Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 353: Dòng 353:
{{nat fs g start}}
{{nat fs g start}}
{{nat fs g player|no=1|pos=GK|name=[[Bùi Tấn Trường]]|age={{birth date and age|df=y|1986|2|19}}|caps=11|goals=0|club=[[Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2016)|Hà Nội]]|clubnat=VIE}}
{{nat fs g player|no=1|pos=GK|name=[[Bùi Tấn Trường]]|age={{birth date and age|df=y|1986|2|19}}|caps=11|goals=0|club=[[Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội (2016)|Hà Nội]]|clubnat=VIE}}
{{nat fs g player|no=12|pos=GK|name=[[Nguyễn Văn Toản]]|age={{birth date and age|df=y|1999|11|26}}|caps=1|goals=0|club=[[Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng|Hải Phòng]]|clubnat=VIE}}
{{nat fs g player|no=12|pos=GK|name=[[Nguyễn Văn Toản]]|age={{birth date and age|df=y|1999|11|26}}|caps=0|goals=0|club=[[Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng|Hải Phòng]]|clubnat=VIE}}
{{nat fs g player|no=23|pos=GK|name=[[Đặng Văn Lâm]]|age={{birth date and age|df=y|1993|8|13}}|caps=24|goals=0|club=[[Cerezo Osaka]]|clubnat=JPN}}
{{nat fs g player|no=23|pos=GK|name=[[Đặng Văn Lâm]]|age={{birth date and age|df=y|1993|8|13}}|caps=24|goals=0|club=[[Cerezo Osaka]]|clubnat=JPN}}
{{nat fs break}}
{{nat fs break}}

Phiên bản lúc 14:39, ngày 7 tháng 9 năm 2021

Việt Nam
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Biệt danhNhững Chiến Binh Sao Vàng[1]
Hiệp hộiVFF
Liên đoàn châu lụcAFC (châu Á)
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngPark Hang-seo
Đội trưởngQuế Ngọc Hải
Thi đấu nhiều nhấtLê Công Vinh (83)
Ghi bàn nhiều nhấtLê Công Vinh (51)
Sân nhàSân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Mã FIFAVIE
Áo màu chính
Áo màu phụ
Hạng FIFA
Hiện tại 94 Giữ nguyên (21 tháng 12 năm 2023)[2]
Cao nhất84 (Tháng 9 năm 1998[3])
Thấp nhất172 (Tháng 12 năm 2006)
Hạng Elo
Hiện tại 105 Tăng 10 (30 tháng 11 năm 2022)[4]
Trận quốc tế đầu tiên
 Việt Nam 2–2  Philippines
(Manila, Philippines, ngày 26 tháng 11 năm 1991)[5]
Trận thắng đậm nhất
 Việt Nam 11–0 Guam 
(Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; 23 tháng 1 năm 2000)
Trận thua đậm nhất
 Zimbabwe 6–0 Việt Nam 
(Kuala Lumpur, Malaysia; 26 tháng 2 năm 1997)
 Oman 6–0 Việt Nam 
(Incheon, Hàn Quốc, 29 tháng 12 năm 2003)

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển bóng đá nam đại diện cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) quản lý.

Từ năm 1991 khi bóng đá Việt Nam tái gia nhập bóng đá quốc tế, môn thể thao này từ lâu đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của xã hội Việt Nam. Điều này làm cho các đội tuyển quốc gia trở thành một phần của tinh thần dân tộc Việt Nam. Sự phổ biến của điện thoại thông minh hiện nay giúp giới trẻ dễ dàng tụ tập để xem trực tuyến các trận đấu bóng đá, khơi dậy sự hào hứng về đội tuyển quốc gia, bao gồm một số cầu thủ mà họ hâm mộ. Những người hâm mộ bóng đá Việt Nam được mệnh danh là một trong những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất trên thế giới[6] bất kể đó là đội tuyển quốc gia hay là đội tuyển trẻ. Đa số người Việt luôn yêu thích bóng đá bất kể rằng đất nước họ đi theo thể chế chính trị, đảng phái hay ý thức hệ nào.[7]

Đến đầu thế kỷ 21, Việt Nam ngày càng được chú ý vì là một đội bóng có tinh thần mạnh mẽ cùng ý chí dân tộc cao, thành tích đang dần được cải thiện. Mặc dù đội chỉ được tham gia hai kỳ Asian Cup vào năm 20072019, đội bóng đã trở thành đội đại diện đến từ Đông Nam Á có thành tích tốt nhất trong giải này khi cả hai lần đều lọt vào tứ kết. Theo xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới vào tháng 5/2021, Việt Nam xếp hạng thứ 92 trong số các đội tuyển bóng đá quốc gia nam.

Lịch sử

Thời kỳ sơ khai và đầu tiên (1896–1945)

Bóng đá Việt Nam thời kỳ đầu với các cầu thủ Việt và Pháp trong giải Championat Cochinchine, k. 1922–23.

Sự ra đời và phát triển đầu tiên của bóng đá tại Việt Nam bắt đầu từ năm 1896 trong thời thuộc địa Pháp. Ở giai đoạn đầu, môn thể thao này chỉ được chơi giữa các công chức, thương nhân và binh lính Pháp. Người Pháp sau đó khuyến khích người Việt địa phương chơi bóng đá và một số môn thể thao khác được giới thiệu cho họ để chuyển sự quan tâm của họ khỏi chính trị, dẫn đến môn thể thao này được lan truyền sang các khu vực khác, chủ yếu là miền Bắcmiền Trung. Ngày 20 tháng 7 năm 1908, tờ Lục tỉnh Tân văn đưa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ người Việt đã được diễn ra. Đến năm 1928, một số người đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam tại Sài Gòn, cùng trong năm ấy cử một đội bóng Việt Nam sang thi đấu ở Singapore.[8] Trong văn học, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã có truyện ngắn Tinh thần thể dục (1939) mô tả về một trận bóng thời Pháp thuộc.[9] Nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương sau đó đã được thành lập ở cả miền Bắcmiền Nam, mặc dù vậy phải đến sau Thế chiến II, các câu lạc bộ bóng đá trong khu vực mới bắt đầu trở nên có tổ chức hơn. Việt Nam giành được độc lập từ năm 1945 nhưng những khó khăn từ những cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc sau đó khiến bóng đá Việt Nam mất nhiều cơ hội để phát triển

Thời kỳ khó khăn và chiến tranh (1945–1991)

South Vietnam
Đội Việt Nam Cộng hòa giành chức vô địch tại Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á 1959.
North Vietnam
Đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1956.

Sự kiện Thảm sát ngã ba phố Hàng Bún - ngõ Yên Ninh ngày 17/12/1946 và tối hậu thư của Pháp một ngày sau đó đã khiến các thỏa thuận hòa bình giữa hai nước bị vô hiệu hóa, điều này đã buộc Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đưa ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến chống Pháp vào ngày 19/12/1946.[10] Do tình hình chiến tranh, các hoạt động liên quan đến bóng đá đã bị ngừng lại. Việt Nam mới giành được độc lập lại phải tiếp tục bước vào một cuộc chiến mới nên chưa kịp thành lập 1 đội tuyển quốc gia chính thức (dù đã có 1 đội tuyển tạm thời đại diện cho Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm 1947[11]). Cuộc chiến với Pháp kết thúc ngày 07/05/1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Pháp phải ký Hiệp định Genève và dẫn tới Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai vùng tập kết quân sự từ ngày 21 tháng 7 năm 1954 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976. Điều này dẫn đến việc có song song hai đội tuyển gồm đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện cho vùng tập kết quân sự phía Bắc giới tuyến quân sự tạm thời ở vỹ tuyến 17 và đội tuyển Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam giới tuyến. Năm 1961, Hội bóng đá Việt Nam (VNDCCH), tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, được thành lập; và tham gia FIFA từ năm 1964.[12] Ở miền Nam, Hội Túc cầu giáo cũng được thành lập và tham gia FIFA và AFC.[13]

Do những sự kiện lịch sử xảy ra ở Việt Nam trong suốt thế kỷ 20 (đa phần là chiến tranh), với sự chiếm đóng của Nhật Bản ở Đông Dương, Pháp tái xâm lược Việt Nam, Mỹ can thiệp chính trị và vũ trang vào Việt Nam, Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, chiến tranh chống diệt chủng với Khmer Đỏ, xung đột với Thái Lan để bảo vệ Lào và Campuchia, bóng đá Việt Nam thời kỳ đó gặp rất nhiều khó khăn để phát triển cũng như chưa được biết đến nhiều trên thế giới.

Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa là một trong bốn đội đã tham gia hai vòng chung kết AFC Asian Cup đầu tiên (AFC Asian Cup 1956AFC Asian Cup 1960) và kết thúc ở vị trí thứ 4 cả hai lần. Tuy nhiên, đội bóng này vượt qua vòng loại khá dễ dàng khi ở vòng loại Cúp bóng đá châu Á 1956, Thái Lan rút lui ở vòng loại thứ nhất, Indonesia rút lui ở vòng loại thứ 3 khiến cho VNCH chỉ cần vượt qua Malaysia ở vòng loại thứ 2 với 1 trận thắng và 1 trận hòa là có thể tham gia vòng chung kết.[14] Tại các khu vực khác thuộc vòng loại, các đội như Nhật Bản, Iran cũng rút lui. Điểm đáng chú ý là vào năm 1956, Đội tuyển quốc gia Thái Lan từng vượt qua vòng loại để tham dự Olympic 1956.[15] Tới vòng loại Cúp bóng đá châu Á 1960, Thái Lan, Myanmar và Nhật Bản tiếp tục rút lui trong khi Indonesia không đủ tư cách tham dự nên đội VNCH chỉ cần thắng 2 trận trước Malaysia và Singapore là đã được vào vòng chung kết.[16][17] Đội VNCH đã vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) đầu tiên vào năm 1959 tại Thái Lan và Giải bóng đá giao hữu Merdeka 1966 ở Malaysia, 6 lần vô địch giải giao hữu Cúp Quốc Khánh và Cúp quân đội Thái Lan 1974. Đội tuyển VNCH chỉ mạnh ở khu vực Đông Nam Á chứ chưa đạt đẳng cấp châu lục. Cũng trong khoảng thời gian đó, họ vượt qua vòng bảng Á vận hội 1962. Đội từng tham gia vòng loại các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964Thế vận hội Mùa hè 1968, vòng loại World Cup 1974, đánh bại Thái Lan 1-0 để đủ điều kiện tham gia các trận đấu phân loại trước khi thua trận mở màn vòng bảng của họ 0-4 trước Nhật Bản và thua tiếp 0-1 đối với Hồng Kông. Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đã chơi trận cuối cùng với Malaysia vào ngày 27/3/1975 khi họ đã thua 0-3... Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản nền bóng đá này vào ngày 30/4/1975. Dù còn nhiều khó khăn do tình hình chiến tranh và chia cắt nhưng bóng đá Việt Nam đã bắt đầu thi đấu quốc tế chính thức tầm khu vực và châu lục. Tuy nhiên, bóng đá nội địa ở miền Nam vẫn gặp nhiều khó khăn khi giải vô địch nội địa không được tổ chức thường xuyên.[cần dẫn nguồn]

Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ít hoạt động hơn mặc dù là thành viên của AFC và FIFA, chủ yếu chơi các giải của các nước xã hội chủ nghĩa từ 1956 đến 1966. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên của đội sang Trung Quốc năm 1956. Trong chuyến du đấu, đội có trận ra quân thua Trung Quốc 3-5, đá theo sơ đồ 3–2–5 với những gương mặt như Bùi Đức, Đình Te, Bùi Nghẽn, Luyến, Thưởng,...[18] và huấn luyện viên trưởng là Trương Tấn Bửu. Họ đã tham gia giải GANEFO đầu tiên tại Indonesia năm 1962 và Campuchia năm 1966. Bất chấp việc ít thi đấu quốc tế thì hệ thống bóng đá nội địa của miền Bắc vẫn có 1 sự phát triển tích cực khi hệ thống giải vô địch quốc gia ở đây được tổ chức liên tục, có sự phân hạng đầy đủ, số lượng đội bóng cũng rất đông đảo, thậm chí ở Hải Phòng có khoảng 10 đội bóng tham gia các hạng đấu khác nhau.[19]

Cả hai đội tuyển quốc gia đã hợp nhất khi hai miền Việt Nam tái thống nhất về mặt nhà nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi Tổng tuyển cử năm 1976. Thực hiện nguyên tắc kế thừa chính phủ, AFCFIFA thống nhất, Đội tuyển quốc gia Việt Nam từ năm 1976 thực hiện kế thừa các quyền, nghĩa vụ và thành tích của của Đội tuyển VNDCCH lẫn Quốc gia Việt Nam, VNCHCHMNVN trước đây. Trận cầu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn ngày 07/11/1976 được coi là mốc đánh dấu sự thống nhất chính thức giữa bóng đá miền Nam và miền Bắc.[20]

Ở trong thời kỳ 1976-1991 (thời kỳ bao cấp và cấm vận): vì điều kiện kinh tế-văn hóa và xã hội còn rất nhiều khó khăn, vì đang trong quá trình khắc phục hậu quả chiến tranh để lại[21] cũng như do các cuộc chiến tranh ở khu vực biên giới do căng thẳng với chính quyền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và phải truy quét tàn quân Khmer Đỏ ở Campuchia, vì cấm vận quốc tế do Mỹ đứng đầu, và vì chế độ bao cấp yếu kém và lạc hậu[22] nên sự phát triển của nền bóng đá Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn. Mặc dù các giải đấu trong nước vẫn diễn ra đều đặn[23] nhưng Đội tuyển quốc gia thời gian này lại không tham gia các giải đấu quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, bóng đá cấp câu lạc bộ vẫn có sự giao lưu trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa anh em, đáng chú ý là đội bóng Thể Công của Việt Nam từng đứng thứ ba giải SKDA dành cho các đội bóng thuộc lực lượng vũ trang các nước XHCN vao năm 1989[24]. Bên cạnh đó, còn là các chuyến tập huấn ở các nước Đông Âu nhưng cũng chỉ dừng lại ở cấp độ câu lạc bộ.[25] Mặc dù thể thao Việt Nam chính thức tái tham gia các hoạt động thể thao quốc tế từ Olympic năm 1980 tại Liên Xô, Á vận hội năm 1982 tại Ấn Độ[26] và Sea games 1989[27] nhưng Đội tuyển Việt Nam tái tham gia bóng đá quốc tế từ SEA Games 1991 và Vòng loại World Cup 1994.[28] Sau đấy là giai đoạn bóng đá và ĐTQG Việt Nam bắt đầu bước phát triển đi lên, bóng đá Việt Nam trở thành một thế lực lớn mạnh của khu vực Đông Nam Á.

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển bóng đá Việt Nam (1991-nay)

Cơ sở hình thành

Từ năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có giải vô địch bóng đá quốc gia với tên gọi giải Hòa Bình do Nha Thể dục Trung ương tổ chức. Ngay từ khi bắt đầu, giải đấu đã có 2 hạng gồm A và B.[29] Từ 1956 giải có tên chính thức là giải bóng đá Hạng A toàn quốc.[30]. Miền Nam cũng có giải vô địch nội địa riêng nhưng không được tổ chức đều đặn như ở miền Bắc. Năm 1961, Hội Bóng Đá Việt Nam (VFA), tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập[31]. Giải được tổ chức liên tục đến năm 1979 bất chấp tình trạng đất nước chiến tranh. Thể Công với 13 chức vô địch và Công an Hải Phòng với 10 chức vô địch là hai đội bóng thành công nhất giai đoạn này. Sau khi đất nước thống nhất về mặt Nhà nước vào năm 1976, các đội bóng Việt Nam được chia thi đấu theo khu vực: miền Bắc với giải Hồng Hà, miền Trung với giải Trường Sơn và miền Nam với giải Cửu Long. Các đội vô địch mỗi khu vực sẽ ra Hà Nội để thi đấu chọn đội vô địch. Thời điểm này, tổng cộng có 40 đội tham gia ở hạng cao nhất nhưng hạng Nhất chỉ có 26 đội.[32] Trong đó:

  • Giải Hồng Hà gồm 16 đội với những cái tên tiêu biểu như: Câu lạc bộ Quân đội (Thể Công), Quân khu Thủ đô, Tổng cục Đường sắt, Công an Hà Nội, Quân khu 3, Phòng không Không quân, Cảng Hải Phòng, Công nhân Xây dựng Hà Nội, Tổng cục Bưu điện, Công an Hải Phòng, Dệt Nam Định, Than Quảng Ninh, Công nhân Xây dựng Hải Phòng, Điện Hải Phòng, Công nghiệp Hà Nam Ninh, Thanh niên Hà Nội.
  • Giải Trường Sơn gồm 8 đội: Thanh niên Bình Định, Phú Khánh, Công nhân Quảng Nam Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bình Trị Thiên, Thanh niên Thanh Hoá, Sông Lam Nghệ Tĩnh, Gia Lai Kon Tum.
  • Giải Cửu Long gồm 16 đội: Hải quan, Cảng Sài Gòn, Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Công nghiệp Thực phẩm, Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng, Công nhân hoá chất, Tổng cục Vật tư, Sông Bé, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ, Vĩnh Long.

Theo thể thức này, các đội vô địch ở các giải tổ chức theo khu vực sẽ gặp nhau ở vòng chung kết ở Hà Nội để chọn đội vô địch và các đội đứng cuối ở các giải khu vực sẽ gặp nhau để tìm đội xuống hạng, thường gọi là vòng chung kết ngược.

