, quy hoạch theo Quyết định số: 1071/QĐ-BGTVT ngày 24 tháng 04 năm 2013:

  • Khu vực phía Bắc: Cảng hàng hóa: gồm 66 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 42,01 triệu tấn/năm. Cảng hành khách: gồm 20 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 5,52 triệu lượt khách/năm.
  • Khu vực miền Trung: Gồm 7 cảng hàng hóa.
  • Khu vực phía Nam: Cảng hàng hóa: gồm 56 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 32,6 triệu tấn/năm (trong đó có 11 cảng chính, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 10,9 triệu tấn/năm và 45 cảng khác có công suất quy hoạch đến năm 2020 là 21,7 triệu tấn/năm). Cảng hành khách: gồm 17 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 29 triệu lượt hành khách/năm

Hệ thống đường thủy Việt Nam hiện đang đảm nhiệm 30% tổng lượng hàng hóa lưu chuyển trong nước, riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm nhiệm tới 70% lưu thông hàng hóa trong vùng. Các cảng biển chính hiện nay gồm: cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ở miền Bắc, cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn ở miền Trung và cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái ở miền Nam. Năm 2007, tổng khối lượng hàng hoá thông qua các cảng tại Việt Nam là 177 triệu tấn, trong đó hệ thống cảng Sài Gòn là 55 triệu tấn. Theo dự báo, dự báo lượng hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam vào năm 2010 sẽ đạt 230-250 triệu tấn/năm và 500-550 triệu tấn/năm vào năm 2020[4].

Theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009, theo quy hoạch các cảng tổng hợp quốc gia là các cảng chính trong hệ thống cảng biển Việt Nam, bao gồm:

  • Cảng trung chuyển quốc tế: Vân Phong – Khánh Hòa;
  • Cảng cửa ngõ quốc tế: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu;
  • Cảng đầu mối khu vực: Hòn Gai – Quảng Ninh, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn Dương, Vũng Áng – Hà Tĩnh, Dung Quất – Quảng Ngãi, Quy Nhơn – Bình Định, Nha Trang, Ba Ngòi – Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ.

Ngoài ra có các cảng địa phương và các cảng chuyên dùng. Tại Trà Vinh, đã có dự án cảng trung chuyển. Tại Quảng Trị có dự án cảng nước sâu Mỹ Thủy.

Hệ thống đường hàng không

Sân bay Tân Sơn Nhất

Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và các sân bay nội địa. Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác.

Còn lại, các hãng khác đều khai thác đường bay quốc tế. Riêng Vietnam Airlines có các đường bay xuyên lục địa mà đáng chú ý là đường bay thẳng đến Mỹ và các nước châu Âu,....

Việt Nam hiện nay có tổng cộng 22 sân bay các loại có bãi đáp hoàn thiện, trong đó có 8 sân bay có đường băng dài trên 3.000 m có khả năng đón được các máy bay loại cỡ trung trở lên như Airbus A320, Airbus A321, Airbus A350, Boeing 787,... Việt Nam hiện có 11 sân bay quốc tế còn hoạt động.[cần dẫn nguồn]

Phương tiện giao thông đường bộ

Cá nhân

Xe máy cá nhân

Ở Việt Nam xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 21 triệu chiếc đang được phép lưu hành, trung bình 4 người dân/ chiếc. Riêng tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội tổng số xe đăng ký đã là 7 triệu chiếc chiếm khoảng 1/3 lượng xe lưu hành tại Việt Nam, đáp ứng đến 90% nhu cầu đi lại của người dân.

Năm 2018 trên toàn quốc có khoảng 55 triệu xe máy.[6]

Phần lớn xe gắn máy do các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất tại Việt Nam cung cấp và một phần các loại xe rẻ tiền chủ yếu sử dụng tại các vùng nông thôn nhập khẩu từ Trung Quốc.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng phát triển các loại xe ô tô do chính người Việt làm nên. VinFast là đơn vị tiên phong đi đầu trong công cuộc sản xuất ô tô cho người Việt. Hiện công ty đã cho ra mắt các loại xe ô tô đẹp và giá khá rẻ so với thị trường như Lux A2.0, Lux SA2.0, Fadil, Lux V8, Klara,... với giá từ 400 triệu đến 1 tỷ 600 triệu đồng. Người Việt đang dần dần thay đổi phương tiện cá nhân từ xe máy qua ô tô.

Giấy phép lái xe cơ giới

Gồm có các loại từ A1 đến FE.

