Quốc gia cấu thành
Quốc gia cấu thành là một thuật ngữ đôi khi được sử dụng trong những bối cảnh mà quốc gia đó là một phần của một thực thể chính trị lớn hơn, như là quốc gia có chủ quyền. Thuật ngữ quốc gia cấu thành không có bất kỳ định nghĩa pháp lý nào.
Tại các quốc gia nhất thể
[sửa | sửa mã nguồn]Đan Mạch
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Đan Mạch bao gồm ba bộ phận cấu thành, mỗi bộ phận đôi khi được xem là một quốc gia:
Tuy nhiên, quần đảo Faroe cũng được đề cập đến như là một "lãnh thổ tự trị" hoặc tương tự bởi Thủ tướng Quần đảo Faroe[3] và Bộ Ngoại giao Hoàng gia Đan Mạch.[4] Tương tự, chính phủ Đan Mạch cũng đề cập đến Greenland như một "tỉnh tự trị"[5] và không có điều khoản nào trong hiến pháp Greenland đề cập đến Greenland như một quốc gia.[6]
Pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2004, cộng đồng hải ngoại Polynésie thuộc Pháp được xác định một cách về mặt pháp luật là pays d'outre-mer au sein de la République,[7] có thể dịch thành "xứ hải ngoại bên trong Cộng hòa".[8] Hội đồng Hiến pháp Pháp quyết định rằng đây chỉ là sự thay đổi về tên gọi và không đại diện cho một sự thay đổi mang tính hiến pháp về địa vị pháp lý.[9]
Hà Lan
[sửa | sửa mã nguồn]Từ ngày 10 tháng 10 năm 2010, Vương quốc Hà Lan bao gồm bốn quốc gia:[10]
Mỗi một bộ phận được xác định rõ ràng là một land trong Hiến chương Vương quốc Hà Lan.[11] Không giống như Bundesländer trong tiếng Đức, landen luôn được chính phủ Hà Lan dịch là "quốc gia".[12][13][14]
New Zealand
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc New Zealand gồm có ba bộ phận thường được xem là những quốc gia:
Tuy nhiên, Hiến pháp của Quần đảo Cook[18] và của Niue[19] không tự mô tả như một quốc gia.[20][21]
Anh Quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường được xem là bao gồm bốn quốc gia:[22][23][24][25]
Tuy nhiên, bản thân vương quốc là một quốc gia đơn nhất và không phải là một liên minh cá nhân. Công quốc Wales chấm dứt tồn tại vào năm 1542, các vương quốc Anh và Scotland kết thúc tồn tại vào năm 1707, và Vương quốc Ireland kết thúc tồn tại vào năm 1801 (hay 1953[26]).
Bắc Ireland có một nghị viện phân cấp từ năm 1921–73 và một hội đồng từ năm 1973–74, 1982–86, và 1999 đến nay. Sau cuộc trưng cấu dân ý tại Wales và Scotland vào năm 1997, các chính phủ phân cấp mới được tạo ra tại Scotland, Wales song ở Anh thì không, Anh vẫn nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Nghị viện nước Anh tại Luân Đôn.
Ở các quốc gia liên bang
[sửa | sửa mã nguồn]Liên minh Kalmar (tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển: Kalmarunionen) là liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển dưới quyền cai trị của một quốc vương duy nhất từ năm 1397 tới năm 1523. Ba vương quốc này từ bỏ vương quyền, nhưng vẫn giữ quyền độc lập của mình. Liên minh là sáng kiến và công trình của Nữ hoàng Margrete I của Đan Mạch, bà là con của vua Valdemar IV của Đan Mạch, kết hôn với vua Håkon VI của Na Uy lúc lên 10 tuổi. Con trai của bà là Olav Håkonsson (tiếng Đan Mạch: Oluf Håkonson (1370-87) được công nhận quyền thừa kế ngôi vua Đan Mạch, vì ông ngoại có sáu người con, nhưng 5 người kia đã chết, chỉ còn mẹ của Oluf mà thôi. Năm 1376 Oluf lên nối ngôi vua Đan Mạch với sự chấp chính của mẹ. Khi vua Na Uy Håkon VI qua đời năm 1380 thì Oluf cũng được thừa kế ngôi vua Na Uy. Như vậy, 2 vương quốc Đan Mạch và Na Uy hợp nhất trong một Liên minh cá nhân [1], dưới quyền cai trị của một vua nhỏ tuổi, với người mẹ nhiếp chính. Tới năm 1385, Oluf cũng được chỉ định làm vua Thụy Điển. Trước khi tới tuổi trưởng thành để nắm quyền hành, thì Oluf bị chết ở tuổi 17 (năm 1387). Margrete I được quan cố vấn tối cao Henning Podebusk ủng hộ, vận động Hội đồng vương quốc[2] (tương đương thượng viện) bầu bà làm người chấp chính Đan Mạch (nhưng không được mang tước hiệu Nữ hoàng). Năm sau, ngày 2 tháng 2 năm 1388 bà cũng được nhìn nhận là người chấp chính vương quốc Na Uy.
Bà nhận Bogislav, con của hoàng thân Vartislav xứ Pommern là cháu ruột của em gái mình làm cháu nuôi, và đặt tên lại là Erik, một tên có âm hưởng Bắc Âu. Mặc dù Erik không phải là người thứ nhất được quyền thừa kế ngôi vua, nhưng Margrete I đã dùng thủ đoạn khiến Hội đồng vương quốc nhìn nhận Erik được quyền đó và năm 1389, Erik lên làm vua Na Uy, với quyền nhiếp chính của Margrete I.
Thời đó Thụy Điển có sự xung đột giữa vua Albrekt av Mecklenburg và giới quý tộc. Năm 1388, giới quý tộc bầu chọn Margrete I làm người chấp chính tại phần lãnh thổ do họ kiểm soát và hứa ủng hộ bà trong việc giành phần lãnh thổ còn lại của Albrekt.
Sau khi đội quân Đan Mạch - Thụy Điển đánh bại và bắt giam vua Albrekt, thì Albrekt bị buộc phải nộp số tiền 60.000 đồng mark bằng bạc ròng trong vòng 3 năm sau khi được thả ra (nhưng Albrekt không nộp được). Vị thế của Margrete I tại Thụy Điển được củng cố. Cả ba vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển thống nhất dưới sự chấp chính của bà. Margrete I hứa bảo vệ ảnh hưởng chính trị và các đặc quyền của giới quý tộc trong Liên minh. Người cháu Erik - đã làm vua Na Uy từ năm 1389 - lên làm vua Đan Mạch và Thụy Điển năm 1396.