Giải năm 1979 được coi là Giải phân hạng để tiến hành sắp xếp lại hệ thống thi đấu. Cụ thể, thể thức thi đấu của năm 1980 được xây dựng trên cơ sở kết quả năm 1979, 8 đội mạnh nhất của giải Hồng Hà, 2 đội của giải Trường Sơn và 8 đội của giải Cửu Long. Các đội còn lại đá giải hạng A2. Tuy nhiên, tại mùa giải đầu tiên do Hội Bóng đá Việt Nam (tiền thân của VFF) tổ chức vào năm 1980, đương kim vô địch Thể Công đã xin rút lui để chấn chỉnh nội bộ nên giải năm 1980 chỉ có 17 đội tham dự. Đây chính là tiền đề để xây dựng Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sau này.

Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

Giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V.League), trước đây là Giải vô địch bóng đá toàn Việt Nam được ra mắt vào năm 1980 để tái phát triển bóng đá Việt Nam sau một thời gian dài xảy ra các cuộc chiến tranh. Năm 1989, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách đổi mới mang tính cách mạng, một liên đoàn bóng đá mới được thành lập. Thể thao Việt Nam bắt đầu trở lại các sự kiện quốc tế. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới đã diễn ra tại Hà Nội, tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Trịnh Ngọc Chữ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được bầu làm chủ tịch VFF.

Việt Nam tham gia trở lại giải nước ngoài đầu tiên của đội là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila với trận hòa.[33] Lần tập trung dự SEA Games năm đó, do điều kiện ở Nhổn rất thiếu thốn nên sau một tuần, 11 cầu thủ phía Nam (thành viên Công nhân Quảng Nam-Đà Nẵng, Hải Quan, Cảng Sài Gòn) cùng "đào ngũ".[34] Từ năm 1996, Việt Nam là một thành viên chính thức của AFF

Cũng trong năm 1996, Việt Nam tham gia Tiger Cup đầu tiên, nơi họ kết thúc ở vị trí thứ ba và đăng cai Tiger Cup lần thứ hai vào năm 1998, nơi họ thua 0-1 trước Singapore trong trận chung kết.

Việt Nam đăng cai AFC Asian Cup 2007 cùng với Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Ở vòng bảng, Việt Nam đã đánh bại UAE 2-0, hòa 1-1 với một đội bóng vùng Vịnh khác là Qatar, thua 1-4 trước Nhật Bản và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết, nơi họ thua Iraq 0-2.

Kể từ năm 2007, sau hai nỗ lực không thành công trong năm 2011 và 2015, Việt Nam đã đủ điều kiện tham dự AFC Asian Cup một lần nữa khi họ có được hai trận hòa với Afghanistan và Jordan và hai chiến thắng trước Campuchia trong vòng loại AFC Asian Cup 2019. Cuối năm 2011, Việt Nam tăng 35 bậc, xếp thứ 99, trở lại top 100 FIFA sau 7 năm và dẫn đầu Đông Nam Á lần đầu tiên trong bảng xếp hạng.[35]

Tại các giải khu vực Đông Nam Á

Đội hình xuất phát của Việt Nam tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2008.
Cảnh trong trận chung kết của Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2008. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Những fan hâm mộ Việt Nam trong chiến thắng của Việt Nam, đội Việt Nam nhận cúp và đội Việt Nam trước trận đấu cuối cùng của trận lượt về.
Đội hình xuất phát của Việt Nam tại trận chung kết lượt về AFF Cup 2018.

Việt Nam tại SEA Games 16 do Vũ Văn TưNguyễn Kim Hằng dẫn dắt giành một điểm, xếp cuối bảng và bị loại ngay từ vòng bảng sau khi hòa Philippines, thua IndonesiaMalaysia. Ảnh hưởng bởi vụ "đào ngũ" tại Nhổn, Vũ Văn Tư từ nhiệm sau 7 ngày dẫn dắt. Để lấp chỗ trống, liên đoàn huy động một số cầu thủ và HLV Thể Công, Nguyễn Sĩ Hiển lên làm nhiệm vụ. Đội bị loại ở vòng bảng SEA Games 17, trình làng những Nguyễn Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức.

Sau hai kỳ SEA Games đầu tiên, liên đoàn bắt đầu thuê huấn luyện viên ngoại tiên phong với Karl Heinz WeigangEdson Tavares, cử hai đội dự đều vào bán kết Cúp Độc Lập và tập huấn tại châu Âu năm 1995. Đội lọt vào bán kết SEA Games cùng năm, thắng Myanmar hiệp phụ và thua Thái Lan chung kết. Trận hòa Lào vòng bảng Tiger Cup 1996 bị nghi "bán độ" khi Nguyễn Hữu Thắng nhận thẻ đỏ trực tiếp, bị HLV Weigang đòi đuổi khỏi đội tuyển còn 4 cầu thủ họ Nguyễn khác cũng dính vào nghi án. Giải này đội thua Thái Lan ở bán kết và thắng Indonesia trận tranh 3/4.

SEA Games 19, đội thua Thái Lan bán kết, đạt huy chương đồng khi hạ Singapore. Lọt qua bảng 5 đội ở SEA Games 20 và thắng Indonesia bán kết, Alfred Riedl cùng Việt Nam nhìn người Thái đoạt huy chương vàng với thất bại 0-2 ở chung kết. Đó là lần cuối bóng đá nam tại Sea Games không giới hạn độ tuổi. Trước đó, Riedl dẫn đội đăng cai lần đầu một giải quốc tế là Tiger Cup 1998 và nhìn Singapore lên ngôi nhờ cái lưng làm bàn của Sasi Kumar. Vòng bảng Tiger Cup 2000, Việt Nam "đòi nợ" thành công khi thắng Singapore, nhưng họ thua Indonesia bán kết và thua Malaysia trận tranh 3/4.

Với những tên tuổi mới như Minh Phương, Tài Em, Văn Quyến, đội đoạt huy chương đồng Tiger Cup 2002, bị loại ở vòng bảng Tiger Cup 2004, thua Thái Lan bán kết AFF Cup 2007.

Trước AFF Cup 2008, khi Henrique Calisto lần thứ 2 lên dẫn dắt, đội toàn hòa và thua giao hữu. Vào giải, Việt Nam thua Thái Lan, thắng MalaysiaLào ở vòng bảng và vào bán kết đấu Singapore. Lượt đi cả hai đội có trận hòa không bàn thắng thì lượt về, Nguyễn Quang Hải ghi bàn duy nhất giúp Việt Nam vào chung kết. Trong trận chung kết tái đấu với Thái Lan, đội thắng 2-1 lượt đi trên sân khách. Lượt về ngày 28 tháng 12, đội bị dẫn 1-0 cho đến những phút bù giờ hiệp 2. Khi đó tổng tỉ số là 2-2 và do luật bàn thắng sân khách chưa được áp dụng, 2 đội sẽ phải đá hiệp phụ nếu kết quả giữ nguyên. Nhưng ở tình huống cố định cuối cùng, cú đá phạt hàng rào của Minh Phương được Công Vinh thực hiện đánh đầu ngược tung lưới Thái Lan giúp cho Việt Nam lần đầu lên ngôi vô địch Đông Nam Á.

Tuy nhiên hai năm sau, đương kim vô địch thua Malaysia ở bán kết AFF Cup 2010. Đội tuyển sau đó chia tay huấn luyện viên Calisto cùng cặp tiền vệ Minh Phương, Tài Em.

Năm 2012, đội dùng thầy nội Phan Thanh Hùng cho AFF Cup 2012 và bị loại từ vòng bảng, hơn Myanmar về hiệu số bàn thắng/bại nên được miễn đấu vòng loại giải lần sau.

Thời kỳ chuyển tiếp AFF Cup 2014, huấn luyện viên Miura Toshiya tiếp quản đội với các nhân tố mới như Nguyên Mạnh, Minh Tuấn, Hoàng Thịnh,...vào bán kết gặp Malaysia, thắng 2-1 lượt đi nhưng thua đối thủ 2-4 lượt về bởi những pha bóng ngớ ngẩn của hàng phòng ngự, trong đó có một quả penalty ngay đầu trận, một pha ra vòng cấm bất cẩn của thủ môn Trần Nguyên Mạnh để đối phương tâng bóng qua đầu và một bàn phản lưới nhà của Đinh Tiến Thành.

Trước và trong AFF Cup 2016, Việt Nam thắng giao hữu với Syria, Indonesia và toàn thắng vòng bảng. Ở trận bán kết Việt Nam lại một lần nữa gặp lại Indonesia, đội thua 1-2 bán kết lượt đi, và trận lượt về trên sân Mỹ Đình do pha đỡ bóng nghiệp dư của Trần Đình Đồng "kiến tạo" cho cầu thủ đội bạn sút vào lưới trống và tấm thẻ đỏ trực tiếp tai hại vì đánh nguội cầu thủ Indonesia của thủ môn Trần Nguyên Mạnh khi đã hết quyền thay người, đội thắng 2-1 sau 90 phút do công lần lượt của Văn ThanhMinh Tuấn, nhưng không thể chống đỡ thêm ở hiệp phụ và thua thêm một bàn trên chấm phạt đền khi hậu vệ Quế Ngọc Hải phải làm thủ môn bất đắc dĩ. Chung cuộc đội thua 3-4 và bị loại.

