Pháp
Cộng hòa Pháp
|
|
---|---|
Tên bản ngữ
| |
Đại ấn | |
Vị trí của Pháp (xanh đậm) trong Liên minh châu Âu (xanh nhạt) | |
Tổng quan | |
Thủ đô và thành phố lớn nhất | Paris 48°51′B 2°21′Đ / 48,85°B 2,35°Đ |
Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ quốc gia | Tiếng Pháp[a] |
Tôn giáo chính |
|
Tên dân cư | Người Pháp |
Chính trị | |
Chính phủ | Nhất thể bán tổng thống cộng hoà lập hiến |
Emmanuel Macron | |
Michel Barnier (bị bãi nhiệm) | |
Gérard Larcher | |
Yaël Braun-Pivet | |
Lập pháp | Nghị viện |
Thượng viện | |
• Hạ viện | Hạ viện |
Lịch sử | |
Thành lập | |
• Lễ rửa tội của Clovis I | 25 tháng 2 năm 496 |
Tháng 8 năm 843 | |
22 tháng 9 năm 1792 | |
1 tháng 1 năm 1958 | |
4 tháng 10 năm 1958 | |
Địa lý | |
Diện tích | |
• Tổng cộng | 643.801[2] km2 248.572,956 mi2 |
• Mặt nước (%) | 0.26 |
• Chính quốc Pháp (IGN) | 551.695 km2 (213.011 dặm vuông Anh) |
• Chính quốc Pháp (Địa chính) | 543.940,9 km2 (210.016,8 dặm vuông Anh) |
• Density | 104,7109/km2 (hạng 106) |
• Chính quốc Pháp, ước tính tính đến năm May 2021[cập nhật] | 65.239.000[5] (23rd) |
• Mật độ | 116/km2 (hạng 89) 301/mi2 |
Kinh tế | |
GDP (PPP) | Ước lượng 2021 |
• Tổng số | 3,322 tỷ USD[6] (hạng 9) |
50.876 USD[6] (hạng 22) | |
GDP (danh nghĩa) | Ước lượng 2021 |
• Tổng số | 2,940 tỷ USD[6] (hạng 7) |
• Bình quân đầu người | 45.028 USD[6] (hạng 22) |
Đơn vị tiền tệ | |
Thông tin khác | |
Gini? (2019) | 29,2[7] thấp |
HDI? (2019) | 0,901[8] rất cao · hạng 26 |
Múi giờ | UTC+1 (Giờ chuẩn Trung Âu) |
• Mùa hè (DST) | UTC+2 (Giờ mùa hè Trung Âu[XI] |
Ghi chú: Các khu vực hải ngoại của Pháp áp dụng nhiều múi giờ khác nhau.[X] | |
Cách ghi ngày tháng | nn/tt/nnnn (AD) |
Giao thông bên | phải |
Mã điện thoại | +33[VIII] |
Mã ISO 3166 | FR |
Tên miền Internet | .fr[IX] |
| |
|
Pháp (tiếng Pháp: La France; phát âm địa phương: [la fʁɑ̃s]), tên chính thức là Cộng hòa Pháp (tiếng Pháp: République française [ʁepyblik fʁɑ̃sɛz]) (tiếng Anh: French Republic), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại. Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu trải dài từ Địa Trung Hải đến eo biển Manche và biển Bắc, và từ sông Rhin đến Đại Tây Dương. Pháp còn có Guyane thuộc Pháp trên đại lục Nam Mỹ cùng một số đảo tại Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. 18 vùng của Pháp (gồm chính quốc Pháp, Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Reunion và Mayotte và vùng của Pháp gốc) có tổng diện tích 643.801 km², dân số tính đến năm 2022 là gần 65,5 triệu người.[2] Còn nếu tính luôn các lãnh thổ khác ngoài châu Nam cực thì khoảng 674.000 km². Pháp là nước cộng hòa bán tổng thống nhất thể, thủ đô Paris cũng là thành phố lớn nhất, trung tâm nghệ thuật, văn hóa và thương mại chính của quốc gia. Các trung tâm đô thị lớn khác là Marseille, Lyon, Lille, Nice, Toulouse và Bordeaux.
Trong thời đại đồ sắt, Pháp là nơi cư trú của người Gaulo thuộc nhóm Celt. La Mã (Roma) sáp nhập khu vực vào năm 51 TCN, tình trạng này kéo dài cho đến năm 486, khi người Frank thuộc nhóm Germain chinh phục khu vực rồi thành lập Vương quốc Pháp. Pháp nổi lên thành một đại cường tại châu Âu vào hậu kỳ Trung Cổ, giành thắng lợi trong Chiến tranh Trăm Năm (1337-1453) giúp củng cố quốc gia và tập trung hoá chính trị. Trong phong trào Phục Hưng, văn hoá Pháp phát triển, và lập nên một đế quốc thực dân toàn cầu, trở thành đế quốc lớn thứ hai thế giới vào thế kỷ XX.[9] Trong thế kỷ XVI, Pháp bị chi phối bởi các cuộc nội chiến tôn giáo giữa thế lực Công giáo La Mã và Tin Lành. Pháp trở thành thế lực chi phối văn hoá, chính trị và quân sự tại châu Âu dưới thời Louis XIV.[10] Đến cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng Pháp lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, lập nên một trong các nền cộng hoà sớm nhất trong lịch sử hiện đại, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là nền tảng của cuộc cách mạng và biểu thị ý thức hệ của Pháp cho đến ngày nay. Trong thế kỷ XIX, Napoléon nắm quyền và lập ra Đệ Nhất Đế chế Pháp, các cuộc chiến tranh của Napoléon định hình tiến trình của châu Âu lục địa. Sau khi đế quốc sụp đổ, Pháp trải qua náo động với các chính phủ kế tiếp nhau, đỉnh điểm là thành lập Đệ Tam Cộng hòa Pháp vào năm 1870. Pháp là một bên tham chiến chính trong chiến tranh thế giới thứ nhất, và giành được đại thắng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp nằm trong khối Đồng Minh song bị phe Trục chiếm đóng vào năm 1940 bởi Đức Quốc xã. Sau khi được giải phóng vào năm 1944, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp được thành lập song sau đó bị giải thể trong tiến trình chiến tranh Algérie. Nền Đệ Ngũ cộng hoà dưới quyền Charles de Gaulle được thành lập vào năm 1958 và tồn tại cho đến nay. Algérie và gần như toàn bộ các thuộc địa khác độc lập trong thập niên 1960 (năm châu Phi), song thường duy trì các liên kết kinh tế và quân sự mật thiết với Pháp.
Pháp từ lâu đã có vị thế là một trung tâm của thế giới về nghệ thuật, văn hóa, thể thao, chính trị, khoa học và triết học. Pháp có số di sản thế giới UNESCO nhiều thứ ba tại châu Âu, và tiếp đón khoảng 83 triệu du khách nước ngoài vào năm 2012, đứng đầu thế giới.[11] Pháp là một quốc gia phát triển, có nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới theo GDP danh nghĩa[12] và lớn thứ chín theo GDP PPP.[13] Về tổng tài sản gia đình, Pháp xếp hạng tư trên thế giới.[14] Pháp có thành tích cao trong các xếp hạng quốc tế về giáo dục, y tế, tuổi thọ dự tính và phát triển con người.[15][16] Pháp duy trì vị thế đại cường quốc trên thế giới,[17] là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết, đồng thời là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chính thức. Đây là một quốc gia thành viên chủ đạo trong Liên minh châu Âu và Khu vực đồng euro.[18] Quốc gia này cũng là thành viên của G7, NATO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Tổ chức Thương mại Thế giới và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ.
Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên tiếng Pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tiếng Pháp, Pháp được gọi là France. Ban đầu áp dụng cho toàn Đế quốc Frank, tên gọi "France" bắt nguồn từ tiếng Latinh Francia, hay "quốc gia của người Frank".[19] Pháp ngày nay vẫn được gọi là Francia trong tiếng Ý và Tây Ban Nha. Tồn tại các thuyết khác nhau về nguồn gốc của tên gọi Frank. Theo các tiền lệ của Edward Gibbon và Jacob Grimm,[20] tên gọi của người Frank có liên kết với từ frank (miễn) trong tiếng Anh.[21] Người ta cho rằng nghĩa "miễn" được chấp nhận do sau khi chinh phục Gaul, chỉ có người Frank được miễn thuế.[22] Thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Germain nguyên thủy là frankon, dịch là cái lao hoặc cái thương do rìu quăng của người Frank được gọi là francisca.[23] Tuy nhiên, người ta xác định rằng các vũ khí này có tên như vậy do được người Frank sử dụng, chứ không phải ngược lại.[24]
Tên tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Tên gọi của nước Pháp trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc. "France" được người Trung Quốc phiên âm là 法蘭西 (âm Hán Việt: Pháp Lan Tây), gọi tắt là 法國 Pháp quốc. Cũng giống như Anh, Đức, Mỹ.., người Việt hay bỏ chữ "Quốc" hay chữ "nước" đi, chỉ còn gọi là "Pháp".
Trong thư tịch chữ Hán cổ của Việt Nam thì quốc hiệu nước Pháp còn được phiên âm là Pha Lang Sa (chữ Hán: "坡郎沙"), Phú Lang Sa ("富郎沙"), Phú Lãng Sa ("富浪沙"), hoặc Pháp Lang Sa ("法浪沙").
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tiền sử (trước thế kỷ thứ VI TCN)
[sửa | sửa mã nguồn]Dấu vết cổ nhất về sinh hoạt của con người tại Pháp có niên đại từ khoảng 1,8 triệu năm trước.[25] Loài người sau đó phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt và hay biến đổi, với dấu ấn là một số kỷ băng hà.
Người nguyên thủy ban đầu trải qua đời sống săn bắt hái lượm và du cư.[25] Pháp có một lượng lớn các hang được trang trí có niên đại từ thời đại đồ đá cũ muộn, trong đó Lascaux là một trong các di tích nổi tiếng và được bảo quản tốt nhất[25] (khoảng 18.000 TCN). Đến khi kết thúc kỷ băng hà cuối (10.000 TCN), khí hậu trở nên ôn hoà hơn;[25] từ khoảng 7.000 TCN, khu vực bước vào thời đại đồ đá mới và cư dân tại đây bắt đầu định cư.
Sau những phát triển mạnh mẽ về nhân khẩu và nông nghiệp từ thiên niên kỷ 4 đến thiên niên kỷ 3 TCN, nghề luyện kim xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, ban đầu là gia công vàng, đồng và đồng điếu, sau đó là sắt.[26] Pháp có nhiều di chỉ cự thạch từ thời đại đồ đá mới, trong đó có di chỉ các khối đá Carnac dày đặc dị thường (khoảng 3.300 TCN).
Cổ xưa (Thế kỷ thứ VI TCN-Thế kỷ thứ V CN)
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 600 TCN, người Hy Lạp Ionie xuất thân từ Phocée thành lập thuộc địa Massalia (nay là Marseille) bên bờ Địa Trung Hải, là thành phổ cổ nhất tại Pháp.[27][28] Cùng thời gian này, một số bộ lạc Gaulois thuộc nhóm Celt thâm nhập nhiều nơi của khu vực nay là Pháp, và bành trướng chiếm đóng ra phần còn lại của Pháp từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN.[29]
Khái niệm Gaule xuất hiện trong thời kỳ này; nó tương ứng với các lãnh thổ người Celt định cư trải giữa sông Rhin, Đại Tây Dương, dãy Pyrénées và Địa Trung Hải. Biên giới của Pháp ngày này gần đúng với Gaule cổ, là nơi cư trú của người Gaulois thuộc nhóm Celt. Gaule sau đó là một quốc gia thịnh vượng, phần cực nam chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá và kinh tế Hy Lạp-La Mã.
Khoảng năm 390 TCN, tù trưởng Gaulois Brennos dẫn quân vượt dãy Alpes hướng đến bán đảo Ý, đánh bại người La Mã trong trận Allia, bao vây và đòi tiền chuộc thành La Mã (Roma). Cuộc xâm lăng của người Gaulois khiến La Mã suy yếu, và người Gaulois tiếp tục quấy rối khu vực cho đến khi đạt được một hoà ước chính thức với La Mã vào năm 345 TCN. Tuy nhiên, người La Mã và người Gaulois vẫn là đối thủ trong vài thế kỷ sau đó, và người Gaulois tiếp tục là một mối đe doạ tại bán đảo Ý.
Khoảng năm 125 TCN, phần miền nam của Gaule bị người La Mã chinh phục, họ gọi khu vực này là Provincia Nostra ("Tỉnh của Chúng ta"), và theo thời gian tiến hoá thành tên gọi Provence trong tiếng Pháp.[30] Julius Caesar chinh phục phần còn lại của Gaule và đánh bại cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Gaulois Vercingétorix vào năm 52 TCN.[31] Theo Plutarchus và các tác phẩm của học giả Brendan Woods, Chiến tranh xứ Gallia đã dẫn đến 800 thành phố được chinh phục, 300 bộ lạc bị khuất phục, một triệu người bị bán làm nô lệ và ba triệu người khác chết trong trận chiến.[cần dẫn nguồn]
Gaule bị Augustus phân chia thành các tỉnh của La Mã.[32] Nhiều thành thị được thành lập trong giai đoạn Gaulois-La Mã, như Lugdunum (nay là Lyon) được nhìn nhận là thủ phủ của người Gaulois.[32] Các thành thị này được xây dựng theo phong cách La Mã truyền thống, với một quảng trường, một nhà hát, một đấu trường, một đài vòng và các phòng tắm nóng. Người Gaulois lai với những người định cư La Mã và cuối cùng tiếp nhận văn hoá và ngôn ngữ của người La Mã (tiếng La Tinh, tiếng mà tiếng Pháp tiến hoá từ đó). Thuyết đa thần La Mã hợp nhất với thuyết dị giáo Gaulois thành thuyết hổ lốn tương tự.
Từ thập niên 250 đến thập niên 280, Gaule thuộc La Mã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do người Man di tiến hành một số cuộc tấn công vào biên giới.[33] Tuy thế, tình hình được cải thiện vào nửa đầu của thế kỷ IV, đây là giai đoạn phục hồi và thịnh vượng của Gaule thuộc La Mã.[34] Năm 312, Hoàng đế Constantinus I cải đạo sang Cơ Đốc giáo, các tín đồ Cơ Đốc giáo vốn trước đây bị ngược đãi thì từ lúc này gia tăng nhanh chóng về số lượng trên khắp đế quốc.[35] Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thế kỷ V, người man di lại tiếp tục xâm lăng,[36] và các bộ lạc Germain như Vandal, Suebi và Alan vượt sông Rhin đến định cư tại Gaule, Tây Ban Nha và những nơi khác thuộc Đế quốc La Mã vốn đang suy sụp.[37] Các bộ lạc Teutonic xâm chiếm khu vực Đức ngày nay, người Visigoth định cư ở phía tây nam, người Burgundi dọc theo thung lũng sông Rhine và người Francia (từ đó người Pháp lấy tên của họ) ở phía bắc.[38]
Sơ kỳ Trung Cổ (Thế kỷ thứ V-Thế kỷ thứ X)
[sửa | sửa mã nguồn]Đến cuối giai đoạn cổ đại, Gaule cổ được phân thành một số vương quốc của người Germain và một lãnh thổ Gaulois-La Mã còn lại mang tên Vương quốc Soissons. Đồng thời, người Briton thuộc nhóm Celt đến định cư tại phần phía tây của Armorique khi họ chạy trốn khỏi những người Anglo-Saxon (thuộc nhóm Germain) đến định cư tại đảo Anh. Do đó, bán đảo Armorique được đổi tên thành Bretagne, văn hoá Celt được phục hưng và các tiểu vương quốc độc lập xuất hiện tại khu vực này.
Người Frank dị giáo thuộc nhóm Germain ban đầu định cư tại phần phía bắc của Gaule, song dưới thời Clovis I họ chinh phục hầu hết các vương quốc khác tại miền bắc và miền trung Gaule. Năm 498, Clovis I là nhà chinh phục Germain đầu tiên cải sang Công giáo La Mã sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, thay vì là giáo phái Aria; do đó Pháp được giáo hoàng trao cho danh hiệu "người con gái cả của Giáo hội" (tiếng Pháp: La fille aînée de l'Église)[39] và các vị vua Pháp sẽ được gọi là "Các vị vua Cơ đốc nhất của Pháp" (Rex Christianissimus).
Người Frank tuân theo văn hoá Gaulois-La Mã Cơ Đốc giáo và Gaule cổ đại cuối cùng được đổi tên thành Francia ("vùng đất của người Frank"). Người Frank thuộc nhóm Germain tiếp nhận các ngôn ngữ Roma, ngoại trừ tại miền bắc Gaule do các khu định cư La Mã thưa thớt và tại đó các ngôn ngữ Germain nổi bật lên. Clovis định đô tại Paris và lập ra Vương triều Méroving, song vương quốc này không tồn tại được sau khi ông mất. Người Frank nhìn nhận đất đai đơn thuần là tài sản tư hữu và phân chia nó cho những người thừa kế, do đó có bốn vương quốc xuất hiện sau khi Clovis mất: Paris, Orléans, Soissons, và Rheims. Các quốc vương Méroling cuối cùng để mất quyền lực về tay các quản thừa trong cung của họ. Một vị quản thừa tên là Charles Martel đánh bại một cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Gaule trong trận Tours (732), ông giành được danh tiếng và quyền lực trong các vương quốc Frank. Con trai của ông là Pépin Lùn, đoạt vương vị của Francia từ các vương triều Méroving đã suy yếu và lập nên vương triều Caroling. Con trai của Pépin là Charlemagne thống nhất các vương quốc Frank và gây dựng một đế quốc rộng lớn trải khắp Tây và Trung Âu.
Charlemagne được Giáo hoàng Léon III công bố là Hoàng đế La Mã Thần thánh, qua đó đảm bảo liên kết lịch sử trường kỳ giữa chính phủ Pháp với Giáo hội Công giáo,[40] Charlemagne nỗ lực khôi phục Đế quốc Tây La Mã và uy quyền văn hoá của nó. Con trai của Charlemagne là Louis I (trị vì 814–840) duy trì đế quốc được thống nhất; tuy nhiên Đế quốc Caroling này không tồn tại sau thời của ông. Năm 843, theo Hiệp ước Verdun, đế quốc bị phân chia giữa ba người con trai của Louis I: Đông Francia thuộc về Louis người Đức, Trung Francia thuộc về Lothaire I, và Tây Francia thuộc về Charles Béo. Tây Francia gần đúng với lãnh thổ Pháp và là tiền thân của nước Pháp hiện đại.[41]
Trong các thế kỷ IX và X, Pháp liên tục bị đe doạ trước các cuộc xâm lăng của người Viking, và trở thành một quốc gia rất phân quyền: các tước hiệu và lãnh địa của giới quý tộc được thừa kế, còn quyền lực của quốc vương mang tính tôn giáo hơn là thế tục, do đó kém hiệu quả và luôn gặp thách thức trước giới quý tộc quyền lực. Do đó, chế độ phong kiến phân quyền được hình thành tại Pháp. Theo thời gian, một số chư hầu phát triển mạnh đến nỗi họ thường gây ra mối đe doạ cho quốc vương. Chẳng hạn, sau trận Hastings vào năm 1066, William Nhà chinh phạt thêm "quốc vương Anh" vào tước hiệu của mình, đồng thời là chư hầu (với danh nghĩa Công tước xứ Normandie) và đồng đẳng (với danh nghĩa quốc vương của Anh) với quốc vương của Pháp, gây căng thẳng định kỳ.
Hậu kỳ Trung cổ (Thế kỷ thứ X-Thế kỷ thứ XV)
[sửa | sửa mã nguồn]Vương triều Caroling cai trị Pháp cho đến năm 987, khi Công tước Hugues Capet đăng cơ làm quốc vương của người Frank.[42] Các dòng hậu duệ của ông—nhà Capet, nhà Valois và nhà Bourbon—từng bước thống nhất quốc gia thông qua chiến tranh và thừa kế triều đại, hình thành Vương quốc Pháp được tuyên bố đầy đủ vào năm 1190 bởi Philippe II Auguste. Giới quý tộc Pháp giữ một vai trò nổi bật trong hầu hết các cuộc Thập tự chinh nhằm khôi phục quyền tiếp cận của tín đồ Cơ Đốc giáo đối với Đất Thánh. Các hiệp sĩ Pháp chiếm phần đa trong dòng tiếp viện liên tục trong suốt hai trăm năm Thập tự chinh, đến mức người Ả Rập đều gọi thập tự quân là Franj bất kể họ có đến từ Pháp hay không.[43] Thập tự quân Pháp cũng đưa tiếng Pháp đến vùng Levant, biến tiếng Pháp thành cơ sở cho ngôn ngữ chung của các nhà nước Thập tự quân.[43] Thập tự quân Pháp cũng đã đưa ngôn ngữ Pháp đến Levant, biến tiếng Pháp thành nguồn gốc của lingua franca (litt. "tiếng Frank") của các khu vực Thập tự chinh. Các hiệp sĩ Pháp cũng chiếm đa số trong cả Hiệp sĩ Cứu tế và Hiệp sĩ dòng Đền. Hiệp sĩ dòng Đền nắm nhiều tài sản trên khắp nước Pháp và đến thế kỷ XIII là các chủ ngân hàng chính đối với quân chủ Pháp, kéo dài cho đến khi Philippe IV tiêu diệt dòng này vào năm 1307. Thập tự chinh Albi được phát động vào năm 1209 nhằm diệt trừ phái Cathar dị đoan tại khu vực tây nam của Pháp ngày nay. Kết quả là phái Cathar bị tiêu diệt và hạt tự trị Toulouse được sáp nhập vào Vương quốc Pháp.[44]
Các vị quốc vương sau này bành trướng lãnh địa của họ ra hơn một nửa phần lục địa của Pháp ngày nay, bao gồm hầu hết miền bắc, trung và tây của Pháp. Trong khi đó, quyền lực của quân chủ ngày càng được khẳng định, tập trung vào một xã hội có nhận thức phân tầng, phân chia giới quý tộc, tăng lữ và thường dân.
Từ thế kỷ 11, nhà Plantagenet, những người cai trị hạt Anjou, đã thành công trong việc thiết lập sự thống trị của mình đối với các tỉnh xung quanh Maine và Touraine, sau đó dần dần xây dựng một "đế chế" kéo dài từ Anh đến Pyrenees và bao trùm một nửa Pháp hiện đại. Căng thẳng giữa vương quốc Pháp và đế quốc Plantagenet kéo dài cả trăm năm, cho đến khi Philip Augustus của Pháp chinh phục từ năm 1202 đến 1214 phần lớn tài sản của đế quốc, để lại Anh và Aquitaine cho Plantagenets. Sau trận Bouvines, triều đình Angevin rút lui về Anh, nhưng sự ganh đua giữa Capet và Plantagenet sẽ mở đường cho một cuộc xung đột khác.
Charles IV mất mà không có người kế vị vào năm 1328.[45] Vương vị được truyền cho người em con chú của Charles là Philippe xứ Valois, thay vì cho con trai của em gái Charles là Edward (ngay sau đó trở thành Edward III của Anh). Trong thời gian cai trị của Philippe xứ Valois, chế độ quân chủ Pháp đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Trung Cổ.[45] Vương vị của Philippe bị Edward III của Anh tranh giành, và đến năm 1337 ngay trước khi có dịch Cái chết Đen,[46] Pháp và Anh lâm vào chiến tranh và người ta gọi đó là Chiến tranh Trăm năm.[47] Biên giới chính xác thay đổi lớn theo thời gian, song phần đất mà các quốc vương Anh chiếm hữu tại Pháp vẫn rộng lớn trong nhiều thập niên. Dưới quyền các thủ lĩnh như Jeanne d'Arc và La Hire, người Pháp phản công mạnh mẽ và đẩy lui thành công quân Anh ra khỏi lục địa châu Âu. Giống như phần còn lại của châu Âu, Pháp trải qua dịch Cái chết Đen; một nửa trong số 17 triệu dân của Pháp bị thiệt mạng.[48][49]
Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XV-1789)
[sửa | sửa mã nguồn]- Bài chi tiết: Phục hưng Pháp (khoảng 1400-khoảng 1650), Pháp đầu thời hiện đại (1500-1789), Chiến tranh tôn giáo Pháp (1562-1598) và Chế độ cũ (khoảng 1400-1792)
Trong thời kỳ Phục Hưng tại Pháp, diễn ra bước phát triển ngoạn mục về văn hoá, và tiếng Pháp được tiêu chuẩn hoá lần đầu tiên, rồi trở thành ngôn ngữ chính thức của Pháp và ngôn ngữ của giới quý tộc châu Âu. Pháp còn tham gia các cuộc chiến tranh Ý kéo dài với Đế quốc La Mã Thần thánh hùng mạnh. Các nhà thám hiểm người Pháp như Jacques Cartier hay Samuel de Champlain yêu sách nhiều vùng đất tại châu Mỹ cho Pháp, mở đường cho cuộc bành trướng hình thành Đế quốc thực dân Pháp lần thứ nhất. Tin Lành nổi lên tại châu Âu khiến Pháp lâm vào một cuộc nội chiến mang tên chiến tranh tôn giáo Pháp, sự kiện tệ hại nhất là hàng nghìn người Huguenot (Tin Lành) bị sát hại trong Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy vào năm 1572.[50] Chiến tranh tôn giáo kết thúc theo sắc lệnh Nantes của Henri IV, theo đó trao một số quyền tự do tôn giáo cho người Huguenot. Đoàn quân Tây Ban NhaHabsburg thuộc Tây Ban Nha, nỗi kinh hoàng của Tây Âu,[51] hỗ trợ phe Công giáo trong các cuộc chiến tranh tôn giáo năm 1589-1594 và xâm chiếm miền bắc nước Pháp năm 1597; sau một số cuộc giao tranh vào những năm 1620 và 1630, Tây Ban Nha và Pháp trở lại cuộc chiến toàn diện giữa năm 1635 và 1659. Chiến tranh gây thiệt hại cho Pháp 300.000 quân.[52]
Dưới thời Louis XIII, Hồng y Richelieu xúc tiến tập trung hoá nhà nước và củng cố quyền lực của quân chủ bằng cách giải giáp những người nắm giữ quyền lực trong nước vào thập niên 1620. Ông phá huỷ có hệ thống thành quách của các lãnh chúa ngoan cố và bị tố cáo sử dụng bạo lực cá nhân (đấu tay đôi, mang vũ khí, và duy trì quân đội riêng). Đến cuối thập niên 1620, Richelieu lập ra thuyết độc quyền của quân chủ về vũ lực.[53] Khi Louis XIV còn nhỏ và quyền nhiếp chính thuộc về Vương hậu Ana và Hồng y Mazarin, Pháp trải qua một giai đoạn khó khăn mang tên Fronde, trong khi đó lại có chiến tranh với Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa Fronde được thúc đẩy bởi các đại lãnh chúa phong kiến và các toà án tối cao, nhằm phản ứng trước việc gia tăng quyền lực chuyên chế của quân chủ.
