Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quân đội nhân dân Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 50: Dòng 50:
*[[Chiến tranh Thái Bình Dương]]: chống lại [[Đế quốc Pháp]], [[Đế quốc Nhật Bản]] và các lực lượng ủng hộ Phát-xít Nhật Bản (1940-1945).
*[[Chiến tranh Thái Bình Dương]]: chống lại [[Đế quốc Pháp]], [[Đế quốc Nhật Bản]] và các lực lượng ủng hộ Phát-xít Nhật Bản (1940-1945).
*[[Chiến tranh Đông Dương|Kháng chiến chống Pháp]]: chống lại cuộc xâm lược của [[Pháp|Cộng hòa Pháp]] với sự trợ giúp của [[Quốc gia Việt Nam]] và các lực lượng đồng minh (1945-1954)
*[[Chiến tranh Đông Dương|Kháng chiến chống Pháp]]: chống lại cuộc xâm lược của [[Pháp|Cộng hòa Pháp]] với sự trợ giúp của [[Quốc gia Việt Nam]] và các lực lượng đồng minh (1945-1954)
*[[Chiến tranh Việt Nam|Kháng chiến chống Mỹ cứu nước]]: chống lại [[Việt Nam Cộng hòa]] và [[Quân đội Hoa Kỳ]] với sự hỗ trợ của các lực lượng đồng minh (1955-1975)
*[[Chiến tranh Việt Nam|Kháng chiến chống Mỹ]]: chống lại [[Việt Nam Cộng hòa]] và [[Quân đội Hoa Kỳ]] với sự hỗ trợ của các lực lượng đồng minh (1955-1975)
*[[Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam|Chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam và chống diệt chủng tại Campuchia]]: chống lại [[Campuchia Dân chủ|Kampuchea dân chủ]] (tên gọi khác là [[Khmer Đỏ|Khmer đỏ]]) (1975-1989)
*[[Chiến dịch phản công biên giới Tây-Nam Việt Nam|Chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam và chống diệt chủng tại Campuchia]]: chống lại [[Campuchia Dân chủ|Kampuchea dân chủ]] (tên gọi khác là [[Khmer Đỏ|Khmer đỏ]]) (1975-1989)
*[[Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979|Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc]]: chống lại cuộc xâm lược của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] (1979)
*[[Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979|Chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc]]: chống lại cuộc xâm lược của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] (1979)

Phiên bản lúc 07:01, ngày 30 tháng 10 năm 2019

Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân kỳ
Huy hiệu
Khẩu hiệuQuân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng[1][2][3][4]
Thành lập22 tháng 12 năm 1944
79 năm, 141 ngày
Các nhánh
phục vụ
Lục quân
Tập tin:Vietnam People's Air Force insignia.png Không quân
Tập tin:Vietnam People's Navy insignia.png Hải quân
Tập tin:Vietnam Border Defense Force.png Bộ đội Biên phòng
Tập tin:Vietnam Coast Guard.png Cảnh sát biển
Tập tin:Vietnam Cyberspace Operation.png Tác chiến Không gian Mạng
Tập tin:VietNam Defend Mausoleum Ho Chi Minh President.png Bảo vệ Lăng HCM
Sở chỉ huyHà Nội, Việt Nam
Lãnh đạo
Tổng tư lệnh
Bí thư Quân ủy Trung ương
Chủ tịch nướcTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngĐại tướng Ngô Xuân Lịch
Tổng Tham mưu trưởngThượng tướng Phan Văn Giang
Nhân lực
Tuổi nhập ngũ18–25 tuổi (18–27 với công dân theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học)
Cưỡng bách tòng quân24 tháng đối với công dân nam khỏe mạnh
Số quân tại ngũ482.000[5]
Số quân dự bị3.000.000[5]
Phí tổn
Ngân sách$7,8 tỷ (2013)
Phần trăm GDP5% (2013)
Công nghiệp
Nhà cung cấp nội địaDanh sách các nhà cung cấp
Nhà cung cấp nước ngoài Nga
 Bulgaria
 Pháp
 Belarus
 Serbia
 Đức
 Nhật Bản
 Hà Lan
 Israel
 Bồ Đào Nha
 Ukraina
 Tây Ban Nha
 Romania
 Ý
 Thụy Điển
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Hàn Quốc
 Hoa Kỳ
 Ấn Độ
 Ba Lan
 Vương quốc Anh
Trước đây:
 Liên Xô
 Tiệp Khắc
 România
 Hungary
 Bulgaria
 Ba Lan
 Đông Đức
 Mông Cổ
Bài viết liên quan
Lịch sửLịch sử quân sự Việt Nam
Quân hàmQuân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Namlực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhà nước Việt Nam xem đây là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.[6] Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 hàng năm. Quân kỳ của Quân đội nhân dân Việt Nam là quốc kỳ của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái. Theo Mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.[7]

