Cổng thông tin:Thiên nhiên/Bài viết/Lưu trữ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tài liệu

Trang này lưu trữ các bài viết hiện trên trang Cổng thông tin:Thiên nhiên. Để thêm bài viết vào chủ đề xin hãy sử dụng bản mẫu dưới đây và thêm vào dưới cùng của trang này, vui lòng nhập tham số |mã= là số tiếp theo của mã bài viết dưới cùng.

{{Chủ đề:Thiên nhiên/Bài viết/Lưu trữ/khung
| 1 = {{{1|}}}
| mã = 
| tiêu đề = 
| bài viết = 
| hình = 
| nội dung = 
}}

Trang Bản mẫu:TOC limit/styles.css không có nội dung.

Nước

Nước là một hợp chất hóa học của oxyhidro, có công thức hóa học. Với các tính chất lý hóa đặc biệt, nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Bên cạnh nước "thông thường" còn có nước nặngnước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hydro bình thường được thay thế bởi các đồng vị deuteritriti. Nước nặng có tính chất vật lý và hóa học khác với nước thường.

Vũ trụ

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gianthời gian. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chấtnăng lượng. Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 91 tỷ năm ánh sáng trong thời điểm hiện tại. Các nhà thiên văn chưa biết được kích thước toàn thể của Vũ trụ là bao nhiêu và có thể là vô hạn. Những quan sát và phát triển của vật lý lý thuyết đã giúp suy luận ra thành phần và sự tiến triển của Vũ trụ.

Có nhiều giả thiết đối nghịch nhau về Số phận sau cùng của vũ trụ. Các nhà vật lý và triết học vẫn không biết chắc về những gì, nếu bất cứ điều gì, có trước Vụ Nổ Lớn. Nhiều người phản bác những ước đoán, nghi ngờ bất kỳ thông tin nào từ trạng thái trước này có thể thu thập được. Có nhiều giả thuyết về đa vũ trụ, trong đó một vài nhà vũ trụ học đề xuất rằng Vũ trụ có thể là một trong nhiều vũ trụ cùng tồn tại song song với nhau .

Vật lý học

Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực. Một cách rộng hơn, nó là sự phân tích tổng quát về tự nhiên, được thực hiện để hiểu được cách biểu hiện của vũ trụ.

Vật lý là một trong những ngành hàn lâm sớm nhất, và có lẽ là sớm nhất khi tính chung với thiên văn học. Trong hai thiên niên kỷ vừa qua, vật lý là một phần của triết học tự nhiên cùng với hóa học, vài nhánh cụ thể của toán học và sinh học, nhưng trong cuộc Cách mạng khoa học bắt đầu từ thế kỷ 17, các môn khoa học tự nhiên nổi lên như các ngành nghiên cứu riêng độc lập với nhau. Vật lý học giao nhau với nhiều lĩnh vực nghiên cứu liên môn ngành khác nhau, như vật lý sinh học và hóa học lượng tử, giới hạn của vật lý cũng không rõ ràng. Các phát hiện mới trong vật lý thường giải thích những cơ chế cơ bản của các môn khoa học khác đồng thời mở ra những hướng nghiên cứu mới trong các lĩnh vực như toán học hoặc triết học.

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật. Như vậy thực vật chủ yếu là các sinh vật tự dưỡng. Quá trình quang hợp sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục – Diệp lục có ở tất cả các loài thực vật và nấm là một ngoại lệ, dù không có chất diệp lục nhưng nó thu được các chất dinh dưỡng nhờ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc mô chết. Thực vật còn có đặc trưng bởi có thành tế bào bằng xenlulose. Thực vật không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường phải đến hàng ngày và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Động vật

Động vật là một nhóm sinh vật đa bàonhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật trong hệ thống phân loại 5 giới. Cơ thể của chúng lớn lên khi phát triển. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập.

Hầu hết các ngành động vật được biết đến nhiều nhất đã xuất hiện hóa thạch vào thời kỳ Bùng nổ kỷ Cambri, khoảng 542 triệu năm trước. Động vật được chia thành nhiều nhóm nhỏ, một vài trong số đó là động vật có xương sốngđộng vật thân mềmđộng vật Chân khớpgiun đốtbọt biển và sứa.

Tia sét

Sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi. Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000 km/s vì sét là sự di chuyển của các ion nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng tạo ra nên có thể thấy nó trước khi nghe tiếng động vì tiếng động chỉ di chuyển với tốc độ 1.230 km/h trong điều kiện bình thường của không khí còn ánh sáng đi được 299.792 km/s. Sét đạt tới nhiệt độ 30.000 °C, gấp 20 lần nhiệt độ cần thiết để biến cát silica thành thủy tinh, những viên đá được tạo ra bởi sét đánh vào cát gọi là fulgurite. Có khoảng 16 triệu cơn dông mỗi năm.

Hổ

Hổ là 1 loài động vật có vú thuộc họ Mèo, và là một trong bốn loài "mèo lớn" thuộc chi Báo. Hổ là một loại thú dữ ăn thịt sống. Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ 3 trong các loài thú ăn thịt.

Phần lớn các loài hổ sống trong rừng và đồng cỏ; trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong aohồ và sông. Hổ kém mèo về khả năng leo trèo. Hổ đi săn đơn lẻ, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật ăn cỏ cỡ trung bình như hươunailợn rừngtrâu, v.v. Tuy nhiên chúng cũng có thể bắt các loại mồi cỡ to hay nhỏ hơn nếu hoàn cảnh cho phép. Hổ là một trong số nhiều loài động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên.

Dong Phaya Yen

Dong Phaya Yen là một dãy núi ở miền Trung Thái Lan. Đây là đoạn kéo dài phía Tây Nam của dãy núi Phetchabun, nó là một phần của đường phân chia giữa thung lũng sông Chao Phraya và cao nguyên Khorat của Đông Bắc Thái Lan. Dãy núi dài khoảng 230 km và được nối tiếp bằng Dãy núi Cardamom về phía nam và dốc đứng Dongrak về phía Đông.

Dãy núi này được tháo nước về phía Bắc bởi nhiều nhánh sông chảy vào sông Mun còn phía nam chảy vào sông Prachinburi. Khu vực này thay đổi độ cao giữa 100 m và 1351 m so với mực nước biển, với Khao Rom là đỉnh cao nhất. Nhiều vườn quốc gia nằm trong khu vực dãy núi này, trong đó nổi tiếng nhất là Vườn quốc gia Khao Yai, vườn quốc gia đầu tiên ở Thái Lan. Các vườn quốc gia khác có: Vườn quốc gia Ta Phraya tại biên giới với Campuchia, Vườn quốc gia Thap Lan, Vườn quốc gia Pangsida, Vườn quốc gia Phra Phutthachai và Khu bảo tồn hoang dã Dongyai. Tất cả có 6155 km² được bảo vệ trong các vườn quốc gia này. Năm 2005, các khu rừng của Dãy núi Dong Phaya Yen được UNESCO công nhận là di sản thế giới dưới tên gọi "Phức hợp rừng Dong Phaya Yen – Khao Yai".

Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chấtđịa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của Vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa karst đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh KhammuaneLào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha. Tháng 8 năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên 1233,26 km². Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng karst lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới. Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó 17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.

Trái Đất

Trái Đấthành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượngmật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ozon – lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất chỉ còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.

Mặt Trăng

Mặt Trăngvệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng là 384.403 km, lớn khoảng 30 lần đường kính Trái Đất. Đường kính Mặt Trăng là 3.474 km, bằng 27% đường kính Trái Đất. Khối lượng Mặt Trăng khoảng bằng 2% khối lượng Trái Đấtlực hấp dẫn tại bề mặt Mặt Trăng bằng 17% lực hấp dẫn trên bề mặt Trái Đất. Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày, và các biến đổi định kỳ trong hình học của hệ Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời là nguyên nhân gây ra các pha Mặt Trăng, lặp lại sau mỗi chu kỳ giao hội 29,53 ngày.

Mặt Trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong hệ Mặt Trời.

Mèo

Mèođộng vật có vú nhỏ và ăn thịt, sống chung với loài người, được nuôi để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi. Người ta tin rằng tổ tiên trung gian gần nhất trước khi được thuần hóa của chúng là mèo rừng châu Phi. Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi, và chúng tồn tại với rất nhiều màu lông. Mèo là những con vật có kỹ năng của thú săn mồi và được biết đến với khả năng săn bắt hàng nghìn loại sinh vật để làm thức ăn. Chúng đồng thời là những sinh vật thông minh, và có thể được dạy hay tự học cách sử dụng các công cụ đơn giản như mở tay nắm cửa hay giật nước trong nhà vệ sinh.

Mèo giao tiếp bằng cách kêu meo, gừ-gừ, rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Chó

Chó là một loài động vật thuộc chi Chó, tạo nên một phần tiến hóa của sói, đồng thời là loài động vật ăn thịt trên cạn có số lượng lớn nhất. Chó và sói xám thuộc nhóm chị em, giống như những loài sói hiện đại đều không có họ hàng gần đến những loài sói được thuần hóa đầu tiên, đồng nghĩa với tổ tiên trực tiếp của chó đã bị tuyệt chủng.

Chó cũng là loài động vật đầu tiên được con người thuần hóa và đã được chọn giống qua hàng thiên niên kỷ với nhiều hành vi, khả năng cảm nhận và đặc tính vật lý. Loài vật này được sử dụng để giữ nhà hoặc làm thú chơi. Răng của chúng dùng để giết mồi, nhai thịt và gặm thịt, thỉnh thoảng để cắn nhau. Chó là loài động vật được nuôi nhiều trên thế giới, có thể trông coi nhà, chăn cừu, dẫn đường, kéo xe, cũng là thực phẩm giàu đạm. Chó giúp con người rất nhiều việc như trông nhà cửa, săn bắt, và được xem như là loài vật trung thành, tình nghĩa nhất với con người. Ngày nay, nhu cầu nuôi chó cảnh đang được phát triển nên những giống chó nhỏ như Fox, Chihuahua hoặc chó thông minh như Collie được nhiều người chơi quan tâm đến.

Chó Husky

Chó Husky là tên gọi chung cho một loại chó kéo xe được sử dụng ở các vùng phía bắc, khác biệt với các loại chó kéo xe trượt tuyết khác bởi tốc độ kéo xe nhanh của chúng. Husky là một giống chó lai luôn thay đổi của những con chó nhanh nhất. Ngược lại, Chó Malamute Alaska là giống chó "lớn nhất và lâu đời nhất trong số những con chó kéo xe trượt tuyết tại Bắc Cực", và được sử dụng để tải trọng nặng hơn. Chó Husky được sử dụng trong đua xe trượt tuyết. Trong những năm gần đây, các công ty tiếp thị du lịch bằng việc trải nghiệm chó kéo xe trượt tuyết cho du khách ưa mạo hiểm trong khu vực tuyết hoạt động tốt.  Ngoài ra, chó Husky còn được nuôi với vai trò là một vật nuôi và các nhóm hoạt động nhằm tìm kiểm chủ cho những con chó đua và chó kéo xe trượt tuyết về hưu.