Chế độ quân chủ đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XVII và thời cai trị của Louis XIV. Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến bị chuyển cho các triều thần tại Cung điện Versailles, do đó quyền lực cá nhân của Louis XIV trở nên không bị thách thức. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Pháp trở thành quốc gia đông dân nhất tại châu Âu và có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX.[54] Pháp giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Louis XIV cũng huỷ bỏ sắc lệnh Nantes, buộc hàng nghìn người Huguenot phải lưu vong.
Dưới thời Louis XV, Pháp để mất Tân Pháp và hầu hết thuộc địa tại Ấn Độ sau khi họ thất bại trong Chiến tranh Bảy năm (1756–63) vốn kết thúc vào năm 1763. Tuy vậy, lãnh thổ châu Âu của Pháp được mở rộng thêm, những vụ sáp nhập đáng chú ý nhất là Lorraine (1766) và Corse (1770). Do không được lòng dân, quyền lực của Louis XV suy yếu, các quyết định vụng về của ông về tài chính, chính trị và quân sự, cũng như sự truỵ lạc trong triều đình khiến cho chế độ quân chủ bị mất tín nhiệm, được cho là mở đường cho Cách mạng Pháp diễn ra 15 năm sau khi ông mất.[55][56]
Louis XVI tích cực giúp đỡ người Mỹ khi họ tìm cách độc lập khỏi Anh (đạt được trong Hiệp định Paris (1783)). Khủng hoảng tài chính sau khi Pháp can dự vào Cách mạng Mỹ là một trong các yếu tố góp phần dẫn đến Cách mạng Pháp. Phần lớn phong trào Khai sáng diễn ra trong giới trí thức Pháp, các nhà khoa học Pháp đạt được nhiều đột phá cùng phát minh lớn về khoa học như phát hiện oxy (1778) và khí cầu nóng chở khách đầu tiên (1783). Các nhà thám hiểm Pháp như Bougainville và Lapérouse tham gia các hành trình khám phá khoa học thông qua thám hiểm hàng hải khắp thế giới. Triết học Khai sáng làm xói mòn quyền lực và sự ủng hộ dành cho chế độ quân chủ, giúp mở đường cho Cách mạng Pháp.
Cách mạng Pháp (1789–1799)
[sửa | sửa mã nguồn]Đối diện với các khó khăn tài chính, Louis XVI triệu tập Hội nghị Ba đẳng cấp (États généraux) vào tháng 5 năm 1789 nhằm đề xuất các giải pháp cho chính phủ. Do hội nghị trở nên bế tắc, các đại biểu cho đẳng cấp thứ ba (thường dân) hình thành một Quốc hội, báo hiệu Cách mạng Pháp bùng nổ. Lo ngại quốc vương đàn áp Quốc hội mới thành lập, những người khởi nghĩa chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, ngày này về sau trở thành quốc khánh của Pháp.
Đầu tháng 8 năm 1789, Quốc hội lập hiến bãi bỏ các đặc quyền của giới quý tộc chẳng hạn như quyền chế độ nông nô và quyền săn bắn độc quyền. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (27 tháng 8 năm 1789), Pháp thiết lập các quyền cơ bản cho nam giới. Tuyên bố khẳng định "các quyền tự nhiên và không thể quy định của con người" đối với "quyền tự do, tài sản, an ninh và chống lại áp bức". Tự do ngôn luận và báo chí đã được tuyên bố và các vụ bắt giữ tùy tiện ngoài vòng pháp luật. Nó kêu gọi phá hủy các đặc quyền quý tộc và tuyên bố tự do và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.
Trong tháng 11 năm 1789, Quốc hội quyết định quốc hữu hoá và bán toàn bộ tài sản của Giáo hội Công giáo La Mã. Trong tháng 7 năm 1790, Hiến pháp dân sự về tăng lữ tái tổ chức Giáo hội Công giáo Pháp, huỷ bỏ quyền thu thuế và các quyền khác của Giáo hội. Điều này gây nhiều bất mãn tại nhiều nơi của Pháp, góp phần bùng phát nội chiến vài năm sau đó. Mặc dù Louis XVI vẫn được dân chúng tín nhiệm, song việc ông đào thoát đến Varennes (tháng 6 năm 1791) dường như chứng minh những tin đồn rằng ông gắn kết hy vọng bảo hộ chính trị với triển vọng nước ngoài xâm lăng. Sự tín nhiệm của ông đã bị hủy hoại sâu sắc đến mức việc bãi bỏ chế độ quân chủ và thiết lập một nền cộng hòa trở thành một khả năng ngày càng tăng.
Trong tháng 8 năm 1791, Hoàng đế Áo và Quốc vương Phổ trong Tuyên ngôn Pillnitz đe doạ nước Pháp cách mạng về việc can thiệp vũ lực nhằm khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Trong tháng 9 năm 1791, Quốc hội lập hiến buộc Quốc vương Louis XVI chấp thuận Hiến pháp Pháp 1791, theo đó biến Pháp từ quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hội nghị Lập pháp mới thành lập (tháng 10 năm 1791), tình trạng thù định phát triển và sâu sắc giữa nhóm 'Gironde' ủng hộ chiến tranh với Áo và Phổ, và nhóm 'Montagne' hoặc 'Jacobin' phản chiến. Tuy nhiên, đa số trong Hội đồng năm 1792 đã xem một cuộc chiến với Áo và Phổ là cơ hội để thúc đẩy sự phổ biến của chính quyền cách mạng và nghĩ rằng Pháp sẽ giành chiến thắng chống lại các chế độ quân chủ. Ngày 20 tháng 4 năm 1792, Hội nghị Lập pháp tuyên chiến với Áo.
Ngày 10 tháng 8 năm 1792, một đám đông giận dữ đe doạ cung điện của Quốc vương Louis XVI, buộc ông lánh nạn trong Hội nghị Lập pháp.[57][58] Một đội quân Phổ xâm chiếm Pháp trong cùng tháng đó. Đầu tháng 9, người dân Paris tức giận vì quân đội Phổ bắt giữ Verdun và các cuộc nổi dậy phản cách mạng ở phía tây nước Pháp, đã sát hại từ 1.000 đến 1.500 tù nhân bằng cách đánh phá các nhà tù ở Paris. Hội đồng Lập pháp Quốc gia và hội đồng thành phố Paris dường như không thể ngăn được sự đổ máu đó.[59] Công hội Quốc dân hình thành sau cuộc bầu cử đầu tiên với thể thức phổ thông đầu phiếu nam giới,[57] vào ngày 20 tháng 9 năm 1792 để kế tục Hội nghị Lập pháp, và đến ngày 21 tháng 9 họ bãi bỏ chế độ quân chủ khi tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Pháp. Cựu vương Louis XVI bị buộc tội phản quốc và bị hành quyết vào tháng 1 năm 1793. Pháp tuyên chiến với Anh và Cộng hoà Hà Lan vào tháng 11 năm 1792, với Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1793; đến mùa xuân năm 1793, Áo, Anh và Cộng hoà Hà Lan xâm lược Pháp.
Cũng trong tháng 3 năm 1793, nội chiến Vendée chống Paris bắt đầu; khởi nghĩa cũng được nung nấu tại những nơi khác của Pháp. Mối thù phe phái trong Công hội Quốc dân đạt đến đỉnh điểm khi nhóm 'Gironde' vào ngày 2 tháng 6 năm 1793 bị buộc phải từ chức và rời khỏi Công hội. Khởi nghĩa phản cách mạng đến tháng 7 mở rộng đến Bretagne, Normandie, Bordeaux, Marseilles, Toulon, Lyon. Chính phủ tại Paris từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1793 phải sử dụng các biện pháp tàn bạo để khuất phục hầu hết các cuộc khởi nghĩa nội bộ, tổn thất hàng chục nghìn sinh mạng. Một số sử gia nhận định nội chiến kéo dài đến năm 1796 với tổng tổn thất nhân mạng có lẽ là 450.000.[60][61] Đến cuối năm 1793, các đồng minh đã bị đuổi khỏi Pháp. Đến tháng 2 năm 1794, Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trong các thuộc địa của họ tại châu Mỹ, song sau đó áp dụng lại.
Bất đồng và thù địch chính trị trong Công hội Quốc dân từ tháng 10 năm 1793 đến tháng 7 năm 1794 lên đến mức độ chưa từng thấy, khiến hàng chục thành viên bị kết án tử hình. Trong khi đó, chiến tranh với ngoại bang vào năm 1794 trở nên thuận lợi, chẳng hạn như tại Bỉ. Năm 1795, chính phủ dường như trở lại với sự thờ ơ trước mong muốn và nhu cầu của tầng lớp thấp liên quan đến tự do tôn giáo (Công giáo) và phân phối thực phẩm công bằng. Cho đến năm 1799, các chính trị gia ngoài việc phát minh một hệ thống nghị viện mới ('Hội đồng Đốc chính'), còn bận rộn với việc ngăn cản nhân dân khỏi Công giáo và chủ nghĩa bảo hoàng.
Napoléon và thế kỷ XIX (1799–1914)
[sửa | sửa mã nguồn]Napoléon Bonaparte giành quyền kiểm soát nước cộng hoà vào năm 1799, trở thành tổng tài đầu tiên rồi sau đó là hoàng đế của Đế quốc Pháp (1804–1814/1815). Tiếp nối chiến tranh chống Cộng hoà Pháp, các chế độ quân chủ châu Âu chuyển sang tuyên chiến bằng cuộc chiến tranh với đế quốc của Napoléon. Quân đội của Napoléon chinh phục hầu hết châu Âu lục địa với các chiến thắng nhanh chóng chẳng hạn như các trận chiến của Jena-Auerstadt hay Austerlitz. Các thành viên trong gia tộc Bonaparte được bổ nhiệm làm quân chủ tại một số vương quốc mới thành lập.[63] Các chiến thắng này khiến những tư tưởng và cải cách của Cách mạng Pháp truyền bá ra toàn cầu, như hệ thống mét, bộ luật Napoléon và tuyên ngôn Nhân quyền. Vào tháng 6 năm 1812, Napoléon đã tấn công Nga, đến Moscow. Sau đó, quân đội của ông đã tan rã thông qua các vấn đề về nguồn cung, bệnh tật, các cuộc tấn công của Nga và cuối cùng là mùa đông. Sau chiến dịch đánh Nga thê thảm, tiếp đó là các chế độ quân chủ châu Âu nổi dậy chống lại quyền cai trị của Pháp, Napoléon thất bại và chế độ quân chủ Bourbon được khôi phục. Khoảng một triệu người Pháp thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh Napoléon.[63] Sau khi trở về sau thời gian lưu vong, Napoleon cuối cùng đã bị đánh bại vào năm 1815 tại trận chiến Waterloo, chế độ quân chủ được tái lập (1815–1830), với những hạn chế về hiến pháp mới.
Triều đại Bourbon mất tín nhiệm và bị lật đổ trong Cách mạng tháng Bảy năm 1830, lập ra nền quân chủ tháng Bảy tồn tại cho đến năm 1848, khi Đệ Nhị Cộng hòa Pháp được công bố, theo sau các cuộc khởi nghĩa tại châu Âu vào năm 1848. Bãi bỏ chế độ nô lệ và phổ thông đầu phiếu nam giới được tái ban hành vào năm 1848. Năm 1852, Tổng thống Cộng hoà Pháp Louis-Napoléon Bonaparte, vốn là con của em trai Napoléon Bonaparte, tuyên bố mình là hoàng đế của đế quốc thứ nhì, với hiệu là Napoléon III. Ông gia tăng can thiệp của Pháp ở bên ngoài, đặc biệt là tại Krym, tại México và Ý, cuộc can thiệp tại Ý khiến Pháp sáp nhập Công quốc Savoy và Bá quốc Nice từ Vương quốc Sardegna. Napoléon III bị phế truất sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và chế độ của ông bị thay thế bằng Đệ Tam Cộng hòa Pháp. Đến năm 1875, cuộc chinh phạt Algeria của Pháp đã hoàn tất và kết quả là khoảng 825.000 người Algeria đã bị giết.[64]
Công xã Paris tồn tại ngắn ngủi vào năm 1871. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Pháp có các thuộc địa dưới các hình thức khác nhau kể từ đầu thế kỷ XVII, song đến thế kỷ XIX và XX, đế quốc thực dân của họ mở rộng rất lớn và trở thành đế quốc lớn thứ nhì thế giới sau Đế quốc Anh. Bao gồm cả chính quốc Pháp, tổng diện tích lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp gần đạt đến 13 triệu km² trong thập niên 1920 và 1930, chiếm 8,6% diện tích thế giới. Được biết đến với tên gọi Belle Époque, giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ XX là thời kỳ có đặc trưng là tính lạc quan, hoà bình khu vực, thịnh vượng kinh tế, và các phát kiến kỹ thuật, khoa học và văn hoá. Năm 1905, nhà nước thế tục được công bố chính thức.
Thời kỳ đương đại (1914–nay)
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là một thành viên của Hiệp ước ba bên khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát. Quân Đức chiếm một phần miền bắc Pháp và 2 lần uy hiếp Paris. Tuy nhiên, Pháp và các đồng minh của họ cuối cùng đã chiến thắng Liên minh Trung tâm song với tổn thất khủng khiếp về nhân mạng và vật chất. Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến 1,4 triệu binh sĩ Pháp thiệt mạng, tức 4% dân số.[65] Từ 27 đến 30% binh sĩ tòng quân từ 1912–1915 thiệt mạng.[66] Những năm giữa hai thế chiến có dấu ấn là căng thẳng quốc tế dữ dội và một loạt cải cách xã hội do Mặt trận bình dân tiến hành, như nghỉ phép hàng năm, ngày làm việc tám giờ, nữ giới trong chính phủ.
Năm 1940, Pháp bị Đức Quốc xã và Ý xâm lược và chiếm đóng. Chính quốc Pháp bị phân chia thành một vùng do Đức chiếm đóng tại phía bắc, một khu vực chiếm đóng của Ý ở phía đông nam và chế độ độc tài Pháp Vichy mới thành lập cộng tác với Đức kiểm soát miền đông nam, còn chính phủ lưu vong Pháp quốc Tự do do Charles de Gaulle đứng đầu được thành lập tại Luân Đôn.[67] Từ năm 1942 đến năm 1944, khoảng 160.000 công dân Pháp, trong đó có khoảng 75.000 người Do Thái,[68][69][70] bị trục xuất đến các trại hành quyết và trại tập trung tại Đức và Ba Lan.[71] Vào tháng 9 năm 1943, Corse là lãnh thổ lục địa đầu tiên của Pháp tự giải phóng khỏi phe Trục. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh tiến vào Normandie và đến tháng 8 họ tiến vào Provence. Trong năm sau, Đồng Minh và phong trào kháng chiến Pháp giành thắng lợi trước phe Trục, chủ quyền của Pháp được khôi phục khi thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp (GPRF) vào năm 1944. Chính phủ lâm thời này do Charles de Gaulle lập ra với mục tiêu tiếp tục tiến hành chiến tranh chống Đức và thanh trừng những phần tử cộng tác với Đức khỏi chức vụ. Chính phủ này cũng tiến hành một số cải cách quan trọng (mở rộng quyền bầu cử cho nữ giới, thiết lập hệ thống an sinh xã hội).
GPRF đặt nền móng cho một trật tự hiến pháp mới với kết quả là Đệ Tứ Cộng hòa Pháp, thời gian này trải qua tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Pháp là một trong các quốc gia thành lập NATO (1949). Pháp nỗ lực tái lập quyền kiểm soát Đông Dương song thất bại trước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Vài tháng sau đó, Pháp phải đối diện với một xung đột chống thực dân khác tại Algérie. Hai bên đều tiến hành tra khảo và hành hình phi pháp, và tranh luận về sự cần thiết giữ quyền kiểm soát Algérie vốn là nơi cư trú của trên một triệu người định cư châu Âu,[72] khiến nước Pháp bị suy sụp và suýt dẫn đến đảo chính và nội chiến.[73]
Năm 1958, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp suy yếu và bất ổn nhường chỗ cho Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp, bao gồm củng cố quyền lực của tổng thống.[74] Với vai trò là tổng thống, Charles de Gaulle nỗ lực giữ quốc gia thống nhất trong khi tiến hành các bước đi nhằm kết thúc chiến tranh. Chiến tranh Algérie kết thúc vào năm 1962, kết quả là Algérie độc lập. Nó đã dẫn đến khoảng 500.000 đến 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người Algeria phải di cư.[75][76][77] Dấu tích của đế quốc thực dân ngày nay là các lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.
Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Charles de Gaulle thúc đẩy chính sách "độc lập quốc gia" đối với khối phía Tây và phía Đông. Cuối cùng, ông rút Pháp khỏi bộ tư lệnh hợp nhất quân sự của NATO, ông phát động một chương trình phát triển hạt nhân và khiến Pháp trở thành cường quốc hạt nhân thứ tư. Ông khôi phục quan hệ thân mật Pháp-Đức nhằm tạo ra một đối trọng châu Âu giữa phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, ông phản đối bất kỳ phát triển nào về một châu Âu siêu quốc gia, mà tán thành một châu Âu của các quốc gia có chủ quyền. Theo sau một loạt các cuộc kháng nghị toàn cầu vào năm 1968, khởi nghĩa tháng 5 năm 1968 có tác động xã hội to lớn. Tại Pháp, nó được nhìn nhận là thời khắc bắt đầu khi một tư tưởng đạo đức bảo thủ (tôn giáo, ái quốc, tôn trọng quyền uy) chuyển hướng sang một tư tưởng đạo đức tự do hơn (chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa cá nhân, cách mạng tình dục). Mặc dù khởi nghĩa là một thất bại chính trị (vì đảng Gaullist đã trở nên mạnh hơn trước) song nó cho thấy một sự phân cách giữa nhân dân Pháp với Charles de Gaulle, vị tổng thống này từ chức ngay sau đó.
Trong giai đoạn hậu de Gaulle, Pháp duy trì vị thế là một trong các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song phải đối diện với một vài khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng nợ công. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Pháp ở vị trí tiên phong trong phát triển Liên minh châu Âu siêu quốc gia, đáng chú ý là ký kết Hiệp ước Maastricht (thành lập Liên minh châu Âu) vào năm 1992, thiết lập Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007.[78] Pháp cũng dần tái hợp nhất hoàn toàn vào NATO và kể từ đó tham gia vào hầu hết các cuộc chiến do NATO bảo trợ.[79]
Kể từ thế kỷ XIX, Pháp đã tiếp nhận nhiều người nhập cư, họ hầu hết là nam công nhân ngoại quốc từ các quốc gia Công giáo tại châu Âu và thường trở về quê hương khi không làm việc.[80] Trong thập niên 1970, Pháp phải đối diện với khủng hoảng kinh tế và cho phép người nhập cư mới (hầu hết là từ Maghreb[80]) đến định cư lâu dài tại Pháp cùng với gia đình họ và có được quyền công dân Pháp. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người Hồi giáo (đặc biệt là tại các thành phố lớn) sống trong các nhà ở trợ cấp công cộng và chịu tỷ lệ thất nghiệp rất cao.[81] Đồng thời, Pháp bác bỏ đồng hoá người nhập cư, họ được mong chờ tôn trọng các giá trị truyền thống và chuẩn mực văn hoá của Pháp. Họ được khuyến khích duy trì văn hoá và truyền thống đặc trưng của mình và chỉ cần hoà nhập.[82]
Kể từ vụ đánh bom ga tàu điện ngầm tại Paris năm 1995, Pháp đã trở thành mục tiêu khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố vào trụ sở tạp chí Charlie Hebdo vào tháng 1 năm 2015 đã dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Pháp, thu hút 4,4 triệu người.[83][84] Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015 đã làm 130 người thiệt mạng, đây là cuộc tấn công chết chóc nhất trên đất Pháp kể từ Thế chiến II,[85][86] nguy hiểm nhất ở Liên minh châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu Madrid năm 2004[87] và cuộc tấn công tại Nice năm 2016 đã khiến 87 người chết ngay trong lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille. Opération Chammal, những nỗ lực quân sự của Pháp nhằm ngăn chặn ISIS, đã giết chết hơn 1.000 quân IS trong giai đoạn 2014-2015.[88]
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí và biên giới
[sửa | sửa mã nguồn]Phần lãnh thổ Pháp tại châu Âu gọi là Chính quốc Pháp (France métropolitaine). Nó nằm tại Tây Âu và giáp với Biển Bắc về phía bắc, eo biển Manche về phía tây bắc, Đại Tây Dương về phía tây và Địa Trung Hải về phía đông nam. Chính quốc Pháp giáp với Bỉ và Luxembourg về phía đông bắc, Đức và Thuỵ Sĩ về phía đông, Ý và Monaco về phía đông nam, và Tây Ban Nha cùng Andorra về phía nam và tây nam. Biên giới tại phía nam và phía đông của Chính quốc Pháp là các dãy núi: Pyrénées, Alpes và Jura, sông Rhin tạo thành một đoạn biên giới với Đức, trong khi biên giới tại phía bắc và đông bắc không có các yếu tố tự nhiên. Do hình dạng lãnh thổ, Chính quốc Pháp thường được ví như hình lục giác. Chính quốc Pháp gồm nhiều đảo, lớn nhất trong số đó là Corsica tại Địa Trung Hải. Chính quốc Pháp chủ yếu nằm giữa vĩ tuyến 41° và 51° Bắc, giữa kinh tuyến 6° Tây và 10° Đông, thuộc vùng ôn đới bắc. Phần lục địa của Chính quốc Pháp có khoảng cách khoảng 1000 km từ bắc xuống nam cũng như từ đông sang tây.
Pháp có các khu vực hải ngoại khắp thế giới. Những lãnh thổ này có tình trạng khác nhau về quản lý lãnh thổ:
- Tại Nam Mỹ: Guyane thuộc Pháp.
- Tại Đại Tây Dương: Saint-Pierre và Miquelon, và tại Antilles: Guadeloupe, Martinique, Saint-Martin và Saint Barthélemy.
- Tại Thái Bình Dương: Polynésie thuộc Pháp, Nouvelle-Calédonie, Wallis và Futuna và Clipperton.
- Tại Ấn Độ Dương: Réunion, Mayotte, các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương, quần đảo Crozet, đảo Saint-Paul, đảo Amsterdam, quần đảo Kerguelen.
- Tại châu Nam cực: Vùng đất Adélie.
Guyane thuộc Pháp có biên giới trên bộ với Brasil và Suriname, còn Saint-Martin cùng chia sẻ một đảo với quốc gia Sint Maarten thuộc Vương quốc Hà Lan.
Chính quốc Pháp có diện tích 551.500 km²,[89] lớn nhất trong số các thành viên Liên minh châu Âu.[18] Tổng diện tích đất liền của Pháp, bao gồm các lãnh thổ tại hải ngoại trừ vùng đất Adélie, là 643.801 km², chiếm 0,45% diện tích đất thế giới. Pháp sở hữu nhiều dạng cảnh quan, từ đồng bằng ven biển tại phía bắc và phía tây cho đến các dãy núi Alpes tại phía đông nam, Khối núi Trung tâm tại nam trung và dãy Pyrénées tại phía tây nam.
Do có nhiều lãnh thổ hải ngoại rải rác khắp thế giới, Pháp có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rất lớn, đứng thứ hai thế giới, với 11.035.000 km², chỉ sau EEZ của Hoa Kỳ (11.351.000 km²), nhưng hơn EEZ của Úc (8.148.250 km²). EEZ của Pháp chiếm khoảng 8% tổng diện tích bề mặt các EEZ của thế giới.
Địa chất, địa hình và thủy văn
[sửa | sửa mã nguồn]Chính quốc Pháp có một loạt các địa hình và cảnh quan thiên nhiên. Phần lớn lãnh thổ hiện tại của Pháp đã được nâng lên trong một số giai đoạn kiến tạo như sự nâng lên Hercynian trong Thời đại Cổ sinh, trong đó gồm khu khối núi Armorif, hối núi, Trung tâm Morvan, dãy Vosges và Ardennes và đảo Corsica đã được hình thành. Các khối núi này thể hiện một số lưu vực trầm tích như lưu vực Aquitaine ở phía tây nam và lưu vực Paris ở phía bắc, sau đó bao gồm một số khu vực của vùng đất đặc biệt màu mỡ như các lớp phù sa ở Beauce và Brie. Các tuyến đường đi qua tự nhiên khác nhau, như thung lũng Rhône, cho phép liên lạc dễ dàng. Núi Alpine, Pyrenean và Jura trẻ hơn nhiều và có hình dạng ít bị xói mòn. Tại độ cao 4.810,45 mét[90] trên mực nước biển, Mont Blanc, nằm trên dãy núi Alpes ở biên giới Pháp và Ý, là điểm cao nhất ở Tây Âu.
Mặc dù 60% thành phố được phân loại là có rủi ro địa chấn, những rủi ro này vẫn ở mức trung bình. Các đường bờ biển có cảnh quan tương phản: các dãy núi dọc theo bờ biển Pháp, các vách đá ven biển như Côte d'Albâtre và đồng bằng cát rộng lớn ở Languedoc. Corsica nằm ngoài khơi Địa Trung Hải. Pháp có một hệ thống sông rộng lớn bao gồm bốn con sông lớn là sông Seine, sông Loire, Garonne, Rhône và các nhánh của chúng. Rhône phân chia khối núi Trung tâm từ dãy Alpes và chảy ra biển Địa Trung Hải tại Camargue. Các sông khác chảy về phía Meuse và Rhine dọc theo biên giới phía đông bắc. Pháp có gần 11 triệu kilômét vuông (4,2 × (2,6 × 1012) mét vuông) biển trong ba đại dương thuộc thẩm quyền của mình, trong đó 97% là ở hải ngoại.
