Khác biệt giữa bản sửa đổi của “UEFA Champions League”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hien712 (thảo luận | đóng góp)
xóa thông tin "chưa có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch", và thông tin về lần cuối 1 CLB 2 lần vô địch liên tiếp.
Dòng 36: Dòng 36:
Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League sẽ được bắt đầu vào giữa [[Tháng bảy|tháng Bảy]] với ba vòng sơ loại và một vòng play-off. 10 đội chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào vòng bảng, cùng với 22 đội khác đã đủ điều kiện để được vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia thành tám bảng đấu, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn hai lượt. Tám đội đầu bảng và tám đội nhì bảng sẽ vào vòng loại trực tiếp, đến khi chọn được hai đội cuối cùng thi đấu trong trận Chung kết, thường diễn ra vào cuối tháng Năm. Đội vô địch UEFA Champions League sẽ được phép tham dự [[Siêu cúp bóng đá châu Âu|UEFA Super Cup]] và [[Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ|FIFA Club World Cup]].
Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League sẽ được bắt đầu vào giữa [[Tháng bảy|tháng Bảy]] với ba vòng sơ loại và một vòng play-off. 10 đội chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào vòng bảng, cùng với 22 đội khác đã đủ điều kiện để được vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia thành tám bảng đấu, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn hai lượt. Tám đội đầu bảng và tám đội nhì bảng sẽ vào vòng loại trực tiếp, đến khi chọn được hai đội cuối cùng thi đấu trong trận Chung kết, thường diễn ra vào cuối tháng Năm. Đội vô địch UEFA Champions League sẽ được phép tham dự [[Siêu cúp bóng đá châu Âu|UEFA Super Cup]] và [[Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ|FIFA Club World Cup]].


[[Real Madrid C.F.|Real Madrid]] là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 12 lần vô địch, trong đó có 5 mùa giải European Cup liên tiếp đầu tiên. Tây Ban Nha cũng là quốc gia vô địch nhiều lần nhất (16 lần)<ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=esp/index.html|title = UEFA - Member associations - Spain}}</ref>, theo sau là Ý và Anh (12 lần mỗi quốc gia)<ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=eng/index.html|title = UEFA - Member associations - England}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=ita/index.html|title = UEFA - Member associations - Italy}}</ref>. 22 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu này, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Kể từ khi giải đấu được đổi tên và thay đổi thể thức thi đấu vào năm 1992, không có câu lạc bộ nào từng bảo vệ thành công chức vô địch. Câu lạc bộ cuối cùng vô địch hai lần liên tiếp là [[A.C. Milan]] vào mùa giải [[Chung kết Cúp C1 châu Âu 1990|1989-90]]. Năm 2016, Đương kim vô địch là [[Real Madrid C.F.|Real Madrid]] với chức vô địch thứ 11 trong lịch sử câu lạc bộ, đánh bại [[Atlético de Madrid|Atlético Madrid]] 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút trận chung kết ở [[Sân Giuseppe Meazza|San Siro]], [[Milano]]. Năm 2017, Real Madrid đi vào lịch sử Champions League với việc trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch kể từ khi giải đấu đổi tên năm 1992 sau khi thắng Juventus với tỷ số cách biệt 4-1 ở Cardiff, Wales.
[[Real Madrid C.F.|Real Madrid]] là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 12 lần vô địch, trong đó có 5 mùa giải European Cup liên tiếp đầu tiên. Tây Ban Nha cũng là quốc gia vô địch nhiều lần nhất (16 lần)<ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=esp/index.html|title = UEFA - Member associations - Spain}}</ref>, theo sau là Ý và Anh (12 lần mỗi quốc gia)<ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=eng/index.html|title = UEFA - Member associations - England}}</ref><ref>{{Chú thích web|url = http://www.uefa.com/memberassociations/association=ita/index.html|title = UEFA - Member associations - Italy}}</ref>. 22 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu này, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Năm 2016, Đương kim vô địch là [[Real Madrid C.F.|Real Madrid]] với chức vô địch thứ 11 trong lịch sử câu lạc bộ, đánh bại [[Atlético de Madrid|Atlético Madrid]] 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút trận chung kết ở [[Sân Giuseppe Meazza|San Siro]], [[Milano]]. Năm 2017, Real Madrid đi vào lịch sử Champions League với việc trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch kể từ khi giải đấu đổi tên năm 1992 sau khi thắng Juventus với tỷ số cách biệt 4-1 ở Cardiff, Wales.