Tại AFF Cup 2018, nòng cốt đội tuyển là những cầu thủ đã đoạt huy chương bạc U-23 châu Á 2018 và đứng hạng tư ASIAD 2018 như Văn Hậu, Quang Hải, Văn Đức, Đức Chinh,...cùng các cựu binh như Huy Hùng, Văn Quyết, Anh ĐứcTrọng Hoàng,...[36]. Việt Nam đứng đầu bảng và vào bán kết, hạ gục Philippines cùng với tỷ số 2-1 hai lượt trận, vào chung kết hòa 2-2 Malaysia ở lượt đi trên sân khách. Lượt về trên sân nhà Mỹ Đình, Anh Đức ghi bàn duy nhất, đội thắng chung cuộc 3-2 để lần thứ hai vô địch AFF Cup.

Tại các giải châu lục và thế giới

Đội tuyển Việt Nam trước lượt trận thứ hai bảng D Cúp bóng đá châu Á 2019 gặp đội tuyển Iran.
Cảnh trong vòng tứ kết của Cúp bóng đá châu Á 2019. Theo chiều kim đồng hồ từ trên xuống: Đội tuyển Việt Nam với Nhật Bản tại vòng tứ kết và người hâm mộ Việt Nam trong trận đấu.

Vòng loại World Cup 1994, do Trần Bình Sự làm huấn luyện viên ở bảng đấu có Triều Tiên, Qatar, IndonesiaSingapore, Việt Nam thắng duy nhất Indonesia loạt trận đầu sau đó thua cả bốn trận lượt về, giành vị trí chót bảng và không vượt qua vòng loại. Lư Đình Tuấn là cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại vòng loại World Cup. Việt Nam mất vé tham dự Asian Cup 1996 vì thua một đội tuyển mạnh ở châu Á là Hàn Quốc. Tại vòng loại World Cup 1998 gặp Tajikistan, TurkmenistanTrung Quốc đội toàn thua qua đó tiếp tục đứng cuối bảng và không vượt qua vòng loại. Đến Asian Cup 2000 đội tiếp tục không thể tiến vào vòng bảng vì thua Trung Quốc.

Vòng loại World Cup 2002, đội hòa một, thắng ba trận trước Mông CổBangladesh và thua Ả Rập Xê Út cả hai lượt đấu, nhìn đội Tây Á đi tiếp.

Năm 2003, Việt Nam cử đội tuyển U–23 dự vòng loại Cúp bóng đá châu Á, thua Oman với tỷ số kỉ lục 0-6, thua Hàn Quốc và thắng Nepal loạt trận đầu. Loạt trận sau thì thắng tối thiểu Hàn Quốc, Nepal rồi thua tiếp 0-2 Oman.

Năm 2004, Edson Tavares trở lại dẫn dắt đội bị loại ở vòng loại World Cup 2006 trước đó có chiến thắng duy nhất trước Maldives nhờ tạm quyền Nguyễn Thành Vinh.

Lần đầu Việt Nam đồng đăng cai và dự giải châu lục là Asian Cup 2007. Tại vòng bảng, đội hạ UAE 2-0 nhờ hai bàn thắng của Quang ThanhCông Vinh, sau đó hòa Qatar 1-1 rồi thua ngược Nhật Bản 1-4. Đội lọt vào tứ kết và thua Iraq 0-2, đội đã vô địch Asian Cup năm đó.

Thầy trò Alfred Riedl tái ngộ thua UAE cả hai lượt đi-về vòng loại World Cup 2010 và nhận thất bại chung cuộc với tổng tỷ số là 6-0.

Vòng loại Asian Cup 2011, đội thắng 1, hòa 2 trận khác trước LibanSyria, còn lại toàn thua trong đó thua Trung Quốc 1-6.

Vòng loại World Cup 2014, dưới sự dẫn dắt của HLV Falko Götz, đội đã hạ Ma Cao cả hai lượt trận, thua Qatar sân khách và thắng đối thủ lượt về. Hoàng Văn Phúc đưa đội dự vòng loại Asian Cup 2015 thua 5 trận, thắng trận thủ tục với Hồng Kông.

Trong chiến dịch vòng loại thứ 2 World Cup 2018, Việt Nam thua Thái Lan 0-1 và thắng Đài Loan 2-1 trên sân khách, sau đó hòa Iraq 1-1 và thua 0-3 trong trận tái đấu Thái Lan tại sân Mỹ Đình. Năm 2016, Nguyễn Hữu Thắng lên thay Miura Toshiya, đội đã thắng Đài Loan 4-1 trên sân nhà Mỹ Đình. Iraq trong trận quyết định đã hạ Việt Nam 1-0 trên sân trung lập để đi tiếp. Kết thúc ở vị trí thứ 3, Việt Nam lọt vào vòng 3 vòng loại Asian Cup 2019 đối đầu Afghanistan, Campuchia, và Jordan. Đội thắng Campuchia cả hai lượt trận, hòa 4 trận còn lại trong thời gian mà Nguyễn Hữu Thắng, Mai Đức ChungPark Hang-seo lần lượt thay nhau dẫn dắt.

bảng D Asian Cup 2019, Việt Nam khởi đầu bằng trận thua ngược Iraq 2-3 rồi thua tiếp Iran 0-2 và hạ Yemen 2-0 lượt đấu cuối. Cả đội đã phải chờ đến hết những giây phút cuối cùng của giai đoạn vòng bảng ở trận Liban thắng CHDCND Triều Tiên 4-1, mới có thể xác định được đi tiếp ở vị trí cuối của top 4 đội đứng thứ 3 có thành tích tốt nhất vì bằng Liban ở điểm số, hiệu số bàn thắng bàn thua và số bàn thắng nhưng hơn ở chỉ số fair-play. Vòng 16 đội, Việt Nam hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu và thắng Jordan 4-2 trong loạt sút luân lưu, vào đến tứ kết thua 0-1 trước Nhật Bản. Đây là lần thứ hai đội tuyển đi tới trận tứ kết, nhưng nó đặc biệt hơn so với năm 2007 là lần đầu tiên Đội tuyển có một trận thắng ở vòng loại trực tiếp của một giải đấu châu lục không tổ chức trên sân nhà.

Vòng loại World Cup 2022 giai đoạn hai, Đội tuyển Việt Nam được Tim Cahill bốc thăm vào bảng G – bảng đấu có thể nói là kì lạ khi cùng bảng với những người hàng xóm quen thuộc của khu vực Đông Nam Á: Indonesia, Malaysia, Thái Lan. Đội duy nhất không thuộc Đông Nam Á vào bảng này là UAE, cũng là một đối thủ có duyên nợ với Đội tuyển Việt Nam. Trải qua tất cả 8 trận, Đội tuyển Việt Nam thắng 5 - hòa 2 - thua 1, được 17 điểm và đứng thứ hai sau UAE. Xét các đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sau khi loại kết quả với đội cuối bảng (trừ 6 điểm), Đội tuyển Việt Nam được 11 điểm, đứng thứ tư trong 8 đội nhì bảng, giành quyền vào vòng loại World Cup 2022 giai đoạn ba, đồng thời sớm đoạt vé tham dự Asian Cup 2023.

Trang phục, hình ảnh, sân thi đấu

Trang phục thi đấu, logo biểu trưng

Giai đoạn Hãng trang phục
1995-2004 Đức Adidas
2004-2005 Không có
2006-2008 Trung Quốc Li-Ning
2009-2014 Hoa Kỳ Nike
2014-nay Thái Lan Grand Sport
Trang phục sân nhà
1995
1998
1999-2000
2001
2002-2003
2004
2005
2006-2008
2009
2010-2012
2012-2014
2014-2015
2016
2019
2020
2021
Trang phục sân khách
1995
1996
1998
2003-2004
2004
2005
2006-2008
2010-2012
2010-2012
2012-2014
2014-2015
2016
2019
2020
2021
Tập tin:Vietnam football federation.svg
Tuy chưa được in lên áo đấu như phần lớn các đội tuyển quốc gia khác trên thế giới, logo của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thường được sử dụng để làm biểu trưng đại diện cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam khi thi đấu quốc tế (xuất hiện trên bảng tỉ số hoặc giao diện đồ họa trận đấu)

Màu áo đấu truyền thống của Đội tuyển Việt Nam là màu đỏ, tượng trưng cho màu quốc kỳ, còn màu áo đấu phụ của đội thường là màu trắng (trừ năm 1998 là màu vàng). Hình quốc kỳ Cờ đỏ sao vàng thường được in trên ngực trái của áo đấu (khác với hầu hết đội tuyển quốc gia thường hay in logo của liên đoàn/hiệp hội bóng đá hoặc in Quốc huy của quốc gia đó). Trên thế giới ngoài Việt Nam chỉ có vài đội tương tự là Nhật Bản, Palestine, SyriaCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Năm 2016, lấy ý từ biệt danh "Rồng vàng", logo con rồng được thiết kế và được VFF chọn làm logo chính thức cho đội tuyển vào tháng 12 năm 2017,[37] nhưng vì bị chê "quá xấu", "giống rồng của Bảy viên ngọc rồng"[a] và bị phản đối bởi đa số người dân Việt Nam nên logo này không được in lên áo.[38][39][40] Hơn nữa, trên thực tế các liên đoàn hay hiệp hội Bóng đá của các quốc gia hay vùng lãnh thổ thường in logo đồng bộ lên tất cả áo đấu của các Đội tuyển Bóng đá Nam và Nữ (cả đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển theo các lứa tuổi), Đội tuyển Futsal và Đội tuyển Bóng đá bãi biển, do vậy việc in logo con rồng vốn ban đầu chỉ thiết kế cho Đội tuyển Quốc gia Nam là điều không hợp lý, dù là in riêng hay in đồng bộ. Trên thế giới hiện tại không có liên đoàn hay hiệp hội bóng đá nào làm điều này.[b] Hiện tại logo con rồng đã bị VFF loại bỏ và không được sử dụng dù chỉ một lần. Hình quốc kỳ vẫn được in trên áo đấu, còn logo của VFF được in trên đồ dùng khác của đội tuyển (cặp, túi, mũ, khẩu trang,...) và được sử dụng trên các phương tiện truyền thông cho đội tuyển (banner họp báo, biển quảng cáo, mạng xã hội, bảng điện tử ở sân vận động,...).