Khí hậu
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết các khu vực thấp của Chính quốc Pháp (ngoại trừ Corse) nằm trong vùng khí hậu đại dương, Cfb, Cwb và Cfc trong phân loại khí hậu Köppen. Một phần nhỏ lãnh thổ giáp với lưu vực Địa Trung Hải thuộc các đới Csa và Csb. Do lãnh thổ Chính quốc Pháp tương đối lớn, nên khí hậu không đồng nhất, tạo ra các sắc thái khí hậu sau đây:
- Phía tây của Pháp có khí hậu đại dương hoàn toàn – nó kéo dài từ Flanders đến xứ Basque trên một dải ven biển rộng hàng chục km, hẹp tại phía bắc và nam song rộng hơn tại Bretagne, là vùng gần như hoàn toàn nằm trong đới khí hậu này.
- Khí hậu phía tây nam cũng mang tính đại dương song ấm hơn.
- Khí hậu phía tây bắc mang tính đại dương song lạnh hơn và nhiều gió hơn.
- Xa khỏi bờ biển, khí hậu vẫn mang tính đại dương song đặc điểm có chút thay đổi. Bồn địa trầm tích Paris, cùng các bồn địa bị núi bao bọc có nhiệt độ biến đổi cao hơn theo mùa và có ít mưa vào mùa thu và mùa đông. Do đó, hầu hết lãnh thổ có khí hậu bán đại dương và tạo thành một khu chuyển đổi giữa khí hậu đại dương hoàn toàn gần bờ biển và khí hậu bán lục địa tại phía bắc và trung-đông (Alsace, các đồng bằng Saône, trung du Rhône, Dauphiné, Auvergne và Savoy).
- Lưu vực Địa Trung Hải và thung lũng hạ du sông Rhône có khí hậu Địa Trung Hải do ảnh hưởng của các dãy núi cô lập chúng với phần còn lai của quốc gia, và do gió Mistral cùng Tramontane.
- Khí hậu miền núi (hay núi cao) bị giới hạn trên dãy Alpes, Pyrénées, và các đỉnh của khối núi Trung tâm, dãy Jura và Vosges.
- Tại các lãnh thổ hải ngoại, tồn tại ba kiểu khí hậu lớn:
- Khí hậu nhiệt đới tại hầu hết các lãnh thổ hải ngoại: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với một mùa khô và một mùa mưa.
- Khí hậu xích đạo tại Guyane thuộc Pháp: Nhiệt độ không đổi cao quanh năm với mưa đều quanh năm.
- Khí hậu cận cực tại Saint Pierre và Miquelon và tại hầu hết Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Mùa hè êm dịu ngắn ngủi và mùa đông rất lạnh kéo dài.
Môi trường
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là một trong các quốc gia đầu tiên thành lập Bộ Môi trường, vào năm 1971.[91] Mặc dù Pháp nằm trong số các quốc gia công nghiệp hóa nhất thế giới, song chỉ xếp hạng 17 về phát thải cacbon dioxide, đứng sau các quốc gia ít dân hơn như Canada và Úc. Nguyên nhân là do Pháp quyết định đầu tư vào năng lượng hạt nhân sau khủng hoảng dầu mỏ 1973,[92] và loại hình năng lượng này chiếm khoảng 75% sản lượng điện của Pháp (2011)[93] và do đó ít ô nhiễm hơn.[94][95] Theo Chỉ số Thành tích Môi trường năm 2016 do Yale và Columbia thực hiện, Pháp là quốc gia có ý thức bảo vệ môi trường thứ mười trên thế giới.[96]
Giống như toàn bộ các thành viên khác thuộc Liên minh châu Âu, Pháp chấp thuận cắt giảm phát thải carbon ít nhất 20% đến năm 2020 so với mức năm 1990[97]. Tính đến năm 2009[cập nhật], lượng khí thải carbon dioxide của Pháp trên đầu người thấp hơn so với Trung Quốc.[98] Đất nước này đã được thiết lập thuế để áp thuế cacbon vào năm 2009 ở mức 17 euro/tấn carbon thải ra,[99].[100] Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy bỏ do lo ngại gánh nặng cho các doanh nghiệp Pháp.[101]
Rừng chiếm 28% diện tích đất liền của Pháp,[102][103] và nằm vào hàng đa dạng nhất tại châu Âu, với trên 140 loài cây.[104] Pháp có chín vườn quốc gia[105] và 46 vườn tự nhiên,[106] chính phủ có kế hoạch đến năm 2020 chuyển 20% vùng đặc quyền kinh tế của Pháp thành khu bảo tồn hải dương.[107] Vườn tự nhiên cấp vùng[108] (tiếng Pháp: parc naturel régional hay PNR) là tổ chức công cộng tại Pháp thuộc nhà cầm quyền địa phương và chính phủ quốc gia, bao phủ khu vực thôn quê có người cư trú có vẻ đẹp nổi bật, nhằm bảo vệ quang cảnh và di sản cũng như thiết lập phát triển kinh tế bền vững trong khu vực. PNR đặt ra các mục tiêu và hướng dẫn về quản lý cư trú của con người, phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên dựa trên cảnh quan và di sản độc đáo của mỗi công viên. Các công viên thúc đẩy các chương trình nghiên cứu sinh thái và giáo dục công cộng khoa học tự nhiên.[109] Tính đến năm 2014[cập nhật] có 49 PNR ở Pháp.[110][111]
-
Gỗ sồi ở Nam Corsica
-
Cây thông Aleppo gần Marseille
-
Đồng cỏ Alpine ở dãy núi Pyrenees của Pháp
-
Cây ô liu ở miền nam nước Pháp (Bouch du Rhône)
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Cộng hòa Pháp được chia thành 18 vùng (nằm ở châu Âu và nước ngoài), năm vùng hải ngoại, một lãnh thổ hải ngoại, một thực thể đặc biệt - New Caledonia và một hòn đảo không có người ở trực thuộc dưới quyền của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp - Clipperton.
Vùng
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 2016, Pháp được phân chia thành 18 vùng hành chính: 13 vùng tại Chính quốc Pháp (bao gồm Corse),[112] và năm vùng nằm tại hải ngoại.[89] Các vùng được chia tiếp thành 101 tỉnh,[113] được đánh số chủ yếu theo thứ tự abc. Số này được sử dụng trong mã bưu chính và trước đây được sử dụng trên biển số xe. Trong số 101 tỉnh của Pháp, năm tỉnh (Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Mayotte và Réunion) đồng thời là tỉnh hải ngoại (ROM) và vùng hải ngoại (DOM), hưởng vị thế tương tự như các tỉnh tại chính quốc, và là bộ phận toàn vẹn của Liên minh châu Âu.
101 tỉnh được chia thành 335 quận, các quận được chia thành 2.054 tổng.[114] Các tổng lại được chia tiếp thành 36.658 xã (commune), chúng là các khu tự quản có một hội đồng tự quản được bầu cử.[114] Ba xã về mặt hành chính là Paris, Lyon và Marseille được chia thành 45 quận đô thị.
Các vùng, tỉnh và xã đều được gọi là các thực thể lãnh thổ, nghĩa là chúng có hội đồng địa phương cũng như một cơ quan hành pháp. Các quận và tổng chỉ là các phân khu hành chính. Tuy nhiên, điều này không hẳn là luôn rõ ràng, cho đến năm 1940, các quận là các thực thể lãnh thổ với một hội đồng được bầu cử, song chúng bị chế độ Vichy ( Nước Pháp tự do ) đình chỉ và rồi bị Đệ Tứ Cộng hoà bãi bỏ hoàn toàn vào năm 1946.
Lãnh thổ hải ngoại và thực thể ở nước ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài 18 vùng gồm 101 tỉnh, Cộng hoà Pháp còn có năm thực thể hải ngoại (Polynésie thuộc Pháp, Saint Barthélemy, Saint-Martin, Saint Pierre và Miquelon cùng Wallis và Futuna), một thực thể đặc biệt (Nouvelle-Calédonie), một lãnh thổ hải ngoại (Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp), và một đảo trên Thái Bình Dương (Clipperton).
Các thực thể và lãnh thổ hải ngoại là bộ phận của Cộng hoà Pháp, song không phải là bộ phận của Liên minh châu Âu hoặc khu vực tư pháp của nó (ngoại lệ là St. Bartelemy, vốn tách khỏi Guadeloupe vào năm 2007). Các thực thể tại Thái Bình Dương là Polynésie thuộc Pháp, Wallis và Futuna, và Nouvelle-Calédonie tiếp tục sử dụng franc CFP[115] có giá trị gắn liền hoàn toàn với euro. Trong khi đó, năm vùng hải ngoại sử dụng đồng euro.[116]
Tên | Tình trạng theo hiến pháp | Thủ đô/thủ phủ |
---|---|---|
Đảo Clipperton | Tài sản tư nhân nhà nước thuộc thẩm quyền trực tiếp của chính phủ Pháp | Không có dân cư |
Polynésie thuộc Pháp | Được chỉ định là lãnh thổ hải ngoại (pays d'outre-mer hoặc POM), tình trạng giống như một tập thể lãnh thổ. | Papeete |
Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp | Lãnh thổ hải ngoại(territoire d'outre-mer hoặc TOM) | Port-aux-Français |
Nouvelle-Calédonie | Tập thể đặc biệt | Nouméa |
Saint Barthélemy | Cộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM) | Gustavia |
Saint-Martin | Cộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM) | Marigot |
Saint-Pierre và Miquelon | Cộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM). Vẫn được gọi là tập thể lãnh thổ. | Saint-Pierre |
Wallis và Futuna | Cộng đồng hải ngoại (collectivité d'outre-mer hoặc COM). Vẫn được gọi là tập thể lãnh thổ. | Mata-Utu |
Chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Chính quyền
[sửa | sửa mã nguồn]Emmanuel Macron Tổng thống |
Michel Barnier Thủ tướng |
Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyền thống dân chủ mạnh mẽ.[117] Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hoà được phê chuẩn trong trưng cầu dân ý vào ngày 28 tháng 9 năm 1958.[118] Nó tăng cường mạnh quyền lực của nhánh hành pháp so với nghị viện. Nhánh hành pháp có hai lãnh đạo: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, nay là Emmanuel Macron và được bầu trực tiếp theo hình thức phổ thông đầu phiếu cho một nhiệm kỳ 5 năm (trước đây là 7 năm),[119] và chính phủ do thủ tướng lãnh đạo, thủ tướng do tổng thống bổ nhiệm.
Nghị viện Pháp là cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm một Quốc hội (Assemblée Nationale) và một Thượng viện.[120] Các nghị sĩ Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm.[121] Quốc hội có quyền giải tán chính phủ, và do đó phe đa số trong Quốc hội quyết định việc lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ do cử tri đoàn lựa chọn với nhiệm kỳ 6 năm, và một nửa số ghế được bầu tại sau 3 năm kể từ tháng 9 năm 2008.[122]
Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị hạn chế; trong trường hợp có bất đồng giữa hai viện, Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định.[123] Chính phủ có ảnh hưởng mạnh đến định hình chương trình nghị sự của nghị viện.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng cấp tiến là một thế lực chính trị mạnh tại Pháp, với đại diện là Đảng Cộng hoà, Cấp tiến và Cấp tiến-Xã hội, đây là đảng quan trọng nhất của Đệ Tam Cộng hoà. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, họ bị đặt ra ngoài lề trong khi chính trường Pháp có đặc trưng là hai nhóm chính trị đối lập: Thế lực tả khuynh có trung tâm là Chi bộ Pháp của Quốc tế lao động và hậu thân của nó là Đảng Xã hội (từ 1969); và thế lực hữu khuynh có trung tâm là Đảng Gaullisme (chủ nghĩa de Gaulle) có tên thay đổi theo thời gian là Đại hội Nhân dân Pháp (1947), Liên hiệp những người Dân chủ vì nền Cộng hoà (1958), Đại hội vì nền Cộng hoà (1976), Liên minh vì Phong trào Nhân dân (2007) và Những người Cộng hòa (từ 2015). Trong bầu cử tổng thống và nghị viện năm 2017, một đảng trung dung cấp tiến mang tên En Marche! trở thành thế lực chi phối, vượt qua cả những người Xã hội và Cộng hòa.
Pháp luật
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp sử dụng hệ thống tư pháp dân luật, theo đó luật bắt nguồn chủ yếu từ các đạo luật thành văn; các thẩm phán không tạo ra luật mà đơn thuần là diễn giải nó (song mức độ diễn giải tư pháp trong một số lĩnh vực nhất định khiến nó tương đương với luật phán lệ). Các nguyên tắc cơ bản của pháp quyền dựa theo bộ luật Napoléon (bộ luật này lại dựa phần lớn vào luật hoàng gia được soạn dưới thời Louis XIV). Phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, luật sẽ chỉ cấm các hành động có hại cho xã hội. Như Guy Canivet, chủ toạ đầu tiên của Toà chống án, viết về quản lý các nhà tù: Tự do là nguyên tắc, và hạn chế nó là ngoại lệ; bất kỳ hạn chế tự do nào đều cần phải quy định theo luật và cần phải theo các nguyên tắc về tính cần thiết và tính cân xứng.[89]
Pháp luật của Pháp được chia thành hai khu vực chính: Luật tư và luật công. Luật công gồm có luật hành chính và luật hiến pháp. Tuy nhiên, trong khái niệm thực tiễn, pháp luật Pháp gồm có ba lĩnh vực chính: Luật dân sự, luật hình sự và luật hành chính. Mặc dù luật hành chính thường là một phạm trù con của luật dân sự tại nhiều quốc gia, song nó hoàn toàn tách biệt tại Pháp và mỗi cơ cấu pháp luật do một toà án tối cao cụ thể đứng đầu: các toà án thông thường (xử lý tố tụng hình sự và dân sự) đứng đầu là Toà chống án, và các toà án hành chính đứng đầu là hội đồng Nhà nước. Để được áp dụng, mọi luật cần phải được công bố chính thức trên công báo Journal officiel de la République française.
Pháp không công nhận luật tôn giáo là một động cơ thúc đẩy ban hành các cấm đoán. Pháp từ lâu đã không có luật báng bổ hay luật kê gian. Tuy nhiên, "phạm tội chống lại lễ nghi công cộng" (contraires aux bonnes mœurs) hay gây rối trật tự công cộng (trouble à l'ordre public) từng được sử dụng để trấn áp các biểu hiện công khai các luật khác. Từ năm 1999, Pháp cho phép kết hợp dân sự đối với các cặp đôi đồng tính luyến ái, và từ tháng 5 năm 2013 thì hôn nhân đồng giới và người LGBT nhận con nuôi là hợp pháp tại Pháp.[124] Pháp luật cấm chỉ các phát biểu kỳ thị trên báo chí từ năm 1881. Tuy nhiên, một số người nhìn nhận các luật về phát biểu thù hận tại Pháp có phạm vi quá rộng hoặc nghiêm khắc và gây tổn hại đến tự do ngôn luận.[125] Pháp có luật chống kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái.[126] Kể từ năm 1990, đạo luật Gayssot cấm chỉ bác bỏ Holocaust.
Tự do tôn giáo được đảm bảo theo hiến pháp nhờ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789. Luật tách biệt nhà thờ và nhà nước của Pháp vào năm 1905 là cơ sở cho chủ nghĩa thế tục nhà nước: Nhà nước không chính thức công nhận bất kỳ tôn giáo nào, ngoại trừ tại Alsace-Moselle. Tuy thế, nhà nước công nhận các tổ chức tôn giáo. Nghị viện liệt nhiều phong trào tôn giáo là giáo phái nguy hiểm kể từ năm 1995, và cấm mang các biểu tượng tôn giáo dễ trông thấy trong trường học từ năm 2004. Năm 2010, Pháp cấm mang mạng che mặt Hồi giáo tại nơi công cộng; các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền mô tả luật này là sự kỳ thị chống lại người Hồi giáo.[127][128] Tuy nhiên, luật được hầu hết dân chúng ủng hộ.[129]
Quan hệ ngoại giao
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là một thành viên sáng lập của Liên Hợp Quốc, có vị thế là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết.[130] Năm 2015, Pháp được nhận định là "quốc gia có mạng lưới tốt nhất thế giới" do số lượng tổ chức đa phương mà Pháp tham gia lớn hơn các quốc gia khác.[131]
Pháp còn là thành viên của G8, WTO,[132] Ban thư ký Cộng đồng Thái Bình Dương (SPC)[133] và Ủy ban Ấn Độ Dương (COI).[134] Pháp là một thành viên liên kết của Hiệp hội các quốc gia Caribe (ACS)[135] và là thành viên lãnh đạo trong Cộng đồng Pháp ngữ (OIF).[136] Pháp là một trung tâm quan trọng đối với quan hệ quốc tế, do đó quốc gia này có số lượng phái đoàn ngoại giao lớn thứ nhì trên thế giới, và có trụ sở của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO, Interpol, BIPM và OIF.[137]
Chính sách ngoại giao của Pháp thời hậu chiến phần lớn được định hình thông qua quyền thành viên của Pháp trong Liên minh châu Âu. Kể từ thập niên 1960, Pháp phát triển quan hệ mật thiết với Đức (Tây Đức), tạo thành động lực có ảnh hưởng nhất của Liên minh châu Âu.[138] Trong thập niên 1960, Pháp tìm cách loại Anh khỏi tiến trình hợp nhất châu Âu,[139] tìm cách tạo dựng địa vị của mình tại châu Âu lục địa. Tuy vậy, Pháp và Anh duy trì quan hệ thân thiết từ năm 1904, và liên kết giữa hai bên được tăng cường, đặc biệt là về quân sự.
Pháp là một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), song dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle, Pháp tự tách khỏi bộ tư lệnh quân sự chung nhằm phản đối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Anh và nhằm giữ độc lập cho các chính sách đối ngoại và an ninh của Pháp.[140] Tuy nhiên, do chính sách "thân Mỹ" của Tổng thống Nicolas Sarkozy,[141][142] Pháp trở lại bộ tư lệnh quân sự chung NATO vào năm 2009.
Trong đầu thập niên 1990, Pháp bị chỉ trích đáng kể từ các quốc gia khác do tiến hành thử nghiệm hạt nhân bí mật tại Polynésie thuộc Pháp.[143] Pháp phản đối mạnh mẽ Cuộc tấn công Iraq 2003,[144][145] khiến căng thẳng trong quan hệ song phương với Mỹ[146][147] và Anh.[148]
Pháp duy trì ảnh hưởng mạnh về chính trị và kinh tế trong các cựu thuộc địa của họ tại châu Phi[149] và cung cấp viện trợ kinh tế và binh sĩ cho các sứ mệnh duy trì hoà bình tại Bờ Biển Ngà và Tchad.[150] Năm 2012, Pháp và các quốc gia châu Phi khác can thiệp giúp quân đội Mali tái lập kiểm soát đối với miền bắc nước này từ các nhóm Hồi giáo. Gần đây, sau tuyên bố độc lập của miền Bắc Mali bởi Tuareg MNLA và cuộc xung đột khu vực Bắc Mali sau đó với một số nhóm Hồi giáo bao gồm Ansar Dine và MOJWA, Pháp và các quốc gia châu Phi khác đã can thiệp để giúp Quân đội Mali giành lại quyền kiểm soát.
Năm 2013, Pháp là nhà tài trợ viện trợ phát triển lớn thứ tư trên thế giới, sau Mỹ, Anh và Đức. Con số này chiếm 0,36% của Pháp, và theo tỷ lệ GDP thì Pháp là nhà tài trợ lớn thứ 12 trong danh sách.[151] Cơ quan Phát triển Pháp là tổ chức quản lý giúp đỡ của Pháp, nguồn vốn chủ yếu tập trung vào các dự án nhân đạo tại châu Phi hạ Sahara.[152] Mục tiêu chính của việc trợ giúp này là "phát triển cơ sở hạ tầng, tiếp cận y tế và giáo dục, thực thi chính sách kinh tế phù hợp và củng cố pháp quyền cùng dân chủ".[152]
Quân đội
[sửa | sửa mã nguồn]Quân đội Pháp (Forces armées françaises) có tư lệnh tối cao là tổng thống, gồm có lục quân (Armée de Terre), hải quân (Marine Nationale, trước đây gọi là Armée de Mer), không quân (Armée de l'Air), lực lượng hạt nhân chiến lược (Force Nucléaire Stratégique, biệt danh Force de Frappe) và Hiến binh Quốc gia (Gendarmerie nationale), hiến binh cũng thi hành các nhiệm vụ của cảnh sát dân sự tại các khu vực nông thôn của Pháp. Quân đội Pháp nằm vào hàng các lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới. Hiến binh là bộ phận của Quân đội Pháp, do đó nằm dưới phạm vi của Bộ Quốc phòng, song các nhiệm vụ cảnh sát dân sự của họ gắn với Bộ Nội vụ.
Khi đóng vai trò là lực lượng cảnh sát có mục đích chung, hiến binh bao gồm các đơn vị chống khủng bố của Phi đội nhảy dù của Hiến binh Quốc gia (Escadron Parachutiste d'Intervention de la Gendarmerie Nationale), Nhóm Can thiệp của Hiến binh Quốc gia (Groupe d'Intervention de la Gendarmerie Nationale), Nhóm Tìm kiếm của Hiến binh Quốc gia (Sections de Recherche de la Gendarmerie Nationale), chịu trách nhiệm cho các yêu cầu hình sự, và Lữ đoàn di động của Hiến binh Quốc gia (Brigades mobiles de la Gendarmerie Nationale, ngọn hơn Gendarmerie mobile) trong đó có nhiệm vụ duy trì trật tự công cộng.
Các đơn vị đặc biệt sau đây cũng là một phần của hiến binh: Vệ binh Cộng hòa (Garde républicaine) bảo vệ các tòa nhà công cộng tổ chức các tổ chức lớn của Pháp, Hàng hải hiến binh (Gendarmerie maritime) phục vụ như Cảnh sát biển, Prévôté - chi nhánh cảnh sát của hiến binh.
Tổng cục An ninh Đối ngoại (Direction générale de la sécurité extérieure) là cơ quan tình báo đối ngoại của Pháp, được cho là một thành phần của Quân đội thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng. Cơ quan Trung ương về Tình báo Nội địa (Direction centrale du renseignement intérieur) là một đơn vị của lực lượng cảnh sát quốc gia, và do đó được cho là trực tiếp thuộc Bộ Nội vụ. Chế độ nghĩa vụ quân sự toàn quốc bị bãi bỏ từ năm 1997.[153]
Pháp có một quân đoàn đặc biệt là Binh đoàn Lê dương Pháp, thành lập vào năm 1830, bao gồm những người ngoại quốc đến từ hơn 140 quốc gia có nguyện vọng phục vụ trong Quân đội Pháp, họ trở thành công dân Pháp sau khi kết thúc giai đoạn phục vụ của mình. Trên thế giới, chỉ có Tây Ban Nha (Binh đoàn Lê dương,Tây Ban Nha được gọi là Tercio, được thành lập năm 1920) và Luxembourg (người nước ngoài có thể phục vụ trong Quân đội Quốc gia miễn là họ nói tiếng Luxembourrg) là có các đơn vị tương tự.
Pháp là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và là một quốc gia hạt nhân được công nhận từ năm 1960. Pháp đã ký kết và phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện [154] và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Chi tiêu quốc phòng thường niên của Pháp trong năm 2011 là 62,5 tỷ USD, tức 2,3% GDP và là mức chi tiêu quân sự lớn thứ năm trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh.[155]
Răn đe hạt nhân của Pháp có tính chất hoàn toàn độc lập. Lực lượng hạt nhân hiện tại của Pháp gồm có bốn tàu ngầm lớp Triomphant được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Ngoài hạm đội tàu ngầm, ước tính Pháp có khoảng 60 tên lửa không đối đất tầm trung ASMP có đầu đạn hạt nhân,[156] trong đó khoảng 50 tên lửa được Không quân triển khai, sử dụng máy bay tấn công hạt nhân tầm xa Mirage 2000N, còn khoảng 10 tên lửa do Hải quân Pháp triển khai, sử dụng máy bay tấn công Super Étendard Modernisé (SEM), hoạt động từ tàu sân bay năng lượng hạt nhân Charles de Gaulle. Máy bay Rafale F3 sẽ dần thay thế toàn bộ Mirage 2000N và SEM trong vai trò tấn công hạt nhân với việc cải tiến tên lửa ASMP-A bằng một đầu đạn hạt nhân.
Pháp có ngành công nghiệp quốc phòng quy mô lớn, có ngành công nghiệp hàng không vào hàng lớn nhất thế giới.[157][158] Ngành này sản xuất các trang bị như máy bay chiến đấu Rafale, tàu sân bay Charles de Gaulle, tên lửa Exocet và xe tăng Leclerc cùng những hạng mục khác. Mặc dù rút khỏi dự án Eurofighter, Pháp vẫn tích cực đầu tư vào các dự án chung của châu Âu như Eurocopter Tiger, các tàu khu trục đa mục đích FREMM, hay Airbus A400M. Pháp là nước lớn về bán vũ khí,[159][160] và hầu hết các thiết kế trong kho vũ trang của họ sẵn sàng cho thị trường xuất khẩu với ngoại lệ đáng chú ý là các thiết bị năng lượng hạt nhân.
Cuộc diễu hành quân sự Bastille Day được tổ chức tại Paris vào ngày 14 tháng 7 hàng năm để kỉ niệm ngày quốc khánh Pháp, được gọi là Ngày Bastille ở các nước nói tiếng Anh, là cuộc diễu hành quân sự thường xuyên và lớn nhất ở châu Âu. Các cuộc diễu hành nhỏ hơn cũng được tổ chức trên toàn quốc.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là một thành viên của nhóm các quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu G7, vào năm 2014 kinh tế Pháp được xếp hạng lớn thứ chín thế giới và thứ nhì Liên minh châu Âu theo GDP ngang giá sức mua.[13] Pháp có 31 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới vào năm 2015, xếp hạng tư thế giới và đứng trên Đức lẫn Anh.[161] Pháp cùng 11 thành viên Liên minh châu Âu khác bắt đầu cho lưu hành đồng euro vào năm 1999, nó hoàn toàn thay thế franc Pháp vào năm 2002.[162]
Pháp có kinh tế hỗn hợp, kết hợp khu vực tư nhân rộng lớn[163][164] với khu vực nhà nước có quy mô đáng kể và có sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ duy trì ảnh hưởng đáng kể đến các phân đoạn chủ chốt trong lĩnh vực hạ tầng, là chủ sở hữu đa số về đường sắt, điện lực, máy bay, năng lượng hạt nhân và viễn thông.[89] Pháp nới lỏng quyền kiểm soát đối với các lĩnh vực kể trên từ đầu thập niên 1990.[89] Chính phủ Pháp đang dần công ty hoá khu vực nhà nước và bán cổ phần tại France Télécom, Air France, cũng như trong các ngành bảo hiểm, ngân hàng và công nghiệp quốc phòng.[89] Pháp có một ngành hàng không vũ trụ quan trọng, dẫn đầu là Airbus, và có sân bay vũ trụ quốc gia riêng tại Guyane.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong năm 2009 Pháp là nước xuất khẩu lớn thứ sáu và nhập khẩu lớn thứ tư thế giới về các hàng hoá sản xuất.[166] Năm 2008, Pháp là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều thứ ba trong các quốc gia OECD với 118 tỷ USD, chỉ đứng sau Luxembourg và Hoa Kỳ.[167][168] Trong cùng năm, các công ty Pháp đầu tư 220 tỷ USD ra bên ngoài nước Pháp, khiến Pháp là nhà đầu tư trực tiếp ra bên ngoài lớn thứ nhì trong OECD, chỉ sau Hoa Kỳ.[167][168]
Các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Sàn chứng khoán Paris (tiếng Pháp: La Bourse de Paris) là một thể chế có từ lâu, do Louis XV lập ra vào năm 1724.[169] Năm 2000, các sàn chứng khoán Paris, Amsterdam và Bruxelles hợp nhất thành Euronext.[170] Năm 2007, Euronext hợp nhất với sàn chứng khoán New York để tạo thành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới NYSE Euronext (giải thể năm 2013).[170] Euronext Paris là nhánh tại Pháp của NYSE Euronext, là thị trường giao dịch chứng khoán lớn thứ nhì châu Âu, sau sàn chứng khoán Luân Đôn.