Liên minh Kalmar trở thành hiện thực vào ngày 17.6.1397, khi Hiệp ước Kalmar được các bên ký kết tại lâu đài Kalmar ở thành phố Kalmar (nam Thụy Điển, giáp ranh vùng Skåne của Đan Mạch). Hiệp ước thành lập một Liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, dưới quyền của một vua duy nhất, nhưng mỗi nước được Hội đồng vương quốc cai trị riêng theo luật cũ của mình, ngoại trừ chính sách đối ngoại do nhà vua điều khiển.
Vua Na Uy - Erik, 15 tuổi - được các tổng giám mục Đan Mạch và Thụy Điển phong lên làm vua cả ba vương quốc tại Kalmar, nhưng Margrete I nắm quyền cai trị cho tới khi bà chết vào năm 1412.
Các cơ cấu của Liên minh Kalmar tồn tại tới năm 1536, khi Hội đồng vương quốc Đan Mạch - sau một cuộc nội chiến - đồng thanh tuyên bố rằng Na Uy là vương quốc trực thuộc Đan Mạch nhưng được tự trị, các thuộc địa Iceland, Greenland và quần đảo Faroe thuộc quyền Đan Mạch kiểm soát.
Tới năm 1814, sau khi ký hòa ước Kiel thì Đan Mạch phải nhường Na Uy cho Thụy Điển, nhưng vẫn giữ các thuộc địa nói trên.
Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva chính thức được thành lập theo liên minh Lublin vào tháng 7 năm 1569, nhưng trên thực tế vương quốc Ba Lan đã hợp nhất với đại công quốc Litva từ năm 1386, khi nữ vương Ba Lan Hedwig thành hôn với đại công tước Litva Jogaila – ông này được tấn phong làm vua Władysław II Jagiełło đồng trị vì Ba Lan với vợ mình. Cuộc phân chia Ba Lan lần thứ nhất năm 1772 đã làm giảm đáng kể diện tích của thịnh vượng chung này, và đến năm 1795 nhà nước Ba Lan hoàn toàn tan rã trong cuộc phân chia Ba Lan lần thứ ba.[27][28][29] Liên bang Ba Lan và Lietuva có đặc trưng độc nhất so với các quốc gia cùng thời vì hệ thống chính trị của nó đặc trưng bởi sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với quyền lực của nhà vua. Những sự kiểm soát này được bảo đảm tồn tại bởi một nghị viện (Sejm) do các quý tộc (szlachta) điều khiển. Đặc điểm của chế độ này là tiền thân của những khái niệm về chế độ dân chủ, quân chủ lập hiến, liên bang hiện đại. Hai quốc gia cấu thành liên bang là ngang hàng nhau, tuy nhiên Ba Lan có ảnh hưởng lớn hơn hẳn trong liên bang.
Vào năm 1772, Liên bang Ba Lan và Lietuva yếu đuối bị mất 1/3 lãnh thổ trong cuộc chia cắt Ba Lan lần thứ nhất. Trong khoảng thời gian ngắn trước khi bị xóa sổ, thịnh vượng chung đã cố gắng thông qua các cải cách lớn và ban hành hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791.
Cộng hòa Liên bang Trung Mỹ còn gọi là Liên hiệp tỉnh Trung Mỹ là một quốc gia có chủ quyền tại Trung Mỹ, bao gồm các lãnh thổ nguyên thuộc Đô đốc lệnh Guatemala của Tân Tây Ban Nha. Quốc gia này tồn tại từ tháng 9 năm 1821 đến 1841, và là một nền cộng hòa dân chủ. Cộng hòa bao gồm lãnh thổ các quốc gia Guatemala, El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Costa Rica hiện nay. Trong thập niên 1830, có thêm tỉnh thứ sáu là Los Altos với thủ phủ tại Quetzaltenango – lãnh thổ của tỉnh này nay là vùng cao nguyên tây bộ Guatemala và bang Chiapas ở nam bộ México.
Liên bang tan rã do nội chiến từ năm 1838 đến năm 1840. Quá trình tan rã bắt đầu khi Nicaragua tách ra khỏi Liên bang vào ngày 5 tháng 11 năm 1838, tiếp theo sau đó là Honduras và Costa Rica. Liên bang tan rã trên thực tế vào năm 1840, khi đó bốn trong năm tỉnh ban đầu đã tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, Liên bang chỉ chính thức tan rã khi El Salvador tuyên bố là một cộng hòa độc lập vào tháng 2 năm 1841.
Đại Colombia là tên gọi hiện nay để chỉ một nhà nước bao gồm phần lớn miền bắc Nam Mỹ và một phần miền nam của Trung Mỹ từ năm 1819 đến năm 1831. Cộng hòa tồn tại ngắn ngủi này bao gồm các lãnh thổ nay là Colombia, Venezuela, Ecuador, Panama, bắc Peru và tây bắc Brasil. Ba quốc gia đầu tiên là những nước kế thừa của Đại Colombia vào lúc giải thể, Panama ly khai khỏi Colombia vào năm 1903. Do lãnh thổ của Đại Colombia gần tương ứng với Phó vương quốc Tân Granada trước đó, nó cũng tuyên bố chủ quyền với vùng bờ biển Caribe của Costa Rica và Nicaragua, Bờ biển Mosquito, và Guayana Esequiba tại Guyana.
Tỉnh bang và lãnh thổ là đơn vị phân cấp hành chính theo hiến pháp Canada. Thời kỳ Liên bang hóa Canada 1867, ba tỉnh bang (hoặc tỉnh) của Bắc Mỹ thuộc Anh là New Brunswick, Nova Scotia và Canada (phân thành Ontario và Québec) thống nhất thành quốc gia mới. Kể từ đó, biên giới ngoại bộ của Canada thay đổi vài lần, và phát triển từ bốn tỉnh bang ban đầu thành mười tỉnh bang và ba lãnh thổ vào năm 1999. Khác biệt lớn nhất giữa một tỉnh bang và một lãnh thổ tại Canada là các tỉnh bang nhận được quyền lực và quyền uy trực tiếp từ Đạo luật Hiến pháp năm 1867 trong khu vực quản hạt, trong khi các lãnh thổ nhận ủy nhiệm và quyền lực từ chính phủ liên bang. Theo thuyết hiến pháp Canada hiện đại, các tỉnh bang được xem là những khu vực cộng chủ quyền, và mỗi tỉnh bang có quân chủ riêng, do phó thống đốc đại diện, còn các lãnh thổ không có chủ quyền, song là bộ phận của vương quốc liên bang, và có một ủy viên.