Bên cạnh đó, [[Liên đoàn bóng đá châu Âu]] cũng tổ chức ''[[Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu]]'' (''UEFA Women's Champions League'')
Bên cạnh đó, [[Liên đoàn bóng đá châu Âu]] cũng tổ chức ''[[Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu]]'' (''UEFA Women's Champions League'')

Phiên bản lúc 05:51, ngày 10 tháng 4 năm 2018

Champions League
Năm thành lập 1955
(thay đổi thể thức năm 1992)
Châu lục Châu Âu (UEFA)
Số đội 32 (vòng bảng)
76 hay 77 (tổng cộng)
Đủ điều kiện tham gia UEFA Super Cup
FIFA Club World Cup
Đương kim vô địch Tây Ban Nha Real Madrid (lần thứ 12)
Câu lạc bộ thành công nhất Tây Ban Nha Real Madrid (vô địch 12 lần)
Website Website chính thức
Mùa giải 2017-18

Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Âu (tiếng Anh: UEFA Champions League hoặc đơn giản là Champions League; tên thường gọi ở Việt Nam: Cúp C1) là giải bóng đá hàng năm của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch quốc gia châu Âu. Đây là một trong những giải đấu danh giá nhất trên thế giới và là nơi tranh tài của các câu lạc bộ lớn nhất châu Âu, thường là các nhà vô địch của mỗi giải quốc nội (và, đối với một vài quốc gia, có thể là một hay vài câu lạc bộ xếp sau). Trận chung kết mùa giải 2012-13 là trận đấu được xem nhiều nhất trong khuôn khổ UEFA Champions League từ trước đến nay, và cũng là sự kiện thể thao được quan tâm nhất trên thế giới năm 2013, với khoảng 360 triệu người xem qua sóng truyền hình.[1]

Được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, giải đấu được đưa ra để thay thế cho European Champion Clubs' Cup, hay đơn giản là European Cup, vốn đã diễn ra kể từ năm 1955[2]. Giải đấu mới có thêm một vòng bảng và cho phép nhiều câu lạc bộ từ cùng một quốc gia tham dự. Trước năm 1992, giải đấu chỉ có các trận đấu loại trực tiếp và chỉ cho phép các đội vô địch giải đấu của mỗi quốc gia tham dự. Trong những năm 1990, thể thức thi đấu đã được mở rộng với việc có thêm một vòng bảng thi đấu vòng tròn hai lượt, cùng với việc cho phép những đội á quân từ những giải đấu xếp hạng cao nhất được phép tham gia. Hiện tại, trong khi hầu hết các quốc gia châu Âu vẫn chỉ có các nhà vô địch tại giải đấu quốc nội được phép tham dự, những giải đấu hàng đầu tại châu Âu được phép cử tới bốn đại diện tham gia giải đấu, và có thể lên tới năm đại diện bắt đầu từ mùa giải 2015-16[3]. Những câu lạc bộ kết thúc giải quốc nội ở những vị trí thấp hơn mà không đủ điều kiện tham dự UEFA Champions League vẫn có thể đủ điều kiện tham gia vào giải đấu cấp thấp hơn, UEFA Europa League.

Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League sẽ được bắt đầu vào giữa tháng Bảy với ba vòng sơ loại và một vòng play-off. 10 đội chiến thắng cuối cùng sẽ tiến vào vòng bảng, cùng với 22 đội khác đã đủ điều kiện để được vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia thành tám bảng đấu, mỗi bảng bốn đội, thi đấu vòng tròn hai lượt. Tám đội đầu bảng và tám đội nhì bảng sẽ vào vòng loại trực tiếp, đến khi chọn được hai đội cuối cùng thi đấu trong trận Chung kết, thường diễn ra vào cuối tháng Năm. Đội vô địch UEFA Champions League sẽ được phép tham dự UEFA Super CupFIFA Club World Cup.

Real Madrid là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 12 lần vô địch, trong đó có 5 mùa giải European Cup liên tiếp đầu tiên. Tây Ban Nha cũng là quốc gia vô địch nhiều lần nhất (16 lần)[4], theo sau là Ý và Anh (12 lần mỗi quốc gia)[5][6]. 22 câu lạc bộ khác nhau đã vô địch giải đấu này, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Năm 2016, Đương kim vô địch là Real Madrid với chức vô địch thứ 11 trong lịch sử câu lạc bộ, đánh bại Atlético Madrid 5-3 trên chấm luân lưu sau khi hòa 1-1 trong 120 phút trận chung kết ở San Siro, Milano. Năm 2017, Real Madrid đi vào lịch sử Champions League với việc trở thành đội bóng đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch kể từ khi giải đấu đổi tên năm 1992 sau khi thắng Juventus với tỷ số cách biệt 4-1 ở Cardiff, Wales.

Bên cạnh đó, Liên đoàn bóng đá châu Âu cũng tổ chức Giải bóng đá nữ vô địch câu lạc bộ châu Âu (UEFA Women's Champions League)

Lịch sử

Năm 1954, Gabrief Hanot - của báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting LisbonFK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1992/1993, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (số lượng đội của mỗi quốc gia dựa theo bảng xếp hạng các thành viên UEFA trong 5 năm gần nhất) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, AnhÝ (từ mùa bóng 2013-2014 Ý chỉ còn 3 đội tham dự, vì Đức đã lấy mất một suất của Ý), được quyền cử 4 đội tham gia.