Pháp nằm trong thị trường chung châu Âu với trên 500 triệu người tiêu dùng. Một số chính sách thương mại nội địa được xác định thông qua các thoả thuận giữa các thành viên Liên minh châu Âu và cơ quan lập pháp châu Âu. Pháp nằm trong khu vực đồng euro từ năm 2002.[171][172] Khu vực này có khoảng 330 triệu công dân. Theo Eurostat, tỷ lệ thất nghiệp tại Pháp vào tháng 10 năm 2014 là 10,5%[173]
Các công ty Pháp duy trì vị thế chủ chốt trong ngành bảo hiểm và ngân hàng: AXA là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Các ngân hàng hàng đầu của Pháp là BNP Paribas và Crédit Agricole lần lượt được xếp hạng lớn thứ nhất và thứ sáu thế giới vào năm 2010[174] (theo tài sản), song tụt hạng thứ tám và thứ 11 thế giới vào năm 2016,[175] trong khi Société Générale được xếp hạng lớn thứ tám thế giới vào năm 2009.
Nông nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp có truyền thống là một quốc gia cung cấp nông sản quy mô lớn.[176] Nhờ các vùng đất phì nhiêu rộng lớn, áp dụng kỹ thuật hiện đại, và trợ cấp của EU khiến Pháp trở thành nước sản xuất và xuất khẩu nông sản hàng đầu tại châu Âu[177] (chiếm 20% sản lượng nông nghiệp của EU[178]) và là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ ba thế giới.[179] Lúa mì, gia cầm, bơ sữa, thịt bò và thịt lợn và các loại thực phẩm chế biến là những mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu chính của Pháp. Rượu vang Rosé chủ yếu được tiêu thụ trong nước, song rượu vang Champagne và Bordeaux là các mặt hàng xuất khẩu quy mô lớn, được thế giới biết đến. Trợ cấp nông nghiệp EU cho Pháp giảm xuống trong những năm gần đây, đạt 8 tỷ USD vào năm 2007.[180] Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng của kinh tế Pháp: 3,8% lao động làm việc trong nông nghiệp, và tổng giá trị ngành nông nghiệp-thực phẩm chiếm 4,2% GDP của Pháp vào năm 2005.[178]
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2012, Pháp đón 83 triệu du khách nước ngoài,[11] xếp thứ nhất thế giới, trên Hoa Kỳ (67 triệu) và Trung Quốc (58 triệu). Con số 83 triệu này không bao gồm những người ở tại Pháp dưới 24 giờ. Tuy nhiên, Pháp đứng thứ ba về thu nhập từ du lịch do khách có thời gian tham quan ngắn hơn.[181] Pháp có 43 địa điểm được liệt vào danh sách di sản thế giới của UNESCO tính đến năm 2017. Đặc trưng của Pháp là các thành phố đáng chú ý về văn hoá, các bãi biển và khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, và các vùng nông thôn được ưa thích vì có vẻ đẹp và thanh bình. Các ngôi làng nhỏ và nên thơ của Pháp được quảng bá thông qua hiệp hội Les Plus Beaux Villages de France. Danh hiệu "các khu vườn nổi bật" gồm một danh sách hơn 200 khu vườn được Bộ Văn hoá phân loại, danh hiệu này nhằm mục đích bảo vệ và xúc tiến các khu vườn và công viên nổi bật. Pháp thu hút nhiều tín đồ hành hương tôn giáo trong hành trình đến với Thánh Jacques, hoặc đến thị trấn Lourdes-là nơi tiếp đón hàng triệu du khách mỗi năm.
Pháp, nhất là Paris, có một số bảo tàng lớn nhất và nổi danh thế giới, trong đó Louvre là bảo tàng nghệ thuật được tham quan nhiều nhất thế giới, Bảo tàng Orsay hầu hết được dành cho trường phái ấn tượng, và Beaubourg dành cho nghệ thuật đương đại. Disneyland Paris là công viên chủ đề nổi tiếng nhất tại châu Âu, tổng cộng có trên 15 triệu du khách đến Công viên Disneyland và Công viên Walt Disney Studios của khu nghỉ dưỡng vào năm 2009.[182]
Với hơn 10 triệu du khách mỗi năm, Côte d'Azur tại miền đông nam là điểm đến du lịch đứng thứ hai của Pháp, sau vùng Paris.[183] Khu vực này có 300 ngày nắng mỗi năm, 115 km bờ biển.[184] Mỗi năm Côte d'Azur đón 50% đội tàu xa xỉ của thế giới.[185]
Các điểm đến chủ yếu khác là Châteaux thuộc thung lũng Loire, di sản thế giới này đáng chú ý do kiến trúc, trong các thị trấn lịch sử tại đây song đặc biệt là các toà thành (châteaux), như Châteaux d'Amboise, de Chambord, d'Ussé, de Villandry và Chenonceau. Các di tích thu hút nhiều du khách nhất tại Pháp vào năm 2003 là:[186] Tháp Eiffel, Bảo tàng Louvre, Cung điện Versailles, Bảo tàng d'Orsay, Khải Hoàn Môn, Trung tâm Pompidou, Mont Saint-Michel, Château de Chambord, Sainte-Chapelle, Château du Haut-Kœnigsbourg, Puy de Dôme, Bảo tàng Picasso, Carcassonne.
Năng lượng
[sửa | sửa mã nguồn]Công ty phát điện và phân phối điện chính tại Pháp là Électricité de France (EDF), cũng là một trong các nhà sản xuất điện năng lớn nhất thế giới. Năm 2003, công ty sản xuất ra 22% điện năng của Liên minh châu Âu, chủ yếu là từ điện hạt nhân. Pháp là nước phát thải cacbon dioxide ít nhất trong G8, do đầu tư nhiều vào năng lượng hạt nhân.[188] Do đầu tư nhiều vào công nghệ hạt nhân, hầu hết điện năng sản xuất tại Pháp là từ 59 nhà máy điện hạt nhân (75% vào năm 2012).[189] Trong bối cảnh này, các nguồn năng lượng tái tạo gặp khó khăn để phát triển. Pháp cũng sử dụng các đập thủy điện để phát điện.
Giao thông
[sửa | sửa mã nguồn]Mạng lưới đường sắt của Pháp tính đến năm 2008 trải dài 29.473 km[190] đứng thứ hai tại Tây Âu sau Đức.[191] Cơ quan điều hành đường sắt là công ty quốc doanh SNCF, và các đoàn tàu cao tốc gồm có Thalys, Eurostar và TGV, chúng chạy với tốc độ 320 km/h khi sử dụng thương mại.[192] Eurostar cùng với Eurotunnel Shuttle nối liền sang Anh qua đường hầm eo biển Manche. Pháp có liên kết đường sắt sang các quốc gia láng giếng của mình, ngoại trừ Andorra. Liên kết liên đô thị cũng phát triển mạnh, có các dịch vụ tàu điện ngầm (Paris, Lyon, Lille, Marseille, Toulouse, Rennes) và dịch vụ tàu điện (Nantes, Strasbourg, Bordeaux, Grenoble, Montpellier) bổ sung cho dịch vụ xe buýt.
Pháp có khoảng 1.027.183 km đường bộ có thể sử dụng, là mạng lưới lớn nhất tại lục địa châu Âu.[193] Vùng Paris được bao phủ bằng mạng lưới đường bộ và xa lộ dày đặc nhất, liên kết vùng với gần như toàn bộ những nơi khác trong nước. Đường bộ của Pháp cũng có lưu thông quốc tế đáng kể, liên kết với các thành phố tại các quốc gia láng giềng. Pháp không áp phí đăng ký xe hàng năm hoặc thuế đường bộ; tuy nhiên các xa lộ hầu hết thuộc sở hữu tư nhân và muốn sử dụng sẽ cần phải nộp thuế cầu đường, ngoại trừ vùng lân cận các commune lớn. Thị trường ô tô mới do các nhãn hàng trong nước chi phối, như Renault, Peugeot và Citroën.[194] Pháp có cầu cạn Millau, là cầu cao nhất trên thế giới,[195] và đã xây dựng nhiều cầu quan trọng như Pont de Normandie.
Pháp có 464 sân bay tính đến năm 2010.[89] Sân bay Charles de Gaulle nằm tại vùng lân cận Paris là sân bay lớn nhất và nhộn nhịp nhất tại Pháp, xử lý đại đa số giao thông đại chúng và thương mại, liên kết Paris với gần như toàn bộ các thành phố lớn trên thế giới. Air France là hãng hàng không quốc gia, song nhiều công ty hàng không tư nhân cũng cung cấp dịch vụ du hành nội địa và quốc tế. Pháp có mười cảng lớn, lớn nhất trong số đó là cảng tại Marseille,[196] cũng là cảng lớn nhất ven Địa Trung Hải.[197][198] Pháp có hệ thống đường thủy nội địa dài 12.261 km, trong đó có kênh đào Midi nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương qua sông Garonne.[89]
Khoa học và kỹ thuật
[sửa | sửa mã nguồn]Từ thời Trung Cổ, Pháp đã là một nước có đóng góp lớn cho thành tựu khoa học và kỹ thuật. Khoảng đầu thế kỷ XI, Giáo hoàng Sylvestre II vốn là người Pháp đã giới thiệu lại bàn tính và hỗn thiên nghi, và giới thiệu chữ số Ả Rập cùng đồng hồ đến miền bắc và miền tây của châu Âu.[199] Đại học Paris được thành lập vào giữa thế kỷ XII, và hiện vẫn là một trong các đại học quan trọng nhất của thế giới phương Tây.[200] Trong thế kỷ XVII, nhà toán học René Descartes xác định một phương thức tiếp thu kiến thức khoa học, trong khi Blaise Pascal nổi tiếng với công trình về xác suất và cơ học chất lưu. Họ đều là các nhân vật chủ chốt trong cách mạng khoa học nở rộ tại châu Âu vào giai đoạn này. Louis XIV cho thành lập Viện Hàn lâm Khoa học Pháp nhằm khuyến khích và bảo hộ tinh thần nghiên cứu khoa học Pháp, đây là một trong các viện hàn lâm khoa học sớm nhất, và đi đầu trong phát triển khoa học tại châu Âu trong thế kỷ XVII và XVIII.
Thời kỳ Khai sáng có dấu ấn là công trình của nhà sinh vật học Buffon và nhà hoá học Lavoisier, là người phát hiện vai trò của oxy trong sự cháy, còn Diderot và D'Alembert xuất bản Encyclopédie nhằm mục tiêu cung cấp có nhân dân lối tiếp cận "kiến thức hữu dụng", kiến thức mà họ có thể áp dụng trong sinh hoạt thường nhật của mình.[201] Cùng với cách mạng công nghiệp, thế kỷ XIX chứng kiến bước phát triển khoa học ngoạn mục tại Pháp với các nhà khoa học như Augustin Fresnel sáng lập quang học hiện đại, Sadi Carnot đặt nền tảng cho nhiệt động lực học, và Louis Pasteur là nhà tiên phong về vi sinh vật học. Các nhà khoa học xuất sắc khác của Pháp trong thế kỷ XIX có tên được khắc trên Tháp Eiffel.
Các nhà khoa học Pháp nổi tiếng trong thế kỷ XX gồm có nhà toán học và vật lý học Henri Poincaré, các nhà vật lý học Henri Becquerel, Pierre và Marie Curie, nổi tiếng nhờ công trình của họ về phóng xạ, nhà vật lý học Paul Langevin và nhà vi-rút học Luc Montagnier cùng khám phá HIV/AIDS. Cấy ghép tay được phát triển vào năm 1998 tại Lyon bởi một nhóm tập hợp từ nhiều quốc gia, trong đó có Jean-Michel Dubernard, sau đó ông thực hiện ca cấy ghép hai tay thành công đầu tiên.[202] Phẫu thuật từ xa do Jacques Marescaux và nhóm của ông phát triển vào năm 2001.[203] Một ca cấy ghép mặt được thực hiện lần đầu vào năm 2005.[204][205] Tính đến năm 2016[cập nhật], có 68 người Pháp từng thắng một giải thưởng Nobel[206] và 12 người được nhận huy chương Fields.[207]
Pháp là quốc gia thứ tư trên thế giới đạt được năng lực hạt nhân[208] và có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới.[209] Pháp cũng dẫn đầu về công nghệ hạt nhân dân sự.[210][211][212] Pháp là quốc gia thứ ba sau Liên Xô cũ và Hoa Kỳ phóng vệ tinh không gian riêng, và duy trì là nước đóng góp lớn nhất cho Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA).[213][214][215] Airbus của châu Âu được thành lập từ Aérospatiale của Pháp, cùng với DaimlerChrysler Aerospace AG (DASA) của Đức và Construcciones Aeronáuticas SA (CASA) của Tây Ban Nha, Airbus thiết kế và phát triển máy bay dân sự và quân sự, cũng như hệ thống thông tin, tên lửa, tên lửa vũ trụ, máy bay trực thăng, vệ tinh và các hệ thống liên quan. Pháp cũng có các công cụ nghiên cứu quốc tế lớn như Trung tâm bức xạ gia tốc châu Âu ESRF hay là Viện Laue–Langevin, và duy trì là một thành viên lớn của CERN. Pháp còn có trung tâm nghiên cứu công nghệ nano hàng đầu châu Âu là Minatec.
Nhân khẩu
[sửa | sửa mã nguồn]Tổng dân số Pháp ước đạt khoảng 70 triệu người vào tháng 3 năm 2022 ,[216] trong đó 64,8 triệu người sống tại Chính quốc Pháp. Pháp là quốc gia đông dân thứ 20 trên thế giới và thứ ba tại châu Âu, và thứ nhì trong Liên minh châu Âu sau Đức.
Pháp hiện là một ngoại lệ trong số các quốc gia phát triển, đặc biệt là các quốc gia châu Âu do có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao; chỉ tính về tỷ suất sinh thì Pháp chiếm gần như toàn bộ tăng trưởng dân số tự nhiên trong Liên minh châu Âu vào năm 2006, với tốc độ gia tăng tự nhiên (số sinh trừ đi số tử) lên đến 300.000 và tính cả nhập cư thì dân số tăng 400.000 người,[217] song vào cuối thập niên 2010 con số này giảm còn 200.000. Đây là mức cao nhất kể từ khi kết thúc bùng nổ sinh sản vào năm 1973, và trùng với gia tăng tổng tỷ suất sinh từ mức đáy là 1,7 vào năm 1994 lên 2,0 vào năm 2010. Tính đến năm Tháng 1 năm 2017[cập nhật] tỷ suất sinh là 1,93.[218][219][220]
Từ năm 2006 đến năm 2011, tốc độ gia tăng dân số trung bình là +0,6% mỗi năm.[221] Nhập cư cũng là một yếu tố đóng góp lớn vào xu hướng này; trong năm 2010, 27% số trẻ sinh tại Chính quốc Pháp có ít nhất một cha/mẹ sinh tại nước ngoài và 24% có ít nhất một cha/mẹ sinh bên ngoài châu Âu (cha mẹ sinh tại các lãnh thổ hải ngoại được xem là sinh tại Pháp). Các nhà dân số học phán đoán rằng dân số sẽ giảm do xu hướng độc thân hoặc có kết hôn nhưng không sinh con. Số lượng dân tăng chủ yếu là người nhập cư và một số ít lãnh thổ khác của Pháp.[222]
Dân tộc
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết người Pháp có nguồn gốc Celt (Gaulois), pha trộn với các nhóm La Tinh và Germain (Frank).[223] Các vùng khác nhau phản ánh di sản đa dạng này, với yếu tố Breton nổi bật tại miền tây của Pháp, Aquitani tại miền tây nam, Scandinavia tại miền tây bắc, Alemanni tại miền đông bắc và Liguria tại miền đông nam. Nhập cư quy mô lớn trong một thế kỷ rưỡi qua dẫn đến một xã hội đa văn hoá hơn. Năm 2004, Institut Montaigne ước tính rằng tại Chính quốc Pháp, có 51 triệu người Da trắng (85% dân số), 6 triệu người Bắc Phi (10%), 2 triệu người Da đen (3,3%), và 1 triệu người châu Á (1,7%).[224][225]
Một điều luật có nguồn gốc từ cách mạng năm 1789 và được tái xác nhận trong hiến pháp năm 1958 quy định sẽ là bất hợp pháp nếu nhà nước Pháp thu thập dữ liệu về dân tộc hoặc nguồn gốc. Năm 2008, cuộc thăm dò do INED và INSEE tiến hành[226][227] ước tính rằng 5 triệu người có nguồn gốc Ý (cộng đồng nhập cư lớn nhất), tiếp theo là 3 triệu[228][229] đến 6 triệu[230] người có nguồn gốc Bắc Phi, 2,5 triệu người có nguồn gốc châu Phi hạ Sahara, và 200.000 người gốc Thổ Nhĩ Kỳ.[231] Có trên 500.000 người Armenia tại Pháp. Ngoài ra, còn có các cộng đồng thiểu số người Âu đáng kể khác như người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha, người Ba Lan và người Hy Lạp.[228][232][233] Pháp có lượng người Gypsy (Di-gan) đáng kể, từ 20.000 đến 400.000.[234] Nhiều người Gypsy nước ngoài bị trục xuất về Bulgaria và Romania thường xuyên.[235]
Một ước tính vào năm 2005 cho rằng 40% dân số Pháp là hậu duệ (ít nhất là một phần) từ các làn sóng nhập cư đến Pháp từ đầu thế kỷ XX;[236] chỉ tính riêng từ năm 1921 đến năm 1935, có khoảng 1,1 triệu người nhập cư thuần đến Pháp.[237] Làn sóng lớn tiếp theo là trong thập niên 1960, khi có khoảng 1,6 triệu người Pied-Noir trở về Pháp sau khi các thuộc địa của Pháp tại Bắc Phi được độc lập.[238][239] Cùng với họ là nhiều thần dân thuộc địa cũ từ Bắc và Tây Phi, cũng như nhiều người nhập cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Pháp duy trì là một điểm đến chính đối với người nhập cư, nước này tiếp nhận khoảng hai trăm nghìn người nhập cư hợp pháp mỗi năm.[240] Pháp cũng là quốc gia đứng hàng đầu Tây Âu về tiếp nhận người tìm kiếm tị nạn, ước tính có khoảng 50.000 đơn xin vào năm 2005.[241] Liên minh châu Âu cho phép di chuyển tự do giữa các quốc gia thành viên, song Pháp thiết lập kiểm soát nhằm kiềm chế di cư của người Đông Âu, và nhập cư vẫn là một vấn đề chính trị gây tranh luận.
Năm 2008, INSEE ước tính rằng tổng số người nhập cư sinh tại nước ngoài là khoảng 5 triệu (8% dân số), trong khi hậu duệ sinh tại Pháp của họ là 6,5 triệu, tức 11% dân số. Do đó, gần một phần năm dân số Pháp là người nhập cư thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai, trong đó có trên 5 triệu người gốc Âu và 4 triệu người gốc Bắc Phi.[242][243][244] Năm 2008, Pháp cấp quyền công dân cho 137.000 người, hầu hết là người đến từ Maroc, Algérie và Thổ Nhĩ Kỳ.[245] Năm 2014, INSEE công bố một nghiên cứu cho thấy số người nhập cư Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý tăng gấp đôi từ năm 2009 đến năm 2012. Theo viện này, đây là kết quả từ khủng hoảng tài chính gây tổn thất cho một số quốc gia châu Âu đương thời, đẩy nhiều người châu Âu đến Pháp.[246]
Thành phố lớn
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là quốc gia đô thị hoá cao độ, các thành phố lớn nhất theo dân số vùng đô thị vào năm 2013[247]) là Paris (12.405.426 người), Lyon (2.237.676), Marseille (1.734.277), Toulouse (1.291.517), Bordeaux (1.178.335), Lille (1.175.828), Nice (1.004.826), Nantes (908.815), Strasbourg (773.447) và Rennes (700.675). Di cư từ nông thôn đến thành thị là một vấn đề chính trị lâu dài trong hầu hết thế kỷ XX.
20 cities or towns lớn nhất tại Pháp
điều tra năm 2010 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Hạng | Tên | Vùng | Dân số | Hạng | Tên | Vùng | Dân số | ||
Paris Marseille |
1 | Paris | Île-de-France | 2.243.833 | 11 | Rennes | Bretagne | 207.178 | Lyon Toulouse |
2 | Marseille | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 850.726 | 12 | Reims | Grand Est | 179.992 | ||
3 | Lyon | Auvergne-Rhône-Alpes | 484.344 | 13 | Le Havre | Normandie | 175.497 | ||
4 | Toulouse | Occitanie | 441.802 | 14 | Saint-Étienne | Auvergne-Rhône-Alpes | 171.260 | ||
5 | Nice | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 343.304 | 15 | Toulon | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 164.532 | ||
6 | Nantes | Pays de la Loire | 284.970 | 16 | Grenoble | Auvergne-Rhône-Alpes | 155.637 | ||
7 | Strasbourg | Grand Est | 271.782 | 17 | Dijon | Bourgogne-Franche-Comté | 151.212 | ||
8 | Montpellier | Occitanie | 257.351 | 18 | Angers | Pays de la Loire | 147.571 | ||
9 | Bordeaux | Nouvelle-Aquitaine | 239.157 | 19 | Villeurbanne | Auvergne-Rhône-Alpes | 145.150 | ||
10 | Lille | Hauts-de-France | 227.560 | 20 | Saint-Denis | Réunion | 145.022 |
Khu vực đô thị chức năng
[sửa | sửa mã nguồn]Khu đô thị chức năng |
Vùng | Dân số 2012 |
---|---|---|
Paris | Île-de-France | 11.688.000 |
Lyon | Auvergne-Rhône-Alpes | 1.935.000 |
Marseille | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 1.732.000 |
Lille | Hauts-de-France | 1.357.000 |
Toulouse | Occitanie | 1.255.000 |
Bordeaux | Nouvelle-Aquitaine | 1.152.000 |
Nice | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 846.000 |
Strasbourg | Grand Est | 767.000 |
Rouen | Normandie | 696.000 |
Rennes | Bretagne | 691.000 |
Montpellier | Occitanie | 658.000 |
Grenoble | Auvergne-Rhône-Alpes | 657.000 |
Toulon | Provence-Alpes-Côte d'Azur | 552.000 |
Saint-Étienne | Auvergne-Rhône-Alpes | 525.000 |
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Điều 2 trong Hiến pháp Pháp quy định ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Pháp,[248] một ngôn ngữ thuộc nhóm Roman bắt nguồn từ tiếng La Tinh. Kể từ năm 1635, Viện hàn lâm Pháp là cơ quan chính thức của Pháp về tiếng Pháp, song các khuyến nghị của viện không có quyền lực pháp lý.
Chính phủ Pháp không quy định lựa chọn ngôn ngữ xuất bản của các cá nhân song pháp luật yêu cầu sử dụng tiếng Pháp trong các giao dịch thương mại và tại nơi làm việc. Ngoài quy định sử dụng tiếng Pháp trên lãnh thổ của nước cộng hoà, chính phủ Pháp còn nỗ lực xúc tiến sử dụng tiếng Pháp trong Liên minh châu Âu và toàn cầu thông qua các thể chế như Cộng đồng Pháp ngữ. Nhận thức mối đe doạ từ Anh hoá, chính phủ Pháp thúc đẩy các nỗ lực nhằm bảo vệ vị thế của tiếng Pháp tại Pháp. Ngoài tiếng Pháp, còn có 77 ngôn ngữ thiểu số bản địa tại Pháp, tám ngôn ngữ trong đó được nói tại Chính quốc Pháp, và 69 ngôn ngữ được nói tại các lãnh thổ hải ngoại.
Từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, tiếng Pháp có vị thế là ngôn ngữ quốc tế chi phối trong các vấn đề ngoại giao và quốc tế, cũng như là ngôn ngữ chung giữa các tầng lớp có giáo dục tại châu Âu.[249] Vị thế chi phối của tiếng Pháp trong các vấn đề quốc tế bị tiếng Anh vượt qua do Hoa Kỳ nổi lên thành một cường quốc chủ chốt.[54][250][251]
Trong hầu hết thời gian tiếng Pháp giữ vai trò là ngôn ngữ chung quốc tế, nó vẫn chưa phải là bản ngữ của hầu hết người Pháp: Một báo cáo vào năm 1794 do Henri Grégoire tiến hành cho thấy rằng trong số 25 triệu dân trong nước, chỉ có ba triệu người nói tiếng Pháp như bản ngữ; phần còn lại nói một trong nhiều ngôn ngữ khu vực như Alsace, Breton hay Occitan.[252] Thông qua mở rộng giáo dục đại chúng, với tiếng Pháp là ngôn ngữ giảng dạy duy nhất, cùng các yếu tố khác như gia tăng đô thị hoá và truyền thông đại chúng, tiếng Pháp dần được gần như toàn thể dân chúng tiếp nhận, quá trình này hoàn thành vào thế kỷ XX.