Tỉnh bang:
Tỉnh kỳ | Tỉnh huy | Tên | Viết tắt bưu chính |
Thủ phủ[30] | Thành phố lớn nhất (theo dân số)[31] |
Gia nhập liên bang[32] | Dân số (tháng 5 2011)[33] |
Diện tích đất liền (km²)[34] | Diện tích mặt nước (km²)[34] | Tổng diện tích (km²)[34] | Ngôn ngữ chính thức[35] | Số ghế trong Hạ nghị viện liên bang[36] |
Số ghế trong Thượng nghị viện liên bang[36] |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Ontario | ON | Toronto | Toronto | 1 tháng 7 năm 1867 | 12.851.821 | 917.741 | 158.654 | 1.076.395 | tiếng AnhA | 106 | 24 | ||
Québec | QC | Québec | Montréal | 1 tháng 7 năm 1867 | 7.903.001 | 1.356.128 | 185.928 | 1.542.056 | tiếng PhápB | 75 | 24 | ||
Nova Scotia | NS | Halifax | HalifaxC | 1 tháng 7 năm 1867 | 921.727 | 53.338 | 1.946 | 55.284 | tiếng AnhD | 11 | 10 | ||
New Brunswick | NB | Fredericton | Saint John | 1 tháng 7 năm 1867 | 751.171 | 71.450 | 1.458 | 72.908 | tiếng AnhE tiếng PhápE |
10 | 10 | ||
Manitoba | MB | Winnipeg | Winnipeg | 15 tháng 7 năm 1870 | 1.208.268 | 553.556 | 94.241 | 647.797 | tiếng AnhA,F | 14 | 6 | ||
British Columbia | BC | Victoria | Vancouver | 20 tháng 7 năm 1871 | 4.400.057 | 925.186 | 19.549 | 944.735 | tiếng AnhA | 36 | 6 | ||
Đảo Hoàng tử Edward | PE | Charlottetown | Charlottetown | 1 tháng 7 năm 1873 | 140.204 | 5.660 | 0 | 5.660 | tiếng AnhA | 4 | 4 | ||
Saskatchewan | SK | Regina | Saskatoon | 1 tháng 9 năm 1905 | 1.033.381 | 591.670 | 59.366 | 651.036 | tiếng AnhA | 14 | 6 | ||
Alberta | AB | Edmonton | Calgary | 1 tháng 9 năm 1905 | 3.645.257 | 642.317 | 19.531 | 661.848 | tiếng AnhA | 28 | 6 | ||
Newfoundland và Labrador | NL | St. John's | St. John's | 31 tháng 3 năm 1949 | 514.536 | 373.872 | 31.340 | 405.212 | tiếng AnhA | 7 | 6 | ||
Tổng các tỉnh bang | 33.369.423 | 5.499.918 | 563.013 | 6.062.931 | — | 305 | 102 |
Ghi chú:
- A.^ De facto; tiếng Pháp có địa vị hiến pháp hạn chế
- B.^ Hiến chương ngôn ngữ Pháp; tiếng Anh có địa vị hiến pháp hạn chế
- C.^ Nova Scotia giải thể các thành phố vào năm 1996 để thay thế bằng các đô thị tự trị khu vực; đô thị tự trị khu vực lớn nhất được sử dụng
- D.^ Nova Scotia có rất ít đạo luật song ngữ (ba bằng tiếng Anh và tiếng Pháp; một bằng tiếng Anh và tiếng Ba Lan); một số cơ quan chính phủ có danh xưng luật hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp
- E.^ Điều 16 của Hiến chương Canada về quyền lợi và tự do
- F.^ Đạo luật Manitoba
Canada có ba lãnh thổ:
Không giống với các tỉnh bang, các lãnh thổ của Canada không có quyền tài phán cố hữu, mà chỉ được chính phủ liên bang ủy nhiệm cho các quyền đó.[37][38][39] Chùng bao gồm toàn bộ đại lục Canada nằm ở phía bắc vĩ tuyến 60° Bắc và phía tây của vịnh Hudson, cùng với toàn bộ các đảo ở phía bắc của đại lục Canada.
Khu kỳ | Khu huy | Lãnh thổ | Tên viết tắt bưu chính |
Thành phố thủ phủ và lớn nhất[30] | Gia nhập liên bang[32] | Dân số (tháng 5 2011)[33] |
Diện tích đất liền (km²)[34] | Diện tích mặt nước (km²)[34] | Tổng diện tích (km²)[34] | Ngôn ngữ chính thức | Số ghế trong Hạ nghị viện liên bang[36] |
Số ghế trong Thượng nghị viện liên bang[36] |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Các Lãnh thổ Tây Bắc | NT | Yellowknife | 15 tháng 7 năm 1870 | 41.462 | 1.183.085 | 163.021 | 1.346.106 | Chipewyan, Cree, Anh, Pháp, Gwich’in, Inuinnaqtun, Inuktitut, Inuvialuktun, North Slavey, Nam Slavey, Tłįchǫ[40] | 1 | 1 | ||
Yukon | YT | Whitehorse | 13 tháng 6 năm 1898 | 33.897 | 474.391 | 8.052 | 482.443 | tiếng Anh tiếng Pháp[41] |
1 | 1 | ||
Nunavut | NU | Iqaluit | 1 tháng 4 năm 1999 | 31,906 | 1,936,113 | 157,077 | 2,093,190 | Inuinnaqtun, Inuktitut, Anh, Pháp[42] |
1 | 1 | ||
Tổng các lãnh thổ | 107.265 | 3.593.589 | 328.150 | 3.921.739 | — | 3 | 3 |
Mĩ
[sửa | sửa mã nguồn]Liên bang miền Bắc Hoa Kỳ là tên gọi chính phủ Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Abraham Lincoln (và Andrew Johnson tiếp nhiệm trong tháng sau cùng) trong thời Nội chiến Hoa Kỳ. Sau khi các tiểu bang miền Nam ly khai chính phủ năm 1861, lập chính phủ riêng gọi là Liên minh miền Nam, các tiểu bang còn lại được coi như thuộc phe chính phủ liên bang.
Danh sách các tiểu bang thuộc Liên bang miền Bắc:
* Các tiểu bang này thuộc vùng giáp ranh. Tại Kentucky và Missouri tuy chính phủ trên giấy tờ vẫn thuộc liên bang miền Bắc, các thành phần có thế lực trong chính quyền lại theo liên minh miền Nam.
Kansas theo gia phập phe miền Bắc ngày 29 tháng 1 năm 1861, sau khi vụ ly khai xảy ra nhưng trước cuộc nội chiến.
Tây Virginia tách khỏi Virginia và theo phe miền Bắc ngày 20 tháng 6 năm 1863.
Nevada gia nhập phe miền Bắc ngày 31 tháng 10 năm 1864.