Nhạc hiệu

Bản nhạc nền Cúp C1 châu Âu, tên chính thức được gọi đơn giản là "Champion League", do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1658-1759), được dàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (Luân Đôn - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.

Chiếc cúp

Chiếc Cup UEFA Champions League

Cúp cao 74 cm, nặng 8 kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một bản sao của chiếc cúp với kích cỡ nhỏ hơn, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau.

Trước năm 2009, nếu một đội 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt. Tính tới thời điểm hiện tại, có 5 câu lạc bộ có được vinh dự này là: Real Madrid (12 lần vô địch); A.C. Milan (7 lần); FC Bayern München (5 lần, trong đó 3 lần liên tiếp); Liverpool FC (5 lần); Ajax Amsterdam (4 lần, trong đó 3 lần liên tiếp). Kể từ năm 2009, UEFA sẽ giữ vĩnh viễn bản gốc của chiếc cúp, do vậy một câu lạc bộ nếu đạt đủ 5 danh hiệu vô địch, hoặc vô địch 3 lần liên tiếp thay vào đó sẽ nhận được một bản sao của chiếc cúp với cùng kích thước và tên của nhà vô địch được khắc trên đó, cùng với phù hiệu cho những người chiến thắng. Đó là một logo nhỏ hình elip, nền xám, logo là một hình phác thảo một phần của chiếc cúp với viền trắng, ở giữa là số danh hiệu vô địch C1 của câu lạc bộ. Năm câu lạc bộ đã kể trên, cùng với F.C. Barcelona với chức vô địch thứ 5 vào mùa giải 2014-15 sẽ vinh dự được gắn phù hiệu cho những người chiến thắng trên tay trái của áo thi đấu mãi mãi về sau, mỗi khi thi đấu tại UEFA Champions League.

8 ngôi sao trên biểu tượng quả bóng của Cúp C1 (UEFA Champions League) là biểu tượng cho 8 đội bóng từng bảo vệ thành công chức vô địch (Real Madrid, SL Benfica, Inter Milan, Ajax Amsterdam, Bayern Munchen, Liverpool FC, Nottingham Forest, A.C. Milan).

Quy định

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997

Kể từ khi ra đời với tên gọi European Champion Clubs' Cup (tức Cúp C1), giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc gia tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.

Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cúp C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cúp C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự cúp này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cúp C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cúp C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

AC Milan mừng chiến thắng năm 2003

Ở mùa giải 1991/92, Cúp C1 vẫn mang tên là European Champion Clubs' Cup như trước đây, nhưng UEFA đã thử nghiệm một thể thức thi đấu mới. 8 đội lọt vào tứ kết được chia làm hai bảng thi đấu vòng tròn một lượt (vẫn gồm 2 lượt trận sân nhà sân khách cho mỗi cặp đấu), chọn ra 2 đội đầu bảng vào thi đấu trận chung kết.

Mùa giải 1992/93, giải bóng đá này chính thức được đổi tên thành UEFA Champions League - giải đấu của các nhà vô địch. Lúc này, vòng tứ kết vẫn gồm 8 đội nhưng lại có thêm vòng bán kết. Trận bán kết diễn ra giữa đội nhất bảng này gặp nhì bảng kia, nhưng chỉ thi đấu một trận duy nhất trên sân của những đội nhất bảng.

Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cúp C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch cúp này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cúp C1.

Từ mùa bóng 1997-1998

Logo của giải đấu được thể hiện ở trung tâm của sân trước mỗi trận đấu

UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có bốn bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu bốn bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có cơ hội đoạt Cúp này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại tám bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.

Quy định hiện nay (bắt đầu từ mùa giải 2015-16)

Bắt đầu từ mùa giải 2015-16, đương kim vô địch UEFA Europa League[UEL] sẽ được phép tham dự UEFA Champions League, nhưng chỉ bắt đầu từ vòng play-off, nhằm đảm bảo khả năng tham gia vòng bảng của các đội bóng cạnh tranh khác.Đội vô địch UEFA Europa League[UEL] sẽ được tham dự UEFA Champions League ngay từ vòng bảng với điều kiện đội vô địch UEFA Champions League đã giành vé từ đường quốc nội.Do đó, số lượng tối đa đội bóng đến từ cùng một quốc gia có thể tham gia Champions League cũng đã được tăng từ bốn lên năm đội..Từ mùa giải 2018-2019 số đội đá play-off sẽ giảm từ 20 đội xuống còn 12 đội nghĩa là 4 đội xếp thứ 4 từ các giải vô địch quốc gia xếp hạng 1-4 sẽ được vào thẳng vòng bảng.

Những quy định mới bắt đầu từ mùa giải 2018-2019:

1. Thay đổi người:

Kể từ vòng knock-out, các HLV có thể thay cầu thủ thứ 4 trong trường hợp đội bóng của họ phải đá hiệp phụ.

2. Thời gian:

Thay vì diễn ra vào 19h45 (giờ GMT) như trước đây, các trận đấu có thể bắt đầu vào 2 khung giờ mới là 17h55 (GMT) và 20h00 (GMT).

