Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 42: Dòng 42:
*[[Giải vô địch bóng đá thế giới 1930|1930]] - [[Giải vô địch bóng đá thế giới 1974|1974]] - ''không tham dự''
*[[Giải vô địch bóng đá thế giới 1930|1930]] - [[Giải vô địch bóng đá thế giới 1974|1974]] - ''không tham dự''


==[[Cúp bóng đá châu Á|Giải châu Á]]==
==[[Cúp bóng đá châu Á]]==
* [[Cúp bóng đá châu Á 1956|1956]] - [[Cúp bóng đá châu Á 1976|1976]] - ''không tham dự''
* [[Cúp bóng đá châu Á 1956|1956]] - [[Cúp bóng đá châu Á 1976|1976]] - ''không tham dự''



Phiên bản lúc 13:20, ngày 16 tháng 6 năm 2021

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Mã FIFAVNO
Áo màu chính
Áo màu phụ
Trận quốc tế đầu tiên
 Trung Quốc 5–3 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 
(Bắc Kinh, Trung Quốc, 4 tháng 10 năm 1956)
Trận quốc tế cuối
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2–1 Cuba 
(VNDCCH, 20 tháng 9 năm 1970)
Trận thắng đậm nhất
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 9–0 Bắc Yemen 
(Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia; 26 tháng 11 năm 1966)
Trận thua đậm nhất
 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 0–5 Algérie 
(Hà Nội, VNDCCH, 22 tháng 11 năm 1959)
 CHDCND Triều Tiên 5–0  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(Bình Nhưỡng, Triều Tiên, 22 tháng 10 năm 1959)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1954 đến 1976 được kế tục bởi đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam hiện tại.

Bóng đá được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ 19, do những thủy thủ và binh sĩ người châu Âu. Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khi Việt Nam tạm thời chia thành hai vùng tập kết quân sự, với ba chính thể chính trị bao gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, Cộng hòa miền Nam Việt NamViệt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đại diện của nền bóng đá miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa.

Đội có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên sang Trung Quốc năm 1956[1], dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Trương Tấn Bửu, đội đá theo sơ đồ 3-2-5 (W-M) cổ điển với những gương mặt: thủ môn Đức ba xương; các hậu vệ Te - Nghẽn - Lưu Đình Tòng; các tiền vệ Luyến - Thưởng; đá tiền đạo gồm Trương Tấn Nghĩa - Bảy - Tuất - Tiền - Ba Len.[2]. Trận này đội thua Trung Quốc 5-3.

Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ yếu chơi trong các giải của khối Xã hội chủ nghĩa từ 1956 đến 1966. Thập niên 1960, đội tuyển (do cầu thủ của Trường Huấn luyện quốc gia và đội Thể Công) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đông Đức... đã thi đấu ở tại các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO châu Á (Campuchia, 1966).

Những cầu thủ nổi tiếng giai đoạn này: Lê Thế Thọ, Long, Phàn, Ngọc, Chính, Vinh, Từ Hiển, Hùng xồm, Khánh, Giáp, Thế Anh... Nhiều vận động viên được đôn lên từ đội Thể Công.

Sau GANEFO 1966 ở Campuchia, đội ít ra nước ngoài và từ cuối năm 1970 thì không dự một trận đấu quốc tế nào nữa [3]. Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam thống nhất thì đội bóng cũng được tái hợp nhất với đội tuyển bóng đá quốc gia của phía Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

Giải vô địch bóng đá thế giới

Cúp bóng đá châu Á

Giải Đông Nam Á

  • không tham dự

Thi đấu quốc tế

Đối thủ Số trận Thắng Hòa Thua Bàn thắng Bàn thua
Algérie Algérie 1 1 0 5
Trung Quốc CHND Trung Hoa 6 1 5 9 17
Cuba Cuba 1 1 2 1
Ai Cập Ai Cập 1 1 1 4
Trung Quốc Khu tự trị Quảng Tây 1 1 3 1
Guinée Guinea 1 1 2 1
Campuchia Vương quốc Campuchia 3 1 2 6 5
Indonesia Indonesia 2 2 2 5
Vương quốc Lào Lào 1 1 9 1
Mông Cổ Mông Cổ 1 1 3 1
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Bắc Triều Tiên 6 6 2 17
Yemen Bắc Yemen 1 1 9 0
Nhà nước Palestine Palestine (1966) 1 1 4 0

Nguồn:[4]

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ “Lịch sử hình thành CLB Bóng đá Thể Công”. www.thecong.vn. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  2. ^ “Quái chiêu Hà Nội: Tòng "cháy" & tuyệt chiêu”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ “North Vietnam - List of International Matches”. www.rsssf.com.
  4. ^ Dựa theo [1] Lưu trữ 2009-01-31 tại Wayback Machine[2], Truy cập 7 tháng 12 năm 2009

Liên kết ngoài