Danh xưng

Tên gọi "Quân đội nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Quân đội nhân dân Việt Nam thường được viết tắt là Quân đội nhân dân hoặc Quân đội nhân dân Việt Nam. Việc lấy tên là "Quân đội nhân dân" với mục đích thể hiện đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc.[8] Tên gọi qua các thời kỳː[9]

  • Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 năm 1944)
  • Việt Nam Giải phóng quân (tháng 5 năm 1945)
  • Vệ quốc đoàn (tháng 11 năm 1945)
  • Quân đội Quốc gia Việt Nam (tháng 5 năm 1946)
  • Quân đội nhân dân Việt Nam (Từ năm 1950, chính thức từ tháng 9 năm 1954)

Khẩu hiệu

Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là:

Khẩu hiệu được trích từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944–22/12/1964)[11] vào tối ngày 29/12/1964 tại Nhà khách Bộ Quốc phòng (Hà Nội)[12].

Ngoài ra còn có khẩu hiệu khác là "Trung với nước, hiếu với dân", đây là một câu nói khác, được thêu trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn vào năm 1946. Ở đây, "Trung là trung với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân"[13]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: "Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân, quân đội ta hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ trao cho, đã có truyền thống vẻ vang là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực, tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân, luôn luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần cù, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt, phải luôn được giữ vững và phát triển".[14][15] Có quan điểm cho rằng ngoài mục tiêu, lý tưởng vì nhân dân phục vụ, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục tiêu, lý tưởng nào khác.[16]

Quá trình phát triển

Ngày 22 tháng 12 năm 1944, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.[17]

Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu Quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh thực hiện thành công cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945[17]

Từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu. Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đó, thành lập các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 và giành Chiến thắng Điện Biên Phủ trước Thực dân Pháp ngày 7 tháng 5 năm 1954.[17]

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam được thành lập. Quân đội ta đã tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của Quân đội Pônpốt. Sau đó đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.[17]

Từ đó đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện nhiều đợt điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm quân số. Hiện nay, lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng nửa triệu người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người.[17]

Tham chiến

Các cuộc chiến tranh

Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu liên tục từ 1944 đến 1989 với 5 trong số các cường quốc trên thế giới bao gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc:

Các trận đánh/chiến dịch quan trọng

Tặng thưởng

Trong suốt các cuộc chiến tính đến 2006, đã có tổng cộng:

Các tướng lĩnh tiêu biểu

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên
  3. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu Trưởng đầu tiên
  4. Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng (1978-1986)
  5. Đại tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Nước
  6. Đại tướng Chu Huy Mân, Phó Chủ tịch Nước
  7. Đại tướng Nguyễn Quyết, Phó Chủ tịch Nước
  8. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân
  9. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam
  10. Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  11. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ - Trung tướng đầu tiên
  12. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, tư lệnh Binh đoàn 559, Phó Thủ tướng.
  13. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên
  14. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
  15. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên
  16. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, lưỡng quốc tướng quân
  17. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam

Nhiệm vụ

Quân đội nhân dân Việt Nam có 03 nhiệm vụ, bao gồm: chiến đấu, công tác phục vụ nhân dânsản xuất để hoàn thành mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị của Tổ quốc, bảo vệ bản sắc dân tộc.[18]

Chiến đấu

Đây là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức có hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.[19]

Hướng tổ chức là tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế.[18]

Công tác phục vụ nhân dân

Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, thực sự là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân. Quân đội còn có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật. Bên cạnh đó, quân đội là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.[19] Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách hậu chiến. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.[18]

Sản xuất

Các đơn vị quân đội đã tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật..., đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng đã sản xuất được một số loại vũ khí, trang bị khí tài phù hợp, đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại, yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước... Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.[20]Đến nay, Quân đội đã xây dựng được 23 khu kinh tế quốc phòng đây là nhân tố quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước. Doanh nghiệp quân đội ngoài phục vụ các mục tiêu quân sự còn phục vụ nhu cầu dân sự, tiến hành đầu tư trong và ngoài nước.[21] Quân đội sản xuất xây dựng kinh tế nhằm góp phần gìn giữ năng lực sản xuất quốc phòng, nâng cao năng lực chiến đấu cho Quân đội và góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách quốc phòng.

Tổ chức

Xem thêm bài: Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân ủy Trung ương Việt Nam

Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng. Cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.

Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy – chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có 7 lực lượng đồng phục gồm

Lực lượng Lục quân Không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển Không gian Mạng Bảo vệ Lăng
Biểu trưng
Tập tin:Vietnam People's Air Force insignia.png
Tập tin:Vietnam People's Navy insignia.png
Tập tin:Vietnam Border Defense Force.png
Tập tin:Vietnam Coast Guard.png
Tập tin:Vietnam Cyberspace Operation.png
Tập tin:VietNam Defend Mausoleum Ho Chi Minh President.png
Tên gọi Lục quân Phòng không-Không quân Hải quân Bộ đội Biên phòng Cảnh sát biển Tác chiến Không gian Mạng Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đặc điểm Không biên chế Quân chủng mà trực tiếp trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý Thành lập Quân chủng bao gồm cả lực lượng Phòng không và Không quân Thành lập Quân chủng bao gồm cả Hải quân và Thủy quân Lục chiến Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo đảm tuần biên trên đất liền, biên giới Thành lập Bộ Tư lệnh, bảo đảm tuần duyên trên biển Thành lập Bộ Tư lệnh Thành lập Bộ Tư lệnh
Quân số khoảng 800.000 khoảng 60.000 khoảng 70.000 khoảng 50.000 khoảng 30.000 khoảng 7.000 khoảng 10.000
Biên chế 7 Quân khu, 1 Bộ Tư lệnh, 4 Quân đoàn, 6 Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Doanh nghiệp, Các cơ quan tham mưu chức năng. 9 Sư đoàn, 3 Lữ đoàn 5 Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân, 3 Lữ đoàn 5 Lữ đoàn và Bộ đội Biên phòng các tỉnh 4 Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 3 Lữ đoàn 4 Lữ đoàn

Lãnh đạo

Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam
Tập tin:Vo Nguyen Giap3.jpg
Ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1941. (Getty Images).

Chủ tịch nước có vai trò là Thống lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam và giữ vai trò là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh thông qua Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về nhiệm vụ Quốc phòng, An ninh.

Các chức vụ cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.

Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.

Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Trung ươngViện Kiểm sát quân sự Trung ương là 2 cơ quan chức năng trực thuộc ngành Tư pháp và Kiểm sát hoạt động trong quân đội.

Cấp bậc quân hàm

Theo Lệnh số 32/2014/L-CTN ngày 09/12/2014 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc công bố Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2014, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:

Màu viền của quân hàm thể hiện các quân chủng: Lục quân: màu đỏ tươi; Phòng không - Không quân: màu xanh da trời; Hải quân: màu tím than

Màu nền là màu vàng. Quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây. Quân hàm Cảnh sát biển có màu viền vàng nhưng có màu nền là màu xanh nước biển.

Ví dụ về cấp bậc Thiếu tướng của 7 lực lượng.

Bậc Cấp Lục quân Phòng không-Không quân Hải quân Bộ đội
Biên phòng
Cảnh sát biển Tác chiến Không gian Mạng Bảo vệ Lăng Hồ Chí Minh
Tập tin:Vietnam People's Air Force insignia.png
Tập tin:Vietnam People's Navy insignia.png
Tập tin:Vietnam Border Defense Force.png
Tập tin:Vietnam Coast Guard.png
Tập tin:Vietnam Cyberspace Operation.png
Tập tin:VietNam Defend Mausoleum Ho Chi Minh President.png
Sĩ quan Thiếu tướng
(Chuẩn Đô đốc/Đề đốc)
Tập tin:Vietnam People's Air Force Major General.jpg
Tập tin:Vietnam People's Navy Rear Admiral.jpg
Tập tin:Vietnam Border Defense Force Major General.jpg
Tập tin:Vietnam Marine Police Major General.jpg

Phù hiệu

Lục quân Không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển Không gian Mạng Bảo vệ Lăng
Tham mưu Chính trị Hậu cần Kỹ thuật Tình báo Công nghiệp QP Cơ giới
Pháo binh Đặc công Công binh Hóa học Tăng-Thiết giáp Thông tin liên lạc Tác chiến điện tử
Quân nhu Doanh trại Xăng dầu Vận tải Quân y Xe-Máy Quân khí
KT Binh chủng Quân pháp Quân nhạc Thể công Văn công Tên lửa Phòng không
Tập tin:Vietnam People's Army Military Court.jpg
Tập tin:Vietnam People's Army Military Band.jpg
Tập tin:Vietnam People's Army Military Sport.jpg
Tập tin:Vietnam People's Army Ensemble.jpg
Tập tin:Vietnam People's Air Force Anti Aircraft gun.jpg
Nhảy dù Radar HQ đánh bộ Không quân HQ Tên lửa bờ biển Tàu ngầm
Tập tin:Vietnam People's Air Force Paratroops.jpg
Tập tin:Vietnam People's Air Force Radar.jpg
Tập tin:Navy Marine anchor.jpg
Tập tin:Air Force wings.jpg
Tập tin:Missile Force.jpg
Tập tin:Anchor Navy.jpg

Quân phục

Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ra Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu lễ phục của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam cũng sử dụng quân phục mới kiểu K-08.[22]

Trang bị

Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí lớn từ thời Chiến tranh Việt Nam được sản xuất ở Liên Xô, Trung QuốcHoa Kỳ (do năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Sài Gòn trước đó). Số vũ khí này ngày càng lạc hậu làm giảm sức mạnh tương quan với quân đội các nước khác là vấn đề lớn đối với quân đội Việt Nam. Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc...[23]

Trong suốt Kháng chiến chống Mỹ (1954–1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979–1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí, trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.

Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quânkhông quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.

Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấutàu chiến có khả năng tác chiến cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cũ (Nga, các nước Đông Âu) và Ấn Độ.

Hành khúc

Tham khảo

  • Bộ Sách Lịch sử Quân sự Việt Nam, 14 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, HN, 1996, 2013, 2014.
  • Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015 gồm 6 tập (Lịch sử Quân sự; Địa lý Quân sự; Hậu cần-Kỹ thuật Quân sự; Chính trị-Nhân vật-Tổ chức Lực lượng vũ trang; Nghệ thuật Quân sự; Tổng dẫn).
  • Lịch sử Tư tưởng Quân sự Việt Nam, 5 tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, HN, 2014.
  • Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004.
  • 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam - Biên niên sự kiện, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2004.
  • Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1 và Tập 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1994.
  • Lịch sử Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam Tập 1, Tập 2, Tập 3, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN 2009, 2010, 2011.
  • Lịch sử Công tác Đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2002.
  • Lịch sử Tổng cục Kỹ thuật (1974-2014), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.
  • Lịch sử Tổng cục Chính trị (1944-2014), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.
  • Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2015.
  • Bộ Tổng Tham mưu những năm chiến đấu trong vòng vây, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN, 2011.
  • Lịch sử Quân giới Việt Nam (1954-1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1995.
  • Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2007.
  • Lịch sử Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1999.
  • Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, HN, 1996.
  • Những vị tướng lừng danh trong Lịch sử dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2014.
  • Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước-Thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, HN, 1995.
  • Lịch sử Công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 2002.
  • Biên niên sự kiện lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam 1954-1975, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, HN, 1992.
  • Việt Nam những sự kiện 1945-1986, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, HN, 1990.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1964). Chú ý không nhầm với câu "Trung với nước, hiếu với dân" trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho trường võ bị Trần Quốc Tuấn vào năm 1946.
  2. ^ Lời Hồ Chủ tịch trong tiệc chiêu đãi trọng thể do Bộ Quốc phòng tổ chức, trang 1, Báo Quân đội nhân dân số 1456, ngày 23/12/1964
  3. ^ “Tạp chí Cộng sản”. Truy cập 25 tháng 12 năm 2014.
  4. ^ Trung với Đảng, hiếu với dân: Truyền thống cực kỳ quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trương Nguyên Tuệ, 25/12/2012, Báo điện tử Quân đội nhân dân
  5. ^ a b International Institute for Strategic Studies (3 tháng 2 năm 2014). The Military Balance 2014. Luân Đôn: Routledge. tr. 287–289. ISBN 9781857437225.
  6. ^ Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam
  7. ^ Mười Lời thề danh dự của quân nhân
  8. ^ Bài 1: Danh xưng mang tính biểu tượng văn hóa quân sự
  9. ^ “Ý nghĩa tên gọi Quân đội nhân dân Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”.
  10. ^ Trích phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (1964). Chú ý không nhầm với câu "Trung với nước, hiếu với dân" trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho trường võ bị Trần Quốc Tuấn vào năm 1946.
  11. ^ Lời của Bác mãi vang vọng
  12. ^ Tạp chí Cộng sản - Bộ đội Cụ Hồ
  13. ^ Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản CTQG. H. 2011, tr. 126
  14. ^ Đạo đức trung với Đảng, hiếu với dân của quân đội theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  15. ^ “Trung với Đảng, hiếu với dân…”! | Việt Nam
  16. ^ Quân đội ta mãi tận trung với Đảng, trọn hiếu với dân - Xã hội - giaoduc.net.vn
  17. ^ a b c d e “Khái quát quá trình phát triển QĐNDVN”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  18. ^ a b c Ba chức năng cơ bản của Quân đội nhân dân trong thời bình, 26/11/2014, Vietnam+
  19. ^ a b Bài 2: Đội quân chiến đấu, công tác và sản xuất
  20. ^ Quân đội thực hiện tốt ba chức năng trong thời bình, 04/12/2014, Báo Tin tức
  21. ^ Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng Việt Nam
  22. ^ Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg [liên kết hỏng]
  23. ^ Asia Times - Russian missiles to guard skies over Vietnam