3. Số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận:

UEFA cho phép các đội tăng số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận từ 18 lên thành 23. Như vậy sau khi bố trí đội hình xuất phát các HLV còn tới 12 sự lựa chọn để tung vào sân lúc cần.

4. Cầu thủ mới

Sau vòng bảng, các đội có thể đăng ký thêm 3 cầu thủ mới mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Đội được xếp thẳng vào vòng thi đấu Đội được thi đấu do đã vượt qua vòng trước
Vòng sơ loại 4 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 52-55
Vòng loại thứ nhất
(34 đội)
  • 33 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 18-51(trừ Liechtenstein)*
1 đội vượt qua vòng sơ loại
Vòng loại thứ hai
(26 đội)
  • 3 nhà vô địch từ các quốc giá xếp hạng 15-17
  • 6 đội á quân từ các quốc gai xếp hạng 10-15
  • 17 đội chiến thắng từ vòng loại thứ nhất
Vòng loại thứ ba Nhóm những đội vô địch
(12 đội)
  • 2 đội vô địch từ các quốc gia xếp hạng 13-14
  • 10 đội chiến thắng từ vòng loại thứ hai nhóm vô địch
Nhóm những đội không vô địch
(8 đội)
  • 3 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 7–9
  • 2 đội đứng thứ ba từ quốc gia xếp hạng 5-6
3 đội chiến thắng từ vòng loại thứ 2 nhóm không vô địch
Vòng play-off Nhóm những đội vô địch
(8đội)
2 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 11-12
  • 6 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội vô địch
Nhóm những đội không vô địch
(4 đội)
  • 4 đội chiến thắng từ vòng loại thứ ba trong nhóm những đội không vô địch
Vòng bảng
(32 đội - chia làm tám bảng đấu)
  • 10 nhà vô địch từ các quốc gia xếp hạng 1-10
  • 6 đội á quân từ các quốc gia xếp hạng 1-6
  • 4 đội đứng thứ ba từ các quốc gia xếp hạng 1-4
  • 4 đội đứng thứ tư từ các quốc gia xếp hạng 1-4
  • Đương kim vô địch UEFA Champions League
  • Đương kim vô địch UEFA Europa League[UEL]
  • 4 đội chiến thắng từ vòng play-off trong nhóm những đội vô địch
  • 2 đội chiến thắng từ vòng play-off trong nhóm những đội không vô địch
Vòng knock-out
(16 đội)
  • 8 đội nhất bảng trong tám bảng đấu
  • 8 đội nhì bảng trong tám bảng đấu
Các thay đổi sẽ được đưa vào danh sách truy cập ở trên nếu đương kim vô địch UEFA Champions League và / hoặc UEFA Europa League[UEL] có đủ điều kiện tham gia giải đấu thông qua các giải đấu nội địa của họ. Nếu các nhà vô địch UEFA Champions League đủ điều kiện tham dự vòng bảng qua giải đấu nội địa của họ, nhà vô địch của quốc gia xếp hạng 11 (Cộng hòa Séc) sẽ bước vào vòng đấu bảng, và các nhà vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được thăng hạng.
Nếu đội vô địch UEFA Europa League[UEL] đủ điều kiện tham gia vòng bảng qua giải đấu trong nước, đội bóng thứ ba của hiệp hội 5 (Pháp) sẽ bước vào vòng bảng, và những đội không phải là vô địch của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước cũng sẽ được sắp xếp cho phù hợp.
Nếu đội vô địch UEFA Champions League và / hoặc UEFA Europa League[UEL] không đủ điều kiện tham dự vòng bảng thông qua giải đấu trong nước thì vị trí của họ trong vòng bảng sẽ được bỏ trống, và các đội của các hiệp hội được xếp hạng cao nhất trong các vòng đấu trước sẽ được thăng hạng.
Một hiệp hội có thể có tối đa năm đội trong giai đoạn vòng bảng.
  • Liechtenstein không có giải vô địch quốc gia chỉ có Cúp quốc gia nên chỉ được tham dự UEFA Europa League.

Xếp hạng vòng bảng

Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn.
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng.
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng (Hệ số này do UEFA thiết lập và xếp hạng).
Đội đứng thứ ba tại mỗi bảng sẽ chuyển xuống chơi vòng 32 đội tại UEFA Europa League

Tiền thưởng

Các vị nguyên thủ G8 tạm nghỉ trong cuộc họp thượng đỉnh để theo dõi trận chung kết năm 2012, tại Trại David, Mỹ, 19-5-2012: Cameron, Obama, Merkel, Barroso, Hollande và những người khác.