Do các tham vọng thực dân quy mô lớn của Pháp từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX, tiếng Pháp được đưa đến châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, Đông Nam Á và Caribe. Tiếng Pháp là ngoại ngữ được học nhiều thứ nhì trên thế giới sau tiếng Anh,[253] và là một ngôn ngữ chung tại một số khu vực như châu Phi. Di sản của tiếng Pháp với tư cách sinh ngữ bên ngoài châu Âu có tình trạng khác nhau: Ngôn ngữ này gần như tuyệt diệt tại một số cựu thuộc địa của Pháp (Levant, Nam và Đông Nam Á), trong khi các ngôn ngữ hỗn hợp và ngôn ngữ bồi dựa trên tiếng Pháp xuất hiện trong các tỉnh của Pháp tại Tây Ấn và Nam Thái Bình Dương. Trong khi đó, nhiều cựu thuộc địa của Pháp chọn tiếng Pháp là một ngôn ngữ chính thức, và tổng số người nói tiếng Pháp đang tăng lên, đặc biệt là tại châu Phi.
Theo ước tính có từ 300 triệu[254] đến 500 triệu[255] người trên toàn cầu có thể nói tiếng Pháp, trong vai trò là bản ngữ hoặc một ngôn ngữ thứ hai.
Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp là một quốc gia thế tục, và tự do tôn giáo là một quyền lợi theo hiến pháp. Chính sách tôn giáo của Pháp dựa trên quan niệm laïcité, tức tách biệt nghiêm ngặt nhà thờ và nhà nước, theo đó sinh hoạt công cộng đi theo hướng hoàn toàn thế tục. Công giáo La Mã từng là tôn giáo chi phối tại Pháp trong hơn một thiên niên kỷ, song hiện nay tôn giáo này không còn được hành lễ tích cực như trước. Trong số 47.000 toà nhà tôn giáo tại Pháp, 94% là của Công giáo La Mã.[257] Năm 1965, 81% người Pháp tự nhận là tín đồ Công giáo La Mã, song đến năm 2009 tỷ lệ này còn 64%. Hơn nữa, 27% người Pháp tham gia Thánh lễ ít nhất mỗi lần một tuần vào năm 1952, song tỷ lệ giảm xuống 5% vào năm 2006.[258] Cuộc khảo sát tương tự cho thấy rằng tín đồ Tin Lành chiếm 3% dân số, tăng so với các cuộc khảo sát trước đó, và 5% là tín đồ của các tôn giáo khác, 28% còn lại nói rằng họ không theo tôn giáo nào.[258] Phúc Âm có lẽ là giáo phái phát triển nhanh nhất tại Pháp.[259] Trong Cách mạng Pháp, các nhà hoạt động tiến hành một chiến dịch tàn bạo nhằm chống Cơ Đốc giáo, kết thúc vị thế chính thức cấp nhà nước của Giáo hội Công giáo. Trong một số trường hợp, tăng lữ và các nhà thờ bị tấn công, những người đả phá tín ngưỡng loại bỏ các tượng và vật trang trí của nhà thờ. Pháp thiết lập laïcité khi thông qua đạo luật năm 1905 về tách biệt nhà thờ và nhà nước.[260]
Theo một khảo sát trong tháng 1 năm 2007,[261] chỉ có 5% dân số Pháp đến nhà thờ định kỳ (trong số người tự nhận là tín đồ Công giáo, 10% định kỳ tham gia lễ của nhà thờ). Cuộc thăm dò cho thấy[262] rằng 51% công dân tự nhận là tín đồ Công giáo, 31% tự nhận theo thuyết bất khả tri hoặc thuyết vô thần (cuộc thăm dò khác[263] xác định tỷ lệ người vô thần là 27%), 10% tự nhận thuộc các tôn giáo khác ngoài các lựa chọn, 4% tự nhận là người Hồi giáo, 3% tự nhận là tín đồ Tin Lành, 1% tự nhận là tín đồ Phật giáo, và 1% tự nhận là người Do Thái. Trong khi đó, một ước tính độc lập do nhà khoa học chính trị Pierre Bréchon tiến hành vào năm 2009 kết luận rằng tỷ lệ tín đồ Công giáo giảm còn 42%, trong khi số người vô thần và bất khả tri tăng lên đến 50%.[264] Năm 2011, trong một cuộc thăm dò của IFOP, 65% cư dân Pháp tự nhận là tín đồ Cơ Đốc giáo, và 25% không gắn bó với tôn giáo nào.[265] Theo thăm dò Eurobarometer vào năm 2012, Cơ Đốc giáo là tôn giáo lớn nhất tại Pháp với khoảng 60% công dân.[266] Pháp cũng là quốc gia có số dân theo đạo Công giáo lớn thứ hai châu Âu sau Ý với 44 triệu tín hữu.
Các ước tính về số người Hồi giáo tại Pháp rất khác biệt. Năm 2003, Bộ Nội vụ Pháp ước tính tổng số người có xuất thân Hồi giáo là 5-6 triệu người (8–10%).[267][268] Theo Pewforum, "Tại Pháp, đề xuất năm 2004 về lệnh cấm mang các biểu trưng tôn giáo trong trường học cho rằng nó bảo vệ các bé gái Hồi giáo khỏi bị ép mang khăn trùm đầu, song luật cũng hạn chế những người muốn mang khăn trùm đầu – hoặc bất kỳ biểu trưng tôn giáo "dễ nhận biết" náo khác, bao gồm các chữ thập Cơ Đốc giáo cỡ lớn và khăn xếp của người Sikh – để biểu thị tín ngưỡng của họ."[269] Cộng đồng Do Thái tại Pháp ước tính có khoảng 600.000 người, là cộng đồng Do Thái lớn thứ ba trên thế giới sau các cộng đồng tại Israel và Hoa Kỳ.
Theo nguyên tắc laïcité, pháp luật cấm chỉ công nhận bất kỳ quyền lợi cụ thể nào cho một cộng đồng tôn giáo (ngoại trừ các quy chế di sản như cho giáo sĩ quân đội và pháp luật địa phương tại Alsace-Moselle). Luật công nhận các tổ chức tôn giáo, theo tiêu chuẩn pháp lý chính thức mà không đề cập đến thuyết lý tôn giáo. Đổi lại, các tổ chức tôn giáo được mong đợi kiềm chế can thiệp vào quá trình lập chính sách.[270] Các tổ chức nhất định như Khoa Luận giáo, Gia đình Quốc tế, Giáo hội Thống nhất, hay Thánh điện Thái dương được xem là giáo phái (secte trong tiếng Pháp),[271] và do đó không có vị thế tương tự như các tôn giáo được công nhận tại Pháp. Secte được cho là thuật ngữ có ý nghĩa xấu tại Pháp.[272]
Y tế
[sửa | sửa mã nguồn]Hệ thống y tế Pháp mang tính toàn dân, phần lớn được tài trợ từ bảo hiểm y tế quốc dân của chính phủ. Trong đánh giá năm 2000 về các hệ thống y tế thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới nhận xét rằng Pháp cung cấp dịch vụ "gần với y tế toàn thể nhất" trên thế giới.[274] Tổ chức Y tế Thế giới xếp hệ thống y tế của Pháp ở hạng nhất thế giới vào năm 1997.[275][276] Năm 2011, Pháp chi 11,6% GDP cho y tế, tức trung bình 4.086 USD cho mỗi cá nhân,[277] con số này cao hơn nhiều so với chi tiêu bình quân của các quốc gia châu Âu song thấp hơn của Hoa Kỳ. Khoảng 77% chi phí y tế được chi trả bởi các cơ quan do chính phủ tài trợ.[278]
Chăm sóc y tế thường là miễn phí cho người dân bị mắc các bệnh mãn tính như ung thư, AIDS hay xơ nang. Bình quân tuổi thọ dự tính khi sinh là 78 năm đối với nam giới và 85 năm đối với nữ giới, thuộc hàng cao nhất trong Liên minh châu Âu.[279] Pháp có 3,22 bác sĩ trên 1000 cư dân,[280] và chi tiêu y tế bình quân đầu người là 4.719 USD vào năm 2008.[281] Tính đến năm 2007[cập nhật], khoảng 140.000 cư dân (0,4%) Pháp sống cùng với HIV/AIDS.[89]
Dù người Pháp có tiếng là thuộc hàng thanh mảnh nhất trong các quốc gia phát triển,[282][283][284][285] song Pháp cũng phải đối diện với tình trạng béo phì gia tăng và gần đây đã trở thành bệnh dịch, hầu hết là do thay đổi thói quen ăn uống của người Pháp từ ẩm thực Pháp truyền thống có lợi cho sức khoẻ sang "thức ăn rác" có hại cho sức khoẻ.[282][283][286] Tỷ lệ béo phì tại Pháp vẫn thấp xa so với tỷ lệ của Hoa Kỳ, và vẫn thấp nhất châu Âu.[285][286] Nhà cầm quyền nay nhìn nhận béo phì là một trong các vấn đề y tế công cộng chính[287] và chiến đấu quyết liệt với nó. Tỷ lệ trẻ em béo phì đang chậm lại tại Pháp, trong khi tiếp tục tăng lên tại các quốc gia khác.[288]
Giáo dục
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1802, Napoléon lập ra lycée (trung học phổ thông).[289] Tuy thế, Jules Ferry được cho là cha đẻ của trường học hiện đại tại Pháp, có đặc điểm là miễn phí, thế tục và bắt buộc cho đến năm 13 tuổi kể từ 1882[290] (hiện nay giáo dục nghĩa vụ tại Pháp kéo dài cho đến tuổi 16[291]).
Hiện nay, hệ thống trường học tại Pháp mang tính tập trung, và gồm có ba cấp là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục bậc đại học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) hợp tác với OECD xếp hạng giáo dục Pháp có thành tích thứ 25 thế giới vào năm 2006, không cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể mức trung bình của OECD.[292] Giáo dục tiểu học và trung học chủ yếu là trong các trường học công lập, do Bộ Giáo dục Quốc dân điều hành. Tại Pháp, giáo dục là bắt buộc từ 6-16 tuổi, và trường học công lập có đặc điểm thế tục và miễn phí. Đào tạo và trả lương cho giáo viên và chương trình giảng dạy là trách nhiệm của nhà nước trung ương, song quản lý các trường tiểu học và trung học do nhà cầm quyền địa phương giám sát. Giáo dục tiểu học gồm hai giai đoạn, trường nhà trẻ (école maternelle) và trường cơ bản (école élémentaire). Trường nhà trẻ nhắm mục tiêu kích thích trí tuệ của trẻ em và thúc đẩy xã hội hoá của chúng và phát triển hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ và số đếm. Khoảng tuổi thứ sáu, trẻ chuyển sang trường cơ bản, với các mục tiêu chủ yếu là học viết, tính toán và bổn phận công dân. Giáo dục trung học cũng gồm hai giai đoạn, giai đoạn đầu được tiến hành thông qua các collège và kết quả là đạt chứng chỉ quốc gia (Diplôme national du brevet). Giai đoạn hai được tiến hành trong các lycée và kết thúc là kỳ khảo thí quốc gia để đỗ bằng tú tài (baccalauréat, về nghề nghiệp, kỹ thuật hoặc tổng quan) hoặc chứng chỉ năng lực nghề nghiệp (certificat d'aptitude professionelle).
Giáo dục bậc đại học được chia thành các đại học công lập và các Grande école danh giá có tuyển chọn như Sciences Po Paris về nghiên cứu chính trị, HEC Paris về kinh tế, Polytechnique và Mines ParisTech đào tạo các kỹ sư chất lượng cao, hay Trường Quốc gia Hành chính Pháp về sự nghiệp và Grands Corps của nhà nước. Các Grandes école bị chỉ trích do cáo buộc về chủ nghĩa tinh hoa;[293] họ đào tạo ra nhiều người nếu không muốn nói là hầu hết các công chức, CEO và chính trị gia cấp cao của Pháp. Do giáo dục bậc đại học được nhà nước tài trợ nên chi phí rất thấp, học phí là từ €150 đến €700 tuỳ trường đại học và mức độ giáo dục khác nhau (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Một người có thể đạt bằng thạc sĩ (trong 5 năm) với chỉ khoảng €750–3.500. Học phí tại các trường kỹ thuật công lập tương đương với đại học, dù cao hơn một chút (khoảng €700). Tuy nhiên, học phí có thể lên đến €7000 một năm trong các trường kỹ thuật tư thục, còn các trường kinh doanh tư hữu hoặc bán tư hữu có học phí lên đến €15.000 mỗi năm. Bảo hiểm y tế cho sinh viên miễn phí cho đến tuổi 20.
Văn hoá
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp và Ý từng là 2 trung tâm phát triển văn hoá phương Tây trong nhiều thế kỷ. Nhiều nghệ sĩ Pháp nằm vào hàng có danh tiếng nhất trong thời kỳ của họ, và Pháp vẫn được thế giới công nhận về truyền thống văn hoá phong phú. Các chế độ chính trị kế tiếp nhau đã luôn thúc đẩy sáng tạo nghệ thuật, và việc lập Bộ Văn hoá vào năm 1959 giúp bảo tồn di sản văn hoá của quốc gia, và khiến chúng có giá trị đối với công chúng. Bộ Văn hoá luôn hoạt động tích cực, có trợ cấp cho các nghệ sĩ, xúc tiến văn hoá Pháp trên thế giới, hỗ trợ các lễ hội và sự kiện văn hoá, bảo vệ các công trình kỷ niệm lịch sử. Chính phủ Pháp cũng thành công trong duy trì ngoại lệ văn hoá (trong đàm phán các hiệp định) nhằm bảo vệ các sản phẩm nghe nhìn trong nước.
Pháp tiếp nhận lượng du khách đông đảo nhất thế giới mỗi năm, phần lớn là nhờ có nhiều cơ sở văn hoá và công trình kiến trúc lịch sử trải khắp lãnh thổ. Pháp có khoảng 1.200 bảo tàng, đón tiếp trên 50 triệu khách mỗi năm.[294] Các địa điểm văn hoá quan trọng nhất do chính phủ điều hành, chẳng hạn như thông qua cơ quan công cộng Trung tâm Công trình kỷ niệm Quốc gia (CMN), là nơi chịu trách nhiệm đối với khoảng 85 công trình kỷ niệm lịch sử cấp quốc gia.
43.180 công trình kiến trúc được bảo vệ với danh nghĩa là công trình kỷ niệm lịch sử, bao gồm chủ yếu là dinh thự (nhiều khi là các toà thành, hay châteaux trong tiếng Pháp) và các công trình tôn giáo (nhà thờ chính toà, vương cung thánh đường, nhà thờ), song cũng có các tượng, đài kỷ niệm và khu vườn. UNESCO công nhận 43 địa điểm tại Pháp là di sản thế giới cho đến năm 2017.[295]
Mỹ thuật, Điêu Khắc
[sửa | sửa mã nguồn]Mỹ thuật Pháp vào thời Phục Hưng chịu ảnh hưởng rất lớn từ mỹ thuật Flanders và mỹ thuật Ý. Jean Fouquet là họa sĩ nổi tiếng nhất tại Pháp thời Trung cổ, ông được cho là người đầu tiên đến Ý và trải nghiệm sơ kỳ Phục Hưng. Trường phái Fontainebleau của mỹ thuật Phục Hưng được truyền cảm hứng trực tiếp từ các họa sĩ Ý như Primaticcio và Rosso Fiorentino, hai người này đều làm việc tại Pháp. Hai trong số các họa sĩ Pháp nổi tiếng nhất vào thời kỳ Baroque là Nicolas Poussin và Claude Lorrain, họ sống tại Ý. Thế kỷ XVII là giai đoạn hội họa Pháp trở nên xuất sắc và cá tính hoá thông qua chủ nghĩa kinh điển. Thừa tướng của Louis XIV là Jean-Baptiste Colbert thành lập Viện hàn lâm Hoàng gia về Hội họa và Điêu khắc vào năm 1648 để bảo hộ các nghệ sĩ này, và đến năm 1666 ông cho lập Viện hàn lâm Pháp tại Roma để có quan hệ trực tiếp với các họa sĩ Ý.
Các họa sĩ Pháp phát triển phong cách rococo trong thế kỷ XVIII, với tư cách là một sự mô phỏng mật thiết hơn về phong cách baroque cũ, tác phẩm của các họa sĩ được triều đình hỗ trợ là Antoine Watteau, François Boucher và Jean-Honoré Fragonard có tính điển hình nhất trong nước. Cách mạng Pháp tạo ra thay đổi rất lớn, như Napoléon chuộng các họa sĩ theo phong cách tân cổ điển như Jacques-Louis David và Viện hàn lâm Mỹ thuật có ảnh hưởng lớn đã định ra một phong cách gọi là chủ nghĩa học viện. Vào lúc này, Pháp đã trở thành một trung tâm của sáng tạo nghệ thuật, trong nửa đầu thế kỷ có hai phong trào kế tiếp nhau chi phối mỹ thuật Pháp là chủ nghĩa lãng mạn với Théodore Géricault và Eugène Delacroix, và chủ nghĩa hiện thực với Camille Corot, Gustave Courbet và Jean-François Millet, phong cách hiện thực cuối cùng tiến hoá thành chủ nghĩa tự nhiên. Điêu khắc thì có Auguste Rodin, Camille Claudel, Antoine Bourdelle, Marie-Anne Collot, Marcel Duchamp, Louise Bourgeois, Frédéric Auguste Bartholdi,...
Trong nửa cuối thế kỷ XIX, ảnh hưởng của Pháp đối với hội họa thế giới trở nên quan trọng hơn, với sự phát triển của các phong cách hội họa mới như trường phái ấn tượng và trường phái tượng trưng. Các họa sĩ ấn tượng nổi tiếng nhất trong giai đoạn này là Camille Pissarro, Édouard Manet, Edgar Degas, Claude Monet và Auguste Renoir.[296] Thế hệ thứ nhì các họa sĩ theo phong cách ấn tượng có Paul Cézanne, Paul Gauguin, Toulouse-Lautrec và Georges Seurat, họ cũng ở thế tiên phong về tiến triển mỹ thuật,[297] cùng với các họa sĩ theo trường phái dã thú là Henri Matisse, André Derain và Maurice de Vlaminck.[298][299] Lúc khởi đầu thế kỷ XX, xu hướng lập thể được phát triển bởi Georges Braque và một họa sĩ người Tây Ban Nha sống tại Paris là Pablo Picasso. Một số họa sĩ nước ngoài khác cũng định cư hoặc làm việc tại khu vực Paris là Vincent van Gogh, Marc Chagall, Amedeo Modigliani và Wassily Kandinsky.
Nhiều bảo tàng tại Pháp hoàn toàn hoặc có một phần dành cho các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Một bộ sưu tập khổng lồ về các kiệt tác cũ được tạo ra từ thế kỷ XVIII trở về trước được trưng bày trong Bảo tàng Louvre thuộc sở hữu nhà nước, như Mona Lisa. Trong khi Cung điện Louvre từ lâu đã là một bảo tàng, thì Bảo tàng Orsay được khánh thành từ năm 1986 tại một ga đường sắt cũ trong cuộc tái tổ chức quy mô lớn các bộ sưu tập nghệ thuật quốc gia, nhằm tập hợp các bức hoạ của Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX (chủ yếu là các phong trào ấn tượng và dã thú).[300][301] Các tác phẩm hiện đại được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Quốc gia, từ năm 1976 nó được chuyển về Trung tâm Georges Pompidou. Ba bảo tàng thuộc sở hữu nhà nước này tiếp đón gần 17 triệu khách mỗi năm.[302] Các bảo tàng quốc gia khác lưu giữ các tác phẩm hội họa phải kể đến Grand Palais, ngoài ra còn nhiều bảo tàng thuộc sở hữu của các thành phố, có nhiều khách nhất là Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại thành phố Paris với các tác phẩm đương đại.[302] Bên ngoài Paris, toàn bộ các thành phố lớn đều có một bảo tàng mỹ thuật với một khu vực dành cho hội họa châu Âu và Pháp. Một số bộ sưu tập tốt nhất nằm tại Montsoreau, Lyon, Lille, Rouen, Dijon, Rennes và Grenoble.
Kiến trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Vào thời Trung Cổ, các quý tộc phong kiến xây dựng nhiều toà thành kiên cố nhằm biểu thị quyền lực của họ. Một số tòa thành vẫn còn tồn tại như Chinon, Angers, Vincennes hay các toà thành Cathar. Trong thời kỳ này, Pháp sử dụng kiến trúc Roman giống như hầu khắp Tây Âu. Một vài ví dụ có ý nghĩa nhất về nhà thờ kiểu Roman tại Pháp là Vương cung thánh đường Saint Sernin tại Toulouse, là nhà thờ kiểu Roman lớn nhất tại châu Âu,[303] và phần còn lại của Tu viện Cluny.
Kiến trúc Gothic ban đầu có tên là Opus Francigenum tức "công trình kiểu Pháp",[304] được tạo ra tại Île-de-France và là phong cách kiến trúc Pháp đầu tiên được phỏng theo trên toàn châu Âu.[305] Miền bắc của Pháp có một số nhà thờ chính toà và vương cung thánh đường Gothic quan trọng nhất, đầu tiên phải kể đến Vương cung thánh đường Thánh Denis (từng là nghĩa địa hoàng gia); và các nhà thờ chính toà như Đức Bà Chartres và Đức Bà Amiens. Các quốc vương đăng cơ tại một nhà thờ Gothic quan trọng khác là Đức Bà Reims.[306] Ngoài nhà thờ, kiến trúc Gothic còn từng được sử dụng tại nhiều địa điểm tôn giáo, quan trọng nhất là Cung điện của Giáo hoàng tại Avignon. Thắng lợi chung cuộc trong Chiến tranh Trăm năm đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong tiến triển của kiến trúc Pháp. Đây là thời kỳ của Phục Hưng Pháp và một số nghệ sĩ từ Ý được mời đến triều đình Pháp, nhiều cung điện được xây dựng tại thung lũng Loire, như các toà thành dinh thự Château de Chambord, Château de Chenonceau hay Château d'Amboise.
Sau thời Phục Hưng và kết thúc thời Trung cổ, kiến trúc Baroque thay thế phong cách Gothic truyền thống. Tuy nhiên, tại Pháp kiến trúc Baroque đạt được thành công lớn hơn trong phạm vi thế tục thay vì tôn giáo.[307] Trong phạm vi thế tục, Cung điện Versailles mang nhiều đặc điểm baroque. Jules Hardouin Mansart là người thiết kế phần mở rộng của Cung điện Versailles, ông là một trong các kiến trúc sư Pháp có ảnh hưởng nhất trong giai đoạn baroque; ông nổi tiếng vì mái vòm tại Điện Invalides.[308] Một số trong những kiến trúc baroque cấp tỉnh ấn tượng nhất nằm ở những nơi khi đó chưa thuộc Pháp, như Place Stanislas tại Nancy. Về mặt kiến trúc quân sự, Vauban thiết kế một số thành trì vào hàng có hiệu quả nhất tại châu Âu, và trở thành một kiến trúc sư quân sự có ảnh hưởng; do đó, các công trình của ông được mô phỏng khắp châu Âu, châu Mỹ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.[309][310]
Sau Cách mạng Pháp, những người Cộng hoà chuộng kiến trúc tân cổ điển, song phong cách này được đưa đến Pháp từ trước cách mạng với các công trình như Điện Panthéon hay Toà thị chính Toulouse. Khải Hoàn Môn và Nhà thờ Madeleine được xây vào thời Đệ Nhất Đế quốc, chúng là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách kiến trúc Đế quốc.[312] Dưới thời Napoléon III, phát sinh một làn sóng mới về đô thị hoá và kiến trúc; các công trình phung phí như Palais Garnier kiểu tân baroque được xây dựng. Quy hoạch đô thị vào đương thời rất có tổ chức và khắt khe; chẳng hạn như các cải tạo Paris của Haussmann. Kiến trúc liên hệ với giai đoạn này có tên là Đệ Nhị Đế quốc. Khi đó, diễn ra một phong trào khôi phục Gothic mạnh trên khắp châu Âu cũng như tại Pháp; kiến trúc sư có liên hệ là Eugène Viollet-le-Duc. Vào cuối thế kỷ XIX, Gustave Eiffel thiết kế nhiều cầu như Garabit, và là một trong các nhà thiết kế cầu có ảnh hưởng nhất vào đương thời, song ông được nhớ đến nhiều nhất với Tháp Eiffel.
Sang thế kỷ XX, kiến trúc sư người Thuỵ Sĩ-Pháp Le Corbusier thiết kế một số công trình tại Pháp. Gần đây hơn, các kiến trúc sư Pháp kết hợp các phong cách kiến trúc hiện đại lẫn cổ điển. Kim tự tháp kính Louvre là một minh hoạ cho kiến trúc hiện đại được đặt thêm vào một toà nhà cổ hơn. Các toà nhà khó khăn nhất trong việc tích hợp trong các thành phố Pháp là những toà nhà chọc trời, do có thể thấy chúng từ xa. Chẳng hạn, từ năm 1977 các toà nhà mới tại Paris phải có chiều cao dưới 37 m.[313] Khu tài chính lớn nhất của Pháp là La Défense nằm ngoài giới hành chính của Paris, tại đây có nhiều toà nhà chọc trời.[314] Các công trình lớn khác gặp thách thức để tích hợp với môi trường xung quanh là các cây cầu lớn; chẳng hạn như Cầu cạn Millau. Một số kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng của Pháp là Jean Nouvel, Dominique Perrault, Christian de Portzamparc hay Paul Andreu.
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Văn học Pháp sơ khởi có niên đại từ thời Trung cổ, khi lãnh thổ Pháp hiện nay chưa có một ngôn ngữ thống nhất. Tồn tại một số ngôn ngữ và phương ngữ, và các nhà văn sử dụng chính tả và ngữ pháp của riêng họ. Một số tác giả của các văn bản thời Trung cổ tại Pháp vẫn chưa được biết tên, chẳng hạn như Tristan và Iseult hay Lancelot-Grail. Các tác giả đã biết tên phải kể đến như Chrétien de Troyes và Công tước Guillaume IX của Aquitaine, là người viết bằng tiếng Occitan. Nhiều thơ và văn xuôi Pháp thời Trung cổ lấy cảm hứng từ các truyền thuyết Pháp, như Trường ca Roland và các sử thi Chanson de geste. Roman de Renart do Perrout de Saint Cloude viết vào năm 1175, kể về chuyện nhân vật Trung cổ Reynard ('cáo') và là một ví dụ khác về văn chương Pháp thời ban đầu.