Hiệp bang miền Nam Hoa Kỳ là chính phủ thành lập từ 11 tiểu bang miền nam Hoa Kỳ trong những năm Nội chiến (1861–1865).
Hoa Kỳ là một liên bang gồm 50 tiểu bang. 13 tiểu bang ban đầu là hậu thân của 13 thuộc địa nổi loạn chống sự cai trị của Vương quốc Anh. Đa số các tiểu bang còn lại đã được thành lập từ những lãnh thổ chiếm được qua chiến tranh hoặc được Chính phủ Hoa Kỳ mua lại từ những quốc gia khác. Ngoại trừ Vermont, Texas và Hawaii; mỗi tiểu bang vừa kể xưa kia là một cộng hòa độc lập trước khi gia nhập vào liên bang. Trừ một khoảng thời gian tạm thời các tiểu bang miền nam ly khai trong Nội chiến Hoa Kỳ, con số các tiểu bang của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị thu nhỏ lại.
Tên | Cục Bưu điện Hoa Kỳ | Cờ | Ngày | Diện tích (dặm vuông) | Dân số (2010) | Thủ phủ | Thành phố đông dân nhất |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Alabama | AL | 14 tháng 12 năm 1819 | 52.419 dặm vuông Anh (135.765 km2) | 4.779.736 | Montgomery | Birmingham | |
Alaska | AK | 3 tháng 1 năm 1959 | 663.267 dặm vuông Anh (1.717.854 km2) | 710.231 | Juneau | Anchorage | |
Arizona | AZ | 14 tháng 2 năm 1912 | 113.998 dặm vuông Anh (295.254 km2) | 6.392.017 | Phoenix | Phoenix | |
Arkansas | AR | 15 tháng 6 năm 1836 | 52.897 dặm vuông Anh (137.002 km2) | 2.915.918 | Little Rock | Little Rock | |
California | CA | 9 tháng 9 năm 1850 | 163.700 dặm vuông Anh (423.970 km2) | 37.253.956 | Sacramento | Los Angeles | |
Colorado | CO | 1 tháng 8 năm 1876 | 104.185 dặm vuông Anh (269.837 km2) | 5.029.196 | Denver | Denver | |
Connecticut | CT | 9 tháng 1 năm 1788 | 5.543 dặm vuông Anh (14.356 km2) | 3.574.097 | Hartford | Bridgeport[43] | |
Delaware | DE | 7 tháng 12 năm 1787 | 2.491 dặm vuông Anh (6.452 km2) | 897.934 | Dover | Wilmington | |
Florida | FL | 3 tháng 3 năm 1845 | 65.755 dặm vuông Anh (170.304 km2) | 18.801.310 | Tallahassee | Jacksonville[44] | |
Georgia | GA | 2 tháng 1 năm 1788 | 59.425 dặm vuông Anh (153.909 km2) | 9.687.653 | Atlanta | Atlanta | |
Hawaii | HI | 21 tháng 8 năm 1959 | 10.931 dặm vuông Anh (28.311 km2) | 1.360.301 | Honolulu | Honolulu | |
Idaho | ID | 3 tháng 7 năm 1890 | 83.642 dặm vuông Anh (216.632 km2) | 1.567.582 | Boise | Boise | |
Illinois | IL | 3 tháng 12 năm 1818 | 54.826 dặm vuông Anh (141.998 km2) | 12.830.632 | Springfield | Chicago | |
Indiana | IN | 11 tháng 12 năm 1816 | 36.418 dặm vuông Anh (94.321 km2) | 6.483.802 | Indianapolis | Indianapolis | |
Iowa | IA | 28 tháng 12 năm 1846 | 56.272 dặm vuông Anh (145.743 km2) | 3.046.355 | Des Moines | Des Moines | |
Kansas | KS | 29 tháng 1 năm 1861 | 82.277 dặm vuông Anh (213.096 km2) | 2.853.118 | Topeka | Wichita | |
Kentucky[45] | KY | 1 tháng 6 năm 1792 | 40.409 dặm vuông Anh (104.659 km2) | 4.339.367 | Frankfort | Louisville | |
Louisiana | LA | 30 tháng 4 năm 1812 | 52.271 dặm vuông Anh (135.382 km2) | 4.533.372 | Baton Rouge | New Orleans | |
Maine | ME | 15 tháng 3 năm 1820 | 35.385 dặm vuông Anh (91.646 km2) | 1.328.361 | Augusta | Portland | |
Maryland | MD | 28 tháng 4 năm 1788 | 12.407 dặm vuông Anh (32.133 km2) | 5.773.552 | Annapolis | Baltimore[46] | |
Massachusetts[45] | MA | 6 tháng 2 năm 1788 | 10.554 dặm vuông Anh (27.336 km2) | 6.547.629 | Boston | Boston | |
Michigan | MI | 26 tháng 1 năm 1837 | 97.990 dặm vuông Anh (253.793 km2) | 9.883.640 | Lansing | Detroit | |
Minnesota | MN | 11 tháng 5 năm 1858 | 86.943 dặm vuông Anh (225.181 km2) | 5.303.925 | Saint Paul | Minneapolis | |
Mississippi | MS | 10 tháng 12 năm 1817 | 48.434 dặm vuông Anh (125.443 km2) | 2.967.297 | Jackson | Jackson | |
Missouri | MO | 10 tháng 8 năm 1821 | 69.704 dặm vuông Anh (180.533 km2) | 5.988.927 | Jefferson City | Kansas City[47] | |
Montana | MT | 8 tháng 11 năm 1889 | 147.165 dặm vuông Anh (381.156 km2) | 989.415 | Helena | Billings | |
Nebraska | NE | 1 tháng 3 năm 1867 | 77.420 dặm vuông Anh (200.520 km2) | 1.826.341 | Lincoln | Omaha | |
Nevada | NV | 31 tháng 10 năm 1864 | 110.567 dặm vuông Anh (286.367 km2) | 2.700.551 | Carson City | Las Vegas | |
New Hampshire | NH | 21 tháng 6 năm 1788 | 9.350 dặm vuông Anh (24.217 km2) | 1.316.470 | Concord | Manchester[48] | |
New Jersey | NJ | 18 tháng 12 năm 1787 | 8.729 dặm vuông Anh (22.608 km2) | 8.791.894 | Trenton | Newark[49] | |
New Mexico | NM | 6 tháng 1 năm 1912 | 121.697 dặm vuông Anh (315.194 km2) | 2.059.179 | Santa Fe | Albuquerque | |
New York | NY | 26 tháng 7 năm 1788 | 54.556 dặm vuông Anh (141.299 km2) | 19.378.102 | Albany | Thành phố New York[50] | |
North Carolina | NC | 21 tháng 11 năm 1789 | 53.865 dặm vuông Anh (139.509 km2) | 9.535.483 | Raleigh | Charlotte | |
North Dakota | ND | 2 tháng 11 năm 1889 | 70.762 dặm vuông Anh (183.272 km2) | 672.591 | Bismarck | Fargo | |