Voi

Voi là một họ các động vật da dày, và là họ duy nhất còn tồn tại thuộc về bộ có vòi. Họ Voi hiện có ba loài còn tồn tại là: voi đồng cỏ châu Phivoi rừng châu Phivoi châu Á. Chúng phân bố ở châu Phi, Ấn Độ và vùng Tây Nam Á. Có một loài nữa là voi ma mút cũng được biết đến nhưng đã bị tuyệt chủng ở thời kỳ băng hà cách đây chừng 10.000 năm.

Voi là động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Con voi nặng nhất được công nhận là con voi bị bắn hạ tại Angola năm 1974. Nó là một con voi đực, nặng 12.000 kg. Các loài voi nhỏ nhất, với kích thước chỉ cỡ con bê hay con lợn lớn, là các loài voi tiền sử đã sinh sống trên đảo Crete cho tới khoảng năm 5000 TCN, và có thể là tới những năm khoảng 3000 TCN. Các hộp sọ còn sót lại, nằm rải rác của chúng, với lỗ vòi lớn duy nhất đặc trưng ở phía trước, có lẽ là cơ sở của niềm tin về sự tồn tại của những người khổng lồ một mắt trong Odyssey của Homer.

Sư tử

Sư tử là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990. Trong văn hóa phương Tây, sư tử còn có biệt danh là Chúa tể sơn lâm hay Vua sư tử. Sư tử là lưỡng hình tình dục; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg đối với con đực và 120 đến 182 kg đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ. Đối với sư tử đực thì rất dễ dàng nhận ra được bởi bờm của nó. Sư tử hoang dã hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Saharan và châu Á, các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc PhiĐông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10 000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru. Sư tử là loài sắp nguy cấp, chúng đã được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1996 bởi vì quần thể ở các nước châu Phi đã giảm khoảng 43% kể từ đầu những năm 1990. Nhiều quần thể sư tử không được bảo vệ bên ngoài những khu vực được chỉ định bảo vệ. Mặc dù nguyên nhân của sự suy giảm chưa được làm rõ một cách đầy đủ, nhưng mất môi trường sống và xung đột với con người là những nguyên nhân lớn nhất.

Dãy núi Ba Vì

Ba Vì là một dãy núi đất và đá vôi lớn trải trên một phạm vi rộng chừng 5000 ha ở ba huyện Ba Vì, Lương SơnKỳ Sơn, cách nội thành Hà Nội chừng 60 km.

Trên Ba Vì có nhiều ngọn núi, nhưng nổi tiếng nhất là Tản Viên. Núi này cao 1281 m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh. Ngoài Tản Viên, trên Ba Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng, Trăm Voi, Ngọc Hoa, và núi Vua. Núi Vua cao nhất, tới 1296 m; trên đỉnh núi Vua có đền thờ chủ tịch Hồ Chí Minh.

Côn Lôn

Côn Lôn là một trong những dãy núi dài nhất tại châu Á, nó trải dài trên 3.000 km với chiều rộng khoảng 130–200 km. Độ cao bình quân 5.500-6.000 m với phía tây chật hẹp và cao còn phía đông rộng rãi và thấp hơn.

Dãy Côn Lôn chạy theo hướng Tây – Đông, tạo thành ranh giới phía bắc của cao nguyên Tây Tạng và rìa phía nam của lòng chảo Tarim, sa mạc Taklamakansa mạc Gobi. Một loạt các con sông quan trọng chảy ra từ dãy núi này, bao gồm sông Karakash và sông Yurungkash, chảy qua ốc đảo Hòa Điền vào sa mạc Taklamakan.

Đỉnh cao nhất của dãy Côn Lôn là Mộ Sĩ Sơn trong khu vực Vu Điền. Arka Tagh là trung tâm của dãy Côn Lôn; đỉnh cao nhất của nó là Ulugh Muztagh. Một số tác giả cho rằng dãy Côn Lôn kéo dài về phía bắc theo hướng tây xa tới Kongur TaghMuztagh Ata nổi tiếng. Nhưng các ngọn núi này về mặt tự nhiên thì liên quan nhiều tới dãy núi Pamir hơn.

Tonlé Sap

Biển hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồsông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 1997.

Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ tầm vóc rộng lớn của hồ nước này khiến không thấy bến bờ.

Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honshu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với 3.776,24 m, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa dạng tầng đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối vào năm 1707-1708. Phú Sĩ nằm cách Tokyo khoảng 100 km về phía tây nam và có thể được nhìn thấy từ thủ đô vào một ngày đẹp trời. Ngọn núi là có cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt và được phủ tuyết khoảng 5 tháng mỗi năm, là biểu tượng của đất nước và thường được mô tả trong các sáng tác nghệ thuật cũng như được nhiều du khách khắp nơi trên thế giới ghé thăm khi tới Nhật Bản.

Nó là một trong "Ba núi Thánh" của Nhật Bản cùng với Núi HakuTate. Phú Sĩ là một danh thắng đặc biệt và một di tích lịch sử của Nhật Bản. Ngọn núi được thêm vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 22 tháng 6 năm 2013 nhờ giá trị văn hóa. Theo UNESCO, nơi đây đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà thơ và là điểm đến của cuộc hành hương trong nhiều thế kỷ trước và nay. Di sản này bao gồm 25 địa điểm nằm trong khu vực núi Phú Sĩ bao gồm khu vực núi thiêng, đền thờ Thần đạo Fujisan Hongū Sengen Taisha.

Quạ

Quạ là một chi chim thuộc họ Quạ; chi này có khoảng 45-46 loài có kích thước khác nhau. Các loài chim dạng quạ lớn nhất là quạ thườngquạ mỏ dày, cả hai đều nặng trên 1.400 g và dài trên 65 cm.

Các loài trong chi này phân bố ở tất cả các lục địa ôn đới và một số đại dương hải đảo. Chi này chiếm ⅓ số loài trong họ Quạ. Các thành viên của chi này dường như đã tiến hóa tại châu Á từ dòng dõi tại Australia.

Nhiều loài chim dạng quạ là những kẻ chiếm giữ lãnh thổ, chúng bảo vệ lãnh thổ trong suốt cả năm hoặc chỉ trong mùa sinh sản. Trong một số trường hợp, lãnh thổ chỉ được bảo vệ trong khoảng thời gian ban ngày, với cặp chim ra ngoài lãnh thổ để đậu và ngủ vào ban đêm. Một vài loài chim dạng quạ là những loài chim đậu ngủ thành cộng đồng. Một vài nhóm quạ đậu ngủ có thể rất lớn, với nơi đậu ngủ có thể tới 65.000 con quạ đen mũi trọc như đã biết ở Scotland. Một số loài, như quạ đen mũi trọc, cũng là những loài chim làm tổ thành cộng đồng.

Thác Victoria

Thác nước Victoria là một thác nước tại miền nam châu Phi trên sông Zambezi, tại biên giới ZambiaZimbabwe. CNN đã mô tả thác nước này như một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Ở một khoảng cách rất lớn trên thác, sông Zambezi đổ nước xuống một phiến đá basalt phẳng lớn, trong một máng được bao quanh bởi các ngọn đồi sa thạch xa. Dòng chảy của sông bị ngắt quãng bởi nhiều hòn đảo có cây mọc trên, số lượng đảo gia tăng ở gần thác. Không có núi, dốc đứng, hay máng sâu để có thể tạo ra một thác nước, chỉ là vùng cao nguyên phẳng trải dài hàng trăm km ở mọi hướng.

Thác được hình thành khi toàn bộ chiều rộng của con sông tụt hẫng xuống trong một khoảng không dọc duy nhất vào một kẽ nứt ngang rộng 1780 m, được tạo thành bởi nước của nó dọc một vùng nứt gãy trong cao nguyên basalt. Độ sâu của vết nứt gãy, được gọi là Họng thứ nhất, thay đổi từ 80 m ở phía cực tây tới 108 m ở trung tâm. Cửa thoát nước duy nhất của Họng thứ nhất là một lỗ hổng rộng 110 m chiếm khoảng hai phần ba đường cắt ngang chiều rộng của thác từ phía cực tây, xuyên qua đó toàn bộ lượng nước của con sông đổ vào các họng của Thác Victoria.

Rừng mưa Amazon

Rừng Amazon là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km², trong đó rừng mưa chiếm 5,5 triệu km². Khu vực này nằm trong lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil, Peru, và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài cây, động vật trên thế giới.

Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.

Sông Amazon

Sông Amazon là một dòng sôngNam Mỹ. Amazon được xem là con sông dài nhất thế giới theo một số nguồn thông tin và là sông có lưu vực rộng nhất và lưu lượng nước nhiều nhất thế giới.

Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt cung cấp cho các đại dương. Chỗ rộng nhất của sông vào mùa khô khoảng 11 km vào mùa mưa lũ, chỗ rộng nhất của sông có thể lên đến 40 km và khu vực cửa sông có thể rộng tới 325 km. Do độ rộng của sông như vậy, người ta còn gọi là sông biển.

Thác Iguazu

Thác Iguazu là một thác nước nằm trên sông Iguazu, biên giới của bang Paraná của Brasil và tỉnh Misiones của Argentina. Sông Iguazu chảy từ khu vực núi gần thành phố Curitiba hợp lưu với sông San Antonio hình thành ranh giới tự nhiên giữa Argentina và Brazil.

Cái tên "Iguazu" xuất phát từ tiếng Guarani hoặc Tupi "y", có nghĩa là "nước", và "ûasú" [wasu], có nghĩa là "lớn" . Truyền thuyết kể rằng một vị thần đã kết hôn với một người phụ nữ đẹp tên Naipí, nhưng người đó đã chạy trốn với một người tên là Tarobá trong một chiếc xuồng. Trong cơn giận dữ, thần thái lát sông, tạo ra thác nước này. Một người Tây Ban Nha Álvar Núñez Cabeza de Vaca đạt được danh hiệu conquistador là người tìm thấy thác nước này vào năm 1541.

Đảo Jeju

Đảo Jeju là một hòn đảo thuộc tỉnh Jeju, Hàn Quốc. Hòn đảo nằm trên Eo biển Triều Tiên, phía nam bán đảo Triều Tiên, đối diện tỉnh Jeolla Nam. Jeju nổi danh với Di sản thế giới của UNESCO trao cho núi lửa Jeju. Jeju có khí hậu ôn hòa, ngay cả trong mùa đông hiếm khi nhiệt độ xuống dưới 0 °C. Cũnng địa thế thiên nhiên mà Jeju biến thành thắng tích du lịch. Nền kinh tế địa phương dựa xoay quanh du lịch, ngư nghiệpquân sự.

Đảo Jeju cấu tạo từ nham thạch qua nhiều đợt địa chấn và phún thạch từ núi lửa. Tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau đôn hòn đảo ngày càng cao hơn với những bãi đá đen. Đá núi lửa có đặc tính là xốp, nhẹ và đễ hút nước. Dân địa phương tận dụng loại đá này làm bờ rào bao quanh vườn ruộng, xây nhà, cùng các công trình trên.

Đảo Komodo

Komodo là một trong số khoảng 17.508 đảo của Indonesia. Đảo này có diện tích khoảng 390 km² và trên 2.000 người sinh sống. Cư dân trên đảo là hậu duệ của những người bị kết án tù trước đây và bị đày ra đảo này với huyết thống pha trộn với người Bugis từ Sulawesi. Chủ yếu là những người theo Hồi giáo nhưng có các cộng đồng thiểu số theo Kitô giáoHindu giáo.

