Bước tới nội dung

Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006
Vòng loại FIFA World Cup 2006
Chi tiết giải đấu
Thời gian9 tháng 6 năm 2003 (2003-06-09) – 16 tháng 11 năm 2005 (2005-11-16)
Số đội197 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu847
Số bàn thắng2.464 (2,91 bàn/trận)
Vua phá lướiMéxico Jared Borgetti
(14 bàn thắng)
2002
2010

Có 197 đội tham gia vào Vòng loại giải vô địch bóng đá thế giới 2006, cạnh tranh tất cả 32 suất tham dự vòng chung kết. Đức, với tư cách là đội chủ nhà, không phải thi đấu vòng loại và được vào thẳng vòng chung kết, 31 suất còn lại được phân bố như sau:

  • Châu Âu (UEFA): 51 đội tranh 13 suất (Đức không phải thi đấu vòng loại vì là nước chủ nhà, do đó châu Âu có tất cả 14 suất tham dự)
  • Châu Phi (CAF): 51 đội tranh 5 suất
  • Nam Mỹ (CONMEBOL): 10 đội tranh 4,5 suất
  • Châu Á (AFC): 39 đội, 4,5 suất
  • Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF): 34 đội tranh 3,5 suất
  • Châu Đại Dương (OFC): 12 đội tranh 0,5 suất

Những đội giành 0.5 suất được tham gia vào các trận Play-off để giành 2 suất cuối cùng, cụ thể là play-off giữa AFC và CONCACAF và giữa CONMEBOL và OFC.

Tổng cộng 194 đội thi đấu ít nhất 1 trận vòng loại. Có tất cả 847 trận đấu đã được diễn ra, và 2464 bàn thắng đã được ghi (trung bình 2.91 bàn/trận).

Ghi chú về vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Lần đầu tiên, đội đương kim vô địch (Brasil) phải thi đấu vòng loại. Chủ nhà (Đức) vào thẳng vòng trong. Năm 1934, đội vô địch (Uruguay) đã từ chối tham dự giải và đội chủ nhà (Ý) đã phải thi đấu vòng loại, nhưng tại các giải đấu từ năm 1938 đến năm 2002, nước chủ nhà và đội vô địch không phải tham dự vòng loại.

Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương đã yêu cầu được trao 1 suất chính thức trong 32 suất tham dự phân bố cho 6 liên đoàn châu lục; ý tưởng này gần như đã đảm bảo 1 vé dự vòng chung kết World Cúp cho Úc, Đội bóng mạnh nhất trong khu vực. Quyết định này sau đó đã được xem xét lại vào tháng 6 năm 2003 và sự phân bố các suất tham dự trước đó giữa Châu Đại dương và Nam Mỹ vẫn được giữ nguyên.

Các đội giành quyền vào vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Các quốc gia lọt vào vòng chung kết
  Đội vượt qua vòng loại
  Đội không vượt qua vòng loại
  Quốc gia không tham dự World Cup
  Quốc gia không phải thành viên FIFA
Đội tuyển Số lần tham dự vòng chung kết Số vòng chung kết liên tiếp Lần gần đây nhất
 Angola 1 1
 Argentina 14 9 2002
 Úc 2 1 1974
 Brasil 18 18 2002
 Costa Rica 3 2 2002
 Bờ Biển Ngà 1 1
 Croatia 3 3 2002
 Cộng hòa Séc 1(1) 1 (1)
 Ecuador 2 2 2002
 Anh 12 3 2002
 Pháp 12 3 2002
 Đức (h) 16(2) 14(2) 2002
 Ghana 1 1
 Iran 3 1 1998
 Ý 16 12 2002
 Nhật Bản 3 3 2002
 Hàn Quốc 7 6 2002
 México 13 4 2002
 Hà Lan 8 1 1998
 Paraguay 7 3 2002
 Ba Lan 7 2 2002
 Bồ Đào Nha 4 2 2002
 Ả Rập Xê Út 4 4 2002
 Serbia và Montenegro 2(4) 1 1998
 Tây Ban Nha 12 8 2002
 Thụy Điển 11 2 2002
 Thụy Sĩ 8 1 1994
 Togo 1 1
 Trinidad và Tobago 1 1
 Tunisia 4 3 2002
 Ukraina 1(3) 1(3)
 Hoa Kỳ 8 5 2002

(h) - Đội chủ nhà

1Không bao gồm những lần tham dự của Tiệp Khắc. Nếu tính thêm vào thì đây là lần tham dự thứ 9 của đội, và lần gần đây nhất là năm 1990.