Ohio | OH | 1 tháng 3 năm 1803 | 44.825 dặm vuông Anh (116.096 km2) | 11.536.504 | Columbus | Columbus[51] | |
Oklahoma | OK | 16 tháng 11 năm 1907 | 69.960 dặm vuông Anh (181.195 km2) | 3.751.351 | Oklahoma City | Oklahoma City | |
Oregon | OR | 14 tháng 2 năm 1859 | 98.466 dặm vuông Anh (255.026 km2) | 3.831.074 | Salem | Portland | |
Pennsylvania[45] | PA | 12 tháng 12 năm 1787 | 46.055 dặm vuông Anh (119.283 km2) | 12.702.379 | Harrisburg | Philadelphia | |
Rhode Island[52] | RI | 29 tháng 5 năm 1790 | 1.210 dặm vuông Anh (3.140 km2) | 1.052.567 | Providence | Providence | |
South Carolina | SC | 23 tháng 5 năm 1788 | 32.020 dặm vuông Anh (82.931 km2) | 4.625.364 | Columbia | Columbia[53] | |
South Dakota | SD | 2 tháng 11 năm 1889 | 77.184 dặm vuông Anh (199.905 km2) | 814.180 | Pierre | Sioux Falls | |
Tennessee | TN | 1 tháng 6 năm 1796 | 42.181 dặm vuông Anh (109.247 km2) | 6.346.105 | Nashville | Memphis[54] | |
Texas | TX | 29 tháng 12 năm 1845 | 268.820 dặm vuông Anh (696.241 km2) | 25.145.561 | Austin | Houston[55] | |
Utah | UT | 4 tháng 1 năm 1896 | 84.899 dặm vuông Anh (219.887 km2) | 2.763.885 | Salt Lake City | Salt Lake City | |
Vermont | VT | 4 tháng 3 năm 1791 | 9.623 dặm vuông Anh (24.923 km2) | 625.741 | Montpelier | Burlington | |
Virginia[45] | VA | 25 tháng 6 năm 1788 | 42.774 dặm vuông Anh (110.785 km2) | 8.001.024 | Richmond | Virginia Beach[56] | |
Washington | WA | 11 tháng 11 năm 1889 | 71.362 dặm vuông Anh (184.827 km2) | 6.724.540 | Olympia | Seattle | |
West Virginia | WV | 20 tháng 6 năm 1863 | 24.230 dặm vuông Anh (62.755 km2) | 1.852.994 | Charleston | Charleston | |
Wisconsin | WI | 29 tháng 5 năm 1848 | 65.498 dặm vuông Anh (169.639 km2) | 5.686.986 | Madison | Milwaukee | |
Wyoming | WY | 10 tháng 7 năm 1890 | 97.818 dặm vuông Anh (253.348 km2) | 563.626 | Cheyenne | Cheyenne |
Đức
[sửa | sửa mã nguồn]Liên minh các quốc gia Đức là một liên minh lỏng lẻo gồm các công quốc Đức, được tạo thành theo Đại hội Viên năm 1815 để cùng hợp tác về kinh tế và tiền tệ giữa các công quốc nói tiếng Đức độc lập. Liên minh này là một hành động nhằm giảm sự đối đầu giữa hai cường quốc là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ. Nước Anh tán thành liên minh này trong hội nghị Viên (hội nghị họp bàn sau khi đánh bại hoàn toàn Napoleon) vì nước này cảm thấy cần phải có một thế lực hòa bình và ổn định tại trung Âu để cản trở những hành động hung hăng của Pháp hoặc Nga. Cuộc đàm phán năm 1848 giữa các quốc gia trong liên minh Đức thất bại, dẫn đến liên minh bị tan rã trong một thời gian ngắn nhưng được thành lập lại năm 1850. Các tranh chấp giữa hai quốc gia thành viên thống trị trong liên minh là Đế quốc Áo và Vương quốc Phổ nhằm giành quyền cai trị vùng đất vốn có của Đức đã kết thúc bằng thắng lợi của Phổ sau chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, và sự sụp đổ của Liên minh các quốc gia Đức.
Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund), hình thành tháng 8 năm 1866 với tư cách là một liên minh quân sự của 22 bang miền bắc nước Đức với Vương quốc Phổ là bang đứng đầu. Tháng 7 năm 1867, nó chuyển thành một nhà nước liên bang. Liên bang này đã đưa ra một hiến pháp và đặt nền móng cho Đế chế Đức, sau này Đế chế Đức đã thông qua sử dụng phần lớn hiến pháp và lá cờ của liên bang. Thủ tướng nước Phổ là Otto von Bismarck đã thiết lập Liên bang Bắc Đức, có lẽ là một sự thỏa hiệp nhằm thống nhất nước Đức mà không có nước Áo.
Danh sách các bang trực thuộc:
Thành Bang | Thủ Đô | |
---|---|---|
Vương Quốc (Königreiche) | ||
Phổ (Preußen)
(gồm cả Lauenburg) |
Berlin | |
Saxony (Sachsen) | Dresden | |
Đại Công Quốc (Großherzogtümer) | ||
Hesse (Hessen)
(chỉ có Thượng Hesse, the phần phía bắc sông Main) |
Giessen | |
Mecklenburg-Schwerin | Schwerin | |
Mecklenburg-Strelitz | Neustrelitz | |
Oldenburg | Oldenburg | |
Saxe-Weimar-Eisenach (Sachsen-Weimar-Eisenach) | Weimar | |
Công Quốc (Herzogtümer) | ||
Anhalt | Dessau | |
Brunswick (Braunschweig) | Braunschweig | |
Saxe-Altenburg (Sachsen-Altenburg) | Altenburg | |
Saxe-Coburg and Gotha (Sachsen-Coburg und Gotha) | Coburg | |
Saxe-Meiningen (Sachsen-Meiningen) | Meiningen | |
Thân Vương Quốc (Fürstentümer) | ||
Lippe | Detmold | |
Reuss-Gera (Junior Line) | Gera | |
Reuss-Greiz (Elder Line) | Greiz | |
Schaumburg-Lippe | Bückeburg | |
Schwarzburg-Rudolstadt | Rudolstadt | |
Schwarzburg-Sondershausen | Sondershausen | |
Waldeck and Pyrmont (Waldeck und Pyrmont) | Arolsen | |
Các Thành phố Tự Do (Freie und Hansestädte) | ||
Bremen | ||
Hamburg | ||
Lübeck |
Nước Đức hiên đại được thành lập từ 16 bang, chúng được gọi chung là Bundesländer, mỗi bang là một thực thể có chủ quyền, có hiến pháp riêng, có nghị viện riêng, có chính quyền riêng, có tòa án riêng. Tuy nhiên theo điều 31 Hiến pháp Đức thì Luật liên bang có giá trị trước luật lệ tiểu bang.