Komodo là một phần của chuỗi các đảo có tên gọi chung là quần đảo Nusa Tenggara. Nó cũng là một phần của vườn quốc gia Komodo. Sinh vật đáng chú ý nhất tại đây là loài rồng Komodo bản địa. Ngoài ra, đảo này cũng là điểm đến nổi tiếng cho những người ưa thích lặn. Về mặt hành chính, đảo Komodo là một phần của tỉnh Đông Nusa Tenggara.

Puerto Princesa

Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesa là một vườn quốc gia nằm cách thành phố Puerto Princesa 50 km về phía bắc, Palawan, Philippines. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi Saint Paul ở bờ bắc của đảo Palawan, giáp vịnh St Paul về phía bắc và sông Babuyan về phía đông. Chính quyền thành phố Puerto Princesa đã quản lý vườn quốc gia này từ năm 1992. Vườn quốc gâ được liệt kê vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1999, là một trong số Bảy Kì quan Thiên nhiên Mới của Thế giới năm 2012 và cũng là một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar từ năm 2012.

Núi Bàn

Núi Bàn là một ngọn núi có đỉnh bằng phẳng tạo thành một điểm nhấn nổi bật, nhìn ra thành phố Cape TownNam Phi, và được chọn làm hình ảnh đặc trưng của lá cờ của Cape Town và phù hiệu khác của chính quyền địa phương. Đây là một điểm thu hút du lịch đáng kể, với nhiều du khách bằng cách sử dụng cáp treo hoặc đi bộ đường lên đỉnh. Núi này là một phần của vườn quốc gia núi Bàn. Đặc điểm chính của núi Bàn là cao nguyên bằng phẳng khoảng 3 km từ bên này sang bên kia, ngoài rìa có những vách đá ấn tượng. Cao nguyên này, hai bên là đỉnh Quỷ ở phía đông và Đầu Sư Tử về phía tây, tạo thành một bối cảnh đầy kịch tính đến Cape Town. Này quét rộng độ cao miền núi, cùng với đồi Tín Hiệu, tạo thành một giảng đường tự nhiên của Thành phố Bowl và bến cảng vịnh Table. Điểm cao nhất trên núi Bàn là vào cuối phía đông của cao nguyên và được đánh dấu bởi Beacon Maclear, ụ đắp bằng đá xây dựng vào năm 1865 bởi Thomas Maclear phục vụ cho khảo sát lượng giác. Núi cao 1.086 m trên mực nước biển, cao khoảng 19 m so với các trạm cáp ở cuối phía tây của cao nguyên.

Loài người

Người là loài duy nhất còn sống của tông Người, thuộc lớp động vật có vú. Con người là một loài sinh vậtbộ não tiến hóa rất cao cho phép thực hiện các suy luận trừu tượng, ngôn ngữ và xem xét nội tâm. Điều trên kết hợp với một cơ thể đứng thẳng cho phép giải phóng hai chi trước khỏi việc di chuyển và được dùng vào việc cầm nắm, cho phép con người dùng nhiều công cụ hơn tất cả những loài khác.

Cũng như những loài linh trưởng khác, con người là một sinh vật xã hội, sống bầy đàn, có sự phân thứ bậc nhất định xác định từ cọ xát và truyền thống. Hơn thế nữa, con người cũng rất thành thạo việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, để biểu lộ những ý kiến riêng của mình và trao đổi thông tin. Con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Con người cũng rất chú ý đến cái đẹp và thẩm mỹ, cùng với nhu cầu muốn bày tỏ mình, đã tạo nên những sự đổi mới về văn hóa như nghệ thuật, văn chươngâm nhạc...

Con người cũng được chú ý ở bản năng muốn tìm hiểu mọi thứ và điều khiển tự nhiên xung quanh, tìm hiểu những lời giải thích hợp lý cho những hiện tượng thiên nhiên qua khoa học, tôn giáo, tâm lýthần thoại. Bản năng tò mò đó đã giúp con người tạo ra những công cụ và học được những kĩ năng mới. Trong giới tự nhiên, con người là loài duy nhất có thể tạo ra lửa, nấu thức ăn, tự may quần áo, và sử dụng các công nghệ kỹ thuật trong đời sống.

Khỉ

Khỉ là một những loài động vật thuộc lớp Thú, bộ Linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi. Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay vượn thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.

Tôn Ngộ Không, một nhân vật trong truyện Tây du ký của văn học cổ Trung Hoa, vốn là khỉ được nhân cách hóa. Hanuman trong thần thoại Ấn Độ cũng là khỉ. Khỉ được coi là động vật tượng trưng cho tinh thần lạc quan.

Sinh vật ngoài Trái Đất

Sinh vật ngoài Trái Đất là những sinh vật có thể tồn tại và có nguồn gốc bên ngoài Trái Đất. Đã có một vài nhân chứng cho biết họ đã bị người ngoài hành tinh bắt cóc để thụ thai nhưng trong khi đó họ đều trong trạng thái mơ hồ, nên lời nói của họ vẫn bị cho là giả thiết.

Hầu hết các nhà khoa học cho rằng sự sống ngoài Trái Đất nếu có tồn tại thì sự tiến hóa của nó đã xuất hiện độc lập ở nhiều nơi khác nhau trong vũ trụ. Có giả thuyết khác cho rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể có nguồn gốc ban đầu chung, và sau đó phân tán khắp vũ trụ, từ hành tinh có thể sống được này tới hành tinh có thể sống được khác. Lại có đề xuất cho rằng nếu chúng ta tìm thấy được sự sống và nền văn minh ngoài Trái Đất gần chúng ta thì sự sống và nền văn minh đó hoặc đã phát triển hơn chúng ta rất nhiều hoặc vẫn còn rất sơ khai hơn chúng ta rất nhiều.

Sinh vật ngoài Trái Đất theo suy đoán có thể thay đổi từ dạng giống con người hay quái dị như trong phim khoa học viễn tưởng cho đến dạng sống nhỏ hơn là vi khuẩnvirus.

Sinh vật ngoài Trái Đất, nhất là dạng có trí tuệ, thường ăn sâu vào văn hóa với tên gọi "người ngoài Trái Đất".

Sao Kim

Sao Kimhành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc bình minh.

Sao Kim được xếp vào nhóm hành tinh đất đá và đôi khi người ta còn coi nó là "hành tinh chị em" với Trái Đất do kích cỡ, gia tốc hấp dẫn, tham số quỹ đạo gần giống với Trái Đất. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng nó rất khác Trái Đất trên những mặt khác. Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric, và khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt của nó dưới bước sóng ánh sáng khả kiến. Mật độ không khí trong khí quyển của nó lớn nhất trong số bốn hành tinh đất đá, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít. Áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh cao gấp 92 lần so với của Trái Đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình bằng 462 °C, Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó không có chu trình cacbon để đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt, do vậy không thể có một tổ chức sống hữu cơ nào có thể hấp thụ nó trong sinh khối. Một số nhà khoa học từng cho rằng Sao Kim đã có những đại dương trong quá khứ, nhưng đã bốc hơi khi nhiệt độ hành tinh tăng lên do hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát. Nước có thể đã bị quang ly, và bởi vì không có từ quyển hành tinh, hydro tự do có thể thoát vào vũ trụ bởi tác động của gió Mặt Trời. Toàn bộ bề mặt của Sao Kim là một hoang mạc khô cằn với đá và bụi và có lẽ vẫn còn núi lửa hoạt động trên hành tinh này.

Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes. Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành.

Do hành tinh hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng, bề mặt Sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong số các hành tinh, thay đổi từ −173 °C vào ban đêm tới 427 °C vào ban ngày. Trục quay của Sao Thủy có độ nghiêng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời, nhưng hành tinh lại có độ lệch tâm quỹ đạo lớn nhất. Tại viễn điểm quỹ đạo, Sao Thủy ở cách xa Mặt Trời hơn 1,5 lần khi so với hành tinh ở cận điểm quỹ đạo. Bề mặt hành tinh có rất nhiều hố va chạm nhìn trông giống như bề mặt của Mặt Trăng, và hành tinh không còn hoạt động địa chất trong hàng tỷ năm trước.

Sao Hỏa

Sao Hỏahành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là "Hành tinh Đỏ", do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng. Sao Hỏa là một hành tinh đất đá với một khí quyển mỏng, có những đặc điểm trên bề mặt có nét giống với cả các hố va chạm trên Mặt Trăng và các núi lửa, thung lũng, sa mạc và chỏm băng ở cực trên của Trái Đất. Chu kỳ tự quay và sự tuần hoàn của các mùa trên Hỏa Tinh khá giống với của Trái Đất do độ nghiêng của trục quay tạo ra. Trên Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, ngọn núi cao nhất trong Hệ Mặt Trời, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Thái Dương Hệ. Lòng chảo Borealis bằng phẳng trên bán cầu bắc bao phủ tới 40% diện tích bề mặt hành tinh đỏ và có thể là một hố va chạm khổng lồ trong quá khứ.

Sao Mộc

Sao Mộchành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại. Sao Mộc được xếp vào nhóm hành tinh khí khổng lồ cùng với Sao Thổ. Hai hành tinh này đôi khi được gọi là hành tinh kiểu Mộc Tinh hoặc hành tinh vòng ngoài. Các nhà thiên văn học cổ đại đã biết đến hành tinh này, và gắn với thần thoại và niềm tin tôn giáo trong nhiều nền văn hóa. Người La Mã đặt tên hành tinh theo tên của vị thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần. Tên gọi trong tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Việt của hành tinh này được đặt dựa vào hành "mộc" trong ngũ hành. Khi nhìn từ Trái Đất, Sao Mộc có cấp sao biểu kiến −2,94, đủ sáng để tạo bóng; và là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời đêm sau Mặt TrăngSao Kim.

Sao Thổ

Sao Thổhành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh là (♄) thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất. Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.

Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikelđá, bao quanh bởi một lớp dày hydro kim loại, một lớp trung gian giữa hydro lỏng với heli lỏng và bầu khí quyển bên trên cùng. Hình ảnh hành tinh có màu sắc vàng nhạt là do sự có mặt của các tinh thể amoniac trong tầng thượng quyển. Dòng điện bên trong lớp hydro kim loại là nguyên nhân Sao Thổ có một từ trường hành tinh với cường độ hơi yếu hơn so với từ trường của Trái Đất và bằng một phần mười hai so với cường độ từ trường của Sao Mộc. Lớp khí quyển bên trên cùng hành tinh có những màu đồng nhất và hiện lên dường như yên ả so với bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc, mặc dù nó cũng có những cơn bão mạnh. Tốc độ gió trên Sao Thổ có thể đạt tới 1.800 km/h, nhanh hơn trên Sao Mộc, nhưng không nhanh bằng tốc độ gió trên Sao Hải Vương.

Sao Hải Vương

Sao Hải Vươnghành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời. Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất và hơi lớn hơn khối lượng của Sao Thiên Vương. Sao Hải Vương quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình 30,1 AU, bằng khoảng 30 lần khoảng cách Trái Đất – Mặt Trời. Sao Hải Vương được đặt tên theo vị thần biển cả của người La Mã. Nó có ký hiệu thiên văn là ♆, là biểu tượng cách điệu cây đinh ba của thần Neptune.