2bao gồm 10 lần tham dự của Tây Đức từ năm 1954 đến năm 1990.

3Không bao gồm những lần tham dự của Liên Xô. Nếu tính thêm vào thì đây là lần tham dự thứ 8 của đội.

4Không bao gồm những lần tham dự của Nam Tư. Nếu tính thêm vào thì đây là lần tham dự thứ 10 của đội. Đây cũng là lần đầu tiên và cuôi cùng họ tham dự với cái tên này; Ở giải đấu vòng loại trước,họ thi đấu với cái tên Cộng hòa Liên bang Nam Tư, và 2 bộ phận của đất nước đã chia tách vào tháng 6 năm 2006.

13 trong tổng số 32 đội đã không vượt qua vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2010: Ả Rập Saudi (4 lần tham dự liên tiếp và kết thúc vào năm 2006); CroatiaTunisia (3); Costa Rica, Ecuador, Ba LanThụy Điển (2); Angola, Cộng hòa Séc, Iran, Togo, Trinidad và Tobago, Ukraina (1).

Vòng loại khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]

Châu Âu (UEFA)

[sửa | sửa mã nguồn]

(14 suất, bao gồm chủ nhà Đức)
10 đội (in đậm) vượt qua vòng loại World Cup 2006.
3 đội (in đậm nghiêng) vượt qua vòng loại World Cup 2006 do thắng trong trận Play-off.
3 đội (in nghiêng) không vượt qua vòng loại World Cup 2006 do thua trong trận Play-off.

Ukraina vượt qua vòng loại World Cup 2006 vào ngày 3 tháng 9 năm 2005.
Croatia, Anh, Ý, Ba Lan, Hà LanBồ Đào Nha vượt qua vòng loại vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
Pháp, Thụy Điển, Serbia và Montenegro vượt qua vòng loại vào ngày 12 tháng 10 năm 2005.
Cộng hòa Séc, Tây Ban NhaThụy Sĩ vượt qua vòng loại vào ngày 16 tháng 11 năm 2005.

Kết quả xếp hạng vòng bảng:

Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4
1.  Hà Lan 1.  Ukraina 1.  Bồ Đào Nha 1.  Pháp
2.  Cộng hòa Séc 2.  Thổ Nhĩ Kỳ 2.  Slovakia 2.  Thụy Sĩ
3.  România 3.  Đan Mạch 3.  Nga 3.  Israel
4.  Phần Lan 4.  Hy Lạp 4.  Estonia 4.  Cộng hòa Ireland
5.  Bắc Macedonia 5.  Albania 5.  Latvia 5.  Síp
6.  Armenia 6.  Gruzia 6.  Liechtenstein 6.  Quần đảo Faroe
7.  Andorra 7.  Kazakhstan 7.  Luxembourg  
Bảng 5 Bảng 6 Bảng 7 Bảng 8
1.  Ý 1.  Anh 1.  Serbia và Montenegro 1.  Croatia
2.  Na Uy 2.  Ba Lan 2.  Tây Ban Nha 2.  Thụy Điển
3.  Scotland 3.  Áo 3.  Bosna và Hercegovina 3.  Bulgaria
4.  Slovenia 4.  Bắc Ireland 4.  Bỉ 4.  Hungary
5.  Belarus 5.  Wales 5.  Litva 5.  Iceland
6.  Moldova 6.  Azerbaijan 6.  San Marino 6.  Malta

các trận play-off được diễn ra vào ngày 14 tháng 10 năm 2005.

Nam Mỹ (CONMEBOL)

[sửa | sửa mã nguồn]

(4 suất, sau khi thua trận play-off trước đại diện của châu Đại Dương)

10 đội bóng thành viên của Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt bắt đầu từ tháng 9 năm 2003. 4 đội dẫn đầu sẽ giành vé vào thẳng vòng chung kết; Đội xếp thứ 5 vòng loại sẽ đấu play-off theo thể thức sân nhà – sân khách với đại diện của châu Đại Dương.

