Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tào Tiết (Hán Hiến Đế)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 7 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q180920 Addbot
Dòng 29: Dòng 29:
==Chú thích==
==Chú thích==
{{Tham khảo}}
{{Tham khảo}}
{{Hoàng hậu nhà Hán}}

{{Nhân vật Tam Quốc}}
{{Nhân vật Tam Quốc}}



Phiên bản lúc 13:01, ngày 29 tháng 3 năm 2013

Tào Tiết (chữ Hán: 曹節; ?-237) là hoàng hậu cuối cùng của nhà Đông Hán, vợ vua Hán Hiến Đế trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Tào Tiết là người quận Tiêu nước Bái, con gái thừa tướng Tào Tháo, cháu nội của Thái úy Tào Tung nhà Hán.

Hoàng hậu nhà Hán

Giữa năm 196, Tào Tháo đón Hán Hiến Đế về Hứa Xương. Từ đó Tào Tháo khống chế Hiến Đế.

Năm 213, Tào Tháo ép Hiến Đế phong làm Ngụy công; đồng thời Tào Tiết cùng chị là Tào Hiến và em là Tào Hoa được cha mang gả cho Hiến Đế làm quý nhân. Năm 214, có người tố cáo việc Phục hoàng hậu cùng cha là Phục Hoàn mưu giết Tào Tháo. Tào Tháo bắt giết cha con Phục hoàng hậu, rồi ép Hiến Đế lập một trong ba Quý nhân con gái mình làm hoàng hậu mới. Vua Hiến Đế không biết quyết định chọn ai bèn chỉ định Tào Tiết là người ở giữa làm hoàng hậu[1].

Tuy là con gái họ Tào, Tào Tiết rất trung thành với Hán Hiến Đế, vì cơ nghiệp họ Lưu. Năm 220, Tào Tháo mất, anh bà là Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương.

Tháng 10 năm 220, Tào Phi cướp ngôi Hán Hiến Đế và sai người tới hỏi bà để lấy ngọc tỷ truyền quốc. Tào hoàng hậu nhất định không chịu đưa. Sau vì bị ép quá, bà vứt ngọc tỷ xuống lầu, khóc mắng Tào Phi[1]:

Trời không phù hộ cho nhà ngươi đâu!

Hán Hiến Đế bị phế làm Sơn Dương công. Tào Tiết trở thành phu nhân Sơn Dương công. Năm 226, Tào Phi mất, con là Tào Tuấn, tức cháu gọi Tào Tiết bằng cô, lên kế vị. Năm 234, Sơn Dương công Lưu Hiệp mất. Ba năm sau (237), Tào Tiết cũng lâm bệnh qua đời. Bà làm hoàng hậu 6 năm và làm phu nhân Sơn Dương công 17 năm. Bà được Ngụy Minh Đế Tào Tuấn hợp táng cùng Sơn Dương công.

Xem thêm

Tham khảo

  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, NXB Đà Nẵng
  • Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, NXB Văn hoá thông tin

Chú thích

  1. ^ a b Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 379