Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 41: Dòng 41:
| ko-cng =
| ko-cng =
}}
}}
'''Nguyễn''' (đôi khi viết tắt '''[[Wikt:Ng̃|Ng̃]]'''; {{hn|ch=[[wikt:阮|阮]]}}) là [[họ]] phổ biến của [[người Việt]].<ref>{{chú thích web| url =https://m.vov.vn/nguoi-viet/bao-my-viet-ve-ho-nguyen-pho-bien-cua-nguoi-viet-476173.vov | tiêu đề =Báo Mỹ viết về họ Nguyễn phổ biến của người Việt | author = | ngày =2016-02-08 | ngày truy cập = 2018-09-28| nơi xuất bản=[[Đài tiếng nói Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="LTH">Lê Trung Hoa, ''Họ và tên người Việt Nam'', Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, 2005</ref> Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại [[Triều Tiên]] và [[Trung Quốc]] (bính âm: ''Ruǎn'', Việt bính: ''Jyun2'') dù ít phổ biến hơn. Trong [[tiếng Triều Tiên]], họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완) và cũng rất hiếm.
'''Nguyễn''' (đôi khi viết tắt '''[[Wikt:Ng̃|Ng̃]]'''; {{hn|ch=[[wikt:阮|阮]]}}) là [[họ]] của người Á Đông. Nó là họ người phổ biến nhất của [[người Việt]].<ref>{{chú thích web| url =https://m.vov.vn/nguoi-viet/bao-my-viet-ve-ho-nguyen-pho-bien-cua-nguoi-viet-476173.vov | tiêu đề =Báo Mỹ viết về họ Nguyễn phổ biến của người Việt | author = | ngày =2016-02-08 | ngày truy cập = 2018-09-28| nơi xuất bản=[[Đài tiếng nói Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref><ref name="LTH">Lê Trung Hoa, ''Họ và tên người Việt Nam'', Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, 2005</ref> Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại [[Triều Tiên]] và [[Trung Quốc]] (bính âm: ''Ruǎn'', Việt bính: ''Jyun2'') dù ít phổ biến hơn. Trong [[tiếng Triều Tiên]], họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완) và cũng rất hiếm.
Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn.
Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn.

Phiên bản lúc 14:26, ngày 19 tháng 2 năm 2020

Nguyễn
Chữ Nguyễn bằng chữ Hán
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữNguyễn
Chữ Hán
Chữ Nôm
Tiếng Trung
Chữ Hán
Trung Quốc đại lụcbính âmRuǎn
Đài LoanWade–GilesJuan
Chú âm phù hiệuㄖㄨㄢˇ
Tiếng Nhật
Kanji
Hiraganaげん
Katakanaグエン
Tiếng Triều Tiên
Hangul완 - 원 - 롼
Romaja quốc ngữWon - Wan
Hanja

Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃; chữ Hán: ) là họ của người Á Đông. Nó là họ người phổ biến nhất của người Việt.[1][2] Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều TiênTrung Quốc (bính âm: Ruǎn, Việt bính: Jyun2) dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완) và cũng rất hiếm.

Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn.

Độ phổ biến

Theo một số nghiên cứu, khoảng 40% người Việt có họ này.[2] Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất.[3] Tại Pháp, họ này đứng thứ 54.[4] Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000,[5] nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990,[6] và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73[7] và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.[8]

Họ Nguyễn là một trong những phổ biến tại Việt Nam (thống kê 2005)

.

Theo dòng lịch sử

Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện khiến người họ khác đổi tên họ thành họ Nguyễn:

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu họ Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do nếu không đổi sẽ phạm húy: ông nội của Trần Cảnh (vua Trần Thái Tông) là Trần Lý.

Suốt 1000 năm, từ năm 457 đến thời Hồ Quý Ly ở vùng đất Hải Dương và một phần Hải Phòng ngày nay có huyện Phí Gia (cả huyện toàn là người họ Phí), vào cuối đời nhà Lý và đời nhà Trần đã có rất nhiều người họ Phí đổi sang thành họ Nguyễn và họ Nguyễn Phí. Đến đời nhà Lê, triều đình đã đổi tên huyện Phí Gia thành huyện Kim Thành.

Chi trưởng (thánh phái) đổi làm họ Nguyễn. Bàn rằng: Cứ suy ngẫm cách quy định của phái thánh đổi làm họ Nguyễn, lấy liễu leo đứng trước chữ Nguyên thành chữ Nguyễn 阮 là dòng trưởng, lại còn có ý nghĩa phải nhớ lấy niên hiệu Nguyên Phong của đời vua Trần Thái Tông.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, con cháu họ Mạc cũng đổi sang họ Nguyễn.