Một nhà văn quan trọng trong thế kỷ XVI là François Rabelais, tiểu thuyết Gargantua và Pantagruel của ông vẫn nổi tiếng và được đánh giá cao cho đến nay. Michel de Montaigne là nhân vật lớn khác của văn học Pháp trong thế kỷ này, tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Essais, tạo ra thể loại văn học tiểu luận.[315] Thơ Pháp trong thế kỷ XVI có đại biểu là Pierre de Ronsard và Joachim du Bellay, cả hai lập ra phong trào văn học La Pléiade. Sang thế kỷ XVII, Madame de La Fayette cho xuất bản La Princesse de Clèves ẩn danh, tiểu thuyết này được cho là một trong các tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của mọi thời đại.[316] Jean de La Fontaine là một trong các nhà văn ngụ ngôn nổi tiếng nhất trong thời kỳ này, ông viết hàng trăm truyện ngụ ngôn, chẳng hạn như Kiến và Châu chấu. Các thế hệ học sinh Pháp được học truyện ngụ ngôn của ông, nó được cho là giúp dạy sự thông thái và ý thức chung cho người trẻ. Một số đoạn thơ của ông đi vào ngôn ngữ đại chúng để trở thành tục ngữ.[317]
Jean Racine nắm vững lạ thường thể thơ alexandrine và tiếng Pháp, và được tán dương trong nhiều thế kỷ, ông sáng tác các vở kịch như Phèdre hay Britannicus. Ông cùng với Pierre Corneille và Molière được cho là ba nhà soạn kịch vĩ đại của thời đại hoàng kim tại Pháp. Molière dường như là một trong các bậc thầy vĩ đại nhất về hài kịch của văn học phương Tây,[319] ông viết hàng chục vở kịch, như Le Misanthrope, L'Avare, Le Malade imaginaire và Le Bourgeois Gentilhomme. Các vở kịch của ông nổi tiếng khắp thế giới đến mức tiếng Pháp đôi khi được gọi là "ngôn ngữ của Molière",[320].
Văn học Pháp phát triển hưng thịnh hơn nữa trong thế kỷ XVIII và XIX. Các tác phẩm nổi tiếng nhất của Denis Diderot là Jacques le fataliste và Le Neveu de Rameau. Tuy nhiên, ông nổi tiếng trong vai trò là người biên tập chính của Encyclopédie, đại bách khoa toàn thư này có mục tiêu là tập hợp toàn bộ kiến thức trong thế kỷ của ông và trình bày nó cho nhân dân nhằm chống lại sự thiếu hiểu biết và chính sách ngu dân. Cũng trong thế kỷ này, Charles Perrault có nhiều tác phẩm nổi tiếng thuộc thể loại truyện cổ tích cho thiếu nhi như Mèo đi hia, Cô bé Lọ Lem, Người đẹp ngủ trong rừng và Lão Râu Xanh. Vào lúc khởi đầu thế kỷ XIX, thơ tượng trưng là một phong trào quan trọng trong văn học Pháp, với các nhà thơ như Charles Baudelaire, Paul Verlaine và Stéphane Mallarmé.[321]
Victor Hugo đôi khi được nhìn nhận là "nhà văn Pháp vĩ đại nhất mọi thời đại" vì vượt trội trong toàn bộ các thể loại văn chương. Lời tựa của vở kịch Cromwell được cho là bản tuyên ngôn của phong trào lãng mạn. Les Contemplations và La Légende des siècles được cho là "kiệt tác thơ",[322] Thơ của Hugo được so sánh với thơ của Shakespeare, Dante và Homère.[322] Tiểu thuyết Những người khốn khổ của ông được nhìn nhận rộng rãi là một trong các tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại[323] và Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn còn rất được ưa thích. Các tác giả lớn khác trong thế kỷ XIX gồm có Alexandre Dumas (Ba chàng lính ngự lâm và Bá tước Monte Cristo), Jules Verne (Hai vạn dặm dưới đáy biển), Émile Zola (Les Rougon-Macquart), Honoré de Balzac (Tấn trò đời), Guy de Maupassant, Théophile Gautier và Stendhal (Đỏ và đen, Tu viện thành Parme), tác phẩm của họ thuộc vào hàng nổi tiếng nhất tại Pháp và thế giới.
Giải Goncourt là một giải thưởng văn học Pháp, được trao lần đầu vào năm 1903.[324] Các nhà văn quan trọng trong thế kỷ XX gồm có Marcel Proust, Louis-Ferdinand Céline, Albert Camus và Jean-Paul Sartre. Antoine de Saint-Exupéry viết Hoàng tử bé, tác phẩm vẫn được trẻ em và người lớn khắp thế giới ưa thích trong nhiều thập kỷ.[325] Tính đến năm 2014[cập nhật], Pháp có lượng tác giả đạt được giải Nobel Văn học nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[326] Người đầu tiên đạt giải Nobel Văn học là một tác giả Pháp, nhà văn Pháp gần đây đạt giải Nobel Văn học là Patrick Modiano vào năm 2014.[326]
Triết học
[sửa | sửa mã nguồn]Chi phối triết học Trung cổ là triết học kinh viện, tình trạng này kéo dài cho đến khi chủ nghĩa nhân văn nổi lên vào thời Phục Hưng. Triết học hiện đại bắt đầu tại Pháp trong thế kỷ XVII với các triết gia như René Descartes, Blaise Pascal và Nicolas Malebranche. Descartes hồi sinh triết học phương Tây vốn suy thoái sau thời Hy Lạp và La Mã.[327] Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi của ông thay đổi khách thể chính của tư tưởng triết học và nêu lên một số vấn đề căn bản nhất cho một số người nước ngoài như Spinoza, Leibniz, Hume, Berkeley và Kant.
Các triết gia Pháp sản sinh một số tác phẩm chính trị vào hàng quan trọng nhất trong Thời kỳ Khai sáng. Trong Tinh thần pháp luật, Montesquieu nêu lên lý thuyết về nguyên tắc phân chia quyền lực, là điều được thi hành trong toàn bộ các chế độ dân chủ tự do, sau khi được áp dụng lần đầu tại Hoa Kỳ. Trong Khế ước xã hội, Jean-Jacques Rousseau công khai chỉ trích các chế độ quân chủ thần quyền tại châu Âu và khẳng định mạnh mẽ nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân. Voltaire trở thành hiện thân của Thời kỳ Khai sáng với những biện hộ về tự do dân sự như quyền xét xử tự do và tự do tôn giáo.
Tư tưởng tại Pháp trong thế kỷ XIX đặt mục tiêu vào phản ứng trước náo động xã hội sau Cách mạng Pháp. Các triết gia duy lý như Victor Cousin và Auguste Comte, người kêu gọi một học thuyết xã hội mới, bị phản đối bởi các nhà tư tưởng phản động như Joseph de Maistre, Louis de Bonald và Félicité Robert de Lamennais, họ đổ lỗi cho những người duy lý bác bỏ trật tự truyền thống. De Maistre cùng với triết gia người Anh Edmund Burke được cho là những người sáng lập chủ nghĩa bảo thủ châu Âu, trong khi Comte được cho là người thành lập chủ nghĩa thực chứng, luận thuyết này được Émile Durkheim định nghĩa lại để làm cơ sở cho nghiên cứu xã hội.
Trong thế kỷ XX, một phần để phản ứng trước điều được cho là thái quá của chủ nghĩa thực chứng, thuyết duy tâm Pháp phát triển mạnh với các nhà tư tưởng như Henri Bergson và nó ảnh hưởng đến chủ nghĩa thực dụng Hoa Kỳ và phiên bản của Whitehead về triết học quá trình. Trong khi đó, tri thức luận Pháp trở thành một trường phái tư tưởng nổi bật với Jules Henri Poincaré, Gaston Bachelard, Jean Cavaillès và Jules Vuillemin. Ảnh hưởng từ hiện tượng học và chủ nghĩa hiện sinh từ Đức, triết học của Jean-Paul Sartre có được ảnh hưởng mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai, và Pháp đến cuối thế kỷ XX trở thành cái nôi của triết học hậu hiện đại với Jean-François Lyotard, Jean Baudrillard, Jacques Derrida và Michel Foucault.
Âm nhạc
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp có lịch sử âm nhạc lâu dài và đa dạng, trải qua một giai đoạn hoàng kim trong thế kỷ XVII nhờ bảo trợ của Louis XIV, vị quốc vương này đưa một số nhạc sĩ và nhà soạn nhạc tài năng vào làm việc trong triều đình. Các nhà soạn nhạc nổi danh nhất trong giai đoạn này gồm có Marc-Antoine Charpentier, François Couperin, Michel-Richard Delalande, Jean-Baptiste Lully và Marin Marais, họ đều là người của triều đình. Sau khi Louis XIV mất, sáng tạo âm nhạc của Pháp mất đi động lực, song đến thế kỷ sau đó âm nhạc của Jean-Philippe Rameau đạt được thanh thế đáng kể, và ngày nay ông vẫn là một trong các nhà soạn nhạc Pháp nổi tiếng nhất. Rameau trở thành nhà soạn nhạc chiếm ưu thế của opera Pháp và là nhà soạn nhạc Pháp hàng đầu về đàn clavecin.[329]
Các nhà soạn nhạc Pháp có vai trò quan trọng trong âm nhạc thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tức vào giai đoạn âm nhạc lãng mạn. Âm nhạc lãng mạn nhấn mạnh dâng hiến cho thiên nhiên, đam mê với quá khứ và siêu nhiên, khám phá những âm thanh bất thường, kỳ lạ và gây ngạc nhiên, và tập trung vào bản sắc dân tộc. Giai đoạn này cũng là một thời hoàng kim của opera. Các nhà soạn nhạc Pháp trong giai đoạn lãng mạn gồm có Hector Berlioz (Symphonie fantastique), Georges Bizet (Carmen trở thành một trong các opera phổ biến và trình diễn thường xuyên nhất), Gabriel Fauré (Pavane, Requiem và các khúc cảnh đêm), Charles Gounod (Ave Maria và opera Faust), Jacques Offenbach (có 100 operetta trong thập niên 1850–1870 và opera chưa hoàn thành Những câu chuyện của Hoffmann), Édouard Lalo (Symphonie espagnole cho đàn violin và dàn nhạc cùng Cello Concerto trong cung Rê thứ), Jules Massenet (có hơn 30 opera, được trình diễn thường xuyên nhất là Manon (1884) và Werther (1892)) và Camille Saint-Saëns (Lễ hội muông thú, Vũ điệu thần chết, Samson và Delilah (Opera), Introduction and Rondo Capriccioso và Giao hưởng số 3).
Érik Satie là một thành viên chủ chốt của phái tiên phong Paris đầu thế kỷ XX, nổi tiếng với Gymnopédies. Các tác phẩm được biết đến nhiều nhất của Francis Poulenc là tổ khúc piano Trois mouvements perpétuels (1919), ba lê Les biches (1923), Concert champêtre (1928) cho đàn clavecin và dàn nhạc, opera Dialogues des Carmélites (1957), và Gloria (1959) cho giọng nữ cao, hợp xướng và dàn nhạc. Maurice Ravel và Claude Debussy là những nhân vật nổi bật nhất có liên hệ đến âm nhạc ấn tượng. Debussy nằm trong số các nhà soạn nhạc có ảnh hưởng nhất vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, và việc ông sử dụng thang âm phi truyền thống và nửa cung có ảnh hưởng đến nhiều nhà soạn nhạc sau này.[330] Âm nhạc của Debussy được chú ý do nội dung giác quan và thường sử dụng âm nhạc phi giọng điệu. Hai nhà soạn nhạc sáng tạo ra các thể thức âm nhạc mới[331][332][333][334] và âm thanh mới. Các tác phẩm piano của Ravel như Jeux d'eau, Miroirs, Le tombeau de Couperin và Gaspard de la nuit yêu cầu trình độ cao đáng kể. Sự tinh thông của ông về phối dàn nhạc được minh chứng trong Rapsodie espagnole, Daphnis et Chloé, bản cải biên của ông về Bức tranh tại hội Triển lãm của Modest Mussorgsky và tác phẩm Boléro (1928) dành cho dàn nhạc.
Gần đây hơn, vào giữa thế kỷ XX, Maurice Ohana, Pierre Schaeffer và Pierre Boulez góp phần vào sự phát triển của âm nhạc cổ điển đương đại.[335]
Âm nhạc Pháp về sau đi theo xu hướng nổi lên nhanh chóng của nhạc pop và rock vào giữa thế kỷ XX. Mặc dù các tác phẩm bằng tiếng Anh được ưa thích trong nước, song âm nhạc đại chúng Pháp hay còn gọi là chanson française vẫn rất phổ biến. Trong số các nghệ sĩ Pháp quan trọng nhất của thế kỷ có Édith Piaf, Georges Brassens, Léo Ferré, Charles Aznavour và Serge Gainsbourg. Mặc dù Pháp có rất ít ban nhạc rock so với các quốc gia nói tiếng Anh,[336] song các ban nhạc như Noir Désir, Mano Negra, Niagara, Les Rita Mitsouko và gần đây hơn là Superbus, Phoenix và Gojira,[337] hay Shaka Ponk, được ưa thích trên toàn thế giới.
Các nghệ sĩ Pháp khác có sự nghiệp quốc tế được ưa thích phải kể đến Dalida, Mireille Mathieu, Mylène Farmer[337] và Nolwenn Leroy,[338] những người tiên phong về âm nhạc điện tử như Jean-Michel Jarre, Laurent Garnier và Bob Sinclar, sau đó là Martin Solveig và David Guetta. Trong các thập niên 1990 và 2000, các bộ đôi nhạc điện tử Daft Punk, Justice và Air cũng trở nên nổi tiếng thế giới và đóng góp cho danh tiếng của nhạc điện tử trên thế giới.[337][339][340]
Trong số các sự kiện và thể chế âm nhạc hiện hành tại Pháp, nhiều hạng mục dành riêng cho âm nhạc cổ điển và opera. Các thể chế có thanh thế nhất là Nhà hát opera quốc gia Paris thuộc sở hữu nhà nước (có hai địa điểm tại Palais Garnier và Opéra Bastille), Nhà hát opera quốc gia Lyon, Nhà hát Châtelet tại Paris, Nhà hát Capitole tại Toulouse và Nhà hát lớn Bordeaux. Về các lễ hội âm nhạc, có một số sự kiện được tổ chức, phổ biến nhất là lễ hội nhạc rock Eurockéennes và Rock en Seine. Fête de la Musique được nhiều thành phố nước ngoài phỏng theo, nó được chính phủ Pháp tổ chức lần đầu vào năm 1982.[341][342]
Điện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Pháp có liên kết lịch sử và mạnh mẽ với điện ảnh, hai anh em người Pháp là Auguste và Louis Lumière sáng tạo ra điện ảnh vào năm 1895.[346] Một vài phong trào điện ảnh quan trọng như Nouvelle Vague (làn sóng mới) trong thập niên 1950 và 1960 được khởi đầu tại Pháp. Pháp được chú ý do có một ngành công nghiệp làm phim đặc biệt mạnh, một phần là do được chính phủ Pháp bảo hộ.[347][cần cập nhật] Pháp vẫn đứng vào hàng đầu về sản xuất phim, vào năm 2006 họ sản xuất nhiều phim nhất châu Âu.[348] Pháp còn tổ chức Liên hoan phim Cannes, đây là một trong các liên hoan phim quan trọng và nổi tiếng nhất thế giới.[349][350]
Ngoài truyền thống làm phim nhiệt tình và sáng tạo, Pháp cũng là một nơi tập hợp của giới nghệ sĩ trên khắp châu Âu và thế giới. Nhờ đó, điện ảnh Pháp đôi khi gắn liền với điện ảnh ngoại quốc. Các đạo diễn đến từ các quốc gia như Ba Lan, Argentina, Nga, Áo nổi bật trong hàng ngũ điện ảnh Pháp. Ngược lại, các đạo diễn Pháp cũng có sự nghiệp phong phú và có ảnh hưởng tại nước ngoài, như Luc Besson, Jacques Tourneur hay Francis Veber tại Hoa Kỳ.
Mặc dù thị trường phim Pháp do Hollywood chi phối, song Pháp là quốc gia đặc biệt trên thế giới khi phim Mỹ chỉ chiếm 50% thị phần doanh thu phim vào năm 2005, so với 77% tại Đức và 69% tại Nhật Bản.[351] Các phim Pháp chiếm 35% tổng doanh thu phim tại Pháp trong cùng năm này, đây là mức cao nhất về doanh thu phim tại các quốc gia phát triển ngoài Hoa Kỳ, so với 14% tại Tây Ban Nha và 8% tại Anh.[351] Vào năm 2013, Pháp đứng thứ nhì về xuất khẩu phim trên thế giới chỉ sau Mỹ.[352]
Pháp và Italia từng là 2 trung tâm văn hoá thế giới trong nhiều thế kỷ,[249] song vị thế này đã bị Mỹ vượt qua. Sau đó, Pháp tiến hành các bước đi nhằm bảo vệ và xúc tiến văn hoá của mình, trở thành bên ủng hộ hàng đầu cho ngoại lệ văn hoá.[353] Pháp thành công trong việc thuyết phục toàn bộ các thành viên Liên minh châu Âu từ chối đưa văn hoá và sản phẩm nghe nhìn vào danh sách khu vực tự do hoá của WTO vào năm 1993.[354] Quyết định này được xác nhận trong một cuộc bỏ phiếu của UNESCO vào năm 2005, và nguyên tắc "ngoại lệ văn hoá" giành chiến thắng áp đảo khi chỉ có Hoa Kỳ và Israel bỏ phiếu chống.[355]
Thời trang
[sửa | sửa mã nguồn]Thời trang là một mặt hàng xuất khẩu công nghiệp và văn hoá quan trọng của Pháp kể từ thế kỷ XVII, và "haute couture" (may đo cao cấp) hiện đại bắt nguồn từ Paris trong thập niên 1860. Ngày nay, Paris cùng với Luân Đôn, Milano, và New York được cho là những thủ đô thời trang của thế giới, và Paris là quê hương hoặc trụ sở của nhiều hãng thời trang hàng đầu. Thuật ngữ Haute couture tại Pháp là một tên gọi được bảo hộ pháp lý, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nhất định.
Liên kết của Pháp với thời trang và phong cách (tiếng Pháp: la mode) có niên đại phần lớn là từ thời Louis XIV[356] khi các ngành xa xỉ phẩm tại Pháp ngày càng lớn mạnh dưới quyền kiểm soát của hoàng gia, và triều đình Pháp được cho là nắm toàn quyền về thị hiếu và phong cách tại châu Âu. Pháp lấy lại ưu thế về ngành thời trang cao cấp (tiếng Pháp: couture or haute couture) trong những năm 1860–1960 thông qua thiết lập các hãng may mặc lớn như Lanvin, Chanel, Dior và Givenchy. Ngành nước hoa Pháp đứng đầu thế giới và tập trung tại thị trấn Grasse.[357]
Trong thập niên 1960, "Haute couture" tinh hoa chịu chỉ trích từ văn hoá thanh niên Pháp. Năm 1966, nhà thiết kế Yves Saint Laurent tách khỏi quy tắc Haute Couture đã được định hình bằng cách tung ra một dòng prêt-à-porter ("may sẵn") và mở rộng thời trang Pháp đến sản xuất hàng loạt. Với tập trung cao hơn vào tiếp thị và sản xuất, các xu hướng mới được tạo ra nhờ Sonia Rykiel, Thierry Mugler, Claude Montana, Jean-Paul Gaultier và Christian Lacroix trong thập niên 1970 và 1980. Thập niên 1990 chứng kiến việc nhiều hãng thời thượng của Pháp kết hợp thành các tập đoàn sang trọng khổng lồ và đa quốc gia như LVMH.
Truyền thông
[sửa | sửa mã nguồn]So với các quốc gia phát triển khác, người Pháp không dành thời gian đọc báo nhiều bằng, do phát thanh truyền hình được ưa thích. Các nhật báo toàn quốc bán chạy nhất tại Pháp là Le Parisien Aujourd'hui en France, Le Monde và Le Figaro, ngoài ra còn có L'Équipe chuyên về thể thao.[358] Trong những năm qua, các nhật báo miễn phí có bước đột phá, khi Metro, 20 Minutes và Direct Plus đều phát được trên 650.000 bản vào năm 2010.[359] Tuy nhiên, được lưu hành rộng rãi nhất là nhật báo khu vực Ouest France với trên 750.000 bản vào năm 2010, và hơn 50 báo khu vực khác cũng có doanh số bán báo cao.[360][361] Các tạp chí hàng tuần đa dạng với trên 400 tạp chí hàng tuần chuyên biệt được xuất bản trong nước vào năm 2010.[362]
Các tạp chí tin tức có ảnh hưởng nhất là L'Obs tả khuynh, L'Express trung dung và Le Point hữu khuynh,[363] song được tiêu thụ nhiều nhất là các tạp chí hàng tuần của truyền hình và phụ nữ, trong số đó Marie Claire và Elle có các phiên bản nước ngoài. Các tạp chí hàng tuần có ảnh hưởng còn có Le Canard enchaîné và Charlie Hebdo, cũng như Paris Match. Giống như hầu hết quốc gia công nghiệp hoá khác, truyền thông in ấn chịu tác động của một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong những năm qua. Năm 2008, chính phủ đưa ra một sáng kiến lớn nhằm giúp cải cách khu vực và trở nên độc lập về tài chính,[364][365] song vào năm 2009 họ phải chi 600.000 euro để giúp truyền thông xuất bản đối phó với khủng hoảng kinh tế, ngoài trợ cấp hiện hữu.[366]
Năm 1974, sau nhiều năm độc quyền tập trung trong lĩnh vực phát thanh và truyền hình, cơ quan chính phủ ORTF được tách thành một số thể chế quốc gia, song ba kênh truyền hình hiện hữu và bốn đài phát thanh quốc gia[367][368] vẫn thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Phải đến năm 1981 chính phủ mới cho phép tự do phát sóng trên lãnh thổ, kết thúc độc quyền nhà nước về phát thanh.[368] Truyền hình Pháp được tự do hoá một phần trong hai thập niên sau đó, với việc thành lập một số kênh truyền hình thương mại, chủ yếu là truyền hình cáp và vệ tinh. Năm 2005, dịch vụ quốc gia Télévision Numérique Terrestre đưa truyền hình kỹ thuật số ra toàn lãnh thổ, tạo điều kiện lập các kênh khác.
Bốn kênh truyền hình quốc gia hiện tại thuộc về hãng France Télévisions thuộc sở hữu nhà nước, trong khi tập đoàn phát sóng công cộng Radio France vận hành năm đài phát thanh quốc gia. Trong số các kênh truyền thông công cộng này có Radio France Internationale phát chương trình bằng tiếng Pháp đến khắp thế giới, và kênh truyền hình quốc tế tiếng Pháp TV5 Monde. Năm 2006, chính phủ Pháp lập kênh tin tức toàn cầu France 24. Các kênh truyền hình lâu năm như TF1 (tư hữu hoá năm 1987), France 2 và France 3 có thị phần lớn nhất, trong khi các đài phát thanh RTL, Europe 1 và France Inter quốc hữu có ít người nghe.
Xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Theo một thăm dò của BBC vào năm 2010 trên toàn cầu, 49% người được hỏi trả lời có quan điểm tích cực về ảnh hưởng của Pháp, trong khi 19% có quan điểm tiêu cực.[369][370] Chỉ số nhãn hiệu quốc gia vào năm 2008 cho thấy Pháp có danh tiếng tốt thứ nhì thế giới, chỉ sau Đức.[371] Theo một thăm dò vào năm 2011, người Pháp có mức độ khoan dung tôn giáo cao nhất và là quốc gia có tỷ lệ cao nhất cư dân xác định bản sắc chủ yếu theo quốc tịch mà không phải theo tôn giáo.[372] Năm 2012, 69% người Pháp có quan điểm thiện chí với Hoa Kỳ, là một trong các quốc gia ủng hộ Mỹ nhất trên thế giới.[373] Trong tháng 1 năm 2010, tạp chí International Living xếp hạng Pháp là "quốc gia tốt nhất để sinh sống".[374]
Cách mạng Pháp tiếp tục thẩm thấu vào kí ước tập thể của quốc gia. Cờ tam tài, quốc ca "La Marseillaise", và khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái, được xác định trong Điều 1 của hiến pháp là các biểu trưng quốc gia, tất cả đều xuất hiện trong náo động văn hoá vào thời kỳ đầu cách mạng, cùng với nhân cách hoá quốc gia chung là Marianne. Ngoài ra, ngày quốc khánh nhằm tưởng nhớ cướp ngục Bastille vào 14 tháng 7 năm 1789.[375]
Một biểu trưng chung và truyền thống của người Pháp là gà trống Gaulois. Nó có nguồn gốc từ thời cổ đại, khi từ Gaullus trong tiếng La Tinh đều có nghĩa là "gà trống" cũng như "cư dân Gaule". Sau đó, hình tượng này trở thành đại diện được chia sẻ phổ biến nhất của người Pháp, được các quân chủ Pháp sử dụng, và sau đó là Cách mạng Pháp cùng các chế độ cộng hoà kế tiếp nhau với vị thế là đại diện cho bản sắc quốc gia, được sử dụng trên một số tem thư và đồng xu.[376]
Ẩm thực
[sửa | sửa mã nguồn]Ẩm thực Pháp nổi tiếng vì nằm vào hàng tinh tế nhất thế giới.[377][378] Phương pháp nấu nướng truyền thống khác biệt theo khu vực, người miền bắc chuộng sử dụng bơ để làm chất béo trong nấu ăn, trong khi dầu ô liu được sử dụng phổ biến hơn tại miền nam.[379] Hơn nữa, mỗi vùng của Pháp lại có các đặc sản truyền thống mang tính biểu trưng: Cassoulet tại miền tây nam, Choucroute tại Alsace, Quiche tại vùng Lorraine, thịt bò bourguignon tại Bourgogne, Tapenade tại Provence. Các sản phẩm trứ danh nhất của Pháp là rượu vang,[380] gồm Champagne, Bordeaux, Bourgogne, và Beaujolais cũng như đa dạng về các loại pho mát như Camembert, Roquefort và Brie. Có hơn 400 loại pho mát khác nhau.[381][382]
Một bữa ăn thường gồm có ba giai đoạn hors d'œuvre hoặc entrée (món khai vị, thỉnh thoảng là xúp), plat principal (món chính), fromage (món pho mát) và hoặc món tráng miệng, thỉnh thoảng là với một món salad được bày trước pho mát hoặc món tráng miệng.[383] Hors d'œuvres gồm có terrine de saumon au basilic (terrine cá hồi húng), lobster bisque (xúp tôm), foie gras (gan béo), xúp hành Pháp hoặc bánh croque monsieur. Đĩa thức ăn chính có thể gồm một pot au feu (bò hầm) hoặc thịt nướng và khoai tây chiên. Món tráng miệng có thể là bánh ngọt mille-feuille, macaron, éclair, crème brûlée, mousse, crêpe hay Café liégeois.