Sao Hải Vương là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết. Dựa vào sự nhiễu loạn bất thường của quỹ đạo Sao Thiên Vương, nhà thiên văn Alexis Bouvard đã kết luận rằng quỹ đạo của nó bị nhiễu loạn do tương tác hấp dẫn với một hành tinh nào đó. Vào ngày 23 tháng 9 năm 1846, nhà thiên văn Johann Galle đã phát hiện ra Sao Hải Vương ở vị trí lệch 1 độ so với tiên đoán của Urbain Le Verrier. Sau đó ít lâu, người ta cũng khám phá ra Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương, trong khi 13 vệ tinh còn lại của nó chỉ được phát hiện trong thế kỷ XX. Cho tới nay, tàu không gian Voyager 2 là tàu duy nhất bay qua Sao Hải Vương vào ngày 25 tháng 8 năm 1989.

Sao Thiên Vương

Sao Thiên Vươnghành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương, và cả hai có thành phần hóa học khác so với hai hành tinh khí khổng lồ lớn hơn là Sao MộcSao Thổ. Vì lý do này, các nhà thiên văn thỉnh thoảng phân chúng vào loại hành tinh khác gọi là "hành tinh băng khổng lồ". Khí quyển của Sao Thiên Vương, mặc dù tương tự như của Sao Mộc và Sao Thổ về những thành phần cơ bản như hydroheli, nhưng chúng chứa nhiều "hợp chất dễ bay hơi" như nước, amoniac, và mêtan, cùng với lượng nhỏ các hydrocacbon. Hành tinh này có bầu khí quyển lạnh nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, với nhiệt độ cực tiểu bằng −224 °C. Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp, với khả năng những đám mây thấp nhất chứa chủ yếu nước, trong khi mêtan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía trên. Ngược lại, cấu trúc bên trong Thiên Vương Tinh chỉ chứa chủ yếu một lõi băng và đá.

Khủng long

Khủng long là một nhóm động vật đa dạng thuộc nhánh Dinosauria. Chúng xuất hiện lần đầu vào kỷ Tam Điệp và là nhóm động vật có xương sống chiếm ưu thế nhất xuyên suốt hơn 165,4 triệu năm cho đến cuối kỷ Phấn Trắng, khi Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen diễn ra làm tuyệt chủng của hầu hết các nhóm khủng long và 3/4 các loài động vật, thực vật trên Trái Đất, đánh dấu sự kết thúc của Đại Trung Sinh và bắt đầu Đại Tân Sinh. Các ghi nhận hóa thạch cho thấy chim tiến hóa từ khủng long chân thú vào kỷ Jura, do đó, chim được xem là một phân nhóm khủng long.  Một vài loài chim sống sót sau sự kiện tuyệt chủng 65 triệu năm trước, và chúng tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Việc chứng minh chim tiến hóa từ khủng long có nghĩa rằng khủng long đã không thực sự tuyệt chủng, và một nhánh con cháu của chúng vẫn tồn tại cho tới nay.

Tốc độ ánh sáng

Tốc độ ánh sáng trong chân không, ký hiệu là c, là một hằng số vật lý cơ bản quan trọng trong nhiều lĩnh vực vật lý. Nó có giá trị chính xác bằng 299.792.458 m trên giây, bởi vì đơn vị độ dài m được định nghĩa lại dựa theo hằng số này và giây tiêu chuẩn. Theo thuyết tương đối hẹp, c là tốc độ cực đại mà mọi năng lượng, vật chất, và thông tin trong vũ trụ có thể đạt được. Nó là tốc độ cho mọi hạt phi khối lượng liên kết với các trường vật lý lan truyền trong chân không. Nó cũng là tốc độ truyền của hấp dẫn được tiên đoán bởi các lý thuyết hiện tại. Những hạt và sóng truyền với vận tốc c không kể chuyển động của nguồn hay của hệ quy chiếu quán tính của người quan sát. Trong thuyết tương đối, c có liên hệ với không gian và thời gian, và do vậy nó xuất hiện trong phương trình nổi tiếng sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc².

Photon

Trong vật lý, photon là một hạt cơ bản, đồng thời là hạt lượng tử của trường điện từánh sáng cũng như mọi dạng bức xạ điện từ khác. Nó cũng là hạt tải lực của lực điện từ. Các hiệu ứng của lực điện từ có thể dễ dàng quan sát ở cả thang vi mô và vĩ mô do photon không có khối lượng nghỉ; và điều này cũng cho phép các tương tác cơ bản xảy ra được ở những khoảng cách rất lớn. Cũng giống như mọi hạt cơ bản khác, photon được miêu tả bởi cơ học lượng tử và biểu hiện lưỡng tính sóng hạt — chúng thể hiện các tính chất giống như của cả sónghạt. Ví dụ, một hạt photon có thể bị khúc xạ bởi một thấu kính hoặc thể hiện sự giao thoa giữa các sóng, nhưng nó cũng biểu hiện như một hạt khi chúng ta thực hiện phép đo định lượng về động lượng của nó.

Hồ Toba

Hồ Toba là một hồ nước trên đảo Sumatra, Indonesia. Với chiều dài 100 km và chiều rộng 30 km, và điểm sâu nhất là 505 m. Đây là hồ núi lửa lớn nhất thế giới.

Hồ Toba là địa điểm của một vụ phun trào núi lửa xuất hiện khoảng 69.000-77.000 năm về trước, một vụ thay đổi khí hậu toàn cầu to lớn. Các nhà khoa học ước đoán vụ phun trào này có cường độ VEI 8 và là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trên Trái Đất trong 25 triệu năm qua. Theo giả thuyết đại thảm hoạ Toba mà một số nhà nhân chủng học và khảo cổ học mô tả, vụ phun trào này có các hậu quả toàn cầu, giết chết phần lớn loài người đang sinh sống lúc đó và tạo ra một cổ chai dân số ở Trung Đông Phi và Ấn Độ và gây ảnh hưởng đến di truyền gen của toàn bộ nhân loại ngày nay. Giả thuyết này tuy nhiên phần lớn bị tranh cãi do không có bằng chứng về sự suy tàn hay tuyệt chủng động vật khác, thậm chí trong số các loài nhạy cảm về môi trường. Tuy nhiên, người ta đã chấp nhận rằng vụ phun trào Toba đã dẫn tới một mùa đông núi lửa với việc giảm sút nhiệt độ toàn cầu khoảng 3-5 độ C và đến 15 độ C ở các khu vực có độ cao hơn.

Hồ Michigan-Huron

Hồ Michigan-Huron về phương diện địa chất học, là hồ lớn nhất trong số Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ. Hồ này vốn được xem là hai hồ riêng biệt, nhưng nay xét về mặt thủy văn học Michigan và Huron chỉ là hai phần của một hồ lớn, hai phần này nối với nhau bởi eo Mackinac.

Eo Mackinac có chiều rộng 8 km và độ sâu 37 m, khá nhỏ khi so với toàn bộ hồ Michigan-Huron. Chính vì vậy suốt một thời gian dài Michigan và Huron được xem là hai hồ riêng biệt. Tuy nhiên mực nước bề mặt hai hồ này là như nhau, 176 m, mức triều của hai hồ lên và xuống cùng lúc, và dòng chảy nước giữa hai có khi đảo ngược, thay vì chảy về phía đông thì lại ngược lên phía Tây. Cục Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ đã xác nhận rằng, "Hồ Michigan và Huron được xem như một hồ duy nhất xét về mặt thủy lực vì chúng được kết nối bởi eo Mackinac." Còn Công binh Lục quân Hoa Kỳ tuyên bố rằng "hồ Michigan và Huron được xem như một hồ duy nhất, vì mực nước của chúng lên và xuống cùng lúc do sự liên kết của chúng qua eo Mackinac."

Táo Fuji

Táo Phú Sĩ là tên gọi của một giống táo đường lai được phát hiện và nhân rộng bởi những chuyên gia cây trồng tại Trạm nghiên cứu Tohoku thuộc thị trấn Fujisaki, Aomori, Nhật Bản vào những năm 1930 và được đưa ra thị trường trong năm 1962. Nó là giống táo được lai chéo giữa hai giống táo Mỹ và giống Virginia Ralls Genet. Cái tên Phú Sĩ của loại táo này không phải đặt để chỉ về núi Phú Sĩ như cách hiểu phổ biến mà nó được đặt tên theo thị trấn Fujisaki.

Tại Việt Nam, từ trước đến nay, táo Fuji được biết đến thông qua con đường nhập khẩu từ Trung Quốc, những trái táo Fuji đẹp, hấp dẫn có xuất xứ Trung Quốc rất được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường đến mức người tiêu dùng và các phương tiện truyền thông báo chí thường gọi táo Fuji bằng tên gọi táo Trung Quốc và từ trước đến nay người tiêu dùng ở Việt Nam đều gọi chung các loại táo nhập từ Trung Quốc là táo Trung Quốc.

Động đất

Động đất là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra Sóng địa chấn. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

Động đất diễn ra hàng ngày trên Trái Đất. Chúng có thể có sự rung động rất nhỏ để có thể cảm nhận cho tới đủ khả năng để phá hủy hoàn toàn các thành phố. Hầu hết các trận động đất đều nhỏ và không gây thiệt hại.

Tác động trực tiếp của trận động đất là rung cuộn mặt đất, thường gây ra nhiều thiệt hại nhất. Các rung động này có biên độ lớn, vượt giới hạn đàn hồi của môi trường đất đá hay công trình và gây nứt vỡ. Tác động thứ cấp của động đất là kích động lở đất, lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê. Sau cùng là hỏa hoạn do các hệ thống cung cấp năng lượng bị phá hủy.

Trong hầu hết trường hợp, động đất tự nhiên là chuỗi các vụ động đất có cường độ khác nhau, kéo dài trong thời gian nhất định, cỡ vài ngày đến vài tháng. Trong chuỗi đó thì trận động đất mạnh nhất gọi là động đất chính, còn những lần yếu hơn thì gọi là dư chấn. Dư chấn trước động đất chính gọi là tiền chấn, còn sau động đất chính gọi là "Aftershock" nhưng trong tiếng Việt hiện dùng từ "dư chấn".

Bão nhiệt đới

Bão nhiệt đới là các hệ thống bão quay nhanh đặc trưng bởi một trung tâm có áp suất thấp, gió mạnh và cấu trúc mây dông xoắn ốc tạo ra mưa lớn. Phụ thuộc vào vị trí và cường độ, xoáy thuận nhiệt đới được đề cập đến bằng các tên gọi khác nhau như hurricane hay typhoon, bão nhiệt đới, bão xoáy, áp thấp nhiệt đới, hay đơn giản là xoáy thuận.

Bão nhiệt đới thường hình thành trên đại dương hay những vùng biển lớn có nhiệt độ nước tương đối ấm. Chúng thu thập năng lượng thông qua sự bay hơi của nước từ bề mặt đại dương, nguồn năng lượng này khác so với xoáy thuận ngoại nhiệt đới, những hệ thống lấy nhiên liệu chủ yếu từ sự tương phản nhiệt độ theo chiều ngang . Những cơn gió xoáy mạnh của xoáy thuận nhiệt đới là kết quả của sự bảo toàn momen động lượng truyền đạt bởi sự tự quay của Trái Đất khi những dòng khí thổi vào bên trong hướng tới trục quay. Do vậy, chúng hiếm khi hình thành trong phạm vi từ vĩ độ 5°B đến 5°N hai bên xích đạo. Xoáy thuận nhiệt đới thường có đường kính trong khoảng từ 100 đến 4000 km.