Trần Quang Diệu (và vợ là Bùi Thị Xuân) làm quan lớn cho nhà Tây Sơn, chống lại Nguyễn Ánh, sau khi nhà Tây Sơn cáo chung, con cháu Trần Quang Diệu bị trả thù khốc liệt, phải đổi thành nhiều họ, trong đó một số thành họ Nguyễn.

Tục phong quốc tính (cho mang họ vua) dưới thời Nguyễn. Ví dụ: Huỳnh Tường Đức có công với Gia Long được đổi thành Nguyễn Huỳnh Đức.

Hệ thống chi tộc/chi họ (dòng họ) Nguyễn

Họ Nguyễn có nhiều các chi tộc, trong đó lấy tên đệm để phân biệt. Sở dĩ phân nhánh thành các chi tộc, do quá trình lịch sử các dòng họ có quá trình hôn phối với nhau, trong đó con cái mang họ của cha (họ Nguyễn) nhưng kèm theo tên đệm (quy ước riêng của mỗi gia đình, gia tộc đó). Hiện nay, các tài liệu đều chỉ dẫn một số chi tộc họ Nguyễn khá phổ biến ở Việt Nam, có thể kể tên như sau[9]:

  1. Nguyễn Tấn
  2. Nguyễn Văn
  3. Nguyễn Thành, Nguyễn Thanh
  4. Nguyễn Đức
  5. Nguyễn Cao
  6. Nguyễn Duy (định hướng)
  7. Nguyễn Công
  8. Nguyễn Năng
  9. Nguyễn Thể
  10. Nguyễn Xuân
  11. Nguyễn Kim
  12. Nguyễn Hữu
  13. Nguyễn Bá
  14. Nguyễn Tri
  15. Nguyễn Viết
  16. Nguyễn Trọng
  17. Nguyễn Mậu
  18. Nguyễn Đăng
  19. Nguyễn Đình
  20. Nguyễn Phúc
  21. Nguyễn Huy
  22. Nguyễn Ngọc
  23. Nguyễn Vĩnh

Người Việt Nam nổi tiếng

Triều đại phong kiến

Gia Long - vua đầu tiên nhà Nguyễn

Trong lịch sử Việt Nam, có tới hai triều đại mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơnnhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong. Nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn.

Chúa Nguyễn: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần,Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương ..

Một số thân tộc tiêu biểu:

Nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thùy .

Nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại.

Chính trị phong kiến

Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi
Nguyễn Trường Tộ

Quân sự

Chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đại thi hào Nguyễn Du

Văn học

Nhà thơ Tố Hữu

Nghệ thuật

Nhạc sĩ Văn Cao

Y học

Tổ nghề

Khoa học - Giáo dục

Kinh tế

Tôn giáo

Thiền sư-quốc sư nhà Lý
Hòa thượng Thích Trí Tịnh- Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Hậu phi

Thể thao

Người Đẹp

Thành Tích

Người cao tuổi

  • Nguyễn Thị Trù (4/5/1893 – 12/7/2016), được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới công nhận ngày 23 tháng 4 năm 2015 là người cao tuổi nhất thế giới. Tuy nhiên số liệu ngày sinh được coi là không đủ tin cậy.

Người Trung Quốc nổi tiếng

Cổ đại

Cận đại

  • Nguyễn Linh Ngọc, tên khai sinh Nguyễn Phượng Căn, nữ diễn viên Trung Quốc thời kỳ Dân Quốc

Hiện đại

Nhân vật hư cấu

Người Mỹ nổi tiếng

Việt kiều khác

Những phóng tác

Trên một số trang mạng gần đây, thậm chí trang của CLB Văn hóa của một trường đại học ở Hà Nội, đăng tải những phóng tác, rằng họ Nguyễn là một trong các họ đã ra đời từ "thời tiền sử", và thuỷ tổ thần thoại của người Việt hồi 5.000 năm trước, Kinh Dương Vương, có hẳn họ tên là Nguyễn Lộc Tục.[10][11]

Cách diễn giải lòng vòng cho có vẻ khoa học làm một số người dễ tin theo. Tuy nhiên phóng tác này trái với lịch sử đặt tên họ và dùng chữ viết của người Việt là bắt đầu từ đầu Công nguyên, khi cuộc Bắc thuộc bước vào giai đoạn ổn định.

Truyền thống dòng tộc

Khánh thành nhà thờ dòng tộc Nguyễn Thành ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Trong giai đoạn đương đại, dòng tộc họ Nguyễn ở các nước, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, với mục tiêu cao nhất là gắn kết các chi tộc từ khắp nơi trên thế giới với nhau. Một số hoạt động truyền thống có thể kể đến, như: xây dựng ngày giỗ Tổ dòng tộc, chi tộc[12]; lập Quỹ khuyến học; Dựng văn bia, Nhà truyền thống[13]; các hoạt động văn hóa - văn nghệ;...Ở một số nơi của Việt Nam, các thế hệ dòng tộc họ Nguyễn lập thành các Nhà thờ Tổ dòng họ với quy mô thành viên đến hàng ngàn người từ khắp các tỉnh, thành và hải ngoại về nước tụ họp trong ngày giỗ Tổ[14].

