Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách Soạn thảo trực quan
Thẻ: Lùi lại thủ công Soạn thảo trực quan
Dòng 557: Dòng 557:
* Á hậu 1 [[Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019]] - [[Nguyễn Huỳnh Kim Duyên]], đại diện Việt Nam dự thi [[Hoa hậu Hoàn vũ 2021]]
* Á hậu 1 [[Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019]] - [[Nguyễn Huỳnh Kim Duyên]], đại diện Việt Nam dự thi [[Hoa hậu Hoàn vũ 2021]]
* Á hậu 2 [[Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2020]] - Nguyễn Phạm Tường Vi
* Á hậu 2 [[Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2020]] - Nguyễn Phạm Tường Vi
* Hoa khôi Bình Thạnh 2022 - Nguyễn Thị Thu Trang


===Họ ngoại ===
===Họ ngoại ===

Phiên bản lúc 15:45, ngày 5 tháng 5 năm 2022

Nguyễn
Chữ Nguyễn bằng chữ Hán
Tiếng Việt
Chữ Quốc ngữNguyễn
Chữ Hán
Chữ Nôm
Tiếng Nhật
Kanji
Hiraganaげん
Katakanaグエン
Tiếng Triều Tiên
Hangul완 - 원 - 롼
Romaja quốc ngữWon - Wan
Hanja

Nguyễn (đôi khi viết tắt Ng̃; chữ Hán: ) là họ của người Á Đông. Nó là họ người phổ biến nhất của người Việt.[1][2] Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều TiênTrung Quốc[3] (bính âm: Ruǎn, Việt bính: Jyun2) dù ít phổ biến hơn. Trong tiếng Triều Tiên, họ này đọc là Won hay Wan (원 hay 완).

Có những dòng họ lớn có lịch sử lâu đời mang họ Nguyễn.

Độ phổ biến

Theo nhiều cuộc điều tra dân số, khoảng 40% người Việt có họ này và số người mang họ này nhiều thứ 4 trên thế giới chỉ đứng sau họ Lý và họ Vương, Trương của Trung Quốc.[2] Ngoài Việt Nam, họ này cũng phổ biến ở những nơi có người Việt định cư. Tại Úc, họ này đứng thứ 7 và là họ không bắt nguồn từ Anh phổ biến nhất.[4] Tại Pháp, họ này đứng thứ 54.[5] Tại Hoa Kỳ, họ Nguyễn được xếp hạng thứ 57 trong cuộc Điều tra Dân số năm 2000,[6] nhảy một cách đột ngột từ vị trí thứ 229 năm 1990,[7] và là họ gốc thuần Á châu phổ biến nhất. Tại Na Uy họ Nguyễn xếp hạng thứ 73[8] và tại Cộng hòa Séc nó dẫn đầu danh sách các họ người ngoại quốc.[9]

Theo dòng lịch sử

Trong lịch sử Việt Nam, đã từng có nhiều trường hợp và sự kiện khiến người họ khác đổi tên họ thành họ Nguyễn:

Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ đã bắt con cháu họ Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do phạm húy, bởi lẽ ông nội của vua Trần Thái Tông tên là Trần Lý. Còn nguyên nhân tại sao lại bắt đổi thành họ Nguyễn vẫn còn chưa giải thích được, rất có thể chỉ là ngẫu nhiên.

Suốt 1000 năm, từ năm 457 đến thời Hồ Quý Ly, ở vùng đất Hải Dương và một phần Hải Phòng ngày nay có huyện Phí Gia (cả huyện toàn là người họ Phí). Vào cuối đời nhà Lý và đời nhà Trần đã có rất nhiều người họ Phí đổi sang thành họ Nguyễn và họ Nguyễn Phí. Đến đời nhà Lê, triều đình đã đổi tên huyện Phí Gia thành huyện Kim Thành.

Chi trưởng (thánh phái) đổi làm họ Nguyễn. Bàn rằng: Cứ suy ngẫm cách quy định của phái thánh đổi làm họ Nguyễn, lấy liễu leo đứng trước chữ Nguyên thành chữ Nguyễn 阮 là dòng trưởng, lại còn có ý nghĩa phải nhớ lấy niên hiệu Nguyên Phong của đời vua Trần Thái Tông.

Năm 1592, nhà Mạc suy tàn, một số con cháu họ Mạc cũng đổi sang họ Nguyễn.

Trần Quang Diệu (và vợ là Bùi Thị Xuân) làm quan lớn cho nhà Tây Sơn, chống lại Nguyễn Ánh, sau khi nhà Tây Sơn cáo chung, con cháu Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân bị trả thù khốc liệt, phải đổi thành nhiều họ, trong đó một số thành họ Nguyễn.

Tục phong quốc tính (cho mang họ vua) dưới thời Nguyễn. Ví dụ: Huỳnh Tường Đức có công với Gia Long được đổi thành Nguyễn Huỳnh Đức.

Người Việt Nam nổi tiếng

Triều đại phong kiến

Gia Long - vua đầu tiên nhà Nguyễn

Trong lịch sử Việt Nam, có tới hai triều đại mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơnnhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong. Nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn.

Chúa Nguyễn: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Lan, Nguyễn Phúc Tần,Nguyễn Phúc Thái, Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Chú, Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Dương..

Một số thân tộc tiêu biểu:

Nhà Tây Sơn: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Nguyễn Văn Bảo, Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Thùy.

Nhà Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại.