Bão tuyết

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56 km/h và kéo dài trong một thời gian dài – thường là ba giờ hoặc hơn. Hiện tượng bão tuyết luôn đi kèm theo mưa tuyết, gió thổi mạnh với giật tốc độ lên tới 200 km/giờ, có thể làm nhiệt độ hạ thấp gần -50 °C.

Bão tuyết có hai ý nghĩa hơi khác nhau. Theo một định nghĩa, điều kiện bão tuyết có thể xảy ra mà không có tuyết rơi. Ý nghĩa phổ biến khác của bão tuyết là một mùa đông lạnh, cơn bão tích lũy tuyết rơi lớn, thường kết hợp với gió mạnh thổi gây ra và trôi tuyết. Đây là một thiên tai vô cùng nguy hiểm. Một vài các trận bão tuyết tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra vào năm 1888 và năm 1977. Một trận bão tuyết năm 1972Iran dẫn đến khoảng 4.000 ca tử vong.

Châu Nam Cực

Châu Nam Cựclục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km², châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km. Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là 1 hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C, dù vậy nhiệt độ trung bình quý III là −63 °C. Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000-5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩugấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Châu Phi

Châu Phichâu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số; với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.2 tỷ dân sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16% dân số thế giới.

Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm. Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.

Châu Á

Châu Áchâu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầuĐông bán cầu. Châu Á chiếm 8.6% tổng diện tích bề mặt Trái Đất và có 4 tỉ người, chiếm 60% dân số hiện nay của thế giới.

Sự phân chia ranh giới giữa châu Á và châu Phieo đất Suez. Ranh giới giữa châu Á và châu Âu chạy qua eo biển Dardanelles, biển Marmara, eo biển Bosphorus, tới Biển Đen, dãy núi Kavkaz, Biển Caspi, dọc theo dãy núi Ural tới Biển Kara của Nga.

Châu Á, khi được xem xét theo khía cạnh chính trị, bao gồm một phần của đại lục Á-Âu và các quần đảo gần kề trong Ấn Độ DươngThái Bình Dương, và thông thường không bao gồm Nga. Một số quốc gia châu Á có lãnh thổ vượt ra ngoài châu Á.

Châu Úc

Châu Úc là một châu lục bao phủ Australia lục địa, Tasmania, Tân Guinea, cùng các đảo ở giữa chúng. Châu lục này có eo biển Torres nằm giữa Úc và Tân Guinea, và eo biển Bass giữa đại lục Úc và Tasmania. Tuy nhiên dưới góc độ sinh họcđịa chất học thì chúng là một tổng thể duy nhất. Úc là nước duy nhất nằm trọn châu lục này. Mặc dù châu Úc là châu có diện tích nhỏ nhất trong 5 châu lục nhưng nó lại được nhớ nhất bởi vì đây cũng chính là hòn đảo lớn nhất thế giới. Dân số tính đến năm 2007 là hơn 29 triệu dân. châu Úc rộng khoảng 8,56 triệu km².

Lục địa Australia có khí hậu khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa van. Giới sinh vật có nhiều loài độc đáo. Bạch đàncây keo mọc ở nhiều nơi. Động vật có nhiều loaì thú có túi như kangaroo, gấu koala, gấu túi ở Úc,... Phần lớn các đảo có khí hậu nóng ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.

Châu Âu

Châu Âu về mặt địa chấtđịa lý là một bán đảo hay tiểu lục địa, hình thành nên phần cực tây của đại lục Á-Âu, hay thậm chí Âu-Phi-Á, tùy cách nhìn. Theo quy ước, nó được coi là lục địa, trong trường hợp này chỉ là sự phân biệt thuần về văn hóa hơn là địa lý. Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hảibiển Đen, tuy nhiên về phía Đông thì hiện không rõ ràng. Tuy nhiên có thể coi dãy núi Ural được coi là vùng đất với địa lý và kiến tạo rõ rệt đánh dấu ranh giới giữa châu Áchâu Âu. Khi được coi là lục địa thì châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10,6 triệu km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương. Xét về dân số thì nó là lục địa xếp thứ 4 sau châu Á, châu Mỹchâu Phi. Dân số châu Âu vào năm 2003 ước tính vào khoảng 799.466.000: chiếm khoảng 16% dân số thế giới.

Bắc Mỹ

Bắc Mỹ là một lục địa nằm ở Bắc Bán cầu của Trái Đất, phía đông của Thái Bình Dương và phía tây của Đại Tây Dương, phía nam của Bắc Băng Dương, phía bắc của Nam Mỹ. Đây là phần phía bắc của toàn bộ châu Mỹ.

Bắc Mỹ còn được gọi là Tân Thế giới khi các nhà thám hiểm châu Âu khám phá ra lục địa này vào cuối thế kỷ XV, điển hình là Christopher Columbus. Tuy Columbus thường được xem như người đầu tiên khám phá ra Bắc Mỹ, thật sự thì lục địa này đã có rất nhiều người bản xứ sinh sống trước khi Columbus đặt chân đến đây. Columbus cũng không phải là người châu Âu đầu tiên đến Bắc Mỹ, từ đầu thế kỷ XI, người Viking đã lập những làng nhỏ dọc theo bờ biển Bắc Đại Tây Dương – một di tích của họ còn được bảo tồn tại L'Anse aux Meadows, thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada. Sau người Viking là Giovanni Caboto khi ông đến Newfoundland vào ngày 24 tháng 6 năm 1497. Mãi cho đến năm 1498, Columbus mới đặt chân lên lục địa Bắc Mỹ.

Nam Mỹ

Nam Mỹ là phần lục địa nằm ở phía tây của Nam bán cầu Trái Đất thuộc châu Mỹ, bắt đầu từ phía nam kênh đào Panama trở xuống. Vùng này cũng chiếm phần lớn khu vực Mỹ Latinh do người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nhatiếng Bồ Đào Nha.

Tiếng Bồ Đào NhaTây Ban Nha là các ngôn ngữ được nói nhiều nhất ở Nam Mỹ. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức ở hầu hết các quốc gia, cùng với các ngôn ngữ bản địa khác ở một vài quốc gia. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức của Brazil. Tiếng Hà Lan là ngôn ngữ chính thức của Suriname; tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Guyana, mặc dù có ít nhất 12 ngôn ngữ được sử dụng ở quốc gia này như HindiẢ Rập. Tiếng Anh cũng được sử dụng ở quần đảo Falkland. Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Guiana thuộc Pháp và là ngôn ngữ thứ 2 ở Amapa, Brasil.

Plasma

Plasma là một trong bốn trạng thái cơ bản của vật chất, và được nhà hóa học Irving Langmuir mô tả lần đầu tiên trong những năm 1920. Nó bao gồm một chất khí gồm các ion và các electron tự do. Plasma có thể được tạo ra một cách nhân tạo bằng cách đốt nóng một chất khí trơ hoặc đặt nó vào một trường điện từ mạnh đến mức mà một chất khí bị ion hóa ngày càng trở nên dẫn điện. Các ion và điện tử mang điện tích bị ảnh hưởng bởi các trường điện từ tầm xa, làm cho động lực học plasma nhạy cảm hơn với các trường này so với khí trơ.

Plasma và khí ion hóa có các đặc tính và hành vi không giống như các trạng thái khác của vật chất, và sự chuyển đổi giữa chúng chủ yếu là vấn đề về danh pháp và tùy thuộc vào việc giải thích như thế nào. Dựa trên nhiệt độmật độ của môi trường chứa plasma, các dạng plasma ion hóa một phần hoặc ion hóa hoàn toàn có thể được tạo ra. Đèn neon và tia chớp là những ví dụ về các plasmas bị ion hóa một phần. Tầng điện li của Trái Đất là plasma và từ quyển chứa plasma trong môi trường không gian xung quanh Trái Đất. Phần bên trong của Mặt Trời là một ví dụ về plasma ion hóa hoàn toàn, cùng với vầng hào quang Mặt Trời và các ngôi sao.

Mưa

Mưa là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực. Là một thành phần quan trọng của vòng tuần hoàn nước, mưa tạo điều kiện sống phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như cung cấp nước cho các hoạt động thủy điệnthủy lợi.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa là sự di chuyển của hơi nước qua các khu vực 3 chiều có sự đối lập về nhiệt độ và độ ẩm gọi là front thời tiết. Khi có đủ hơi nước và chuyển động về phía trên, sẽ xảy ra giáng thủy từ mây đối lưu chẳng hạn như mây vũ tích, loại mây có thể hội tụ với nhau thành các dải mưa hẹp. Hiệu ứng đảo nhiệt đô thị làm tăng lượng mưa ở các thành phố nằm trên đường gió thổi. Hiện tượng ấm lên toàn cầu cũng đang làm thay đổi đặc điểm giáng thủy trên toàn thế giới, trong đó có những điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn trên khắp phía Đông Bắc Mỹ và những điều kiện thời tiết khô hơn ở vùng nhiệt đới. Châu Nam Cực là lục địa có lượng mưa thấp nhất. Trên toàn thế giới, lượng mưa trung bình trên cạn là 715 mm, nhưng khi tính trên toàn bộ bề mặt Trái Đất thì con số này cao hơn nhiều 990 mm. Các hệ thống phân loại khí hậu như hệ thống phân loại Köppen dựa vào lượng mưa hàng năm trung bình để phân biệt các kiểu khí hậu khác nhau. Lượng mưa được đo bằng máy đo và được ước lượng bằng ra đa thời tiết.

Sao

Sao là một thiên thể plasma sáng, có khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn. Ngôi sao gần Trái Đất nhất là Mặt Trời, nó là nguồn của hầu hết năng lượng trên Trái Đất. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của Mặt Trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.

Trong phần lớn thời gian hoạt động của nó, một sao chiếu sáng được là do các phản ứng tổng hợp hạt nhân tại lõi của nó, giải phóng năng lượng truyền qua phần bên trong sao và sau đó bức xạ ra không gian bên ngoài. Hầu hết mọi nguyên tố xuất hiện trong tự nhiên nặng hơn heli đều được tạo ra nhờ các ngôi sao, hoặc thông qua quá trình tổng hợp hạt nhân sao trong suốt thời gian hoạt động của nó hoặc bởi tổng hợp hạt nhân siêu tân tinh khi ngôi sao phát nổ.

Chim cánh cụt

Chim cánh cụt là một nhóm chim nước không bay được. Chúng hầu như chỉ sống ở Nam bán cầu, duy nhất loài chim cánh cụt Galápagos được tìm thấy ở phía bắc đường xích đạo. Vốn rất thích nghi cho cuộc sống trong nước, chim cánh cụt có bộ lông tương phản nhau gồm các mảng sáng và tối và chân chèo để bơi lội. Hầu hết chim cánh cụt ăn nhuyễn thể, , mực và các dạng sinh vật biển khác mà chúng bắt được khi bơi dưới nước. Chúng dành khoảng một nửa cuộc đời trên cạn và nửa còn lại dưới biển.

