Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bảng xếp hạng bóng đá nam FIFA”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n AlphamaEditor, Executed time: 00:00:15.6690000
Dòng 1.400: Dòng 1.400:
|align="center"|1999||{{fb|BRA}}||{{fb|CZE}}||{{fb|FRA}}
|align="center"|1999||{{fb|BRA}}||{{fb|CZE}}||{{fb|FRA}}
|-
|-
|align="center"|2000||{{fb|NED}}||{{fb|HON}}||{{fb|ITA}}
|align="center"|2000||{{fb|BRA}}||{{fb|FRA}}||{{fb|ARG}}
|-
|-
|align="center"|2001||{{fb|HON}}||{{fb|COL}}||{{fb|CRC}}
|align="center"|2001||{{fb|FRA}}||{{fb|ARG}}||{{fb|BRA}}
|-
|-
|align="center"|2002||{{fb|BRA}}||{{fb|FRA}}||{{fb|ESP}}
|align="center"|2002||{{fb|BRA}}||{{fb|FRA}}||{{fb|ESP}}
Dòng 1.425: Dòng 1.425:
|-
|-
|align="center"|2012||{{fb|ESP}}||{{fb|GER}}||{{fb|ARG}}
|align="center"|2012||{{fb|ESP}}||{{fb|GER}}||{{fb|ARG}}
|-
|align="center"|2013||{{fb|ESP}}||{{fb|GER}}||{{fb|ARG}}
|-
|align="center"|2014||{{fb|GER}}||{{fb|ARG}}||{{fb|COL}}
|}
|}



Phiên bản lúc 13:23, ngày 24 tháng 11 năm 2015

Top 20 đội dẫn đầu tính đến ngày 5 tháng 11, 2015[1]
Thứ hạng Đội tuyển Số điểm
1  Bỉ 1440
2  Đức 1388
3  Argentina 1383
4  Bồ Đào Nha 1364
5  Chile 1288
6  Tây Ban Nha 1287
7  Colombia 1233
8  Brasil 1208
9  Anh 1179
10  Áo 1130
11  Thụy Sĩ 1073
12  Uruguay 1051
13  Ý 1040
14  România 1039
15  Wales 1032
16  Hà Lan 976
17  Cộng hòa Séc 974
18  Thổ Nhĩ Kỳ 941
19  Croatia 924
20  Bosna và Hercegovina 923
Complete rankings at FIFA.com

Bảng xếp hạng FIFA (BXH FIFA) là hệ thống xếp hạng dành cho các đội tuyển bóng đá nam trong các Liên đoàn bóng đá, hiện nay dẫn đầu đang là Bỉ. Các đội bóng quốc gia thành viên của FIFA, nơi điều hành các hoạt động bóng đá trên toàn thế giới, được xếp hạng dựa trên kết quả các trận đấu và đội có nhiều thắng lợi nhất sẽ được xếp hạng cao nhất. 1 hệ thống điểm được sử dụng, điểm được thưởng dựa trên kết quả các trận đấu quốc tế được FIFA công nhận. Trước hệ thống hiện nay, BXH được dựa trên thành tích của đội bóng trong 4 năm gần nhất, với nhiều kết quả gần hơn và nhiều trận đấu quan trọng hơn thì có ảnh hưởng nặng hơn cho việc giúp mang lại vị trí cao cho đội bóng.

Hệ thống xếp hạng được sửa chữa sau World Cup 2006 với thông báo quan trọng về chuỗi xếp hạng mới được đưa ra vào ngày 12 tháng 6 năm 2009. Sự thay đổi quan trọng nhất là những vị trí bây giờ được dựa trên kết quả qua 4 năm trước thay vì 8 năm. Sự thay đổi được hiểu là để đáp lại sự chỉ trích cho rằng những thứ hạng không thể hiện cân xứng với sức mạnh thực tế của các đội tuyển. (Xem phần Những sự chỉ trích).

Những hệ thống khác đã được đặt ra, giống như hệ số Elo bóng đá thế giới, dựa trên hệ thống hệ số Elo dùng trong cờ vuacờ vây, xếp hạng các đội trên cơ sở tất cả các thời kì. UFWC (Giải vô địch bóng đá thế giới không chính thức) xếp hạng các đội vào số trận bảo vệ danh hiệu vô không chính thức của đội bóng, một phần thưởng được nghĩ ra chỉ duy nhất mục đích đó.

Các nước có điểm xuất sắc (hạng 1-10)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
1  Bỉ 1440 6  Tây Ban Nha 1287
2  Đức 1388 7  Colombia 1233
3  Argentina 1383 8  Brasil 1208
4  Bồ Đào Nha 1364 9  Anh 1179
5  Chile 1288 10  Áo 1130

Các nước có điểm rất cao (hạng 11-30)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
11  Thụy Sĩ 1073 21  Ecuador 921
12  Uruguay 1051 22  Bờ Biển Ngà 890
13  Ý 1040 23  Nga 885
14  România 1039 24  México 881
15  Wales 1032 24  Pháp 881
16  Hà Lan 976 26  Algérie 872
17  Cộng hòa Séc 974 27  Slovakia 857
18  Thổ Nhĩ Kỳ 941 28  Ukraina 806
19  Croatia 924 29  Bắc Ireland 797
20  Bosna và Hercegovina 923 30  Ghana 793