Ẩm thực Pháp cũng được cho là một yếu tố then chốt trong chất lượng sinh hoạt và sức hấp dẫn của Pháp.[374] Một xuất bản phẩm của Pháp là Sách hướng dẫn Michelin trao tặng ngôi sao Michelin cho sự xuất sắc của một vài cơ sở được lựa chọn.[384] Việc đạt được hay để mất một ngôi sao có thể gây tác động đáng kể đến thành công của một nhà hàng. Đến năm 2006, Sách hướng dẫn Michelin đã trao 620 sao cho các nhà hàng Pháp.[385][386] Ngoài truyền thống rượu vang, Pháp còn là nơi sản xuất bia quy mô lớn. Ba vùng làm bia chính tại Pháp là Alsace (60% sản lượng toàn quốc), Nord-Pas-de-Calais và Lorraine.
Thể thao
[sửa | sửa mã nguồn]Các môn thể thao được chơi phổ biến tại Pháp gồm có bóng đá, quần vợt,[387] rugby[388]. Pháp cũng tổ chức một số sự kiện như Giải bóng đá vô địch thế giới 1938 và 1998,[389] và Giải rugby vô địch thế giới 2007,[390] Pháp còn đăng cai Giải vô địch bóng đá châu Âu 2016. Stade de France tại Saint-Denis là sân vận động lớn nhất của Pháp và là nơi tổ chức các trận chung kết Giải bóng đá vô địch thế giới 1998 và Giải rugby vô địch thế giới 2007. Kể từ năm 1903, Pháp tổ chức giải đua xe đạp Tour de France thường niên, đây là giải đua xe đạp đường trường nổi tiếng nhất thế giới.[391][392] Pháp còn nổi tiếng với giải đua độ bền xe thể thao 24 giờ tại Le Mans.[393] Một số cuộc đấu quần vợt lớn diễn ra tại Pháp, trong đó có Paris Masters và Pháp mở rộng, một trong bốn giải đấu Grand Slam. Võ thuật Pháp gồm có quyền Pháp (savate) và đấu kiếm.
Pháp có liên hệ mật thiết với Thế vận hội hiện đại; một quý tộc Pháp là Nam tước Pierre de Coubertin đã đề xuất khôi phục đại hội vào cuối thế kỷ 19.[394][395] Sau khi Athens được trao quyền đăng cai kỳ Thế vận hội đầu tiên, Paris đăng cai kỳ Thế vận hội thứ nhì vào năm 1900.[396] Paris là trụ sở ban đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, trước khi họ chuyển đến Lausanne, Thuỵ Sĩ.[397] Từ năm 1900, Pháp từng đăng cai Thế vận hội trong bốn lần nữa: Thế vận hội Mùa hè 1924 cũng tại Paris[395] ba kỳ Thế vận hội Mùa đông (1924 tại Chamonix, 1968 tại Grenoble và 1992 tại Albertville).[395]
Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp và đội tuyển rugby quốc gia Pháp đều được mệnh danh là "Les Bleus" (xanh lam) nhằm chỉ màu áo của đội cũng như quốc kỳ tam tài Pháp. Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Pháp, có trên 1,8 triệu người đăng ký chơi, và trên 18.000 câu lạc bộ có đăng ký.[398] Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp nằm vào hàng thành công nhất thế giới, đặc biệt là vào các thập niên gần đây với hai chức vô địch World Cup 1998 (Pháp làm chủ nhà) và World Cup 2018 (tại Nga)[399], á quân thế giới vào năm 2006[400], 2022, hai chức vô địch Euro 1984,[401] 2000 và á quân Euro 2016.[402] Các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu quốc gia tranh tài trong Ligue 1. Pháp sản sinh một số cầu thủ vĩ đại nhất thế giới, như Zinedine Zidane từng ba lần nhận giải cầu thủ thế giới trong năm của FIFA, Michel Platini ba lần được nhận quả bóng vàng châu Âu, Just Fontaine là cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại một kỳ World Cup, Raymond Kopa là cầu thủ đầu tiên được nhận Bắc Đẩu Bội tinh, Olivier Giroud là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Pháp, Kylian Mbappé là cầu thủ châu Âu trẻ nhất từng vô địch World Cup.
Rugby union là một môn thể thao phổ biến, đặc biệt là tại Paris và miền tây nam của Pháp.[403] Đội tuyển rugby union quốc gia Pháp tranh tài trong mọi giải vô địch rugby thế giới, tham gia giải vô địch Sáu quốc gia thường niên. Xuất phát từ một giải đấu quốc nội mạnh, đội tuyển rugby Pháp từng hơn mười lần vô địch giải Sáu quốc gia, và từng 6 lần vào đến bán kết và ba lần vào đến chung kết của giải vô địch rugby thế giới. Rugby league là môn thể thao hầu hết được chơi và theo dõi tại miền nam của Pháp, trong các thành phố như Perpignan và Toulouse. Catalans Dragons và Toulouse Olympique là các câu lạc bộ nổi tiếng nhất hiện đang chơi tại Super League và RFL Championship, là giải đấu hàng đầu tại châu Âu.
Trong các thập niên gần đây, Pháp sản sinh nhiều cầu thủ bóng rổ tài năng thế giới, đáng chú ý nhất là Tony Parker. Đội tuyển bóng rổ Pháp giành cúp vàng tại Giải vô địch bóng rổ châu Âu 2013, và từng hai lần giành huy chương đồng Thế vận hội vào các năm 1948 và 2000.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Thành lập Vương quốc Tây của người Frank (Vương quốc Pháp) từ Đế quốc Carolus của Francia.
- ^ Liên minh châu Âu từ 1993.
- ^ Thành lập Đệ Ngũ Cộng hòa
- ^ Dữ liệu của Viện Địa lý Quốc gia Pháp, bao gồm các vùng nước.
- ^ Dữ liệu Đăng ký đất đai của Pháp, loại trừ hồ, ao và sông băng lớn hơn 1 km² (0.386 mi² hoặc 247 mẫu Anh) cũng như các cửa sông.
- ^ Toàn bộ Cộng hòa Pháp ngoại trừ các lãnh thổ hải ngoại ở Thái Bình Dương.
- ^ Lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương.
- ^ Các khu vực hải ngoại có mã điện thoại quốc gia riêng: Guadeloupe +590; Martinique +596; Guyane thuộc Pháp +594, Réunion và Mayotte +262; Saint Pierre và Miquelon +508, Nouvelle-Calédonie +687, Polynésie thuộc Pháp +689; Wallis và Futuna +681.
- ^ Ngoài .fr, một vài tên vùng Internet khác được sử dụng trong các khu vực hải ngoại của Pháp: .re, .mq, .gp, .tf, .nc, .pf, .wf, .pm, .gf và .yt. Pháp cũng sử dụng .eu cung với các thành viên khác trong Liên minh châu Âu. Tên vùng .cat được sử dụng trong các lãnh thổ nói tiếng Catalunya.
- ^ Các múi giờ trên lãnh thổ Cộng hoà Pháp trải từ UTC-10 (Polynésie thuộc Pháp) đến UTC+12 (Wallis và Futuna). Tổng cộng có tất cả 12 múi giờ khác nhau và cũng là nhiều nhất thế giới
- ^ Thời gian tiết kiệm ánh nắng chỉ áp dụng tại Chính quốc Pháp và Saint Pierre và Miquelon.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “A French Islam is possible” (PDF). Institut Montaigne. 2016. tr. 13. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2017.
- ^ a b “The World Factbook – Field Listing – Area”. CIA.gov. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Table 3: Population by sex, rate of population increase, surface area and density” (PDF). Demographic Yearbook. United Nations Statistics Division. 2012. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2017.
- ^ “France Métropolitaine”. INSEE. 2011. Bản gốc lưu trữ 28 tháng 3 năm 2019. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ “Demography – Population at the beginning of the month – Metropolitan France”. insee.fr. 2019. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2019.
- ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2021”. IMF.org. International Monetary Fund. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2021.
- ^ “Gini coefficient of equivalised disposable income – EU-SILC survey”. ec.europa.eu. Eurostat. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Human Development Report 2020” (PDF) (bằng tiếng Anh). United Nations Development Programme. 15 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2020.
- ^ Hargreaves, Alan G. biên tập (2005). Memory, Empire, and Postcolonialism: Legacies of French Colonialism. Lexington Books. tr. 1. ISBN 978-0-7391-0821-5.
- ^ R.R. Palmer and Joel Colton, A History of the Modern World (5th ed. 1978), p. 161
- ^ a b “UNWTO Highlights”. United Nations World Tourism Organization. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2013.
- ^ “GDP (current US$)”. Data.worldbank.org. The World Bank Group. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015.
- ^ a b “GDP, PPP (current international $)”. Data.worldbank.org. The World Bank Group. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Global Wealth Report” (PDF). Credit Suisse. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2014.
"In euro and USD terms, the total wealth of French households is very sizeable. Although it has just 1% of the world's adults, France ranks fourth among nations in aggregate household wealth – behind China and just ahead of Germany. Europe as a whole accounts for 35% of the individuals in the global top 1%, but France itself contributes a quarter of the European contingent.
- ^ “World Health Organization Assesses the World's Health Systems”. World Health Organization. ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- ^ “World Population Prospects – The 2006 Revision” (PDF). UN. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.
- ^ Jack S. Levy, War in the Modern Great Power System, 1495–1975, (2014) p. 29
- ^ a b “Europa Official Site – France”. EU. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
- ^ “History of France”. Discoverfrance.net. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
- ^ Perry, Walter Copland (1857). The Franks, from Their First Appearance in History to the Death of King Pepin. London: Longman, Brown, Green, Longmans, and Roberts.
- ^ Examples: “frank”. American Heritage Dictionary. “frank”. Webster's Third New International Dictionary. And so on.
- ^ Michel Rouche (1987). “The Early Middle Ages in the West”. Trong Paul Veyne (biên tập). A History of Private Life: From Pagan Rome to Byzantium. Belknap Press. tr. 425. ISBN 0-674-39974-9. OCLC 59830199.
- ^ Tarassuk, Leonid; Blair, Claude (1982). The Complete Encyclopedia of Arms and Weapons: the most comprehensive reference work ever published on arms and armor from prehistoric times to the present with over 1,250 illustrations. Simon & Schuster. tr. 186. ISBN 0-671-42257-X. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ Isidore of Seville, Etymologiarum sive originum, libri XVIII
- ^ a b c d Jean Carpentier (dir.), François Lebrun (dir.), Alain Tranoy, Élisabeth Carpentier et Jean-Marie Mayeur (préface de Jacques Le Goff), Histoire de France, Points Seuil, coll. " Histoire ", Paris, 2000 (1re éd. 1987), p. 17 ISBN 2-02-010879-8
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 20–24
- ^ The Cambridge ancient history. Cambridge University Press. 2000. tr. 754. ISBN 978-0-521-08691-2. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ Claude Orrieux (1999). A history of ancient Greece. John Wiley & Sons. tr. 62. ISBN 978-0-631-20309-4. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ Carpentier et al. 2000, p. 29
- ^ “Provence in Stone”. Life. ngày 13 tháng 7 năm 1953. tr. 77. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 44–45
- ^ a b Carpentier et al. 2000, pp. 53–55
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 76–77
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 79–82
- ^ Carpentier et al. 2000, p. 81
- ^ Carpentier et al. 2000, p. 84
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 84–88
- ^ Carpentier et al. 2000, pp. 84–88.
- ^ “Faith of the Eldest Daughter – Can France retain her Catholic heritage?”. Wf-f.org. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
- ^ “France”. Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011. See drop-down essay on "Religion and Politics until the French Revolution"
- ^ “Treaty of Verdun”. History.howstuffworks.com. ngày 27 tháng 2 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
- ^ “History of France – The Capetian kings of France: AD 987–1328”. Historyworld.net. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b Jean-Benoit Nadeau; Julie Barlow (ngày 8 tháng 1 năm 2008). The Story of French. St. Martin's Press. tr. 34–. ISBN 978-1-4299-3240-0.
- ^ “Massacre of the Pure”. Time. New York. ngày 28 tháng 4 năm 1961. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ a b Albert Guerard, France: A Modern History (University of Michigan Press: Ann Arbor, 1959) pp. 100, 101.
- ^ “France VII”. Microsoft Encarta Online Encyclopedia 2009. Webcitation.org. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2009.
- ^ Don O'Reilly. "Hundred Years' War: Joan of Arc and the Siege of Orléans". TheHistoryNet.com.
- ^ Emmanuel Le Roy Ladurie (1987). "The French peasantry, 1450–1660". University of California Press. p. 32. ISBN 0-520-05523-3
- ^ Peter Turchin (2003). "Historical dynamics: why states rise and fall[liên kết hỏng]". Princeton University Press. p. 179. ISBN 0-691-11669-5
- ^ “Massacre of Saint Bartholomew's Day”. Britannica.com. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Tudors: The Illustrated History.
- ^ Clodfelter 2017: 40
- ^ Tilly, Charles (1985). "War making and state making as organized crime," in Bringing the State Back In, eds P.B. Evans, D. Rueschemeyer, & T. Skocpol. Cambridge: Cambridge University Press, 1985. p. 174.
- ^ a b “Language and Diplomacy”. Nakedtranslations.com. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “BBC History: Louis XV (1710–1774)”. BBC. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Scholarly bibliography by Colin Jones (2002)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b (tiếng Hà Lan) Noah Shusterman – De Franse Revolutie (The French Revolution). Veen Media, Amsterdam, 2015. (Translation of: The French Revolution. Faith, Desire, and Politics. Routledge, London/New York, 2014.) Chapter 5 (p. 187–221): The end of the monarchy and the September Murders (summer–fall 1792).
- ^ Censer, Jack R. and Hunt, Lynn. Liberty, Equality, Fraternity: Exploring the French Revolution. University Park, Pennsylvania: Pennsylvania State University Press, 2004.
- ^ Doyle, William. The Oxford History of The French Revolution. Oxford: Oxford University Press, 1989. pp 191–192.
- ^ Dr Linton, Marisa. “The Terror in the French Revolution” (PDF). Kingston University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ Jacques Hussenet (dir.), " Détruisez la Vendée ! " Regards croisés sur les victimes et destructions de la guerre de Vendée, La Roche-sur-Yon, Centre vendéen de recherches historiques, 2007
- ^ Frank W. Thackeray (1996). Events that Changed the World in the Nineteenth Century. tr. 6. ISBN 978-0-313-29076-3.
- ^ a b Blanning, Tim (tháng 4 năm 1998). “Napoleon and German identity”. History Today. 48. London. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ Ben Kiernan (2007). Blood and Soil: A World History of Genocide and Extermination from Sparta to Darfur. Yale University Press. tr. 374. ISBN 0-300-10098-1.
- ^ “France's oldest WWI veteran dies”. London: BBC News. ngày 20 tháng 1 năm 2008.
- ^ Spencer C. Tucker, Priscilla Mary Roberts (2005). "Encyclopedia Of World War I: A Political, Social, And Military History". ABC-CLIO. ISBN 1-85109-420-2
- ^ "Vichy France and the Jews". Michael Robert Marrus, Robert O. Paxton (1995). Stanford University Press. p. 368.ISBN 0-8047-2499-7
- ^ “The Danish Center for Holocaust and Genocide Studies”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014.
- ^ “BBC, The Vichy Policy on Jewish Deportation”.
- ^ France, United States Holocaust Memorial Museum, “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ Noir sur Blanc: Les premières photos du camp de concentration de Buchenwald après la libération, “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết) (French)
- ^ Kimmelman, Michael (ngày 4 tháng 3 năm 2009). “In France, a War of Memories Over Memories of War”. The New York Times.
- ^ Crozier, Brian; Mansell, Gerard (tháng 7 năm 1960). “France and Algeria”. International Affairs. Blackwell Publishing. 36 (3): 310. doi:10.2307/2610008. JSTOR 2610008.
- ^ From Fourth to Fifth Republic – University of Sunderland Lưu trữ 2008-05-23 tại Wayback Machine
- ^ A New Paradigm of the African State: Fundi wa Afrika. Springer. 2009. tr. 75.
- ^ David P Forsythe (ngày 27 tháng 8 năm 2009). Encyclopedia of Human Rights. OUP USA. tr. 37. ISBN 978-0-19-533402-9.
- ^ Elizabeth Schmidt (ngày 25 tháng 3 năm 2013). Foreign Intervention in Africa: From the Cold War to the War on Terror. Cambridge University Press. tr. 46. ISBN 978-1-107-31065-0.
- ^ “Declaration by the Franco-German Defense and Security Council”. Elysee.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “France and NATO”. La France à l'Otan. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ a b Marie-Christine Weidmann-Koop, Rosalie Vermette, "France at the dawn of the twenty-first century, trends and transformations", p. 160
- ^ Yvonne Yazbeck Haddad and Michael J. Balz, "The October Riots in France: A Failed Immigration Policy or the Empire Strikes Back?" International Migration (2006) 44#2 pp. 23–34.
- ^ Sylvia Zappi, "French Government Revives Assimilation Policy", in Migration Policy Institute “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ Hinnant, Lori; Adamson, Thomas (ngày 11 tháng 1 năm 2015). “Officials: Paris Unity Rally Largest in French History”. Associated Press. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Paris attacks: Millions rally for unity in France”. BBC News. ngày 12 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Parisians throw open doors in wake of attacks, but Muslims fear repercussions”. The Guardian. ngày 14 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
- ^ Syeed, Nafeesa (ngày 15 tháng 11 năm 2015). “Yes, Parisians are traumatised, but the spirit of resistance still lingers”. The Irish Independent. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Europe's open-border policy may become latest victim of terrorism”. The Irish Times. ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2015.
- ^ “French policies provoke terrorist attacks”. The Matador. ngày 14 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b c d e f g h i “The World Factbook: France”. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Mont Blanc shrinks by 45 cm (17,72 in) in two years”. Sydney Morning Herald. ngày 6 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Ambassade de France au Canada – Le Coin des Enfants”. ambafrance-ca.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2011.
- ^ “Nuclear Power in France”. World-nuclear.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Energy profile of France”. Eoearth.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) CO2: la France mois pollueuse grâce au nucléaire Lưu trữ 2010-06-21 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) L'énergie nucléaire en France Lưu trữ 2010-07-01 tại Wayback Machine – Ambassade française en Chine
- ^ Hsu, A.; và đồng nghiệp (2016). “2016 Environmental Performance Index” (PDF). New Haven, CT: Yale University. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ Ian Traynor and David Gow in Brussels (ngày 21 tháng 2 năm 2007). “EU promises 20% reduction in carbon emissions by 2020”. The Guardian. London. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Kanter, James (ngày 1 tháng 7 năm 2010). “Per-Capita Emissions Rising in China”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Reuters (ngày 10 tháng 9 năm 2009). “France Sets Carbon Tax at 17 Euros a Ton”. The New York Times. France. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “France set to impose carbon tax”. BBC News. ngày 10 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Saltmarsh, Matthew (ngày 23 tháng 3 năm 2010). “France Abandons Plan for Carbon Tax”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Forest area by country”. Nationmaster.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Evolution of the French forest from 1984 to 1996 Lưu trữ 2011-05-13 tại Wayback Machine – French National Forest Inventory
- ^ (tiếng Pháp) Une situation privilégiée en France et en Europe Lưu trữ 2010-07-27 tại Wayback Machine – Papier, bois et forêt
- ^ “Parks.it – Parks and other protected areas in France”. parks.it.
- ^ (tiếng Pháp) Fédération des parcs naturels régionaux de France Lưu trữ 2010-07-12 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) La France veut créer une Zone Économique Exclusive en Méditérannée Lưu trữ 2011-05-13 tại Wayback Machine – Actu-Environnement
- ^ Regional nature Parks of France Lưu trữ 2013-07-22 tại Wayback Machine by the Federation of the regional nature Parks of France, pdf. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Regional Natural Parks”. France Guide. Maison de la France. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2011.
- ^ OECD Environmental Performance Reviews OECD Environmental Performance Reviews: France 2016. OECD Publishing. 2016. tr. 230.
- ^ William M. Lafferty (2001). Sustainable communities in Europe. Earthscan. tr. 181. ISBN 978-1-85383-791-3.
- ^ “La réforme territoriale” (bằng tiếng Pháp). Government of France. ngày 18 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Departments of France” (bằng tiếng Pháp). Myfrenchproperty.com. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b “Circonscriptions administratives au 1er janvier 2015: comparaisons régionales” [Administrative constituencies of ngày 1 tháng 1 năm 2015: regional comparisons] (bằng tiếng Pháp). INSEE. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2015.
- ^ “Currency and Exchange Rate”. Thetahititraveler.com. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “CIA – The World Factbook”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Comparative studies in Freedom – France”. Democracy Web. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2013.
- ^ France: Fifth Republic – Flags of the World Lưu trữ 2010-08-17 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) Le quinquennat: le référendum du 24 Septembre 2000 Lưu trữ 2010-08-09 tại Wayback Machine
- ^ The National Assembly and the Senate – General Characteristics of the Parliament. Official Site of the French National Assembly
- ^ Election of deputies. Official Site of the National Assembly
- ^ The senatorial elections. Official Site of the Senate
- ^ (tiếng Pháp) Le role du Sénat Lưu trữ 2010-06-18 tại Wayback Machine
- ^ “François Hollande signs same-sex marriage into law”. France 24. ngày 18 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2013.
- ^ "France: Strict Defamation and Privacy Laws Limit Free Expression – Index on Censorship | Index on Censorship." France: Strict Defamation and Privacy Laws Limit Free Expression – Index on Censorship | Index on Censorship. N.p., n.d. Web. ngày 26 tháng 2 năm 2014. “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ (tiếng Pháp) La lutte contre le racisme et l'antisémintisme en France. AmbaFrance
- ^ Kenneth Roth Executive Director (ngày 26 tháng 2 năm 2004). “Human Rights Watch”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2009.
- ^ “France votes to ban full-face veils”. Amnesty International. ngày 13 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “L'image de l'islam en France” (PDF). ifop.fr (bằng tiếng Pháp). IFOP. tr. 22. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
- ^ “Membership of the Security Councils of the UN”. ngày 6 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010.
- ^ “The Soft Power 30” (PDF). Monocle. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2015.
- ^ “Understanding the WTO – Members”. WTO. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “History”. Official Site of the SPC. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2010.
- ^ (tiếng Pháp) Pays membres Lưu trữ 2012-04-02 tại Wayback Machine – Site officiel de la COI Lưu trữ 2012-04-02 tại Wayback Machine
- ^ “About the Association of Caribbean States”. Acs-aec.org. ngày 24 tháng 7 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012.
- ^ (tiếng Pháp) États et gouvernements: le monde de la Francophonie Lưu trữ 2009-10-03 tại Wayback Machine – Site officiel de l'OIF Lưu trữ 2010-07-24 tại Wayback Machine
- ^ The French Ministry of Foreign affairs. “France-Diplomatie – Ministry of Foreign Affairs and International Development”. France Diplomatie: The French Ministry of Foreign affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2010.
- ^ (tiếng Pháp) L'alliance Franco-allemande au coeur de la puissance européenne Lưu trữ 2010-01-23 tại Wayback Machine
- ^ “De Gaulle says 'non' to Britain – again”. BBC News. ngày 27 tháng 11 năm 1967. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) Quand Mitterrand, déjà, négociait le retour de la France dans l'OTAN – Le Figaro
- ^ “France ends four-decade Nato rift”. BBC News. ngày 12 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Roger, Patrick (ngày 11 tháng 3 năm 2009). “Le retour de la France dans l'OTAN suscite un malaise dans les rangs de la Droite”. Le Monde (bằng tiếng Pháp). Paris.
- ^ “Fifth French nuclear test sparks international outrage”. CNN. ngày 28 tháng 12 năm 1995. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “China adds voice to Iraq war doubts”. CNN. ngày 23 tháng 1 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “EU allies unite against Iraq war”. BBC News. ngày 22 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Foreign Policy Implications of the Iraq War”. Usforeignpolicy.about.com. ngày 11 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Sean Loughlin CNN Washington Bureau (ngày 12 tháng 3 năm 2003). “House cafeterias change names for 'french' fries and 'french' toast”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) France-Diplomatie: Royaume-Uni Lưu trữ 2010-03-17 tại Wayback Machine – Ministère des Affaires Étrangères
- ^ (tiếng Pháp) L'empire colonial français Lưu trữ 2011-04-25 tại Wayback Machine
- ^ “France involvement in peace-keeping operations”. Delegfrance-onu-geneve.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Aid to developing countries rebounds in 2013 to reach an all-time high”. OECD. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
- ^ a b France priorities Lưu trữ 2010-07-22 tại Wayback Machine – France Diplomatie
- ^ (tiếng Pháp) La fin du service militaire obligatoire Lưu trữ 2010-08-08 tại Wayback Machine – La documentation française
- ^ “Status of signature and ratification”. CTBTO Preparatory Commission. ngày 26 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
- ^ “The 15 countries with the highest military spending worldwide in 2012 (in billion U.S. dollars)”. Sipri.org.
- ^ (tiếng Pháp) Centre de Documentation et de Recherche sur la Paix et les Conflits, Etat des forces nucléaires françaises au 15 août 2004 Lưu trữ 2011-07-25 tại Wayback Machine
- ^ “90.07.06: The Aerospace Industry: Its History and How it Affects the U.S. Economy”. Yale. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Aerospace industry of France”. The Translation Company. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
- ^ "En 2001, la France a vendu pour 1,288 milliard de dollars d'équipements militaires, ce qui la met au troisième rang mondial des exportateurs derrière les États-Unis et la Russie." – "In 2001, France sold $1,288 billion of military equipment, ranking 3rd in the world for arms exportations behind the USA and Russia" La France demeure un fournisseur d'armes de premier plan (France stays one of the biggest arms supplier) – L'express. ngày 13 tháng 6 năm 2002 Lưu trữ 2012-03-11 tại Wayback Machine
- ^ "La France est au 4ème rang mondial des exportateurs d'armes, derrière les Etats-Unis, le Royaume-Uni et la Russie, et devant Israël, selon un rapport du ministère de la Défense publié l'an dernier." "France is 4th biggest arms exportator, behind the USA, the UK and Russia, and ahead of Israel, according to a report of the Ministry of Defense published a year ago" Arms sellings explode in 2009 Lưu trữ [Date missing] tại Archive-It – 20 minutes
- ^ “Fortune Global 500”. Fortune. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2015.