Biệt danh

Đội không có biệt danh chính thức. Những biệt danh như "Đoàn quân áo đỏ"[41], "Những Chiến binh Sao vàng"[42] gọi theo màu áo và ngôi sao của Quốc kỳ trên áo, hay gần đây là "Rồng vàng"[c] (mặc dù khác màu áo) từ các câu chuyện truyền thuyết như Con rồng cháu tiên và một số khác là do lãnh đạo chính phủ Việt Nam và giới truyền thông Việt Nam (phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội) tự đặt. Hiện tại cơ quan quản lí hình ảnh của đội tuyển là VFF đang sử dụng biệt danh "Những Chiến Binh Sao Vàng" cho đội tuyển,[42] Facebook chính thức của VFF sử dụng hashtag #GoldenStarWarriors khi viết bài về đội tuyển.[43]

Tài trợ

Tài trợ cho đội tuyển có Yanmar, Honda[44], Suzuki, Sony và một số nhà tài trợ phụ khác. Từ năm 1995 đến 2004, hãng sản xuất trang phục thi đấu cho đội là Adidas của Đức, từ 2006 đến hết 2008 là hãng Li Ning của Trung Quốc, từ tháng 1 năm 2009, là hãng Nike của Hoa Kỳ.[45] Trang phục giai đoạn cuối năm 2014 và năm 2015 đến 2016 cho đến nay do Grand Sport của Thái Lan tài trợ.[46]

Sân nhà

Sân nhà của đội trước năm 2003 là sân Hàng Đẫy, sau đó chuyển sang sân Mỹ Đình ở Hà Nội, được xây dựng để phục vụ cho SEA Games 2003. Đội cũng thi đấu ở sân Thống Nhất tại Tp. Hồ Chí Minh trong một số trận giao hữu hay vòng loại. Đôi khi, Đội tuyển quốc gia cũng chọn các sân ở những địa phương khác nhau để đá giao hữu nhằm tạo điệu kiện tốt nhất để thích nghi với điều kiện thi đấu các nước khác nhau. Ví dụ như năm 2021, Đội đã chọn Bình Định để tập huấn và thi đấu giao hữu do thời tiết ở đây có nhiều điểm giống với thời tiết ở Trung Đông.[47]

Thành phần ban huấn luyện

Vị trí Họ tên
Trưởng đoàn Việt Nam Nguyễn Sỹ Hiển
Huấn luyện viên trưởng Hàn Quốc Park Hang-seo
Trợ lý huấn luyện viên Hàn Quốc Lee Young-jin
Hàn Quốc Park Choong-kyun
Việt Nam Lư Đình Tuấn
Việt Nam Lưu Danh Minh
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Nguyễn Thế Anh
Huấn luyện viên thể lực Hàn Quốc Park Sung-gyun
Pháp Cedric Roger
Bác sĩ Hàn Quốc Choi Ju-young
Việt Nam Trần Anh Tuấn
Việt Nam Trần Huy Thọ
Việt Nam Tuấn Nguyên Giáp
Phiên dịch viên Việt Nam Lê Huy Khoa
Cán bộ đoàn Việt Nam Đoàn Anh Tuấn

Danh sách cầu thủ

Đội hình 23 cầu thủ được triệu tập cho Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 đá với  Úc vào 7 tháng 9.
Số lần ra sân và số bàn thắng được cập nhật ngày 2 tháng 9 năm 2021 sau trận đấu với  Ả Rập Xê Út.

Số VT Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Trận Bàn Câu lạc bộ
1 1TM Bùi Tấn Trường 19 tháng 2, 1986 (38 tuổi) 11 0 Việt Nam Hà Nội
12 1TM Nguyễn Văn Toản 26 tháng 11, 1999 (24 tuổi) 0 0 Việt Nam Hải Phòng
23 1TM Đặng Văn Lâm 13 tháng 8, 1993 (30 tuổi) 24 0 Nhật Bản Cerezo Osaka

2 2HV Bùi Hoàng Việt Anh 1 tháng 1, 1999 (25 tuổi) 1 0 Việt Nam Hà Nội
3 2HV Quế Ngọc Hải (đội trưởng) 15 tháng 5, 1993 (30 tuổi) 52 4 Việt Nam Viettel
4 2HV Bùi Tiến Dũng 2 tháng 10, 1995 (28 tuổi) 29 0 Việt Nam Viettel
5 2HV Nguyễn Thanh Bình 2 tháng 11, 2000 (23 tuổi) 1 0 Việt Nam Viettel
13 2HV Hồ Tấn Tài 6 tháng 11, 1997 (26 tuổi) 1 0 Việt Nam Topenland Bình Định
16 2HV Nguyễn Thành Chung 8 tháng 9, 1997 (26 tuổi) 4 0 Việt Nam Hà Nội
17 2HV Vũ Văn Thanh 14 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 21 3 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
21 2HV Trần Văn Kiên 13 tháng 5, 1996 (27 tuổi) 1 0 Việt Nam Hà Nội

6 3TV Lương Xuân Trường (đội phó) 28 tháng 4, 1995 (28 tuổi) 33 1 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
7 3TV Nguyễn Phong Hồng Duy 13 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 16 0 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
8 3TV Nguyễn Trọng Hoàng 14 tháng 4, 1989 (35 tuổi) 73 12 Việt Nam Viettel
11 3TV Nguyễn Tuấn Anh 16 tháng 5, 1995 (28 tuổi) 15 1 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
14 3TV Nguyễn Hoàng Đức 11 tháng 1, 1998 (26 tuổi) 6 0 Việt Nam Viettel
15 3TV Phạm Đức Huy (đội phó) 20 tháng 1, 1995 (29 tuổi) 14 2 Việt Nam Hà Nội
19 3TV Nguyễn Quang Hải 12 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 28 8 Việt Nam Hà Nội

9 4 Nguyễn Văn Toàn 12 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 32 4 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai
10 4 Phạm Tuấn Hải 19 tháng 5, 1998 (25 tuổi) 0 0 Việt Nam Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
18 4 Hà Đức Chinh 22 tháng 9, 1997 (26 tuổi) 8 0 Việt Nam SHB Đà Nẵng
20 4 Phan Văn Đức 11 tháng 4, 1996 (28 tuổi) 19 2 Việt Nam Sông Lam Nghệ An
22 4 Nguyễn Tiến Linh 20 tháng 10, 1997 (26 tuổi) 17 7 Việt Nam Becamex Bình Dương

Từng triệu tập

Những cầu thủ sau đây đã được gọi cho đội trong vòng 12 tháng qua.