Danh sách các bang của Brasil:
Liên bang Thụy Sĩ[sửa | sửa mã nguồn]Cựu Liên bang Thụy Sĩ là một liên minh lỏng lẻo giữa các quốc gia nhỏ độc lập trong Đế chế La Mã Thần Thánh. Hiến chương Liên bang năm 1291 được đồng thuận giữa các công xã nông thôn Uri, Schwyz và Unterwalden, được cho là văn kiện hình thành liên bang, mặc dù các liên minh tương tự có vẻ tồn tại từ nhiều thập niên trước đó. Đến năm 1353, liên minh tiếp nhận thêm các bang Glarus, Zug và các thành bang Lucerne, Zürich và Bern để hình thành "Liên bang Cũ" gồm tám bang và tồn tại cho đến cuối thế kỷ XV. Việc mở rộng này làm gia tăng quyền lực và thịnh vượng cho liên bang. Đến năm 1460, liên bang kiểm soát hầu hết lãnh thổ nằm về phía nam và phía tây của Sông Rhine cho đến dãy Alpes và dãy Jura, đặc biệt là sau các chiến thắng trước Vương triều Habsburg tại Áo, trước Charles Dũng cảm của Bourgogne trong thập niên 1470, và thành công của các lính đánh thuê Thụy Sĩ. Thụy Sĩ là một quốc gia liên bang ở châu Âu, có 26 bang, mỗi bang như một quốc gia có chủ quyền, có quân đội và đơn vị tiền tệ riêng cho đến khi quốc gia liên bang Thụy Sĩ được thành lập vào năm 1848. Các bang của Thụy Sĩ hiện nay có quyền tự trị rất cao. Mỗi bang có một hiến pháp riêng, một chính phủ riêng và có tòa án riêng. Các bang đều theo chế độ nghị viện một viện. Tùy theo mỗi bang, số lượng nghị viên có thể từ 58 đến 200 vị. Tùy theo dân số và diện tích mà chức năng hành chính phân cấp cho mỗi bang một khác. Danh sách các bang:
Liên bang Áo[sửa | sửa mã nguồn]Áo là một nước Cộng hòa Liên bang được tạo nên từ chín bang, mỗi bang có hiến pháp riêng, tuy nhiên không được nói ngược lại hiến pháp quốc gia; có quốc hội riêng (Landtagen) (lập pháp), cũng như chính phủ tiểu bang (hành pháp). Tuy nhiên bang không có ngành tư pháp riêng. 5 trong số 9 bang Áo Niederösterreich, Kärnten, Steiermark, Tirol, Salzburg đã hình thành từ thời Trung cổ, Oberösterreich được độc lập dưới thời hoàng đế Joseph II của đế quốc La Mã Thần thánh năm 1783/84; Vorarlberg trước đó là một phần của Tirol và trở thành độc lập năm 1861; 1921 thêm vào bang Burgenland, trước đó là một phần của Hungary. Vào năm 1922, Wien được tách rời ra khỏi Niederösterreich và trở thành một bang riêng.
Toàn bộ đất nước Venezuela được chia thành 23 tiểu bang (estados):
Liên bang Micronesia nằm ở khu vực có tên Micronesia, khu vực này bao gồm hàng trăm hòn đảo nhỏ chia thành bảy lãnh thổ. Từ Micronesia có thể chỉ đến Liên bang này mà cũng có thể chỉ đến toàn bộ khu vực, mặc dù sự thiếu một chính phủ tập trung khiến nó là một tập hợp các bang có chủ quyền, chứ không phải một quốc gia. Bốn bang trong liên bang là:
Liên bang Úc[sửa | sửa mã nguồn]Liên bang hóa Úc là một quá trình mà sáu thuộc địa tự quản của Anh Quốc gồm: Queensland, New South Wales, Victoria, Tasmania, Nam Úc, và Tây Úc tạo thành một quốc gia. Các lãnh thổ duy trì các hệ thống chính phủ (và cơ quan lập pháp) mà họ phát triển khi còn là các thuộc địa riêng biệt, song họ cũng chấp thuận có một chính phủ liên bang chịu trách nhiệm đối với các sự vụ liên quan đến toàn quốc. Khi Hiến pháp Úc có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, các thuộc địa trở thành các bang của Thịnh vượng chung Úc. Các nỗ lực nhằm liên bang hóa vào giữa thế kỷ 19 bị kìm hãm do thiếu ủng hộ đại chúng cho phong trào. Một số hội nghị được tổ chức vào thập niên 1890 và phát triển một hiến pháp cho Thịnh vượng chung. Thủ tướng New South Wales là Henry Parkes là người bang trợ quá trình này. Fiji và New Zealand nguyên là bộ phận trong quá trình, song hai lãnh thổ quyết định không gia nhập liên bang. Vùng hành chính (tiếng Tây Ban Nha: Comunidad autónoma, trực dịch ra tiếng Việt là cộng đồng tự trị, vùng tự chủ,...) là đơn vị hành chính địa phương cao nhất ở Tây Ban Nha. Các vùng hành chính được hình thành vào năm 1978 như một phần của chương trình phân quyền ở nước này sau khi chế độ của Franco sụp đổ. Vùng hành chính có quyền tự chủ rất cao về lập pháp và hành pháp. Họ có chính quyền riêng và hội đồng địa phương riêng. Việc phân vùng và chức năng được phân cấp cho mỗi vùng tùy thuộc vào nhiều yếu tố gồm dân số, kinh tế, xã hội, lịch sử của chúng. Toàn Tây Ban Nha có 17 vùng hành chính, trong mỗi vùng có thể có một hoặc vài tỉnh, sau đây là danh sách 17 vùng hành chính của Tây Ban Nha:
Ngoài ra Tây Ban Nha còn có hai thành phố tự chủ ở châu Phi là Ceuta và Melilla và có 5 lãnh thổ tự chủ ở gần Marrocco (Plazas de soberanía). Các vùng hành chính và thành phố tự chủ của Tây Ban Nha lại nhóm thành 8 nhóm liên vùng. Mỗi nhóm nay là một vùng cấp một của Liên minh châu Âu. Nigeria được chia thành ba mươi sáu tiểu bang và một Lãnh thổ Thủ đô liên bang, các tiểu bang bao gồm:
Khu vực Lãnh thổ Thủ đô Liên bang: Abuja Liên bang Ấn Độ[sửa | sửa mã nguồn]Cấp hành chính địa phương thứ nhất là bang và lãnh thổ liên bang. Nếu như bang là các đơn vị hành chính có chính quyền được bầu ra, thì lãnh thổ liên bang là các đơn vị có chính quyền do Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm (ngoại trừ hai vùng lãnh thổ liên bang là Delhi và Puducherry vẫn có chính quyền do dân bầu). Hiện Ấn Độ có 29 bang và 7 lãnh thổ liên bang.