Bắt đầu từ mùa giải 2015-16, UEFA trao 2 triệu cho mỗi đội chiến thắng và 3 triệu € cho mỗi đội bị loại khỏi vòng play-off. Với đội lọt vào vòng bảng, họ sẽ nhận thêm 12 triệu € từ UEFA. Đội thắng trong mỗi trận vòng bảng nhận thêm 1,5 triệu € và nếu hòa nhận thêm 500.000 €. Đối với vòng 16 đội, UEFA thưởng cho mỗi đội 6 triệu €, và đối với vòng tứ kết mỗi đội nhận thêm 6,5 triệu €. Mỗi đội trong bốn đội vào bán kết nhận 7,5 triệu €, và đội Á quân được thưởng 11 triệu €. Đội vô địch được UEFA thưởng 15 triệu €.[7]

Thay đổi đáng kể nhất là từ mùa 2018-2019, giải đấu hấp dẫn nhất lục địa già sẽ tăng quy mô tiền thưởng tổng cộng từ 2,3 tỷ euro lên thành 3,4 tỷ euro. Europa League cũng tăng nhưng không đáng kể, từ 400 triệu lên 500 triệu euro.

Ngoài ra, thành tích trong các kỳ Champions League/C1 trước đây cũng sẽ được cộng dồn thành tiền thưởng. Bảng xếp hạng lịch sử kiểu này sẽ chiếm tới 528 triệu euro tiền thưởng. Đây là tin không thể vui hơn với các đội bóng như Real Madrid, Barcelona, Liverpool hay kể cả các CLB không thường xuyên tham dự hoặc không tiến sâu dạo gần đây như Ajax hay Inter.

Những thay đổi cụ thể như sau. Đội vào tới vòng bảng Champions League thay vì nhận 12,7 triệu euro như mùa này sẽ thành 15 triệu euro. Một trận hòa sẽ tăng từ 500.000 lên 900.000 euro. Một trận thắng tăng từ 1,5 triệu lên 2,7 triệu euro.

Lọt tới vòng 1/8: 9,5 triệu euro. Lọt với vòng tứ kết: 10,5 triệu euro. Lọt tới vòng bán kết: 12 triệu euro. Lọt tới trận chung kết: 15 triệu euro. Vô địch: 19 triệu euro.

Như vậy, đội bóng nào lọt tới trận chung kết Champions League 2018/19 sẽ nhận chắc chắn 76,2 triệu euro. Nếu vô địch và cộng thêm tiền thưởng từ BXH lịch sử, số tiền tổng cộng có thể lên tới 100 triệu euro.

  • Vòng sơ loại thứ nhất: €220.000
  • Vòng sơ loại thứ hai: €320.000
  • Vòng sơ loại thứ ba: €420.000
  • Thua trận play-off: €3.000.000
  • Thắng trận play-off: €2.000.000
  • Tiền thưởng chung cho mỗi đội vòng bảng: €15.000.000
  • Đội thắng trong 1 trận vòng bảng: €2.700.000
  • Đội hòa trong 1 trận vòng bảng: €900.000
  • Vòng 16 đội: 9.500.000
  • Tứ kết: €10.500.000
  • Bán kết: €12.000.000
  • Á quân: €15.000.000
  • Đội vô địch: €19.000.000

Doanh thu và lợi nhuận của UEFA Champions League đến từ quảng cáo, vé trận đấu... cũng như bản quyền truyền hình tại mỗi quốc gia sẽ được dùng để chia thưởng cho các câu lạc bộ cũng như liên đoàn các quốc gia có câu lạc bộ tham dự.

UEFA (10 tháng 8 năm 2012) cũng ước tính doanh thu từ UEFA Champions League và UEFA Super Cup là 1,34 tỷ €.[7]

Các trận chung kết

Năm Đội vô địch Tỷ số Đội hạng nhì Sân vận động
1956 Tây Ban Nha
Real Madrid
4–3 Pháp
Stade Reims
Parc des Princes, Paris
1957 Tây Ban Nha
Real Madrid
2–0 Ý
Fiorentina
Santiago Bernabéu, Madrid
1958 Tây Ban Nha
Real Madrid
3–2 Ý
A.C. Milan
Heysel, Brussels
1959 Tây Ban Nha
Real Madrid
2–0 Pháp
Stade Reims
Neckar, Stuttgart
1960 Tây Ban Nha
Real Madrid
7–3 Đức
Eintracht Frankfurt
Hampden Park, Glasgow
1961 Bồ Đào Nha
SL Benfica
3–2 Tây Ban Nha
FC Barcelona
Wankdorf, Berne
1962 Bồ Đào Nha
SL Benfica
5–3 Tây Ban Nha
Real Madrid
Olympic, Amsterdam
1963 Ý
A.C. Milan
2–1 Bồ Đào Nha
SL Benfica
Wembley, London
1964 Ý
Inter Milan
3–1 Tây Ban Nha
Real Madrid
Prater, Viên
1965 Ý
Inter Milan
1–0 Bồ Đào Nha
SL Benfica
San Siro, Milano
1966 Tây Ban Nha
Real Madrid
2–1 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
FK Partizan
Heysel, Brussels
1967 Scotland
Celtic F.C.
2–1 Ý
Inter Milan
Nacional, Lisboa
1968 Anh
Manchester United
4–1 Bồ Đào Nha
SL Benfica
Wembley, London
1969 Ý
A.C. Milan
4–1 Hà Lan
Ajax Amsterdam
Santiago Bernabéu, Madrid
1970 Hà Lan
Feyenoord Rotterdam
2–1 Scotland
Celtic F.C.
San Siro, Milano
1971 Hà Lan
Ajax Amsterdam
2–0 Hy Lạp
Panathinaikos
Wembley, London
1972 Hà Lan
Ajax Amsterdam
2–0 Ý
Inter Milan