Vt Cầu thủ Ngày sinh (tuổi) Số trận Bt Câu lạc bộ Lần cuối triệu tập
TM Nguyễn Văn Hoàng 17 tháng 2, 1995 (29 tuổi) 1 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An Tập luyện tháng 8 năm 2021
TM Phạm Văn Phong 3 tháng 6, 1993 (30 tuổi) 0 0 Việt Nam Sài Gòn Tập luyện tháng 5 năm 2021

HV Đỗ Duy Mạnh (đội phó) 29 tháng 12, 1996 (27 tuổi) 31 1 Việt Nam Hà Nội v.  Ả Rập Xê Út, 2 tháng 9 năm 2021
HV Trần Đình Trọng 25 tháng 4, 1997 (27 tuổi) 10 0 Việt Nam Hà Nội v.  Ả Rập Xê Út, 2 tháng 9 năm 2021INJ
HV Trương Văn Thiết 7 tháng 6, 1995 (28 tuổi) 0 0 Việt Nam Viettel v.  Ả Rập Xê Út, 2 tháng 9 năm 2021
HV Đoàn Văn Hậu 19 tháng 4, 1999 (25 tuổi) 27 0 Việt Nam Hà Nội Tập luyện tháng 8 năm 2021INJ
HV Lê Văn Xuân 27 tháng 2, 1999 (25 tuổi) 1 0 Việt Nam Hà Nội Tập luyện tháng 8 năm 2021
HV Dương Thanh Hào 23 tháng 6, 1991 (32 tuổi) 15 0 Việt Nam Topeland Bình Định Tập luyện tháng 5 năm 2021
HV Nguyễn Minh Tùng 9 tháng 8, 1992 (31 tuổi) 3 0 Việt Nam Đông Á Thanh Hóa Tập luyện tháng 5 năm 2021
HV Phạm Xuân Mạnh 9 tháng 2, 1996 (28 tuổi) 1 0 Việt Nam Sông Lam Nghệ An Tập luyện tháng 5 năm 2021
HV Đỗ Thanh Thịnh 18 tháng 8, 1998 (25 tuổi) 0 0 Việt Nam SHB Đà Nẵng Tập luyện tháng 5 năm 2021

TV Lê Tiến Anh 23 tháng 3, 1998 (26 tuổi) 0 0 Việt Nam Topenland Bình Định v.  Ả Rập Xê Út, 2 tháng 9 năm 2021PRE
TV Trần Minh Vương 28 tháng 3, 1995 (29 tuổi) 5 1 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai Tập luyện tháng 8 năm 2021INJ
TV Lý Công Hoàng Anh 1 tháng 9, 1999 (24 tuổi) 1 0 Việt Nam Hồng Lĩnh Hà Tĩnh Tập luyện tháng 8 năm 2021
TV Nguyễn Hai Long 27 tháng 8, 2000 (23 tuổi) 1 0 Việt Nam Than Quảng Ninh v.  Jordan, 31 tháng 5 năm 2021 INJ
TV Võ Huy Toàn 15 tháng 3, 1993 (31 tuổi) 8 1 Việt Nam Hồ Chí Minh City Tập luyện tháng 5 năm 2021
TV Tô Văn Vũ 20 tháng 10, 1993 (30 tuổi) 0 0 Việt Nam Becamex Bình Dương Tập luyện tháng 5 năm 2021
TV Đặng Anh Tuấn 1 tháng 8, 1994 (29 tuổi) 0 0 Việt Nam SHB Đà Nẵng Tập luyện tháng 5 năm 2021
TV Phan Văn Long 1 tháng 6, 1996 (27 tuổi) 0 0 Việt Nam SHB Đà Nẵng Tập luyện tháng 5 năm 2021
TV Cao Văn Triền 18 tháng 6, 1993 (30 tuổi) 0 0 Việt Nam Sài Gòn Tập luyện tháng 5 năm 2021

Hồ Tuấn Tài 16 tháng 3, 1995 (29 tuổi) 1 0 Việt Nam Hồ Chí Minh City v.  Ả Rập Xê Út, 2 tháng 9 năm 2021PRE
Nguyễn Công Phượng 21 tháng 1, 1995 (29 tuổi) 38 9 Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai v.  UAE, 15 tháng 6 năm 2021
Nguyễn Anh Đức 24 tháng 10, 1985 (38 tuổi) 36 12 Việt Nam Long An Tập luyện tháng 5 năm 2021

Ghi chú:

Các trận đấu gần đây

2019

Cúp Nhà vua Thái Lan

Vòng loại World Cup 2022 & Vòng loại Asian Cup 2023

2020

2021

2022

Thống kê

Thành tích tại các giải đấu quốc tế

Giải vô địch bóng đá thế giới Vòng loại
Năm Kết quả St T H B Bt Bb St T H B Bt Bb
1994 Không vượt qua vòng loại 8 1 0 7 4 18
1998 6 0 0 6 2 21
2002 6 3 1 2 9 9
2006 6 1 1 4 5 9
2010 2 0 0 2 0 6
2014 4 3 0 1 15 5
2018 6 2 1 3 7 8
2022 Vòng loại thứ 3 8 5 2 1 13 5
Tổng cộng - 0 0 0 0 0 0 38 10 3 25 42 76
Cúp bóng đá châu Á Vòng loại
Năm Kết quả St T H B Bt Bb St T H B Bt Bb
1992 Không tham dự Không tham dự
1996 Không vượt qua vòng loại 3 2 0 1 13 5
2000 3 2 0 1 14 2
2004 6 3 0 3 8 13
2007 Tứ kết 4 1 1 2 4 7 Chủ nhà
2011 Không vượt qua vòng loại 6 1 2 3 6 11
2015 6 1 0 5 5 15
2019 Tứ kết 5 1 1 3 5 7 12 4 5 3 16 11
2023 Vượt qua vòng loại
Tổng cộng Tứ kết 9 2 2 5 9 14 36 13 7 16 62 57
Á vận hội
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
Nhật Bản 1994 Không tham dự
Thái Lan 1998 Vòng bảng 2 0 0 2 0 6
Tổng cộng Vòng bảng 2 0 0 2 0 6
  • Từ năm 2002 trở đi, môn bóng đá nam tại ASIAD được tổ chức cho các đội U-23 (+) tham dự. Để xem thêm thành tích của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại ASIAD, xem thêm mục Đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam.
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
1996 Hạng ba 6 3 2 1 14 10
1998 Á quân 5 3 1 1 8 2
2000 Hạng tư 6 3 1 2 14 6
2002 Hạng ba 6 4 1 1 21 12
2004 Vòng bảng 4 2 1 1 13 5
2007 Bán kết 5 1 3 1 10 3
2008 Vô địch 7 4 2 1 11 6
2010 Bán kết 5 2 1 2 8 5
2012 Vòng bảng 3 0 1 2 2 5
2014 Bán kết 5 3 1 1 12 8
2016 Bán kết 5 3 1 1 8 6
2018 Vô địch 8 6 2 0 15 4
Tổng cộng Vô địch 65 34 17 14 136 72
SEA Games
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
Philippines 1991 Vòng bảng 3 0 1 2 3 5
Singapore 1993 Vòng bảng 3 1 0 2 1 3
Thái Lan 1995 Á quân 6 4 0 2 10 8
Indonesia 1997 Hạng ba 6 3 1 2 9 6
Brunei 1999 Á quân 6 4 1 1 14 2
Tổng cộng Vô địch 79 46 9 24 177 82
  • Từ năm 2001, môn bóng đá nam tại các kỳ SEA Games được tổ chức cho các đội U-23(+) tham gia.

Đối đầu

  • Cập nhật lần cuối ngày 16 tháng 6 năm 2021.[50]
Đội tuyển quốc gia St T H B Bt Bb
 Algérie 1 0 0 1 0 5
 Afghanistan 2 0 2 0 1 1
 Albania 1 0 0 1 0 5
 Bahrain 1 1 0 0 5 3
 Bangladesh 2 1 1 0 4 0
 Bosna và Hercegovina 1 0 0 1 0 4
 Campuchia 11 9 2 0 48 10
 Trung Quốc 12 0 1 11 12 37
 Cuba 1 1 0 0 2 1
 Curaçao 1 0 0 1 1 1
 Đài Bắc Trung Hoa 4 3 1 0 11 4
 Estonia 1 1 0 0 1 0
 Guam 2 2 0 0 20 0
 Hồng Kông 7 4 1 2 11 8
 Ấn Độ 2 1 0 1 3 4
 Indonesia 28 7 9 12 36 41
 Iran 1 0 0 1 0 2
 Iraq 4 0 1 3 3 7
 Jamaica 1 1 0 0 3 0
 Nhật Bản 4 0 0 4 1 10
 Jordan 4 1 3 0 3 3
 Kazakhstan 1 1 0 0 2 1
 CHDCND Triều Tiên 19 1 5 13 12 42
 Hàn Quốc 6 1 0 5 2 17
 Kuwait 2 1 0 1 2 3
 Lào 12 11 1 0 56 4
 Liban 4 1 2 1 4 4
 Ma Cao 2 2 0 0 13 1
 Malaysia 21 13 3 5 28 20
 Maldives 2 1 0 1 4 3
 Mozambique 1 1 0 0 1 0
 Mông Cổ 3 3 0 0 8 1
 Myanmar 11 7 3 1 34 10
 Nepal 2 2 0 0 7 0
 Oman 2 0 0 2 0 8
 Palestine 1 0 0 1 1 3
 Philippines 12 9 1 2 26 11
 Qatar 6 2 1 3 5 14
 Ả Rập Xê Út 2 0 0 2 0 9
 Singapore 18 7 7 4 19 15
 Sri Lanka 4 1 3 0 7 6
 Syria 3 1 1 1 2 1
 Tajikistan 2 0 0 2 0 8
 Thái Lan 24 3 6 15 18 41
 Turkmenistan 6 1 0 5 4 12
 UAE 7 2 0 5 6 16
 Uzbekistan 2 0 0 2 1 6
 Yemen 2 2 0 0 11 0
 Zimbabwe 1 0 0 1 0 6
Tổng cộng 241 101 51 89 390 340

Các cầu thủ

  • Những cầu thủ được in đậm là những cầu thủ đang tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam.