Liên bang México hiện nay được tạo nên bởi sự liên minh giữa 32 thực thể liên bang, các thực thể liên bang lại chia thành các hạt (municipios) hoặc khu hành chính (delegaciones). Các bang của México có quyền tự chủ với trung ương và độc lập với nhau. Bang có hệ thống luật pháp riêng của mình, có cả hiến pháp riêng (nhưng không mâu thuẫn với hiến pháp liên bang). Các bang tự bầu ra thống đốc bang và hội đồng bang. Trong quốc hội liên bang, mỗi bang sẽ có ba thượng nghị sĩ trong đó 2 người đại diện cho nhóm đa số của bang và 1 người đại diện cho nhóm thiểu số của bang.
Liên Xô là một liên bang của các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết liên kết tự do, theo như hiến pháp. Trên thực tế, Liên Xô là một nhà nước tập trung cao độ trong hầu hết thời gian tồn tại của nó. Sự kiện Chiếm lĩnh các quốc gia Baltic vào năm 1940 bị một số quốc gia phương Tây xem là chiếm đóng bất hợp pháp và không bao giờ công nhận, bao gồm Hoa Kỳ và các tổ chức như Liên minh châu Âu.[89][90][91] Liên Xô chính thức công nhận ba quốc gia này độc lập vào ngày 6 tháng 9 năm 1991, trước khi bản thân tan rã.
Trong thành phần Gruzia có 2 nước cộng hòa tự trị (avtonomiuri respublika) và một quận tự trị. Hiện tại, vị thế của Nam Ossetia, một quận hành chính tự trị trước kia, cũng được gọi là vùng Tskhinvali, đang được đàm phán với chính phủ ly khai được Nga ủng hộ. Thung lũng Kodori là phần duy nhất của Abkhazia vẫn còn dưới quyền kiểm soát thực tế của Gruzia. Trong thành phần Azerbaijan có 1 nước cộng hòa trị:
Trong thành phần Uzbekistan có 1 nước cộng hòa tự trị:
Hòn đảo Nevis có một hiến pháp đảm bảo quyền ly khai khỏi Liên bang St Kitts và Nevis để trở thành quốc gia có chủ quyền. Điều này được quy định tại mục 113 của Hiến pháp Kitt/Nevis. Một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập được tổ chức tại Nevis vào ngày 10 tháng 8 năm 1998, với 62% cử tri Nevis ủng hộ, song nó ở dưới mức hai phần ba theo như hiến pháp yêu cầu.[92] Liên bang Nam Tư thứ nhất còn gọi là: Vương quốc của người Serb, Croat và Slovene...nó bao gồm: Nhà nước này được thành lập năm 1918 bằng việc kết hợp quốc gia lâm thời Nhà nước Slovene, Croat và Serb, từ lãnh thổ của Đế quốc Áo-Hung cũ, với Vương quốc Serbia độc lập. Vương quốc Montenegro sáp nhập với Serbia chỉ năm ngày sau đó, trong khi các khu vực Kosovo, Vojvodina và Macedonia đã là một phần của Serbia trước khi sáp nhập. Ngày 31 tháng 1 năm 1946, hiến pháp mới của Liên bang Cộng hòa Nhân dân Nam Tư, theo hình thức hiến pháp Liên bang Xô viết, thành lập sáu nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, một Tỉnh Xã hội Chủ nghĩa Tự trị và một Quận Xã hội Chủ nghĩa Tự trị từng là một phần của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Serbia. Thủ đô liên bang đặt tại Belgrade. Các nước Cộng hòa và các Tỉnh gồm (theo thứ tự chữ cái): (* hiện là Podgorica) Năm 1974, hai tỉnh Vojvodina và Kosovo-Metohija (tỉnh sau khi ấy đã được nâng cấp lên vị thế một tỉnh), cũng như các nước cộng hòa Bosna và Hercegovina và Montenegro, được trao quyền tự trị lớn hơn tới mức tiếng Albania và tiếng Hungary đã được chính thức công nhận là các ngôn ngữ thiểu số và tiếng Serbo-Croat của Bosna và Montenegro đã biến đổi thành một hình thức dựa trên kiểu nói của người dân địa phương mà không phải là các ngôn ngữ tiêu chuẩn của Zagreb và Belgrade. Vojvodina và Kosovo-Metohija là một phần của nước Cộng hòa Serbia. Nước này đã giữ khoảng cách với Liên bang Xô viết năm 1948 (cf. Cominform và Informbiro) và đã bắt đầu con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của riêng mình dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Josip Broz Tito. Nhà nước này chỉ trích cả Khối phương Đông và các quốc gia NATO, và đã cùng các nước khác lập ra Phong trào không liên kết năm 1961, và liên tục là thành viên của tổ chức này cho tới khi bị giải tán. Cộng hòa Liên bang Nam Tư là một quốc gia kế tục của Liên bang Nam Tư, tồn tại từ năm 1992 đến năm 2006, là liên minh giữa Serbia và Montenegro tại đông nam châu Âu trên bán đảo Balkan. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Beograd (hiện tại là thủ đô của Serbia). Diện tích 102.350 km², dân số 10.829.175 người (2005), mật độ dân 105/km², ngôn ngữ sử dụng là tiếng Serb, GDP 40,52 tỷ đô la, thu nhập đầu người: 4.858 đô la. Serbia lớn hơn nhiều và đông dân hơn Montenegro. Sau một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng 5 năm 2006, Montenegro tuyên bố độc lập vào ngày 3 tháng 6 năm 2006. Hai ngày sau đó, tức ngày 5 tháng 6, Serbia cũng tuyên bố độc lập. Liên minh Serbia và Montenegro tan rã. Bosna và Hercegovina có nhiều cấp độ cơ cấu chính trị dưới cơ cấu chính phủ liên bang, cấp độ quan trọng nhất trong số đó là sự phân chia quốc gia thành hai thực thể:
Tiệp Khắc là một quốc gia Cộng sản với một nền kinh tế kế hoạch tập trung (từ 1960 về sau chính thức là một nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa) gồm: Từ năm 1990–1992 chuyển thể thành một nước cộng hòa dân chủ liên bang gồm Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovak. Ngày 17 tháng 10 năm 1887, Liên bang Đông Dương được chính thức thành lập theo Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp với bốn thuộc địa là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia; Lào gia nhập vào năm 1893 và Quảng Châu Loan được sáp nhập năm 1900. Thủ phủ của Đông Dương ban đầu đặt tại Sài Gòn, sau chuyển ra Hà Nội năm 1902. Liên bang Đông Dương được đặt dưới quyền của hai cơ quan ở chính quốc Pháp. Nam Kỳ, Cao Miên và Lào phụ thuộc Bộ Thuộc địa Pháp dưới sự cai trị quân sự trong khi Trung và Bắc Kỳ phụ thuộc Bộ Ngoại giao Pháp do của nhà chức trách dân sự.