De Kuip, Rotterdam
1973 Hà Lan
Ajax Amsterdam
1–0 Ý
Juventus
Crvena Zvezda, Belgrade
1974 Tây Đức
FC Bayern München
1–1
(4–0)
(Đá lại)
Tây Ban Nha
Atlético Madrid
Heysel, Brussels
1975 Tây Đức
FC Bayern München
2–0 Anh
Leeds United F.C.
Parc des Princes, Paris
1976 Tây Đức
FC Bayern München
1–0 Pháp
AS Saint-Étienne
Hampden Park, Glasgow
1977 Anh
Liverpool F.C.
3–1 Đức
Borussia Mönchengladbach
Olimpico, Roma
1978 Anh
Liverpool F.C.
1–0 Bỉ
Club Brugge
Wembley, London
1979 Anh
Nottingham Forest F.C.
1–0 Thụy Điển
Malmö FF
Olympic, München
1980 Anh
Nottingham Forest F.C.
1–0 Đức
Hamburger SV
Santiago Bernabéu, Madrid
1981 Anh
Liverpool F.C.
1–0 Tây Ban Nha
Real Madrid
Parc des Princes, Paris
1982 Anh
Aston Villa F.C.
1–0 Đức
FC Bayern München
De Kuip, Rotterdam
1983 Tây Đức
Hamburger SV
1–0 Ý
Juventus
Olympic, Athena
1984 Anh
Liverpool F.C.
1–1
(4–2)
(pen)
Ý
AS Roma

Olimpico, Roma
1985 Ý
Juventus
1–0 Anh
Liverpool F.C.
Heysel, Brussels
1986 România
Steaua Bucureşti
0–0
(2–0)
(pen)
Tây Ban Nha
FC Barcelona
Ramon Sánchez Pizjuán, Sevilla
1987 Bồ Đào Nha
FC Porto
2–1 Đức
FC Bayern München
Ernst Happel, Viên
1988 Hà Lan
PSV Eindhoven
0–0
(6–5)
(pen)
Bồ Đào Nha
SL Benfica
Neckar, Stuttgart
1989 Ý
A.C. Milan
4–0 România
Steaua Bucureşti
Camp Nou, Barcelona
1990 Ý
A.C. Milan
1–0 Bồ Đào Nha
SL Benfica
Ernst Happel, Viên
1991 Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư
Sao Đỏ Belgrade
0–0
(5–3)
(pen)
Pháp
Olympique de Marseille
San Nicola, Bari
1992 Tây Ban Nha
F.C. Barcelona
1–0 Ý
U.C. Sampdoria
Wembley, London
1993 Pháp
Olympique de Marseille
1–0 Ý
A.C. Milan
Olympic, München
1994 Ý
A.C. Milan
4–0 Tây Ban Nha
FC Barcelona
Olympic, Athena
1995 Hà Lan
Ajax Amsterdam
1–0 Ý
A.C. Milan
Ernst Happel, Viên
1996 Ý
Juventus
1–1
(4–2)
(pen)
Hà Lan
Ajax Amsterdam
Olimpico, Roma
1997 Đức
Borussia Dortmund
3–1 Ý
Juventus
Olympic, München
1998 Tây Ban Nha
Real Madrid
1–0 Ý
Juventus
Amsterdam ArenA, Amsterdam
1999 Anh
Manchester United
2–1 Đức
FC Bayern München
Camp Nou, Barcelona
2000 Tây Ban Nha
Real Madrid
3–0 Tây Ban Nha
Valencia CF
Stade de France, Paris
2001 Đức
FC Bayern München
1–1
(5–4)
(pen)
Tây Ban Nha
Valencia CF
San Siro, Milano
2002 Tây Ban Nha
Real Madrid
2–1 Đức
Bayer Leverkusen
Hampden Park, Glasgow
2003 Ý
A.C. Milan
0–0
(3–2)
(pen)
Ý
Juventus
Old Trafford, Manchester
2004 Bồ Đào Nha
FC Porto
3–0 Pháp
AS Monaco FC
Veltins-Arena, Gelsenkirchen
2005 Anh
Liverpool F.C.
3–3
(3–2)
(pen)
Ý
A.C. Milan
Atatürk Olimpiyat, Istanbul
2006 Tây Ban Nha
Barcelona
2–1 Anh
Arsenal
Stade de France, Paris
2007 Ý
A.C. Milan
2–1 Anh
Liverpool F.C.
Olympic, Athena
2008 Anh
Manchester United
1–1
(6–5)
(pen)
Anh
Chelsea F.C.
Luzhniki, Moskva
2009 Tây Ban Nha
Barcelona
2–0 Anh
Manchester United
Olimpico, Roma
2010 Ý
Inter Milan
2–0 Đức
FC Bayern München
Santiago Bernabéu, Madrid
2011 Tây Ban Nha
Barcelona
3–1 Anh
Manchester United
Wembley, London
2012 Anh
Chelsea F.C.
1–1
(4–3)
(pen)
Đức
FC Bayern München
Allianz, Munich
2013 Đức
FC Bayern München
2–1 Đức
Borussia Dortmund
Wembley, London
2014 Tây Ban Nha
Real Madrid
4–1 Tây Ban Nha
Atlético Madrid
Estádio da Luz, Lisbon
2015 Tây Ban Nha
Barcelona
3–1 Ý
Juventus
Olympic Stadium, Berlin
2016 Tây Ban Nha
Real Madrid
1–1
(5–3)
(pen)
Tây Ban Nha
Atlético Madrid
San Siro, Milano
2017 Tây Ban Nha
Real Madrid
4-1 Ý
Juventus
Sân vận động Thiên niên kỷ, Cardiff
2018 RSC Olimpiyskiy,Kiev