Nhà Thờ Họ Nguyễn Việt Nam

[cần dẫn nguồn]

Tập tin:Đền Thờ Họ Nguyễn.jpg
Nhà thờ Họ Nguyễn Việt Nam.

.

dự án thiết kế xây dựng Nhà thờ Họ Nguyễn Việt Nam. Nhà thờ Họ Nguyễn Việt Nam được xây dựng trên khu đất rộng 2.700 m2 cạnh khuôn viên Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dự án do công ty CP BVA thiết kế, với khối lượng bản vẽ dày gần 200 trang khổ A3. Đây là công sức của KTS Hoàng Bách- Giám đốc công ty CP BVA cùng cộng sự. Gói thiết kế này trị giá 700.000.000đ (Bảy trăm triệu đồng) cùng 10.000.000đ (mười triệu đồng) tiền mặt đã được Công ty CP BVA tài trợ cho Hội Họ Nguyễn Việt Nam. Trong Đại hội Họ Nguyễn Việt Nam nhiệm kỳ II (2020- 2024); Ts Nguyễn Văn Kiệm- Chủ tịch Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam đã cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Công ty CP BVA. Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam cũng như tất cả những người con họ Nguyễn Việt Nam đang hướng về Dự án xin cảm tạ và xin được tri ân nghĩa cử cao đẹp đó và nghĩa cử cao đẹp này sẽ được khắc trên bia đá của Dự án nhà thờ họ Nguyễn Việt Nam để các thế hệ về sau được nhớ mãi. Ban truyền thông sẽ tiếp tục giới thiệu dự án xây dựng Nhà thờ Họ Nguyễn Việt Nam trên các trang thông tin điện tử, các trang mạng xã hội nhằm nêu bật sự cần thiết đầu tư và xây dựng công trình nhiều ý nghĩa này.

Dự Án Nhà Thờ Nguyễn Tất Thành

Giới Thiệu Dự Án Xây Dựng Nhà lưu Niệm, Nhà Thờ Nguyễn Tất ThànhKim Liên,Huyện Nam Đàn , Nghệ An, Việt Nam .

Tập tin:Hồ Chí Minh.jpg
Ảnh Quy Hoạch Xây Dựng Nhà Lưu Niệm Nhà Thờ Chủ Tịch Nước Nguyễn Tất Thành.

Xây Dựng Nhà Lưu Niệm ,Nhà Thờ Nguyễn Tất Thành đồng bộ, liên kết các khu di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực như: Làng Sen - quê nội Bác Hồ, Làng Hoàng Trù - quê ngoại Bác Hồ, đền Chung Sơn, mộ Bà Hoàng Thị Loan, các khu dịch vụ du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ Khu Di tích lịch sử Kim Liên, ngày 7/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 962/QĐ/TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Tham khảo

  1. ^ “Báo Mỹ viết về họ Nguyễn phổ biến của người Việt”. Đài tiếng nói Việt Nam. 8 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ a b Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, 2005
  3. ^ The Age. “Nguyens keeping up with the Joneses”. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  4. ^ Les noms de famille les plus portés France - Họ tại Pháp
  5. ^ Sam Roberts (ngày 17 tháng 11 năm 2007). “In U.S. Name Count, Garcias Are Catching Up With Joneses”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2007.
  6. ^ Thứ tự các họ tại Hoa Kỳ trong Điều tra Dân số năm 1990
  7. ^ Statistics Norway. “Norwegian Name Statistics 2003: Last names used by 200 or more”. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ (Tiếng Séc)“Žebříčky nejčastějších jmen vedou Nováci a Nguyenové”. Novinky. ngày 17 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
  9. ^ Họ Nguyễn Việt Nam. “Các chi họ Nguyễn”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  10. ^ Đạo của Tổ Tiên Việt. CLB Văn hóa, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 04/04/2015. Truy cập 05/09/2019.
  11. ^ Họ Nguyễn Việt Nam thời tiền sử. Họ Nguyễn Việt Nam, 03/06/2019. Truy cập 05/09/2019.
  12. ^ Minh Ánh. “Lễ giỗ tổ dòng họ Nguyễn Đình (gốc Lý) xã Đông Hòa”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  13. ^ Sở Văn Hóa và Thể Thao tỉnh Ninh Bình. “NHÀ THỜ VÀ MỘ NGUYỄN BẶC”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  14. ^ Võ, Hồng Hải. “Dòng họ Nguyễn Công và gia đình Nguyễn Công Trứ ở Uy Viễn, Nghi Xuân”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)