Các đội trưởng

Đội trưởng Thời gian Ghi chú
Quế Ngọc Hải 2018 - nay Đội trưởng trong 2 trận chung kết AFF Cup 2018
Nguyễn Văn Quyết 2017 - 2018 Đội trưởng trong chức vô địch AFF Cup 2018
Lê Công Vinh 2014 - 2016
Lê Tấn Tài 2013 - 2014
Nguyễn Minh Đức 2012 - 2013
Phan Văn Tài Em 2008, 2011 Đội trưởng trong chức vô địch AFF Cup 2008
Nguyễn Minh Phương 2004 - 2007, 2009 - 2010
Lê Huỳnh Đức 2000 - 2004
Trần Công Minh 1996 - 2000
Nguyễn Mạnh Cường 1995 - 1996

Các huấn luyện viên

Đã hoặc đang tại vị Thời gian Trận Thắng Hòa Bại Lý do ra đi Thành tích
Hàn Quốc Park Hang-seo 11 tháng 10 năm 2017[51]–nay 27 14 9 4 Á quân U23 Châu Á 2018

Vô địch AFF Cup 2018
Á quân King's Cup 2019

Việt Nam Mai Đức Chung (tạm quyền) 27 tháng 8 năm 2017[52]–10 tháng 10 năm 2017[51] 2 2 0 0
Việt Nam Nguyễn Hữu Thắng Tháng 3, 2016[53]–Tháng 8, 2017[52] 15 8 5 2 Từ chức Vô địch AYA Bank Cup 2016
Nhật Bản Toshiya Miura Tháng 5, 2014[54]–Tháng 3, 2016[53] 13 7 3 3 Bị sa thải Huy chương đồng AFF Cup 2014
Việt Nam Hoàng Văn Phúc Tháng 1, 2013–Tháng 4, 2014[55] 3 1 0 2 Chia tay
Việt Nam Nguyễn Văn Sỹ (tạm quyền) Tháng 10, 2013–Tháng 11, 2013 4 1 0 3
Việt Nam Phan Thanh Hùng Tháng 8, 2012[54]–Tháng 12, 2012 14 5 5 4 Bị sa thải
Đức Falko Götz Tháng 6, 2011–Tháng 12, 2011[54] 5 3 0 2 Bị sa thải
Việt Nam Mai Đức Chung (tạm quyền) 2011[52]
Bồ Đào Nha Henrique Calisto Tháng 3, 2008[54]–Tháng 3, 2011 42 11 11 20 Chia tay Vô địch AFF Cup 2008
Áo Alfred Riedl 2005–Tháng 12, 2007[54] 23 8 8 7 Bị sa thải
Việt Nam Trần Văn Khánh (tạm quyền) 2004[56] 1 1 0 0
Brasil Edson Tavares Tháng 3, 2004–Tháng 12, 2004 11 4 1 6 Bị sa thải
Việt Nam Nguyễn Thành Vinh (tạm quyền) Tháng 1, 2004– Tháng 3, 2004 1 1 0 0
Áo Alfred Riedl Tháng 2, 2003–Tháng 10, 2003 7 3 0 4 Bị sa thải
Bồ Đào Nha Henrique Calisto Tháng 8, 2002–Tháng 12, 2002 10 5 3 2 Chia tay
Brasil Dido 2001 6 3 1 2 Bị sa thải
Áo Alfred Riedl Tháng 8, 1998 – 2000 31 16 6 9 Từ chức Á quân Tiger Cup 1998
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Colin Murphy Tháng 10, 1997 6 3 1 2 Bị sa thải
Việt Nam Lê Đình Chính (tạm quyền) 1997[57] 1 0 0 1
Việt Nam Trần Duy Long 1997[57] 5 0 0 5 Bị sa thải do thua cả 5 trận
Đức Karl-Heinz Weigang 1995–Tháng 6, 1997 Bị sa thải Huy chương bạc Sea Games (1995, 1999)

Huy chương đồng Sea Games 1995

Brasil Edson Tavares 1995 Bị sa thải
Việt Nam Trần Duy Long (tạm quyền) 1994 1 1 0 0
Việt Nam Trần Bình Sự 1993 11 2 0 9 Bị sa thải
Việt Nam Nguyễn Sỹ Hiển 1991[56] 3 0 1 2 Bị sa thải
Việt Nam Vũ Văn Tư 1991

Danh hiệu

Châu lục

-Hạng tư (1): 1962

-Tứ kết (1): 1958

-Hạng tư (2): 1956, 1960

-Tứ kết (2): 2007, 2019

Khu vực

-Vô địch

-Á quân (3): 2004, 2006, 2009

-Hạng ba (1): 2012

-Vô địch (1): 1966

-Vô địch (1): 1974

-Á quân (2): 2006, 2019

-Hạng 3 (2): 1969, 1971

-Vô địch (2): 2008, 2018

-Á quân (1): 1998

-Hạng 3 (2): 1996, 2002

-Huy chương vàng (2): 1959

-Huy chương bạc (4): 1967, 1973, 1995, 1999

-Huy chương đồng (4): 1961, 1965, 1971, 1997

-Vô địch (6): 1961, 1962, 1965, 1966, 1970, 1974

-Á quân (2): 1971, 1972

Đối thủ

Thái Lan

Xem thêm: Lịch sử đối đầu giữa Việt Nam - Thái Lan

Thái Lan thường được xem là đối thủ lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á kể từ khi Việt Nam quay trở lại đấu trường quốc tế vào năm 1991.[58] Tính đến sau cuộc đối đầu giữa hai đội ngày 19 tháng 11 năm 2019 ở lượt trận thứ năm vòng loại thứ 2 của World Cup 2022, Việt Nam (không tính VNCH) đã đối đầu với Thái Lan trong 24 trận ở cấp độ đội tuyển quốc gia, và chỉ có 3 chiến thắng, còn lại là 6 trận hòa và 15 trận thua.[59]

Trong giai đoạn bóng đá Việt Nam khởi sắc từ năm 2018 tới nay, đội đã giành được chiến thắng trước Thái Lan. Cầu thủ nổi tiếng Thái Lan Sutee Suksomkit cho rằng bóng đá Việt Nam đã rút ngắn đáng kể khoảng cách so với Thái Lan và không còn e ngại khi gặp đội bóng nước này.

Indonesia

xem thêm: Lịch sử đối đầu giữa Việt Nam - Indonesia

Indonesia được xem là một đối thủ nhiều duyên nợ của bóng đá Việt Nam. Trong suốt giai đoạn 20 năm từ 1999-2019, Việt Nam chỉ hòa và thua khi đối đầu với Indonesia tại các giải đấu chính thức.[60] Chuỗi trận không thắng này bắt đầu kể từ sau trận thắng 1-0 trước Indonesia ngày 12 tháng 8 năm 1999 tại bán kết môn bóng đá của SEA Games 1999, và kéo dài 12 trận, với 7 trận hòa và 5 trận thua, và chấm dứt khi Việt Nam thắng 3-1 trên sân của Indonesia ngày 15 tháng 10 năm 2019 tại vòng loại thứ hai của World Cup 2022. Trong giai đoạn này, Việt Nam chỉ có một lần thắng Indonesia 3-2 trong trận đấu giao hữu trên sân Mỹ Đình ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Malaysia

xem thêm: Lịch sử đối đầu giữa Việt Nam - Malaysia

Việt Nam áp đảo về thành tích đối đầu trước Malaysia với 13 trận thắng, 3 trận hòa và chỉ 5 lần thất bại trong 20 lần chạm trán với đối thủ này[61]. Đội tuyển cũng đang duy trì mạch trận bất bại trước Malaysia kể từ năm 2014.