Mặc dù hầu hết tất cả các loài chim cánh cụt đều có nguồn gốc từ Nam bán cầu, chúng không chỉ được tìm thấy ở những vùng khí hậu lạnh, chẳng hạn như Nam Cực. Trên thực tế, chỉ có một số loài chim cánh cụt sống ở xa về phía nam. Một số loài được tìm thấy ở vùng ôn đới, nhưng một loài, chim cánh cụt Galápagos, sống gần đường xích đạo.

Chuột Hamster

Chuột hamsters là một phân họ trong bộ Gặm nhấm, bao gồm 19 loài được phân vào 7 chi khác nhau. Chúng đã trở thành một vật nuôi phổ biến của con người, trong đó nổi tiếng nhất là hamster vàng. Các loài hamster thường được nuôi làm thú cưng khác có hamster Siberia, hamster Roborovskihamster lùn Campbell.

Hamster là loài hoạt động vào thời điểm hoàng hôn hơn là vào đêm trong môi trường hoang dã, vào ban ngày chúng ở dưới lòng đất để lẩn tránh khỏi những kẻ săn mồi. Thức ăn chủ yếu của hamster là các loại hạt, trái cây, đôi khi cũng có cả côn trùng đào hang. Về mặt thể chất, chúng có thân hình mập mạp với các đặc điểm nổi bật gồm túi má dài đến vai dùng để mang thức ăn về hang, đuôi ngắn và bàn chân phủ đầy lông.

Nhiên liệu hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch là các loại nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các sinh vật chết bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm. Các nguyên liệu này chứa hàm lượng carbonhydrocarbon cao. Các nhiên liệu hóa thạch thay đổi trong dải từ chất dễ bay hơi với tỷ số carbon:hydro thấp như methan, dầu hỏa dạng lỏng, đến các chất không bay hơi chứa toàn là ccarbon như than đá. Methan có thể được tìm thấy trong các mỏ hydrocarbon ở dạng riêng lẻ hay đi cùng với dầu hỏa hoặc ở dạng metan hydrat. Về tổng quát chúng được hình thành từ các phần còn lại của thực vật và động vật bị hóa thạch khi chịu áp suất và nhiệt độ bên trong vỏ Trái Đất hàng triệu năm.

Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kỳ ước tính năm 2006 rằng nguồn năng lượng nguyên thủy bao gồm 36,8% dầu mỏ, than 26,6%, khí thiên nhiên 22,9%, chiếm 86% nhiên liệu nguyên thủy sản xuất trên thế giới. Các nguồn nhiên liệu không hóa thạch bao gồm thủy điện 6,3%, năng lượng hạt nhân 6,0%, và năng lượng địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu gỗ, tái chế chất thải chiếm 0,9%. Tiêu thụ năng lượng trên thế giới tăng mỗi năm khoảng 2,3%.

Thiên thạch

Thiên thạch là một danh từ tiếng Việt dùng để chỉ nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau. Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi còn ở trong vũ trụ thì nó được gọi là vân thạch. Khi thiên thạch từ ngoài không gian rơi vào bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng, có thể có sự đốt cháy lớp ngoài. Nó tạo ra hiện tượng "sao băng" dạng điểm sáng và thường có cái đuôi hướng từ phía Trái Đất đi ra. Một số thiên thạch có kích thước đủ lớn và nhân khó bốc hơi, thì có thể rơi đến bề mặt Trái đất, để lại viên hay khối rắn và khối này được gọi là "vẫn thạch".

Cá heo

Cá heođộng vật có vú sống ở đại dươngsông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới. Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m và 40 kg, cho tới 9,5 m và 10 tấn. Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn mực. Họ Cá heo đại dương là họ xuất hiện muộn nhất: khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thế Trung Tân. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch và hồ hởi với con người. Cá heo là hậu duệ của động vật có vú trên cạn thuộc bộ Guốc chẵn có thể đã xuống nước khoảng 50 triệu năm trước ở kỷ Eocene. Hầu hết cá heo đều có nhãn lực tinh tường cả trong môi và ngoài môi trường nước và có thể cảm nhận các tần số cao gấp 10 lần tần số người có thể nghe được. Mặc dù cá heo có lỗ tai nhỏ ở hai bên đầu, người ta cho rằng trong môi trường nước, cá nghe bằng hàm dưới và dẫn âm thanh tới tai giữa qua những khe hở chứa mở trong xương hàm. Nghe cũng được dùng để phát sóng rada sinh học, một khả năng tất cả các loài cá heo đều có. Người ta cho rằng răng cá heo được dùng như cơ quan thụ cảm, chúng nhận các âm thanh phát tới và chỉ chính xác vị trí của đối tượng.

Mèo đốm gỉ

Mèo đốm gỉ là một loài thuộc phân họ mèo, là thành viên nhỏ nhất của họ mèo. Chúng chỉ sinh sống ở Ấn Độ và Sri Lanka. Nó đã được liệt kê như dễ bị tổn thương của trong danh lục IUCN năm 2002 do quần thể này có số lượng dưới 10.000 cá thể trưởng thành, đang có xu hướng giảm do mất môi trường sống, và không có quần thể chứa hơn 1.000 cá thể trưởng thành trong môi trường chăn nuôi. Mèo đốm gỉ có kích thước dài 35 đến 48 cm, với đuôi dài từ 15 đến 30 cm, và nặng chỉ 0,9 đến 1,6 kg. Lông ngắn có màu xám trên của cơ thể, với những đốm gỉ trên lưng và hai bên sườn, trong khi bụng dưới là màu trắng với những đốm lớn tối. Đuôi màu tối hơn là dày và khoảng một nửa chiều dài của cơ thể. Chúng có một vệt tối trên mỗi bên đầu, kéo dài trên má và trán.

Tảo

Tảo là một nhóm thực vật lớn và đa dạng, bao gồm các sinh vật thông thường là tự dưỡng, gồm một hay nhiều tế bào có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau, luôn luôn có chất diệp lục nhưng chưa có rễ, thân, . Hầu hết tảo sống trong nước. Đây là những sinh vật mà vách thân chứa xenluloza, là những sinh vật tự dưỡng vì chứa diệp lục, quang hợp nhờ ánh sáng và CO2. Cơ quan dinh dưỡng còn gọi là tản. Tảo có nhiều dạng: đơn bào, sợi xiên, sợi phân nhánh, hình ống, hình phiến. Tảo không có mô dẫn truyền. Nhóm tảo có trên 20.000 loài hiện sống trên Trái Đất.

Tiến hóa

Trong sinh học, tiến hóa là sự thay đổi đặc tính di truyền của một quần thể sinh học qua những thế hệ nối tiếp nhau. Những đặc tính này là sự biểu hiện của các gen được truyền từ bố mẹ sang con cái thông qua quá trình sinh sản. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt của những đặc tính đó trong quần thể là do kết quả của đột biến, tái tổ hợp di truyền và nguồn gốc các biến dị di truyền khác. Hiện tượng tiến hóa xảy ra khi các tác nhân tiến hóa như chọn lọc tự nhiên và trôi dạt di truyền tác động lên sự đa dạng của những đặc tính này, dẫn đến kết quả là vài đặc tính sẽ trở nên phổ biến hoặc hiếm gặp hơn ở trong quần thể. Chính nhờ quá trình tiến hóa này đã làm nảy sinh sự đa dạng ở mọi mức độ tổ chức sinh học bao gồm loài, các cá thể sinh vật và cả các phân tử như DNAprotein.

Trái Đất phẳng

Trái Đất phẳng là quan niệm cho rằng hình dạng Trái Đất là phẳng hoặc chiếc đĩa. Quan điểm này xuất phát từ góc nhìn trực quan hàng ngày. Các nền văn hóa tiền hiện đại đưa ra các quan điểm về Trái Đất phẳng như Hy Lạp cổ đại cho đến giai đoạn cổ điển, các nền văn minh đồ đồngđồ đá của Cận đông cổ đại cho đến thời kỳ Hellenistic, Ấn Độ cổ đại cho đến thời kỳ Gupta và Trung Quốc cho đến thế kỷ 17. Nó cũng tồn tại trong các nền văn hóa của tân thế giới cho đến khi người châu Âu đến, và Trái Đất phẳng được bao bọc bởi dạng uốn cong giống như cái bát của bầu trời là phổ biến trong các xã hội tiền khoa học.

Mặt Trời

Mặt Trờingôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu km nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu km ở điểm cận nhật, tới xa nhất là 152,1 triệu km ở điểm viễn nhật.

Ngân Hà

Ngân Hà là một thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự ở phía nam, và sáng nhất ở chòm sao Cung Thủ – trung tâm của dải Ngân Hà.

Galileo Galile đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Ngân Hà vào năm 1610 bằng kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên, cho tới tận những năm 20 thế kỉ XX, các nhà thiên văn học vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều chứa trong Ngân Hà. Đến khi có cuộc tranh luận lớn nổ ra giữa Harlow Shapley và Heber Curtis, cùng với Edwin Hubble đã chứng minh được Ngân Hà chỉ là một trong số rất rất nhiều thiên hà khác.

Báo đốm

Báo đốm là một trong bốn loài lớn nhất của họ nhà Mèo bên cạnh sư tử, hổbáo hoa mai, là loài duy nhất trong số bốn loài này có nguồn gốc ở khu vực châu Mỹ. Phạm vi hiện tại của báo đốm kéo dài từ Tây Nam Hoa KỳMexicoBắc Mỹ, qua phần lớn Trung Mỹ, và phía nam đến Paraguay và miền bắc ArgentinaNam Mỹ. Mặc dù có những cá thể riêng biệt hiện đang sống ở phía tây Hoa Kỳ, loài này phần lớn đã bị tuyệt chủng khỏi Hoa Kỳ kể từ đầu thế kỷ 20. Chúng được liệt kê là loài sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN; và số lượng của chúng đang giảm dần. Các mối đe dọa bao gồm bị mất và phân mảnh môi trường sống. Báo đốm còn là loài mèo lớn nhất châu Mỹ và là loài có kích thước lớn thứ ba trong họ nhà mèo, chúng là loài mèo có lực cắn mạnh nhất và có phương pháp tấn công vào đầu nạn nhân thay vì cổ họng.

Báo hoa mai

Báo hoa mai là một trong bốn loài mèo lớn thuộc chi Báo sinh sống ở châu Phichâu Á. Chúng dài từ 1 đến gần 2 m, cân nặng từ 30 đến 90 kg. Con cái thông thường có kích thước bằng khoảng 2/3 con đực. Tuy thân hình tương đối nhỏ so với các loại mèo lớn khác nhưng báo hoa mai là những kẻ săn mồi nguy hiểm đáng sợ. Khả năng rình mò huyền thoại và có thể ăn được bất cứ động vật nào từ có kích cỡ từ bọ hung trở lên đã làm cho chúng trở thành loài họ mèo sinh tồn thành công nhất.

Trước khi có những thay đổi do con người tạo ra trong mấy trăm năm trở lại đây, báo hoa mai đã từng là loài mèo phân bổ rộng nhất, hơn cả mèo nhà: Chúng được tìm thấy ở mọi nơi thuộc châu Phi (ngoại trừ sa mạc Sahara), cũng như ở Tiểu ÁTrung Đông, Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Xibia, phần lớn đất liền của khu vực Đông Nam Á, các đảo Java, ZanzibarSri Lanka.