Hệ thống giao thông công cộng

Người dân đi xe đò liên tỉnh
Tập tin:Buýt Hanoibus 50.jpg
Xe buýt nội đô tại ĐTC Long Biên, Hà Nội

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có hệ thống xe buýt công cộng để phục vụ người dân nhằm giảm thiểu lượng xe cá nhân lưu thông. Tuy nhiên hệ thống này còn yếu kém, năm 2011, sau khi đi thử xe buýt công cộng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) Đinh La Thăng cũng cho biết: "Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được." Đến năm 2018, hệ thống xe buýt công cộng tại Hà Nội đã và đang thay đổi[7]

Tại TP Hồ Chí Minh đã khởi công dự án xây dựng đường xe tàu điện ngầm (metro). Các tuyến xe buýt tại Tp Hồ Chí Minh ngày càng nhiều và có các loại xe mới hơn, êm hơn, hiện đại hơn trước.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và các đô thị lớn hay các tỉnh với nhau đều có những tuyến xe buýt tư nhân mà nổi tiếng phải kể đến như Công ty Phương Trang với thương hiệu FutaBusline hay Thành Bưởi,... là một trong số những nhà xe lớn trong nước.

Hệ thống xe lửa nối liền các thành phố được xây dựng từ thời Pháp thuộc đã quá cũ kỹ. Dự án Đường sắt cao tốc sử dụng hoàn toàn kỹ thuật và vốn vay từ Nhật Bản vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Quốc hội và người dân, và bị Quốc hội bác bỏ vì cho là quá tốn kém không thích hợp với thực trạng kinh tế hiện nay và cần nhiều dự án thiết thực hơn, dù Chính phủ Việt Nam muốn quyết tâm tiến hành dự án tốn kém 56 tỷ USD này.[8].

Tiêu cực và tai nạn

Giao thông hỗn loạn ở Hà Nội

Hạ tầng cơ sở

Trong nội đô, các con phố của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thường xuyên ùn tắc do cơ sở hạ tầng đô thị còn thấp kém, lượng phương tiện tham gia giao thông quá lớn – đặc biệt là xe máy –, và ý thức chưa tốt của người tham gia giao thông [9]

Thêm nữa, hiện tượng ngập úng mỗi khi mưa lớn cũng gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

An toàn giao thông

Ùn tắc giao thông tại Tp HCM

Trong 11 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 533 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 531 người chết và 144 người bị thương.[10] Năm 2012 Hà Nội xảy ra 777 vụ tai nạn giao thông, làm 619 chết, 397 người bị thương.[11]

Tính vào thời điểm năm 2013 thì mỗi năm có khoảng 10.000 vụ tử thương vì giao thông và thêm gần 40.000 bị chấn thương.[12].

Vào thời điểm ngày 01/01/2020 khi mà luật phòng chống tác hại của rượu, bia được thi hành thì số tai nạn giao thông giảm hơn đáng kể. Theo thống kê của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (từ ngày 15.2.2020 đến 14.3.2020) cả nước xảy ra 1.101 vụ, làm chết 514 người và làm bị thương 788 người. So với tháng cùng kỳ năm 2019 giảm 107 vụ (giảm 8,86%), giảm 35 người chết (giảm 6,38%), giảm 184 người bị thương (giảm 18,93%). Trong đó, lĩnh vực đường bộ để xảy ra 603 vụ, làm chết 496 người và bị thương 312 người; Đường sắt, xảy ra 7 vụ, làm chết 5 người, bị thương 2 người; Đường thuỷ, xảy 9 vụ, làm chết 12 người, bị thương 1 người. Cùng đó, lực lượng CSGT trên cả nước đã xử lý được 223.914 trường hợp vi phạm (trong đó có 15.380 trường hợp vi phạm nồng độ cồn), phạt hành chính hơn 227,56 tỉ đồng và tạm giữ 43.483 phương tiện.

Quản lý và tổ chức giao thông

Đã có nhiều ý kiến phê phán khâu xử lý vi phạm giao thông của cảnh sát giao thông Hà Nội hiện nay chưa nghiêm, việc quản lý nhà nước và tổ chức giao thông còn nhiều bất cập, luôn thay đổi tùy tiện, tạo bất ngờ và gây khó cho người dân, hiệu quả không những không cao mà còn rất lãng phí.[9] [13]. Đã có nhiều ý kiến đóng góp và tìm cách giải quyết thực trạng của giao thông tại Việt Nam.[14]

Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại.[15]. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng dự báo tới năm 2015, thành phố Hà Nội sẽ hết tình trạng ùn tắc giao thông.[16]

Tháng 11 năm 2011, bộ trưởng Đinh La Thăng đã đề nghị Quốc hội Việt Nam bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông vì "Hiện Bộ GTVT không còn tiền để đầu tư hạ tầng".[17] Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thâu phí lưu thông xe máy 500.000 đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô từ 20 dến 50 triệu đồng/năm. [18][19] Theo ông thì "việc thu phí lưu hành để sử dụng vào nhiều mục đích, nên người sử dụng phương tiện cá nhân phải có đóng góp cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, và thực hiện các giải pháp giảm tai nạn giao thông. Nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất tăng phí lưu hành xe ô tô lên 20–50 triệu đồng/năm của Bộ trưởng Thăng và Chính phủ là "đổ gánh nặng sang dân", "cào bằng giàu - nghèo", "phí chồng lên phí",... [20][21][22]