Liên bang Tây Phi được thành lập vào năm 1895, diện tích rộng khoảng 4.689.000 km² (phần lớn là hoang mạc và bán hoang mạc Sahara). Lúc đầu chỉ có 4 xứ Sénégal, Soudan thuộc Pháp, Guinée thuộc Pháp và Côte d'Ivoire. Đứng đầu liên bang là tổng toàn quyền, lúc đầu đóng ở Saint-Louis (Sénégal) về sau đóng ở Dakar (cũng thuộc Sénégal). Các xứ khác lần lượt gia nhập sau, tổng cộng 8 xứ thuộc địa của Pháp ở châu Phi gồm:
Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là liên minh chính trị giữa Cộng hòa Ai Cập và Cộng hòa Syria. Liên minh được thành lập vào năm 1958 và tan rã vào năm 1961 khi Syria rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn tiếp tục mang quốc hiệu là "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất" cho đến năm 1971. Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là Gamal Abdel Nasser. Trong giai đoạn 1958-1960, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất cùng Vương quốc Mutawakkilite Yemen là các chủ thể cấu thành Hợp chúng quốc Ả Rập. Hợp chúng quốc Ả Rập là bang liên giữa Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (gồm Ai Cập và Syria) với Vương quốc Mutawakkilite Yemen. Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là một quốc gia có chủ quyền thành lập trên cơ sở liên minh giữa Ai Cập và Syria vào năm 1958. Ngày 8 tháng 3 cùng năm, Vương quốc Yemen (trước đó đã ký hiệp ước quốc phòng với Ai Cập) cùng với Cộng hòa Ả Rập Thống nhất ký hiệp ước lập ra một bang liên (confederation) lỏng lẻo có tên gọi là Hợp chúng quốc Ả Rập. Đứng đầu bang liên là một Hội đồng Tối cao gồm các nhà lãnh đạo mỗi quốc gia. Ngoài ra còn có một Hội đồng Liên bang và các cơ quan cấp dưới cùng phối hợp các chính sách đối ngoại, quốc phòng, văn hóa và kinh tế. Tuy nhiên, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất và Vương quốc Mutawakkilite Yemen vẫn giữ nguyên hình thức chính phủ của riêng mình, và trong đa số trường hợp là giữ nguyên đại diện ngoại giao riêng ở nước ngoài. Chẳng những vậy, Vương quốc Mutawakkilite Yemen có quyền phủ quyết các quyết định ảnh hưởng tới nước này và vẫn giữ nguyên quân đội riêng. Do mối quan hệ trở nên lạnh nhạt với Ai Cập mà vào tháng 6 năm 1961, các đại diện của Yemen được lệnh rời khỏi Hội đồng Liên bang vĩnh viễn, Hợp chúng quốc Ả Rập chính thức giải thể vào tháng 12 cùng năm sau khi Syria và Yemen lần lượt rời liên bang. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được chia thành bảy tiểu vương quốc. Dubai là Tiểu vương quốc đông dân nhất với 35,6% dân số UAE. Tiểu vương quốc Abu Dhabi chiếm 31,2%, nghĩa là hơn hai phần ba dân số UAE sống ở Abu Dhabi và Dubai. Abu Dhabi có diện tích 67.340 km², chiếm 86,7% tổng diện tích của đất nước, không bao gồm các đảo. Nó có đường bờ biển kéo dài hơn 400 km và được chia thành ba khu vực chính. Tiểu vương quốc Dubai kéo dài dọc theo bờ biển Vịnh Ba Tư của UAE khoảng 72 km. Dubai có diện tích 3.885 km², tương đương với 5% tổng diện tích của đất nước, không bao gồm các đảo. Tiểu vương quốc Sharjah kéo dài dọc theo khoảng 16 km bờ biển Vịnh Ba Tư và sâu 80 km vào nội địa. Các tiểu vương quốc phía bắc bao gồm Fujairah, Ajman, Ras al-Khaimah và Umm al-Qaiwain tất cả có tổng diện tích 3881 km².
Liên bang Miến Điện[sửa | sửa mã nguồn]Cấu trúc hành chính các bang, vùng và khu vực tự trị được quy định trong Hiến pháp thông qua 2008.[93]
Liên bang Mã Lai gồm 11 bang (chín bang Mã Lai và hai khu định cư Eo biển Penang và Malacca) tồn tại từ ngày 31 tháng 1 năm 1948 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1963. Liên bang độc lập vào ngày 31 tháng 8 năm 1957, Tập hợp các bang nguyên thuộc Liên bang Malaya hiện được gọi là Malaysia bán đảo. Hiệp định Liên bang Malaya được chế định từ Hội nghị Pleno Anh-Mã từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946. Cuối phiên họp, Hội nghị Pleno ban hành một "Sách Xanh" có 100 trang. Hiệp định Liên bang Malaya được các quân chủ Mã Lai và đại diện của chính phủ Anh Quốc là Edward Gent ký kết vào ngày 21 tháng 1 năm 1948 tại King House. Hiệp định này thay thế cho hiệp định thành lập Liên hiệp Malaya, và chuẩn bị cho việc thiết lập Liên bang Malaya vào ngày 1 tháng 2 năm 1948. Vị thế của các quân chủ Mã Lai cũng được khôi phục. Sudan[sửa | sửa mã nguồn]Các bang của Cộng hòa Sudan: Cộng hòa Sudan từ ngày 9 tháng 7 năm 2010 gồm 15 bang.
Các bang của Cộng hòa Nam Sudan: Vào ngày 9 tháng 7 năm 2011, 10 bang miền nam trở thành quốc gia Nam Sudan độc lập. 10 bang này được chia thành 86 Quận.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
|