Thỏ trắng New Zealand

Thỏ trắng New Zealand là một giống thỏ nhà được nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ để lấy thịt và làm cảnh. Chúng là giống thỏ có nhiều ưu điểm như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn và là một giống thỏ được nuôi phổ biến để lấy thịt thỏ, ngoài ra phân thỏ còn làm phân bón rất tốt cho các loài hoa và cây cảnh, lông da thỏ còn là nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da.

Thỏ trắng New Zealand có lông trắng bông dày, mắt đỏ hồng điều này giúp người ta có thể dễ dàng phân biệt thỏ trắng Newzealand với các giống thỏ khác bởi bộ lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng. Thức ăn chủ yếu của thỏ là thức ăn xanh và một lượng cám tinh.

Gấu trúc

Gấu trúc là một loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Nó dễ dàng được nhận ra bởi các mảnh màu đen, lớn xung quanh mắt, trên tai, và tứ chi nó. Tuy thuộc về bộ Carnivora, chế độ ăn của gấu trúc gồm hơn 99% tre, trúc. Gấu trúc trong tự nhiên ăn thỉnh thoảng cỏ, củ dại, hay thậm chí thịt chim, gậm nhấm hay xác thối. Trong tình trạng giam cầm, gấu trúc ăn mật ong trứng, cá, lá cây bụi, cam, hay chuối cùng với các loại thức ăn đặc biệt khác.

Gấu trúc đỏ

Gấu trúc đỏ là loài động vật có vú ăn cỏ, đặc biệt là ăn lá tre; có cơ thể nhỉnh hơn mèo nhà một chút. Đây là loài đặc hữu của dãy núi HimalayaBhutan, Nam Trung Quốc Ấn Độ, MyanmarLào. Người ta ước tính loài này hiện còn ít hơn 10.000 cá thể trưởng thành, nhưng số lượng có xu hướng giảm dần do môi trường sống bị phá hoại và trùng huyết, dù gấu trúc đỏ được bảo vệ̉ ở các quốc gia mà chúng sinh sống.

Loài này cũng được gọi là "gấu mèo" bởi ban đầu người ta cho rằng nó có họ hàng với gấu đồng thời lại có tập tính liếm sạch cơ thể giống mèo.

Lỗ đen

Lỗ đen là một vùng không-thời gian có một trường hấp dẫn mạnh đến nỗi không có vật chất nói chung chiếm khối lượngkhông gian nhất định hoặc các bức xạánh sáng nào có thể thoát ra ngoài. Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra. Lý thuyết trường lượng tử trong không thời gian cong tiên đoán tại chân trời sự kiện lỗ đen có phát ra bức xạ giống như vật đen có nhiệt độ nhất định phát ra bức xạ nhiệt. Nhiệt độ này tỉ lệ nghịch với khối lượng của lỗ đen, khiến cho rất khó quan sát được bức xạ này đối với các lỗ đen có khối lượng sao hay trung bình.

Thiên hà Tiên Nữ

Thiên hà Tiên Nữthiên hà xoắn ốcvị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Đây là thiên hà xoắn ốc gần dải Ngân Hà của chúng ta nhất, khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng. Thiên hà Tiên Nữ từng được xem là thiên hà lớn nhất trong nhóm các thiên hà Địa phương, bao gồm thiên hà Tiên Nữ, dải Ngân Hà, thiên hà Tam Giác và khoảng 30 thiên hà nhỏ khác.

Chúng ta có thể nhìn thấy thiên hà Tiên Nữ một cách dễ dàng bằng mắt thường trên bầu trời của những khu vực thưa dân cư vốn ít bị ô nhiễm bởi khói bụi và ánh sáng như ở các thành phố. Tiên Nữ trông sẽ khá nhỏ dưới mắt thường bởi vì chỉ có phần lõi thiên hà là đủ sáng để có thể nhìn thấy, nhưng thực tế thì đường kính góc của cả thiên hà gấp 7 lần Mặt Trăng tròn. Tiên Nữ được xem là thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy được bằng mắt thường sau thiên hà Tam Giác.

Sao chổi

Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng. Nó được miêu tả bởi một số chuyên gia bằng cụm từ "quả bóng tuyết bẩn" vì nó chứa cácbonníc, mêtannước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất. Đa phần các sao chổi có quỹ đạo elíp rất dẹt, một số có viễn điểm quỹ đạo xa hơn nhiều so với Diêm Vương Tinh.

Quỹ đạo của sao chổi còn khác biệt so với các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời ở chỗ chúng không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo mà phân bố ngẫu nhiên toàn không gian.

Chuẩn tinh

Chuẩn tinhthiên thể cực xa và cực sáng, với dịch chuyển đỏ rất lớn đặc trưng. Trong phần ánh sáng biểu kiến, chuẩn tinh trông giống một ngôi sao bình thường, tức nguồn phát sáng điểm. Thực tế, đó là ánh sáng phát ra từ các quầng vật chất đặc, nằm quanh vùng nhân của các thiên hà hoạt động, thường là các hố đen siêu lớn.

Quasar đầu tiên, với ký hiệu 3C 273 được nhà thiên văn người Hoa Kỳ gốc Hà Lan Maarten Schmidt phát hiện năm 1963 trong chòm sao Thất Nữ, từ đài thiên văn Palomar. Đến năm 2005 đã có hơn 100.000 quasar được phát hiện.

Thiên hà

Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụvật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ. Từ galaxy trong tiếng Anh phái sinh từ galaxias trong tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là "dòng sữa", nói đến Ngân Hà. Các thiên hà có nhiều đặc điểm đa dạng từ các thiên hà lùn chứa vài triệu sao đến những thiên hà khổng lồ chứa hàng nghìn tỷ sao, mỗi ngôi sao đều quay quanh khối tâm của thiên hà chứa nó.

Thiên hà chứa rất nhiều hành tinh, hệ sao, quần tinh và các loại đám mây liên sao. Ở giữa những thiên thể này là môi trường liên sao bao gồm khí, bụi và tia vũ trụ. Các lỗ đen siêu khối lượng nằm tại trung tâm của hầu hết các thiên hà. Chúng có thể là nguồn gốc cho những nhân thiên hà hoạt động được tìm thấy tại tâm ở một số thiên hà.

Tinh vân

Tinh vân là hỗn hợp của bụi, khí hydro, khí heli và plasma. Tinh vân có thể là những đám bụi tập hợp lại với nhau do hấp dẫn, hoặc cũng có thể là vật chất được phóng ra do sự kết thúc của một ngôi sao. Các tinh vân thường tập trung thành những giải hẹp, dày từ vài chục đến vài trăm năm ánh sáng.

Các chất khí trong tinh vân chủ yếu là hydro, còn bụi thì chủ yếu là các phân tử cacbon và các mảnh đá vụn. Sự tập trung mật độ vật chất không đồng đều giữa các tinh vân: một số có mật độ bụi khí rất dày đặc, số khác thì loãng hơn. Có tinh vân sáng chói hơn do phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao gần đó: đó là tinh vân sáng. Bản thân một số chất khí trong tinh vân cũng bức xạ ánh sáng khi ở cạnh một ngôi sao có nhiệt độ cao. Khí nito và khí hydro bức xạ ánh sáng đỏ, còn khí oxy bức xạ ánh sáng xanh. Phải nhìn vào kính thiên văn cực mạnh thì mới thấy hết sắc màu rực rỡ của các tinh vân này. Một số tinh vân đậm đặc hơn, ngăn cản ánh sáng của các ngôi sao sáng phía sau: đó là các tinh vân tối. Những tinh vân tối chỉ nhận biết được trọng kính thiên văn khi nó che kín từng mảng sao trên bầu trời. Điển hình là tinh vân Đầu Ngựa trong chòm sao Tráng Sĩ.

Himalaya

Himalaya là một dãy núichâu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng. Mở rộng ra, đó cũng là tên của một hệ thống núi hùng vĩ bao gồm cả Himalaya theo đúng nghĩa của từ này, Karakoram, Hindu Kush và các dãy núi nhỏ khác trải dài từ Pamir Knot. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Sanskrit himālaya, một tatpurusa từ kép mang ý nghĩa "nơi ở của tuyết".

Tất cả cùng với nhau, hệ thống núi Himalaya là dãy núi cao nhất hành tinh và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh Everest. Để thấy được kích thước khổng lồ của những dãy núi trong dãy Himalaya, hãy so với Aconcagua, trong dãy Andes, với độ cao 6.962 m, là đỉnh cao nhất bên ngoài Himalaya, trong khi hệ thống núi Himalaya có trên 100 núi khác nhau vượt quá 7.200 m.

Động đất Nepal

Động đất Nepal 2015 là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ xảy ra hồi 11:56 NST vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015, với tâm chấn nằm khoảng 29 km đông-đông nam Lamjung, Nepal ở độ sâu khoảng 15 km. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Hiện thời, con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung QuốcBangladesh.

Chân không

Trong Vật lý cổ điển, Chân khôngkhông gian không chứa vật chất. Từ xuất phát từ từ Latin vacuus nghĩa là "trống" hoặc "khoảng trống". Như vậy chân không có thể tích khác không và khối lượng bằng không. Do không có vật chất bên trong, chân không là nơi không có áp suất.

Một số lý thuyết lượng tử cho biết khái niệm chân không theo nghĩa cổ điển không tồn tại, do vi phạm nguyên lý bất định. Chân không, theo các lý thuyết này, luôn có sự dao động khối lượng nhỏ.

Cơ học lượng tử

Cơ học lượng tử là một trong những lý thuyết cơ bản của vật lý học. Cơ học lượng tử là phần mở rộng và bổ sung của cơ học Newton, là cơ sở của nhiều chuyên ngành vật lýhóa học như vật lý chất rắn, hóa lượng tử, vật lý hạt. Khái niệm lượng tử dùng để chỉ một số đại lượng vật lý như năng lượng không liên tục mà rời rạc.

Cơ học lượng tử là một lý thuyết cơ học, nghiên cứu về chuyển động và các đại lượng vật lý liên quan đến chuyển động như năng lượngxung lượng, của các vật thể nhỏ bé, ở đó lưỡng tính sóng-hạt được thể hiện rõ. Lưỡng tính sóng hạt được giả định là tính chất cơ bản của vật chất, chính vì thế cơ học lượng tử được coi là cơ bản hơn cơ học Newton vì nó cho phép mô tả chính xác và đúng đắn rất nhiều hiện tượng vật lý mà cơ học Newton không thể giải thích được.

Hạt hạ nguyên tử

Trong khoa học vật lý, các hạt hạ nguyên tử là các hạt nhỏ hơn nhiều lần so với các nguyên tử. là một khái niệm để chỉ các hạt cấu thành nên nguyên tử, cùng các hạt được giải phóng trong các phản ứng hạt nhân hay phản ứng phân rã. Ví dụ: electron, proton, neutron là những hạt hạ nguyên tử thường được nhắc đến. Có hai loại hạt hạ nguyên tử: hạt sơ cấp, không được cấu tạo từ những hạt khác, và hạt tổ hợp. Vật lý hạtvật lý hạt nhân nghiên cứu những hạt này và cách chúng tương tác với nhau.