In đậm: 4 đội giành vé vào vòng chung kết
Argentina vượt qua vòng loại vào ngày 8 tháng 6 năm 2005.
Brasil vượt qua vòng loại vào ngày 4 tháng 9 năm 2005.
ParaguayEcuador vượt qua vòng loại vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
In nghiêng: giành quyền thi đấu trận play-off.
Uruguay tham dự trận play-off gặp Úc vào ngày 12 và 16 tháng 11. 2 trận đấu kết thúc với chiến thắng 1–0 cho mỗi đội chủ nhà, và Úc đã thắng 4–2 trên chấm phạt đền.

Kết quả xếp hạng:

1.  Brasil
2.  Argentina
3.  Ecuador
4.  Paraguay
5.  Uruguay
6.  Colombia
7.  Chile
8.  Venezuela
9.  Peru
10. Bolivia

Châu Phi (CAF)

[sửa | sửa mã nguồn]

(5 suất)

Các đội lọt vào vòng chung kết World Cup được in đậm.
Togo có 1 suất vào vòng chung kết với chiến thắng 3–2 trước Congo vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
Ghana dẫn đầu bảng sau khi Nam Phi và CHDC Congo hòa 2–2 vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
Côte d'Ivoire giành vé tham dự sau trận hòa 1–1 giữa Cameroon và Ai Cập vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
Angola giành quyền tham dự với chiến thắng 1–0 trước Rwanda vào ngày 8 tháng 10 năm 2005.
Tunisia giành quyền tham dự vào ngày 8 tháng 10 năm 2005 với trận hòa 2–2 trước Morocco.

Kết quả xếp hạng:

Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4 Bảng 5
1.  Togo 1.  Ghana 1.  Bờ Biển Ngà 1.  Angola 1.  Tunisia
2.  Sénégal 2.  CHDC Congo 2.  Cameroon 2.  Nigeria 2.  Maroc
3.  Zambia 3.  Nam Phi 3.  Ai Cập 3.  Zimbabwe 3.  Guinée
4.  Cộng hòa Congo 4.  Burkina Faso 4.  Libya 4.  Gabon 4.  Kenya
5.  Mali 5.  Cabo Verde 5.  Sudan 5.  Algérie 5.  Botswana
6.  Liberia 6.  Uganda 6.  Bénin 6.  Rwanda 6.  Malawi

Châu Đại Dương (OFC)

[sửa | sửa mã nguồn]

(1 suất sau khi thắng trận play-off trước đại diện của Nam Mỹ)

2 đội dẫn đầu vòng bảng sẽ thi đấu với nhau để giành quyền tham dự trận play-off với đội xếp thứ 5 vòng loại khu vực Nam Mỹ.

Kết quả xếp hạng vòng bảng:

1.  Úc
2.  Quần đảo Solomon
3.  New Zealand
4.  Fiji
5.  Tahiti
6.  Vanuatu

Úc sau đó đã đánh bại quần đảo Solomon với tổng tỷ số 9–1 (lượt đi: 7–0 vào ngày 3 tháng 9 năm 2005; lượt về: 2–1 vào ngày 6 tháng 9 năm 2005) và giành quyền tham dự trận play-off với đội xếp thứ 5 vòng loại khu vực Nam Mỹ. Đối thủ của họ là Uruguay, đội đã giành được vị trí thứ 5 ở vòng loại khu vực Nam Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 2005. Australia cuối cùng đã thắng 4–2 trong loạt sút luân lưu sau khi cả hai trận play-off kết thúc với tỉ số 1–0 cho mỗi đội chủ nhà.

Châu Á (AFC)

[sửa | sửa mã nguồn]

(4 suất, sau khi thua trận play-off trước đại diện của CONCACAF)

Các đội giành vé vào vòng chung kết được in đậm.
Ả Rập Saudi, Nhật Bản, Hàn QuốcIran tất cả vượt qua vòng loại ngày 8 tháng 6 năm 2005.
Các đội thi đấu với nhau để giành quyền tham dự trận play-off được in nghiêng.
UzbekistanBahrain đã thi đấu với nhau để giành quyền tham dự trận play-off vào ngày 17 tháng 8 năm 2005.