Tham khảo

  1. ^ VFF (ngày 25 tháng 5 năm 2021). “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc những chiến binh sao vàng giành vé vào vòng loại thứ ba World Cup 2022”. vff.org.vn.
  2. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 21 tháng 12 năm 2023. Truy cập 21 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ “Vietnam National Football Team: FIFA Ranking”. FIFA Ranking.net. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2018.
  4. ^ Elo rankings change compared to one year ago. “World Football Elo Ratings”. eloratings.net. 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập 30 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ “Vietnam matches, ratings and points exchanged”. World Football Elo Ratings: Vietnam. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2016.
  6. ^ Ralph Jennings (ngày 19 tháng 12 năm 2018). “Wild Post-Game Street Partying in Vietnam Reveals Surge in Patriotism”. Voice of America. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ Tuan Hoang (ngày 26 tháng 1 năm 2018). “Vietnamese nationalism & the U23 Asian championship tournament”. Tuanny River. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2019.
  8. ^ Dương Trung Quốc. “Một Trăm năm bóng đá Việt Nam”. Vietnamnet. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2009.
  9. ^ https://loigiaihay.com/tinh-than-the-duc-nguyen-cong-hoan-c359a51620.html
  10. ^ https://daibieunhandan.vn/noi-mo-dau-khang-chien-toan-quoc-1946-267081
  11. ^ http://www.eloratings.net/Vietnam
  12. ^ https://www.fifa.com/associations/association/vie/about
  13. ^ http://www.insideworldfootball.com/asian-cup-teams/vietnam/
  14. ^ http://www.rsssf.com/tables/56asch.html
  15. ^ https://www.bangkokpost.com/sports/954877/thailands-100-year-football-milestone
  16. ^ http://www.rsssf.com/tables/60asch.html
  17. ^ http://www.insideworldfootball.com/asian-cup-1960/
  18. ^ “Quái chiêu Hà Nội: Tòng "cháy" & tuyệt chiêu”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2009.
  19. ^ https://vff.org.vn/vai-net-ve-lich-su-phat-trien-cua-bong-da-hai-phong/
  20. ^ http://baochinhphu.vn/Van-hoa/Tran-cau-cua-ngay-doan-tu/78914.vgp
  21. ^ https://haiquanonline.com.vn/thanh-tich-cua-viet-nam-qua-15-lan-tham-du-sea-games-30-116012.html
  22. ^ https://khoahocdoisong.vn/ky-uc-gian-kho-qua-bo-suu-tap-tem-phieu-so-gao-thoi-bao-cap-165841.html
  23. ^ https://tuoitre.vn/ke-chuyen-da-bong-thoi-bao-cap-517028.htm
  24. ^ https://viettelsports.vn/gioi-thieu-chung
  25. ^ https://vtc.vn/chien-thang-dac-biet-cua-the-cong-sau-giai-phong-mien-nam-1975-ar274189.html
  26. ^ https://thethaovanhoa.vn/the-thao/nhung-dau-moc-cua-ngay-doan-tu-n20200428210918058.htm
  27. ^ https://tdtt.gov.vn/chuyen-nganh/the-thao-thanh-tich-cao/nhung-chang-duong-phat-trien-cua-the-thao-thanh-tich-cao
  28. ^ https://vff.org.vn/dai-hoi/ky-niem-20-nam-thanh-lap-lien-doan-bong-da-viet-nam-tu-dai-hoi-den-dai-hoi/
  29. ^ “CLB Viettel sẽ viết tiếp thương hiệu "đội bóng áo lính"?”. Báo Công an nhân dân điện tử.
  30. ^ “Trích báo Nhân Dân số ngày 9 Tháng Một 1961”. 9 tháng 1 năm 1961.
  31. ^ “VFF - Giới thiệu”. VFF. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  32. ^ “Bóng đá Việt Nam: 40 năm từ A1 đến V-League”. BaoQuangBinh.
  33. ^ “BĐVN sau đỉnh AFF Cup: Lối mòn hay lộ trình?”. Vietnamnet. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2009.
  34. ^ “Xung quanh sự cố "mất hộ chiếu" của Hồng Sơn: Lời thì thầm của con gấu”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010.
  35. ^ “Đại nhảy vọt, Việt Nam vào top 100 BXH FIFA”. thethaovanhoa.vn. 21 Tháng mười hai 2011. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  36. ^ VnExpress. “HLV Park Hang-seo gọi 8 cầu thủ Hà Nội lên tuyển Việt Nam”. vnexpress.net. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  37. ^ Fox Sports (2 tháng 12 năm 2017). “VFF thông qua Huy hiệu mới cho các Đội tuyển quốc gia Việt Nam”. foxsports.com.vn. Truy cập 9 tháng 4 năm 2019.
  38. ^ “Huy hiệu không thay quốc kỳ trên áo đấu tuyển Việt Nam”. Thể thao Văn hoá. 2 tháng 12 năm 2017.
  39. ^ “VFF không tự ý chốt huy hiệu hình rồng cho các đội tuyển bóng đá Việt Nam”. Tuổi Trẻ. 30 tháng 7 năm 2016.
  40. ^ “Huy hiệu hình rồng cho các đội tuyển bóng đá Việt Nam bị 'ném đá'. Tuổi Trẻ. 29 tháng 7 năm 2016.
  41. ^ “Bản lĩnh của đoàn quân áo đỏ”. Tuổi trẻ Online. 6 tháng 6 năm 2019.
  42. ^ a b “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc các chiến binh sao vàng giành vé vào vòng loại thứ ba World Cup 2022”. VFF. 25 tháng 5 năm 2021.
  43. ^ “Liên đoàn Bóng đá Việt Nam - VFF”. Facebook VFF. 31 tháng 5 năm 2021.
  44. ^ “Honda Vietnam becomes main sponsor for National Team”. VFF. 4 tháng 2 năm 2013. Truy cập 4 tháng 2 năm 2013.[liên kết hỏng]
  45. ^ “Từ tháng 1/2009, ĐTVN sẽ mặc áo đấu Nike”. Thể thao & Văn hóa Online. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  46. ^ “Đội tuyển Việt Nam có trang phục thi đấu mới”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
  47. ^ https://tuoitre.vn/tuyen-viet-nam-chot-dia-diem-tap-huan-da-giao-huu-voi-clb-binh-dinh-truoc-khi-sang-uae-20210415190658932.htm
  48. ^ thao 247, Thể (ngày 9 tháng 3 năm 2020). “NÓNG: ĐT Việt Nam sẽ đá giao hữu với Jordan”. Thể thao 247.
  49. ^ Việt Nam đấu với Australia ở vòng loại World Cup không khán giả
  50. ^ “Thành tích đối đấu giữa các đội tuyển trên trang chủ của FIFA”. Truy cập 28 tháng 03 năm 2018.[liên kết hỏng]
  51. ^ a b “Park Hang-seo ra mắt trên cương vị HLV trưởng tuyển Việt Nam”. thethao.vnexpress.net. VNE. Truy cập 11 tháng 10 năm 2017.
  52. ^ a b c “HLV Mai Đức Chung lần thứ 3 "đóng thế". SGGP. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2017.
  53. ^ a b “HLV Hữu Thắng: "Mourinho cũng bị sa thải, huống hồ tôi". Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.
  54. ^ a b c d e Phúc Long (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “10 HLV trước ông Park: Một người được gia hạn, 9 người bị sa thải”. zing.vn.
  55. ^ Quỳnh Cao. “HLV Hoàng Văn Phúc chính thức rời ghế thuyền trưởng ĐTVN”. zing.vn. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2014.
  56. ^ a b “Các đời HLV nội của tuyển Việt Nam”. ngoisao.net. ngày 10 tháng 5 năm 2012.
  57. ^ a b “Vietnam sacked”. AFP. 31 tháng 10 năm 1997.
  58. ^ toquoc.vn. “Thống kê lịch sử đối đầu của Đội tuyển Việt Nam và Đội tuyển Thái Lan”. toquoc.vn. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  59. ^ “Lịch sử đối đầu Việt Nam vs Thái Lan: Niềm tin từ King's Cup 2019”. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  60. ^ “Đội tuyển Việt Nam chấm dứt 20 năm không thắng Indonesia”. Đại đoàn kết. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.
  61. ^ VnExpress. “Lịch sử đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Malaysia - VnExpress”. video.vnexpress.net. Truy cập 5 Tháng sáu 2021.

Ghi chú

  1. ^ Tạo hình "Dragon Ball" được sáng tác dựa theo Tây Du Ký, nên con rồng thần trong truyện cũng được tạo hình dựa theo Rồng Trung Hoa. Thậm chí ngay bản gốc tiếng Nhật, nó cũng được gọi tên là "Shen Long" dựa theo âm tiếng Quan thoại.
  2. ^ Trên thế giới, các liên đoàn hay hiệp hội bóng đá của các quốc gia hay lãnh thổ thường in logo đồng bộ lên áo thi đấu của tất cả các đội tuyển mà họ quản lý (gồm đội tuyển nam, đội tuyển nữ, các đội tuyển trẻ, đội tuyển futsal, đội tuyển bóng đá bãi biển).
    Logo thường khộng phải là hình Quốc kỳ, mà là logo của chính liên đoàn hay hiệp hội bóng đá (như Anh, Pháp, Brasil, Argentina, Nhật Bản,...) hoặc logo được thiết kế từ Quốc huy (như Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan, Indonesia,...), và in thêm tên của liên đoàn/hiệp hội bóng đá, có thể viết đầy đủ như ở logo đội Đức (Deutscher Fussball-Bund) hoặc viết tắt như ở logo đội Pháp (FFF), Nhật Bản (JFA), Tây Ban Nha (RFEF),... Trường hợp đặc biệt là in cả logo của liên đoàn/hiệp hội bóng đá và Quốc kỳ thì có Thụy Sĩ, khi logo của Hiệp hội được in bên phải ngực, Quốc kỳ được in bên trái ngực áo, còn ở giữa là logo hãng áo.
    Tuy vậy, Quốc kỳ thường được in lên áo của các đội tuyển bóng đá tham dự một Đại hội thể thao như Sea Games, Asian Games, Olympic, vì các đội tuyển thi đấu dưới tư cách đại diện từ một đoàn thể thao của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
  3. ^ "Rồng vàng" từng là hình ảnh biểu trưng của Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa, với cờ vàng ba sọc đỏ cùng hình con rồng tại Quốc huy Việt Nam Cộng hòa.

Xem thêm

Liên kết ngoài