Hình ảnh

Một số dữ liệu

Tăng giảm luân chuyển hành khách qua 10 năm gần đây (2000-2010) [23]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Đường bộ (tăng giảm % so với năm trước) 5,2 4,6 9,4 19,0 12,5 12,7 12,9 13,3 9,8 10,2 12,5
Đường sắt (tăng giảm % so với năm trước) 17,6 7,1 7,9 10,1 7,6 4,3 -5,0 7,5 -2,1 -9,3 8,1
Đường thuỷ (tăng giảm % so với năm trước) 1,8 7,3 9,8 -7,4 15,3 7,9 -6,4 -1,2 3,0 5,4 4,1
Đường hàng không (tăng giảm % so với năm trước) 8,4 39,4 16,2 0,1 31,7 18,8 15,2 14,6 10,0 2,2 30,8

Chú thích

  1. ^ “Phó thủ tướng phát lệnh thông xe cao tốc từ Đà Nẵng đi Quảng Ngãi”. Phó thủ tướng phát lệnh thông xe cao tốc từ Đà Nẵng đi Quảng Ngãi.
  2. ^ a b “Khánh thành cầu Bạch Đằng, thông xe cao tốc Hạ Long - Hải Phòng”. Khánh thành cầu Bạch Đằng, thông xe cao tốc Hạ Long - Hải Phòng.
  3. ^ “Khánh thành cầu Cao Lãnh, cầu lớn thứ 3 vượt sông Tiền”. Khánh thành cầu Cao Lãnh, cầu lớn thứ 3 vượt sông Tiền.
  4. ^ “Từ nay đến 2010, cần 4 - 5 tỷ USD đầu tư phát triển cảng biển”. Báo Sài Gòn Giải phóng. 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập 21 tháng 3 năm 2008.
  5. ^ “Communist Vietnam gets first private airline” (Thông cáo báo chí). Bangkok Post. 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  6. ^ Quá tải với 55 triệu xe máy
  7. ^ “Bộ trưởng Thăng không đi nổi xe buýt!”. Vietnamnet dẫn lại GDVN. 5 tháng 12 năm 2011. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  8. ^ Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam "vấp" nhiều phản biện - Xã hội - Dân trí
  9. ^ a b Nguyễn Tiến (15 tháng 8 năm 2012). “Giao thông Hà Nội: Tùy tiện, hỗn loạn”. Báo Tin tức (trang TTĐT). Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Nguyễn Hợp (20 tháng 12 năm 2011). “Họp bàn giải pháp đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông”. Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố Hà Nội. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  11. ^ Hương Nguyên (3 tháng 1 năm 2013). “Tai nạn giao thông năm 2012: Giảm nhưng chưa bền vững”. Báo Nhân dân điện tử. Truy cập 16 tháng 5 năm 2013.
  12. ^ Bệnh viện quá tải vì đâu? Nguyễn Quảng BBC 15 tháng 10 năm 2013
  13. ^ Anh Trọng (4 tháng 6 năm 2010). 'Hết bịt lại thông' ngã ba - tư: Dấu hiệu phá sản?”. Báo Đất Việt điện tử. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 6 năm 2010. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ Thực trạng giao thông ở Việt Nam và giải pháp, Nguyễn Anh Minh, 6/2/2007
  15. ^ Hà Lan (29 tháng 7 năm 2008). “Quy hoạch giao thông Hà Nội mở rộng: Cần 100.000 tỷ đồng”. Báo Sài Gòn Giải Phóng online. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
  16. ^ Thanh Xuân (9 tháng 4 năm 2008). “Mở rộng Hà Nội, quy hoạch giao thông sẽ như thế nào?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 1 tháng 10 năm 2010.
  17. ^ “Bộ trưởng Thăng 'đẩy khó' và 'lục túi' dân?”. VTC dẫn lại Tuanvietnam.net. 8 tháng 1 năm 2012. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  18. ^ “Cấm xe máy, tăng chi phí sử dụng ô tô để giảm ùn tắc”. Lao động.[liên kết hỏng]
  19. ^ Lê Việt (4 tháng 1 năm 2012). “Bộ trưởng Thăng trần tình về tăng phí lưu hành ô tô”. VTC News. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  20. ^ Thế Kha (2 tháng 1 năm 2012). “Đề xuất thu phí mô tô, xe máy: Thêm gánh nặng cho người dân”. Người lao động. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  21. ^ Phương Linh (6 tháng 1 năm 2012). “Phí chồng lên...phí”. Pháp luật Xã hội. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  22. ^ Hà Linh (tổng hợp) (3 tháng 1 năm 2012). “Đừng đổ gánh nặng sang dân!”. VTC News. Truy cập 23 tháng 11 năm 2012.
  23. ^ Nguồn: TCTK Niên giám các năm 2000-2010, Tổng cục Thống kê

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Giao thông Việt Nam