Chính trị phong kiến

Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi
Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ

Quân sự

Chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tập tin:Nguyen Van Linh 19871103.jpg
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Cừ
Đại thi hào Nguyễn Du

Văn học

Nhà thơ, nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu
  • Tố Hữu: tên thật là Nguyễn Kim Thành, một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam
  • Nguyên Ngọc tức Nguyễn Văn Báu là một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục người Việt Nam
  • Nguyễn Khải là một nhà văn Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng
  • Nguyên Hồng tức Nguyễn Nguyên Hồng, là nhà văn có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại
  • Nguyễn Minh Châu là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng
  • Xuân Quỳnh, tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học Việt Nam
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu

Nghệ thuật

Y học

Tổ nghề

Tiến sĩ thời phong kiến

Tiến sĩ thời hiện đại

Kinh tế

Tôn giáo

Lý Quốc Sư,Thiền sư-quốc sư nhà Lý

Hậu phi

Thể thao

Người đẹp

Họ ngoại

Người cao tuổi

  • Nguyễn Thị Trù (4/5/1893 – 12/7/2016), được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới công nhận ngày 23 tháng 4 năm 2015 là người cao tuổi nhất thế giới.

Người Trung Quốc nổi tiếng

Cổ đại

Cận đại

  • Nguyễn Linh Ngọc, tên khai sinh Nguyễn Phượng Căn, nữ diễn viên Trung Quốc thời kỳ Dân Quốc

Hiện đại

Nhân vật hư cấu

Người Chăm Pa nổi tiếng

Người Mỹ nổi tiếng

Người Lào Nổi tiếng

ông Vinaythong Souphanouvong tên Tiếng việt (Nguyễn Văn Chính), hiện vẫn sống ở Lào là Con trai thứ 3 con Souphanouvong Chủ tịch nước Lào[18].

  • Nhotkeomani Souphanouvong Tên tiếng việt (Nguyễn Kiều Nga), hiện cũng đang sống ở Lào con gái thứ 5 con Souphanouvong Chủ tịch nước Lào[18].

Việt kiều khác

Truyền thống dòng tộc

Khánh thành nhà thờ dòng tộc Nguyễn Thành ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Trong giai đoạn đương đại, dòng tộc họ Nguyễn ở các nước, đặc biệt tại Việt Nam và Trung Quốc có xu hướng gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, với mục tiêu cao nhất là gắn kết các chi tộc từ khắp nơi trên thế giới với nhau. Một số hoạt động truyền thống có thể kể đến, như: xây dựng ngày giỗ Tổ dòng tộc, chi tộc[19]; lập Quỹ khuyến học; dựng văn bia, nhà truyền thống[20]; các hoạt động văn hóa - văn nghệ... Ở một số nơi của Việt Nam, các thế hệ dòng tộc họ Nguyễn lập thành các Nhà thờ Tổ dòng họ với quy mô thành viên đến hàng ngàn người từ khắp các tỉnh, thành và hải ngoại về nước tụ họp trong ngày giỗ Tổ[21].

Tham khảo

  1. ^ “Báo Mỹ viết về họ Nguyễn phổ biến của người Việt”. Đài tiếng nói Việt Nam. ngày 8 tháng 2 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ a b Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học - Xã hội, 2005
  3. ^ Theo Wikipedia Trung Quốc: https://zh.m.wikipedia.org/wiki/%E9%98%AE%E5%A7%93
  4. ^ The Age. “Nguyens keeping up with the Joneses”. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  5. ^ Les noms de famille les plus portés France - Họ tại Pháp
  6. ^ Sam Roberts (ngày 17 tháng 11 năm 2007). “In U.S. Name Count, Garcias Are Catching Up With Joneses”. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2007.
  7. ^ “Thứ tự các họ tại Hoa Kỳ trong Điều tra Dân số năm 1990”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 1997. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  8. ^ Statistics Norway. “Norwegian Name Statistics 2003: Last names used by 200 or more”. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2008.
  9. ^ (Tiếng Séc)“Žebříčky nejčastějších jmen vedou Nováci a Nguyenové”. Novinky. ngày 17 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2007.
  10. ^ Quan hệ đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững, không ngừng đơm hoa thơm, kết trái ngọt, Tạp chí Xây dựng Đảng, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  11. ^ Phạm Huy Văn, Chuyện về người Việt làm thư ký cho Tổng Bí thư Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản, An ninh thế giới, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2016.
  12. ^ “Trang chủ”. Truy cập 17 tháng 11 năm 2015.
  13. ^ Tiểu sử tóm tắt Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng, chinhphu
  14. ^ “Một túi rác, một tấm lòng và nhà vô địch thế giới”. Báo Tuổi trẻ.
  15. ^ “Nguyễn Đình Toàn - Hoàng tử quyền Taekwondo”. Theo Vietnamplus.
  16. ^ “Nguyễn Đình Toàn giành HCV Taekwondo châu Á”. Báo Tiền phong.
  17. ^ “Con đường đến với võ thuật của 'Hoàng tử quyền Taekwondo Việt Nam'. Báo Vnexpress.
  18. ^ a b https://nhandan.com.vn/van-hoa-gia-dinh/dong-mau-viet-trong-gia-dinh-hoang-than-souphanouvong-193818
  19. ^ Minh Ánh. “Lễ giỗ tổ dòng họ Nguyễn Đình (gốc Lý) xã Đông Hòa”.
  20. ^ Sở Văn Hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình. “NHÀ THỜ VÀ MỘ NGUYỄN BẶC”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2019.
  21. ^ Võ, Hồng Hải. “Dòng họ Nguyễn Công và gia đình Nguyễn Công Trứ ở Uy Viễn, Nghi Xuân”.