Thống kê

Xếp hạng các quốc gia có số lần vô địch nhiều nhất

Quốc gia Vô địch Á quân Câu lạc bộ vô địch Câu lạc bộ á quân
Tây Ban Nha Tây Ban Nha 17 11 Real Madrid (12)
Barcelona (5)
Real Madrid (3)
Barcelona (3)
Atlético Madrid (3)
Valencia (2)
Ý Italia 12 16 AC Milan (7)
Inter Milan (3)
Juventus (2)
Juventus (7)
AC Milan (4)
Inter Milan (2)
Fiorentina (1)
Roma (1)
Sampdoria (1)
Anh Anh 12 7 Liverpool FC (5)
Manchester United (3)
Nottingham Forest (2)
Chelsea (1)
Aston Villa (1)
Liverpool FC (2)
Manchester United (2)
Leeds United (1)
Arsenal (1)
Chelsea (1)
Đức Đức 7 10 Bayern Munich (5)
Borussia Dortmund (1)
Hamburg (1)
Bayern Munich (5)
Bayer Leverkusen (1)
Borussia Mönchengladbach (1)
Eintracht Frankfurt (1)
Hamburg (1)
Borussia Dortmund (1)
Hà Lan Hà Lan 6 2 Ajax Amsterdam (4)
PSV Eindhoven (1)
Feyenoord Rotterdam (1)
Ajax Amsterdam (2)
Bồ Đào Nha Bồ Đào Nha 4 5 SL Benfica (2)
FC Porto (2)
SL Benfica (5)
Pháp Pháp 1 5 Olympique de Marseille (1) Stade Reims (2)
Olympique de Marseille (1)
AS Saint-Étienne (1)
AS Monaco FC (1)

Xếp hạng theo câu lạc bộ

Đội bóng Vô địch Á quân Năm vô địch Năm hạng nhì
Tây Ban Nha Real Madrid 12 3 (1956, 1957, 1958, 1959, 1960,
1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016, 2017)
(1962, 1964, 1981)
Ý A.C. Milan 7 4 (1963, 1969, 1989, 1990, 1994,
2003, 2007)
(1958, 1993, 1995, 2005)
Đức FC Bayern München 5 5 (1974, 1975, 1976, 2001, 2013) (1982, 1987, 1999, 2010, 2012)
Tây Ban Nha FC Barcelona 5 3 (1992, 2006, 2009, 2011, 2015) (1961, 1986, 1994)
Anh Liverpool FC 5 2 (1977, 1978, 1981, 1984, 2005) (1985, 2007)
Hà Lan Ajax Amsterdam 4 2 (1971, 1972, 1973, 1995) (1969, 1996)
Ý Inter Milan 3 2 (1964, 1965, 2010) (1967, 1972)
Anh Manchester United FC 3 2 (1968, 1999, 2008) (2009, 2011)
Ý Juventus FC 2 7 (1985, 1996) (1973, 1983, 1997, 1998, 2003, 2015, 2017
Bồ Đào Nha SL Benfica 2 5 (1961, 1962) (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)
Bồ Đào Nha FC Porto 2 0 (1987, 2004)
Anh Nottingham Forest FC 2 0 (1979, 1980)
Anh Chelsea FC 1 1 (2012) (2008)
Đức BV Borussia Dortmund 1 1 (1997) (2013)
Đức Hamburg SV 1 1 (1983) (1980)
Scotland Celtic FC 1 1 (1967) (1970)
România FC Steaua Bucureşti 1 1 (1986) (1989)
Pháp Olympique de Marseille 1 1 (1993) (1991)
Hà Lan Feyenoord 1 0 (1970)
Anh Aston Villa FC 1 0 (1982)
Hà Lan PSV Eindhoven 1 0 (1988)
Serbia Crvena Zvezda 1 0 (1991)
Tây Ban Nha Atlético de Madrid 0 3 (1974, 2014, 2016)
Pháp Stade Reims 0 2 (1956, 1959)
Tây Ban Nha Valencia CF 0 2 (2000, 2001)
Ý AC Fiorentina 0 1 (1957)
Đức Eintracht Frankfurt 0 1 (1960)
Serbia FK Partizan 0 1 (1966)
Hy Lạp Panathinaikos FC 0 1 (1971)
Anh Leeds United AFC 0 1 (1975)
Pháp AS Saint-Étienne 0 1 (1976)
Đức VfL Borussia Mönchengladbach 0 1 (1977)
Bỉ Club Brugge KV 0 1 (1978)
Thụy Điển Malmö FF 0 1 (1979)
Ý AS Roma 0 1 (1984)
Ý UC Sampdoria 0 1 (1992)
Đức Bayer 04 Leverkusen 0 1 (2002)
Pháp AS Monaco FC 0 1 (2004)
Anh Arsenal FC 0 1 (2006)

Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

Tính đến 2 tháng 05, 2017[8][9]

Bàn thắng không bao gồm những trận ở sơ loại.

Cầu thủ Quốc tịch Bàn thắng Số trận Hiệu suất Năm thi đấu Câu lạc bộ
1 Cristiano Ronaldo  Bồ Đào Nha 114 141 0.77 2003– Manchester United, Real Madrid
2 Lionel Messi  Argentina 100 114 0.83 2005– Barcelona
3 Raúl Tây Ban Nha 71 142 0.5 1995–2011 Real Madrid, Schalke 04
4 Ruud van Nistelrooy  Hà Lan 56 73 0.77 1998–2009 PSV, Manchester United, Real Madrid
5 Karim Benzema  Pháp 51 92 0.55 2006– LyonReal Madrid
6 Thierry Henry  Pháp 50 112 0.45 1997–2010 MonacoArsenalBarcelona
7 Alfredo Di Stéfano  Argentina 49 58 0.84 1955–1964 Real Madrid
8 Andriy Shevchenko  Ukraine 48 100 0.48 1994–2012 Dynamo KyivMilanChelsea
Zlatan Ibrahimović  Thụy Điển 48 119 0.4 2001–2016 AjaxJuventusInternazionaleBarcelonaMilanParis Saint-Germain
10 Eusébio  Bồ Đào Nha 47 63 0.75 1961–1974 Benfica

Những cầu thủ ra sân nhiều nhất

Tính đến ngày 2 tháng 5 năm 2017[10][11]

Danh sách không bao gồm những trận ở vòng sơ loại.

Cầu thủ Quốc tịch Số trận ra sân Năm thi đấu Câu lạc bộ
1 Iker Casillas  Tây Ban Nha 164 1999– Real Madrid, Porto
2 Xavi  Tây Ban Nha 151 1998–2015 Barcelona
3 Raúl González  Tây Ban Nha 142 1995–2011 Real Madrid, Schalke 04
4 Ryan Giggs  Wales 141 1993–2014 Manchester United
5 Paolo Maldini  Italy 139 1988–2008 Milan
6 Cristiano Ronaldo  Portugal 138 2003– Manchester United, Real Madrid
7 Clarence Seedorf  Netherlands 125 1994–2012 Ajax, Real Madrid, Internazionale, Milan
8 Paul Scholes  England 124 1994–2013 Manchester United
9 Andrés Iniesta  Tây Ban Nha 122 2002– Barcelona
10 Roberto Carlos  Brazil 120 1997–2007 Real MadridFenerbahçe

Các kỷ lục

Tham khảo

  1. ^ “Champions League final at Wembley drew TV audience of 360 million”.
  2. ^ “UEFA Champions League 1992-93”.
  3. ^ “UEFA Europa League further strengthened for 2015-18 cycle”.
  4. ^ “UEFA - Member associations - Spain”.
  5. ^ “UEFA - Member associations - England”.
  6. ^ “UEFA - Member associations - Italy”.
  7. ^ a b “UEFA Champions League revenue distribution”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 10 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ Di Maggio, Roberto; Mamrud, Roberto; Rota, Davide; Owsianski, Jarek (ngày 11 tháng 6 năm 2015). “Champions Cup/Champions League Topscorers”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
  9. ^ “UEFA Champions League Statistics Handbook 2015/16” (pdf). UEFA. tr. 6, 10. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2016.
  10. ^ “UEFA Champions League Statistics Handbook 2015/16” (pdf). UEFA. tr. 4, 6, 10. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2016.
  11. ^ Haisma, Marcel (ngày 15 tháng 1 năm 2010). “Paolo Maldini - Matches in European Cups”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2016.

Xem thêm

Liên kết ngoài