- ^ “History of the Euro”. BBC News. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Entreprises selon le nombre de salariés et l'activité” (bằng tiếng Pháp). INSEE. tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2009.
- ^ “Entreprises publiques selon l'activité économique” (bằng tiếng Pháp). INSEE. tháng 3 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2009.
- ^ “Country Comparison: Exports”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2017.
- ^ “International Trade Statistics 2008” (PDF). World Trade Organization (WTO). 2009. tr. 12. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b “Country fact sheet: France” (PDF). World Investment Report 2009. United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
- ^ a b “Country fact sheet: Japan” (PDF). World Investment Report 2009. UNCTAD. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
- ^ (tiếng Pháp) La Bourse de Paris: une institution depuis 1724 Lưu trữ 2011-09-08 tại Wayback Machine
- ^ a b Embassy of France. “Embassy of France in Washington: Economy of France”. Ambafrance-us.org. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- ^ Andrews, Edmund L. (ngày 1 tháng 1 năm 2002). “Germans Say Goodbye to the Mark, a Symbol of Strength and Unity”. The New York Times. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2011.
- ^ Taylor Martin, Susan (ngày 28 tháng 12 năm 1998). “On Jan. 1, out of many arises one Euro”. St. Petersburg Times. tr. National, 1.A.
- ^ Eurostat communiqués de presse, 28 novembre 2014.
- ^ “The 10 Largest Banks in the World”. Doughroller.net. ngày 15 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- ^ “These are the 23 biggest global banks — all with more than $1 trillion of assets”. Business Insider. ngày 21 tháng 4 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
- ^ France – Agriculture Lưu trữ 2011-01-04 tại Wayback Machine – Encyclopedia of the Nations
- ^ “Key figures of the French economy”. French Ministry of Foreign and European Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2010.
France is the world's fifth largest exporter of goods (mainly durables). The country ranks fourth in services and third in agriculture (especially in cereals and the agri-food sector). It is the leading producer and exporter of farm products in Europe.
- ^ a b A panorama of the agriculture and agri-food industries Lưu trữ 2010-09-21 tại Wayback Machine – Ministère de l'Alimentation, de l'Agriculture et de la Pêche
- ^ (tiếng Pháp) Un ministère au service de votre alimentation Lưu trữ 2010-08-06 tại Wayback Machine – Ministère de l'Alimentation, de l'Agriculture et de la Pêche
- ^ “Annex 1: Indicative Figures on the Distribution of Aid, by Size-Class of Aid, Received in the Context of Direct Aid Paid to the Producers According to Council Regulation (EC) No 1782/2003 (Financial Year 2007)” (PDF). European Commission. ngày 22 tháng 4 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
- ^ Dilorenzo, Sarah (ngày 20 tháng 7 năm 2013). “France learns to welcome, to speak 'touriste'”. The Burlington Free Press. Burlington, Vermont. tr. 5A. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2013.
- ^ “2009 Theme Index. The Global Attractions Attendance Report, 2009” (PDF). Themed Entertainment Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
- ^ “The French Riviera Tourist Board”. Frenchriviera-tourism.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ Côte d'Azur Economic Development Agency. p. 31 CRDP-Nice.net Lưu trữ 2010-07-04 tại Wayback Machine
- ^ Côte d'Azur Economic Development Agency, p. 66 Lưu trữ 2010-07-04 tại Wayback Machine
- ^ “Fréquentation des musées et des bâtiments historiques” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2007.
- ^ EnerPub (ngày 8 tháng 6 năm 2007). “France: Energy profile”. Spero News. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Greenhouse Gas Emissions”. Environmental Indicators. United Nations. tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2010.
- ^ “Nuclear shares of electricity generation”. World-nuclear.org. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Chiffres clés du transport 2010” (PDF) (bằng tiếng Pháp). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010. – Site officiel du Ministère de l'Écologie, de l'Énergie, du Développement Durable et de la Mer
- ^ “The World Factbook – Country comparison:: railways”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “h2g2 – TGV – The French High-speed Train Service”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “The World Factbook – Country comparison:: roadways”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ (tiếng Pháp) L'automobile magazine, hors-série 2003/2004 page 294
- ^ Bockman, Chris (ngày 4 tháng 11 năm 2003). “France builds world's tallest bridge”. BBC News. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Strikes block French ports. The Journal of Commerce Online (via BDP International). ngày 23 tháng 4 năm 2008
- ^ (tiếng Pháp) Marseille: un grand port maritime qui ne demande qu'à se montrer Lưu trữ 2012-11-14 tại Wayback Machine – La Provence
- ^ “Marseille – A French Pearl in the Mediterranean Sea”. Blog.hotelclub.com. ngày 22 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ William Godwin (1876). “Lives of the Necromancers”. tr. 232.
- ^ André Thuilier, Histoire de l'université de Paris et de la Sorbonne, Paris, Nouvelle librairie de France, 1994
- ^ Burke, Peter, A social history of knowledge: from Gutenberg to Diderot, Malden: Blackwell Publishers Inc., 2000, p.17
- ^ Lanzetta M; Petruzzo P; Dubernard JM; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2007). “Second report (1998–2006) of the International Registry of Hand and Composite Tissue Transplantation”. Transpl Immunol. 18 (1): 1–6. doi:10.1016/j.trim.2007.03.002. PMID 17584595.
- ^ Ghodoussi, Dr. “Media Collection”. Interface Surgical Technologies, LLC. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2011.
- ^ Austin, Naomi (ngày 17 tháng 10 năm 2006). “'My face transplant saved me'”. BBC News. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2007.
- ^ “BBC NEWS – Health – Woman has first face transplant”. bbc.co.uk.
- ^ “All Nobel Prizes”. Nobel Media. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
- ^ “List of Fields Medallists”. International Mathematical Union. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2012.
- ^ Pascal Boniface; Barthélémy Courmont (ngày 22 tháng 11 năm 2006). Le monde nucléaire: Arme nucléaire et relations internationales depuis 1945. Armand Colin. tr. 120–. ISBN 978-2-200-35687-3.
- ^ “Status of World Nuclear Forces”. Federation Of American Scientists. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2015.
- ^ “Study France's Nuclear-Power Success”. TheLedger.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Stanford Journal of International Relations, "The French Connection: Comparing French and American Civilian Nuclear Energy Programs"” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Countries Generating The Most Nuclear Energy – Business Insider”. Business Insider. ngày 6 tháng 3 năm 2014.
- ^ Muriel Gargaud; Ricardo Amils; Henderson James Cleaves (ngày 26 tháng 5 năm 2011). Encyclopedia of Astrobiology. Springer Science & Business Media. tr. 322–. ISBN 978-3-642-11271-3.
- ^ “France”. oecd-ilibrary.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2015.
- ^ French Ministry of Foreign Affairs and International Development. “France at the heart of the Rosetta space mission: a unique technological challenge”. France Diplomatie. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015.
- ^ “Insee – Demography – Population at the beginning of the month – France (including Mayotte since 2014)”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Bilan démographique 2006: un excédent naturel record – Insee”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Bilan démographique 2016”. insee.fr (bằng tiếng Pháp). INSEE. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2017.
- ^ INSEE, Government of France. “Bilan démographique 2010” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
- ^ INSEE, Government of France. “Tableau 44 – Taux de fécondité générale par âge de la mère” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
- ^ INSEE, Government of France. “Évolution générale de la situation démographique, France” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Naissances selon le pays de naissance des parents 2010”. Insee.fr. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013.
- ^ Jean-Louis Brunaux, Nos ancêtres les Gaulois, éd. Seuil, 2008, p. 261"
- ^ Yazid Sabeg et Laurence Méhaignerie, Les oubliés de l'égalité des chances, Institut Montaigne, January 2004
- ^ “France's ethnic minorities: To count or not to count”. The Economist. ngày 26 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
- ^ "TRAJECTORIES AND ORIGINS" Survey on population diversity in France Lưu trữ 2011-12-02 tại Wayback Machine, Insee 2008
- ^ Oppenheimer, David B. (2008). “Why France needs to collect data on racial identity...in a French way”. Hastings International and Comparative Law Review. 31 (2): 735–752. SSRN 1236362.
- ^ a b Robin Cohen (ngày 2 tháng 11 năm 1995). The Cambridge Survey of World Migration. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-44405-7.
- ^ “France's crisis of national identity”. The Independent. London. ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- ^ "Les personnes d'origine maghrébine y sont également au nombre de 5 à 6 millions; 3,5 millions ont la nationalité française (don't 500 000 harkis)", Évelyne Perrin, Identité Nationale, Amer Ministère, L'Harmattan, 2010, p. 112 ISBN 2-296-10839-3
- ^ Falila Gbadamassi. “Les personnes originaires d'Afrique, des Dom-Tom et de la Turquie sont 5,5 millions dans l'Hexagone”. Afrik.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2013.
- ^ Richburg, Keith B. (ngày 24 tháng 4 năm 2005). “Europe's Minority Politicians in Short Supply”. The Washington Post.
- ^ Sachs, Susan (ngày 12 tháng 1 năm 2007). “In officially colorblind France, blacks have a dream – and now a lobby”. The Christian Science Monitor. Boston.
- ^ “National strategy for Roma integration – European Commission – DG Justiceunknown label”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016.
- ^ Astier, Henri (ngày 13 tháng 2 năm 2014). “France's unwanted Roma”. BBC.
- ^ “Paris Riots in Perspective”. New York: ABC News. ngày 4 tháng 11 năm 2005.
- ^ "Transactions of the American Philosophical Society. III. French Government and the Refugees". American Philosophical Society, James E. Hassell (1991). p. 22. ISBN 0-87169-817-X
- ^ Markham, James M. (ngày 6 tháng 4 năm 1988). “For Pieds-Noirs, the Anger Endures”. The New York Times.
- ^ Raimondo Cagiano De Azevedo (1994). "Migration and development co-operation.". p. 25.
- ^ Statistiques détaillées sur les flux d'immigration, Ined, 2011 Lưu trữ 2012-05-23 tại Wayback Machine
- ^ “UNHCR Global Report 2005: Western Europe” (PDF). UNHCR. 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2006.
- ^ Être né en France d'un parent immigré Lưu trữ 2012-02-03 tại Wayback Machine Insee Première, n°1287, mars 2010, Catherine Borrel et Bertrand Lhommeau, Insee
- ^ Répartition des immigrés par pays de naissance 2008, Insee, October 2011
- ^ INSEE (ngày 25 tháng 1 năm 2005). “Enquêtes annuelles de recensement 2004 et 2005” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2006.
- ^ Swalec, Andrea (ngày 6 tháng 7 năm 2010). “Turks and Moroccans top list of new EU citizens”. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Qui sont les nouveaux immigrés qui vivent en France ?”. SudOuest.fr.
- ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2016.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ (tiếng Pháp) La Constitution- La Constitution du 4 Octobre 1958 – Légifrance
- ^ a b Joffre Agnes ls the French obsession with "cultural exception" declining? Lưu trữ 2011-10-17 tại Wayback Machine. France in London. ngày 5 tháng 10 năm 2008
- ^ “Language and Diplomacy – Translation and Interpretation”. Diplomacy.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Why Is French Considered the Language of Diplomacy?”. Legallanguage.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ Rapport Grégoire an II Lưu trữ 2008-04-05 tại Wayback Machine
- ^ “The International Education Site”. Intstudy.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2011.
- ^ “French: one of the world's main languages”. About-france.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) Qu'est-ce que la Francophonie ? Lưu trữ 2011-06-23 tại Wayback Machine – Organisation internationale de la Francophonie
- ^ The last sacre was that of Charles X, ngày 29 tháng 5 năm 1825.
- ^ “Observatoire du patrimoine religieux”. ngày 1 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2013.
94 % des édifices sont catholiques (dont 50 % églises paroissiales, 25 % chapelles, 25 % édifices appartenant au clergé régulier)
- ^ a b (tiếng Pháp) La France reste catholique mais moins pratiquante – La Croix. ngày 29 tháng 12 năm 2009
- ^ Robert Marquand (ngày 12 tháng 7 năm 2012). “In a France suspicious of religion, evangelicalism's message strikes a chord”. The Christian Science Monitor. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
- ^ “France”. Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2011.
- ^ Catholic World News (2003). “France is no longer Catholic, survey shows”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2009.
- ^ (tiếng România) Franţa nu mai e o ţară catolică Lưu trữ 2011-08-12 tại Wayback Machine, Cotidianul ngày 11 tháng 1 năm 2007
- ^ La Vie, issue 3209, ngày 1 tháng 3 năm 2007 (tiếng Pháp)
- ^ “" Sur la religion, les Français restent dubitatifs " – A la Une”. La Croix. France. ngày 14 tháng 8 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ Ifop (2011). “Les Français et la croyance religieuse” (PDF) (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Discrimination in the EU in 2012” (PDF), Special Eurobarometer, 383, European Union: European Commission, tr. 233, 2012, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012, truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013 The question asked was "Do you consider yourself to be...?" With a card showing: Catholic, Orthodox, Protestant, Other Christian, Jewish, Muslim, Sikh, Buddhist, Hindu, Atheist, and Non-believer/Agnostic. Space was given for Other (SPONTANEOUS) and DK. Jewish, Sikh, Buddhist, Hindu did not reach the 1% threshold.
- ^ France to train imams in 'French Islam', The Guardian
- ^ “France – International Religious Freedom Report 2005”. State.gov. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Global Restrictions on Religion. Pew Forum on Religion & Public Life. Washington. 2009” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2013.
- ^ Joy of Sects, Sam Jordison, 2006, p. 166
- ^ “Commission d'enquête sur les sectes”. Assemblee-nationale.fr. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2010.
- ^ “Society2; religion in France; beliefs; secularism (laicité)”. Understandfrance.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2009.[nguồn tự xuất bản]
- ^ How to conduct European clinical trials from the Paris Region ? Clinical Trials. Paris. February 2003
- ^ “World Health Organization Assesses the World's Health Systems”. Who.int. ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
- ^ The ranking, see spreadsheet details for a whole analysis photius.com
- ^ “Measuring Overall Health System Performance for 191 Countries” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “WHO country facts: France”. Who.int. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2013.
- ^ The World Health Report 2000: WHO
- ^ (tiếng Pháp) Espérance de vie, taux de mortalité et taux de mortalité infantile dans le monde, Evolution de l'espérance de vie à divers âges – INSEE
- ^ (tiếng Pháp) Nombre de médecins pour 1000 habitants Lưu trữ 2010-03-05 tại Wayback Machine – Statistiques mondiales
- ^ (tiếng Pháp) Dépenses de santé par habitants Lưu trữ 2009-12-12 tại Wayback Machine – Statistiques mondiales
- ^ a b Even the French are fighting obesity – The NY Times
- ^ a b Wahlgren, Eric (ngày 14 tháng 11 năm 2009). “France's obesity crisis: All those croissants really do add up, after all”. Dailyfinance.com. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ Lambert, Victoria (ngày 8 tháng 3 năm 2008). “The French children learning to fight obesity”. The Daily Telegraph. London. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ a b Why So Few French Are Fat Lưu trữ 2010-01-25 tại Wayback Machine – Bloomberg Businessweek
- ^ a b France heading for US obesity levels says study – Food Navigator
- ^ “New French food guidelines aimed at tackling obesity”. Nutraingredients.com. ngày 14 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ Petah Marian (ngày 23 tháng 5 năm 2008). “France urged to get tough on child obesity”. Just-food.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Lycée”. Britannica.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) 1881–1882: Lois Ferry École publique gratuite, laïque et obligatoire. Assemblé Nationale
- ^ (tiếng Pháp) II. L'évolution du contenu de l'obligation scolaire. Sénat.fr
- ^ “Range of rank on the PISA 2006 science scale” (PDF). Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) Les grandes écoles dans la tourmente – Le Figaro
- ^ Ministère de la Culture et de la Communication, "Cultura statistics", Key figures
- ^ “Official properties inscribed on the UNESCO World Heritage List in France”. Whc.unesco.org. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017.
- ^ “Guide to Impressionism”. Nationalgallery.org.uk. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) RFI, Le néo-impressionnisme de Seurat à Paul Klee Lưu trữ 2017-10-10 tại Wayback Machine ngày 15 tháng 3 năm 2005
- ^ National Gallery of Art (United States), The Fauves (dossier) Lưu trữ 2010-11-05 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) RFI, Vlaminck, version fauve Lưu trữ 2017-10-10 tại Wayback Machine, ngày 25 tháng 2 năm 2008
- ^ Musée d'Orsay (official website), History of the museum – From station to museum
- ^ “History of the painting collection”. Musee-orsay.fr. ngày 31 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b (tiếng Pháp) Ministry of Tourism, Sites touristiques en France Lưu trữ 2011-05-11 tại Wayback Machine page 2 "Palmarès des 30 premiers sites culturels (entrées comptabilisées)" [Ranking of 30 most visited cultural sites in France]
- ^ “Toulouse's Saint Sernin, Largest Romanesque Church in Europe”. Europeupclose.com. ngày 22 tháng 2 năm 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Opus Francigenum”. Answers.com. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “The Gothic Period”. Justfrance.org. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) Histoire et Architecture – Site officiel de la Cathedrale de Notre-Dame de Reims Lưu trữ 2016-07-17 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) Claude Lébedel – Les Splendeurs du Baroque en France: Histoire et splendeurs du baroque en France page 9: "Si en allant plus loin, on prononce les mots 'art baroque en France', on provoque alors le plus souvent une moue interrogative, parfois seulement étonnée, parfois franchement réprobatrice: Mais voyons, l'art baroque n'existe pas en France!"
- ^ Hills, Helen (2003). Architecture and the Politics of Gender in Early Modern Europe. Ashgate Publishing. tr. 86. ISBN 978-0-7546-0309-2.
- ^ “Fortifications of Vauban”. Whc.unesco.org. 8 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Official site of the UNESCO”. Unesco.org. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ (tiếng Pháp) Tour Eiffel et souvenirs de Paris Lưu trữ 2016-04-15 tại Wayback Machine
- ^ Paris: City Guide. Lonely Planet. 2008. tr. 48. ISBN 1-74059-850-4.
- ^ Henri SECKEL (8 tháng 7 năm 2008). “Urbanisme: Des gratte-ciel à Paris: qu'en pensez-vous ? – Posez vos questions”. MYTF1News. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2010.
- ^ In the heart of the main European Business area Lưu trữ 29 tháng 7 2010 tại Wayback Machine – NCI Business Center
- ^ “Montaigne”. Humanistictexts.org. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “La Princesse de Cleves by Madame de Lafayette, adapted by Jo Clifford”. Radiodramareviews.com. 28 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ 10 Tháng tám năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ Jean de La Fontaine, Fables (1668–1679), I., 21, Les Frelons et les Mouches à miel; reported in Thomas Benfield Harbottle and Philip Hugh Dalbiac, Dictionary of Quotations (French and Italian) (1904), p. 1.
- ^ (tiếng Pháp) Auteurs et répertoires Lưu trữ 2010-09-19 tại Wayback Machine – Official site of the Comédie Française
- ^ "Author of some of the finest comedies in the history of the theater". Hartnoll, Phyllis (ed.). The Oxford Companion to the Theatre, 1983, Oxford University Press, p. 554
- ^ Randall, Colin (25 tháng 10 năm 2004). “France looks to the law to save the language of Molière”. The Daily Telegraph. London. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) Le symbolisme français Lưu trữ 2018-03-07 tại Wayback Machine
- ^ a b “Victor Hugo 1802–1885”. Enotes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- ^ “All-Time 100 Best Novels List”. Adherents.com. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ (tiếng Pháp) La première Académie Goncourt Lưu trữ 2011-04-25 tại Wayback Machine – Site officiel de l'Académie Goncourt Lưu trữ 19 tháng 11 2008 tại Wayback Machine
- ^ “The Little Prince”. Completelynovel.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ a b Modiano strengthens France's literature Nobel dominance Lưu trữ 18 tháng 10 2014 tại Wayback Machine, Global Post, 9 October 2014
- ^ “The Beginning of Modern Sciences”. Friesian.com. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- ^ 2003年4月21日 (月). “The 100 Greatest Artists – No. 62”. Hmv.co.jp.
- ^ Girdlestone p. 14: "It is customary to couple him with Couperin as one couples Haydn with Mozart or Ravel with Debussy."
- ^ Allen Schrott. “Claude Debussy – Biography – AllMusic”. AllMusic.
- ^ Huizenga, Tom (14 tháng 10 năm 2005). “Debussy's 'La Mer' Marks 100th Birthday”. NPR. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Debussy's Musical Game of Deception”. NPR. 12 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Biography of Claude Debussy”. Classicfm.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Biography of Maurice Ravel”. Classicfm.co.uk. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ Boulez, Pierre. “Composer-Conductor Pierre Boulez At 85”. NPR. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ RFI Musique, Biography of Noir Désir Lưu trữ 2016-04-30 tại Wayback Machine, March 2009: "Rock music doesn't come naturally to the French. A Latin country, with more affinity to poetry and melody, France has very rarely produced talented rock musicians. Rock music has other, more Anglo-Saxon ingredients"
- ^ a b c France Diplomatie, French music has the whole planet singing Lưu trữ 22 tháng 12 2010 tại Wayback Machine, June 2009
- ^ (tiếng Pháp) "Bureau Export – Les certifications export 2012" Lưu trữ 2016-08-04 tại Wayback Machine. IRMA. p.26. Truy cập 7 March 2015.
- ^ The Telegraph, Daft Punk: Behind the robot masks, 17 November 2007: "Daft Punk were in many ways responsible for turning the spotlight on a new, cool underground of French music in the late 1990s, including bestselling acts such as Air, and have been a huge influence on the current generation of international star DJs"
- ^ “The return of French pop music”. BBC News. 20 tháng 12 năm 2001. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ Ministry of Culture of France, About "Fête de la Musique" Lưu trữ 2010-05-15 tại Wayback Machine
- ^ France Diplomatie, June 2007_9392.html Fête de la Musique Lưu trữ 18 tháng 1 2012 tại Wayback Machine, 21 June 2007
- ^ Dargis, Manohla. “Cannes International Film Festival”. The New York Times.
- ^ Lim, Dennis (15 tháng 5 năm 2012). “They'll Always Have Cannes”. The New York Times.
- ^ Woolsey, Matt. “In Pictures: Chic Cannes Hideaways”. Forbes.
- ^ (tiếng Pháp) Les frères Lumière
- ^ Alan Riding (28 tháng 2 năm 1995). “The Birthplace Celebrates Film's Big 1-0-0”. The New York Times.
- ^ “Cinema: production of feature films”. Stats.uis.unesco.org. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Cannes – a festival virgin's guide”. Cannesguide.com. 15 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Cannes Film Festival | Palais des Festivals, Cannes, France”. Whatsonwhen.com. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2012.
- ^ a b (tiếng Pháp) Damien Rousselière Cinéma et diversité culturelle: le cinéma indépendant face à la mondialisation des industries culturelles. Horizons philosophiques Vol. 15 No. 2 2005
- ^ “Enquête sur l'image du cinéma français dans le monde”. unifrance.org. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2014.
- ^ Joëlle Farchy (1999) La Fin de l'exception culturelle ? CNRS ISBN 978-2-271-05633-7
- ^ The cultural exception is not negotiable by Catherine Trautmann – Ministry of Culture
- ^ (tiếng Pháp) La Convention UNESCO pour la diversité culturelle: vers un droit international culturel contraignant ? Lưu trữ 2011-04-27 tại Wayback Machine – http://www.fnsac-cgt.com
- ^ Kelly, 181. DeJean, chapters 2–4.
- ^ “French perfume”. About-France.com.
- ^ (tiếng Pháp) OJD, "Observatoire de la Presse", Presse Quotidienne Nationale Lưu trữ 7 tháng 5 2010 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) OJD, Presse Gratuite d'Information Lưu trữ 4 tháng 12 2010 tại Wayback Machine. November 2011
- ^ (tiếng Pháp) Observatoire de la Presse, Presse Quotidienne Régionale et Départementale Lưu trữ 7 tháng 5 2010 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) OJD, "Bureau Presse Payante Grand Public", Presse Quotidienne Régionale et Départementale Lưu trữ 2011-04-25 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) Observatoire de la Presse, Presse Magazine – Synthèse Lưu trữ 29 tháng 9 2010 tại Wayback Machine
- ^ (tiếng Pháp) Observatoire de la Presse, Presse News Lưu trữ 29 tháng 9 2010 tại Wayback Machine
- ^ The Telegraph, Nicolas Sarkozy: French media faces 'death' without reform 2 October 2008
- ^ French government portal, Lancement des états généraux de la presse Lưu trữ 25 tháng 6 2010 tại Wayback Machine 2 October 2008 [Launching of General State of written media]
- ^ Angelique Chrisafis in Paris (23 tháng 1 năm 2009). “Sarkozy pledges €600m to newspapers”. London: The Guardian. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2012.
- ^ Radio France, "L'entreprise", Repères. Landmarks of Radio France company
- ^ a b (tiếng Pháp) Vie Publique, Chronologie de la politique de l'audiovisuel 20 August 2004 [Chronology of policy for audiovisual]
- ^ “World warming to US under Obama, BBC poll suggests”. BBC News. 19 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Global Views of United States Improve While Other Countries Decline” (PDF). BBC News. 18 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Germany on Top, U.S. Seventh in Nation Brands IndexSM”. Gfk.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Muslim-Western tensions persist” (PDF). Pew Research Center. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Opinion of the United States”. Pew Research Center. 2012.
- ^ a b Daniela Deane (11 tháng 2 năm 2010). “Why France is best place to live in world”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2013.
- ^ “The Symbols of the French Republic”. Government of France. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2014.
- ^ (tiếng Pháp) French Presidency, "Les symboles de la République française", Le coq Lưu trữ 2012-10-15 tại Wayback Machine
- ^ Amy B. Trubek (4 tháng 12 năm 2000). Haute Cuisine: How the French Invented the Culinary Profession. University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-1776-4.
- ^ Priscilla Parkhurst Ferguson (1 tháng 8 năm 2006). Accounting for Taste: The Triumph of French Cuisine. University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-24327-6.
- ^ (tiếng Pháp) La France du beurre et celle de l'huile d'olive maintiennent leurs positions Lưu trữ 2011-04-25 tại Wayback Machine – Agence France Presse
- ^ “Wines of France”. University of Texas. Bản gốc