Rừng nguyên sinh

Rừng nguyên sinhrừng trong quá trình phát sinh chưa bị tác động của con người. Rừng nguyên sinh có thể là bao gồm rộng hơn của khái niệm rừng nguyên thủy mà ở giới hạn hẹp hơn về thời gian nguồn gốc thì rừng nguyên thủy chính là những khu rừng được hình thành có lịch sử cổ đại lâu đời mà chưa từng bị tác động khai phá của con người.

Rừng bị biến đổi chịu tác động từ con người được gọi là rừng thứ sinh, đã trải qua những đợt đốn chặt, phá rừng, cháy rừng, dù đã phục hưng phần nào trên giai đoạn của diễn thế sinh thái phục hồi non trẻ.

100 loài bị đe dọa

100 loài bị đe dọa nhất trên thế giới là một danh sách các loài động vật, thực vật và nấm bị đe dọa nhất trên thế giới. Nó là kết quả của sự hợp tác giữa hơn 8.000 nhà khoa học từ Ủy ban Vì sự sống còn các loài, IUCN, cùng với Hội Động vật học Luân Đôn. Báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Động vật học Luân Đôn vào năm 2012 như một cuốn sách, Vô giá hay Vô giá trị?

Khu dự trữ sinh quyển

Khu dự trữ sinh quyển thế giớimột danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo định nghĩa của UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực hệ sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được quốc tế công nhận.

Mạng lưới của các khu dự trữ sinh quyển thế giới được hình thành vào năm 1976 và đến 2010 đã có 504 khu dự trữ sinh quyển thuộc 102 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước có nhiều khu DTSQ nhất là Mỹ, Nga, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Khi trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, các nước phải tuân thủ các hiệp ước, công ước và các cam kết quốc tế mà chính phủ đã ký.

Khủng long bạo chúa

Khủng long bạo chúa là một chi Khủng long chân thú sống vào cuối kỷ Phấn Trắng. Chi này chỉ gồm một loài duy nhất là Tyrannosaurus rex. Chúng sinh sống ở nơi ngày nay là phía Tây của Bắc Mĩ, khi đó là một lục địa đảo, tên là Laramidia. Hóa thạch của khủng long bạo chúa được tìm thấy trong các thành hệ địa chất có niên đại tầng Maastricht, khoảng 67-65,5 triệu năm về trước, và là một trong những loài khủng long cuối cùng tồn tại trước sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng–Cổ Cận.

HIV

HIV là một lentivirus có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch, một tình trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những nhiễm trùng cơ hộiung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.

HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ, đại thực bàotế bào tua. Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4+ thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội.

Anh đào Nhật Bản

Anh đào Nhật Bản là một loài anh đào bản địa của Nhật Bản, Triều TiênHàn Quốc. Loài anh đào này là cây thân gỗ nhỏ lá sớm rụng, với thân đơn và ngắn, tán lá rậm, cao tới 8–12 m. Vỏ cây trơn nhẵn màu nâu hạt dẻ, với các mắt hình hạt đậu lộ rõ nằm ngang. Các lá đơn mọc so le, hình trứng-mũi mác, dài 5–13 cm và rộng 2,5-6,5 cm, với cuống lá ngắn và mép lá khía răng cưa hay khía răng cưa kép. Vào cuối mùa thu lá màu xanh chuyển dần sang vàng, đỏ hay đỏ thắm. Các hoa mọc thành cụm gồm 2 tới 5 hoa cùng nhau tại các mắt trên các chồi ngắn vào mùa xuân cùng thời gian khi lá xuất hiện; chúng có màu hồng hay trắng với 5 cánh hoa ở các cây mọc tự nhiên. Quả là quả hạch màu đen hình cầu, đường kính 8–10 mm.

Sen hồng

Sen là một loài thực vật thuỷ sinh thân thảo sống lâu năm thuộc chi sen. Trong thời kỳ cổ đại nó đã từng là loại cây mọc phổ biến dọc theo bờ sông NinAi Cập cùng với một loài hoa súng có quan hệ họ hàng gần gũi có tên gọi dài dòng là hoa sen xanh linh thiêng sông Nin; và hoa, quả cũng như các đài hoa của cả hai đã được họa lại khá rộng rãi như là một kiểu kiến trúc ở những nơi cần các hình ảnh linh thiêng. Người Ai Cập cổ đại sùng kính hoa sen và sử dụng nó trong các nghi thức tế lễ. Từ Ai Cập nó đã được đem đến Assyria và sau đó được trồng rộng rãi khắp các vùng Ba Tư, Ấn ĐộTrung Quốc. Nó cũng có thể là loài cây bản địa ở khu vực Đông Dương, nhưng ở đây có sự nghi vấn về điều này. Năm 1787, lần đầu tiên nó được đưa tới Tây Âu như một loài hoa súng dưới sự bảo trợ của Joseph Banks và có thể thấy được trong các vườn thực vật hiện nay mà ở đó có sự cung cấp nhiệt. Ngày nay nó hiếm hoặc đã tuyệt chủng tại châu Phi nhưng lại phát triển mạnh ở miền nam châu ÁAustralia.

Sẻ nhà

Sẻ nhà là một loài chim cở nhỏ thuộc họ Sẻ, được tìm thấy trong hầu hết các nơi trên thế giới. Sẻ nhà có nơi sống gắn kết với nơi ở của con người, và có thể sống trong thành thị hoặc nông thôn.

Một trong số khoảng 25 loài trong chi Passer, sẻ nhà xuất hiện tự nhiên trong hầu hết châu Âu, khu vực Địa Trung Hải, và phần lớn châu Á. Việc du nhập loài này một cách cố ý hay vô tình đến nhiều khu vực, bao gồm các bộ phận của Úc, Châu Phi, và châu Mỹ, làm cho nó chim hoang dã phân bố rộng rãi nhất.

Mặc dù tìm thấy trong môi trường sống rộng rãi và khí hậu khác nhau, nó thường tránh rừng, đồng cỏ, và sa mạc rộng lớn cách xa các khu định cư của con người. Sẻ nhà là ăn chủ yếu những hạt giống của các loại ngũ cốc và cỏ dại và côn trùng, và có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và bất thường để có thức ăn. Những kẻ săn mồi của sẻ nhà bao gồm mèo, diều hâu, cú, và các loài chim ăn thịt và động vật có vú ăn thịt khác.

Bàng

Bàng là một loài cây thân gỗ lớn sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, thuộc họ Trâm bầu. Nguồn gốc của loài này hiện vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi, nó có thể có nguồn gốc từ Ấn Độ, bán đảo Mã Lai hay New Guinea.

Loài cây này có thể mọc cao tới 35 m, với tán lá mọc thẳng, đối xứng và các cành nằm ngang. Khi cây già hơn thì tán lá của nó trở nên phẳng hơn để tạo thành hình dáng giống như cái bát trải rộng. Lá to, dài khoảng 15–25 cm và rộng 10–14 cm, hình trứng, xanh sẫm và bóng. Đây là loài cây có lá sớm rụng về mùa khô; trước khi rụng thì các lá chuyển màu thành màu đỏ ánh hồng hay nâu vàng, do các sắc tố như violaxanthin, lutein hay zeaxanthin.

Lúa

Lúa là loài thực vật thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng. Lúa sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp khoảng 2-2,5 cm và dài 50–100 cm. Rể chùm, có thể dài tới 2–3 m/cây trong thời kỳ trổ bông. Tuỳ thời kì sinh trưởng, phát triển mà lá lúa có màu khác nhau. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Các hoa nhỏ, màu trắng sữa, tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 35–50 cm. Hạt là loại quả thóc dài 5–12 mm và dày 1-2 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt lúa đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa, hoặc còn gọi là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cámtrấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới, điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất.

Thiên nga

Thiên nga là một nhóm chim nước cỡ lớn thuộc họ Vịt, cùng với ngỗngvịt. Thiên nga và ngỗng có quan hệ gần gũi, cùng được xếp vào phân họ Ngỗng trong đó thiên nga làm thành tông Cygnini. Đôi khi, chúng được phân loại thành một phân họ riêng có tên là Cygninae.

Thiên nga thường kết đôi suốt đời, tuy nhiên việc "ly dị" thỉnh thoảng vẫn xảy ra, đặc biệt sau khi thất bại trong việc làm tổ. Số trứng trung bình trong mỗi ổ là 3-8.

Nai

Nai là một loài thú lớn thuộc họ Hươu nai, phân bố ở Sri Lanka, Nepal, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Dương. Chúng là loài hươu có kích thước lớn nhất, sống ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Nai thích đi ăn ven bờ biển, rất thích bơi lội, đùa giỡn dưới nước. Chúng chạy rất nhanh, hiện đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Nai có vóc dáng cao lớn, to khỏe, thân dài hoảng 1,8 tới 2 m, vai cao 1,4 đến 1,6 m và nặng khoảng 2 tạ khi trưởng thành. Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là trên cổ có một đường sọc màu nâu sẫm chạy dọc sống lưng đến tận đuôi. Bộ móng rất cứng, có thể leo lên những đồi núi đầy đá sỏi, 4 chân thon dài và chắc khỏe, có thể đi lại dễ dàng trên những vách dốc dựng đứng, xứng danh là "kiện tướng leo núi".

Chó Corgi Wales

Chó Corgi Wales là một loại chó chăn gia súc nhỏ có nguồn gốc ở xứ Wales, Vương quốc Anh. Hai giống chó riêng biệt được công nhận: Chó Corgi Pembroke Wales và Chó Corgi Cardigan Wales. Vào năm 1925, con chó Corgi đầu tiên của xứ Wales được nuôi. Trong lịch sử, Pembroke đã được quy cho dòng chó đi cùng với thợ dệt Flemish từ khoảng thế kỷ thứ 10, trong khi giống chó Cardigan được cho là do những con chó được người định cư Bắc Âu mang theo, đặc biệt là tổ tiên chung của chó Vallhund Thụy Điển. Theo tạp chí Dog Breed Journal xuất bản năm 2018, cho biết có hai giống corgi khác nhau. Một giống được gọi là Chó Corgi Pembroke Wales là giống có lịch sử ngắn hơn chó Corgi Cardigan Wales. Một mức độ nhất định của việc giao phối giữa hai loại đã được đề xuất để giải thích sự tương đồng giữa hai loại.

Shiba Inu

Shiba Inu là loại chó nhỏ nhất trong sáu giống chó nguyên thủy và riêng biệt đến từ Nhật Bản. Chúng là một giống chó nhỏ, nhanh nhẹn và thích hợp với địa hình miền núi, Shiba Inu ban đầu được nuôi để săn bắt. Nó gần giống nhưng nhỏ hơn so với giống chó Akita Inu. Đây là một trong số ít giống chó cổ xưa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Shiba là một trong sáu giống chó điển hình của Nhật Bản, cũng như Hokkaido, Kishu, Shikoku, KaiAkita. Trong những giống chó này, Shiba là nhỏ nhất về thể chất .

Anh túc

Anh túc là một loài thực vật thuộc họ Anh túc, được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm trồng và sử dụng các chiết suất từ loài cây này.