Kết quả xếp hạng:

Bảng A Bảng B
1.  Ả Rập Xê Út 1.  Nhật Bản
2.  Hàn Quốc 2.  Iran
3.  Uzbekistan 3.  Bahrain
4.  Kuwait 4.  CHDCND Triều Tiên

UzbekistanBahrain (các đội xếp hạng 3 ở mỗi bảng) thi đấu 2 trận lượt đi-lượt về để xác định đại diện của châu Á trong trận play-off gặp đội đứng hạng 4 vòng loại khu vực CONCACAF. Vào ngày 3 tháng 9 năm 2005, Uzbekistan đã thắng 1–0 trong trận lượt đi, nhưng FIFA đã quyết định hủy kết quả trận đấu và ra lệnh xem lại sau sai lầm của trọng tài. Trọng tài đã cho Uzbekistan một quả phạt đền vào phút 38. Quả phạt đền đã thành công nhưng trọng tài cho rằng một cầu thủ Uzbekistan đã xâm nhập vào vòng cấm sớm. Thay vì yêu cầu Uzbekistan thực hiện lại quả phạt đền, trọng tài đã trao cho Bahrain một quả phạt. Uzbekistan đã phản đối trận đấu và cho rằng, trận đấu nên được bắt đầu lại từ thời điểm quả phạt đền được trao. FIFA chấp nhận kháng nghị của họ, nhưng yêu cầu toàn bộ trận đấu phải được tổ chức lại.

Uzbekistan cảm thấy rằng quyết định này là không công bằng vì họ đã bị phạt mặc dù sai lầm của trọng tài có lợi cho đối thủ.

Trận đấu được hoãn tới ngày 8 tháng 10 năm 2005 ở Uzbekistan và 12 tháng 10 năm 2005 ở Bahrain. lượt đi kết thúc với tỷ số hòa 1–1, và lượt về là trận hòa 0–0. Do Bahrain đã ghi 1 bàn trên sân khách còn Uzbekistan thì không nên được tham dự trận playoff (Luật bàn thắng sân khách). Trinidad và Tobago đã đánh bại Bahrain với tổng tỉ số 2–1 và giành vé vào vòng chung kết.

Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)

[sửa | sửa mã nguồn]

(4 suất, sau khi thắng trận play-off trước đại diện của châu Á)

Đội vượt qua vòng loại được in đậm. Các đội giành vé tham dự được sắp xếp theo thứ tự sau:
Hoa Kỳ giành vé đầu tiên với chiến thắng 2–0 trước México vào ngày 3 tháng 9 năm 2005.
México giành vé thứ 2 trong 3 vé chính thức vào ngày 7 tháng 9 năm 2005 với trận thắng 5–0 Panama.
Costa Rica giành vé cuối cùng vào ngày 8 tháng 10 năm 2005 với trận thắng 3–0 Hoa Kỳ.
Trinidad và Tobago, tham dự trận play-off với đội xếp thứ 5 vòng loại khu vực châu Á – Bahrain sau chiến thắng 2–1 trước México vào ngày 12 tháng 10 năm 2005. Họ sau đó đã thắng trận play-off vào ngày 16 tháng 11 năm 2005 với tổng tỷ số 2–1, giành vé thứ 4 vào vòng chung kết.

Kết quả xếp hạng vòng bảng:

1.  Hoa Kỳ
2.  México
3.  Costa Rica
4.  Trinidad và Tobago
5.  Guatemala
6.  Panama

Ngày 12 tháng 11 và 16 tháng 11 năm 2005, 5 trận play-off đã được tiến hành, các đội chiến thắng giành được 5 suất cuối cùng vào vòng chung kết:

  • 6 đội xếp thứ 2 vòng loại khu vực châu Âu được sắp xếp thi đấu trong 3 trận play-off.
  • Úc đã thắng trận Play-off gặp Uruguay bằng loạt sút luân lưu với kết quả 4–2 sau khi 2 trận lượt đi và về kết thúc với tỉ số 1–0 cho mỗi đội chủ nhà..
  • Trinidad và Tobago thắng trận Play-off với tổng tỉ số 2–1.

Tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội tham gia trận play-off được liệt kê dưới đây. Đội chiến thắng được in đậm.

(Cộng hòa Séc, Thổ Nhĩ Kỳ, và Tây Ban Nha được xếp vào nhóm hạt giống bởi vì đây là 3 đội có vị trí xếp hạng cao nhất dựa theo Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA tháng 9 năm 2005.)

Rút khỏi giải đấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Không tham gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Loại trừ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]