Các nước có điểm cao (31-60)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Đội Điểm
31  Iceland 792 46  Na Uy 637
32  Cabo Verde 762 47  Paraguay 610
33  Hungary 759 48  Hàn Quốc 606
33  Hoa Kỳ 759 49  Serbia 605
35  Đan Mạch 743 50  Nhật Bản 603
36  Albania 723 51  Cameroon 597
37  Hy Lạp 718 52  Cộng hòa Congo 593
38  Ba Lan 712 53  Guinée 589
39  Sénégal 678 54  Trinidad và Tobago 588
40  Costa Rica 671 55  CHDC Congo 587
41  Tunisia 668 55  Phần Lan 586
42  Cộng hòa Ireland 659 57  Peru 583
43  Iran 651 57  Ai Cập 583
44  Scotland 649 59  Nigeria 582
45  Thụy Điển 647 60  Úc 573

Các nước có điểm khá (hạng 61-100)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Hạng Điểm
61  Jamaica 559 80  Antigua và Barbuda 417
61  Israel 559 82  Jordan 411
63  Mali 552 83  Venezuela 408
64  Slovenia 547 84  Trung Quốc 403
65  Panama 515 85  Qatar 397
65  Bulgaria 497 85  Liberia 394
67  UAE 495 87  Iraq 392
67  Uganda 491 88  Togo 386
69  Guinea Xích Đạo 487 89  Quần đảo Faroe 385
70  Belarus 479 89  Estonia 370
71  Uzbekistan 477 91  Guatemala 367
71  Zambia 477 92  Oman 365
73  Haiti 470 93  Burkina Faso 363
73  Gabon 470 94  El Salvador 361
75  Nam Phi 461 95  Honduras 359
76  Síp 444 95  Rwanda 356
77  Bolivia 442 97  Malawi 351
78  Montenegro 426 98  Angola 344
79  Maroc 422 99  Latvia 342
80  Ả Rập Xê Út 417 100  Nicaragua 341

Các nước có điểm trung bình (hạng 101-140)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
101  Saint Kitts và Nevis 340 121  Turkmenistan 281
102  Canada 335 121  Sierra Leone 281
103  Bénin 333 123  Litva 279
104  Mauritanie 328 123  Kyrgyzstan 277
105  Niger 327 125  Kenya 274
105  Botswana 327 125  Mozambique 274
107  Burundi 321 127  Armenia 271
108  Cuba 312 128  Sudan 267
109  Zimbabwe 305 129  Saint Vincent và Grenadines 262
110  Trung Phi 302 130  Eswatini 258
111  Gruzia 301 131  Kazakhstan 256
112  Aruba 299 132  Syria 254
113  Libya 297 132  Kuwait 252
114  Ethiopia 294 134  Nam Sudan 246
115  Bahrain 293 135  Tanzania 245
115  Azerbaijan 293 136  Tchad 240
117  Belize 292 137  Philippines 236
118  Madagascar 290 138  Palestine 233
119  Namibia 290 139  Bắc Macedonia 230
120  CHDCND Triều Tiên 287 140  Liban 228

Các nước có điểm thấp (hạng 141-170)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
141  Guiné-Bissau 216 156  Afghanistan 168
142  Barbados 206 157  São Tomé và Príncipe 165
143  Saint Lucia 204 158  Malta 164
144  Thái Lan 202 159  New Zealand 163
145  Hồng Kông 199 160  Tajikistan 159
146  Luxembourg 197 161  Myanmar 157
147  Việt Nam 193 162  Đông Timor 155
147  Lesotho 193 163  Liechtenstein 154
149  Cộng hòa Dominica 187 164  Samoa 152
150  Curaçao 182 165  Samoa thuộc Mỹ 145
151  Bermuda 181 166  Maldives 141
152  Singapore 179 167  Grenada 137
153  Guyana 179 168  Gambia 135
154  Moldova 177 169  Quần đảo Cook 132
155  Guam 170 170  Puerto Rico 129

Các nước có điểm rất thấp (hạng 171-200)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
171  Malaysia 127 186  Brunei 74
172  Ấn Độ 122 187  Đài Bắc Trung Hoa 71
173  Mauritanie 117 188  Montserrat 67
174  Indonesia 108 189  Seychelles 60
175  Dominica 104 190  Fiji 59
176  Lào 90 191  Tahiti 56
177  Comoros 89 192  Nepal 51
178  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ 88 193  Quần đảo Cayman 49
179  Yemen 81 194  Sri Lanka 45
180  New Caledonia 80 195  Ma Cao 44
180  Bangladesh 80 196  San Marino 35
180  Bhutan 80 197  Quần đảo Turks và Caicos 33
183  Campuchia 78 198  Quần đảo Virgin thuộc Anh 27
184  Suriname 77 199  Quần đảo Solomon 26
185  Pakistan 76 200  Tonga 17

Các nước có điểm kém (hạng 201-209)

Hạng Quốc gia Điểm Hạng Quốc gia Điểm
201  Vanuatu 13 206  Papua New Guinea 4
202  Eritrea 8 207  Djibouti 0
203  Mông Cổ 6 207  Anguilla 0
203  Somalia 6 207  Bahamas 0
205  Andorra 5

Phân hạng theo từng châu lục

Top 10 nước có chỉ số điểm cao nhất

Châu Phi

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
22  Bờ Biển Ngà 890 Rất cao 41  Tunisia 668 Cao
26  Algérie 872 Rất cao 51  Cameroon 597 Cao
30  Ghana 793 Rất cao 52  Cộng hòa Congo 593 Cao
32  Cabo Verde 762 Cao 53  Guinée 589 Cao
39  Sénégal 678 Cao 55  CHDC Congo 587 Cao

Bắc, Trung, Nam Mỹ và Caribe

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
3  Argentina 1383 Xuất sắc 21  Ecuador 921 Rất cao
5  Chile 1288 Xuất sắc 24  México 881 Rất cao
7  Colombia 1233 Xuất sắc 33  Hoa Kỳ 759 Cao
9  Brasil 1204 Xuất sắc 40  Costa Rica 671 Cao
12  Uruguay 1051 Rất cao 47  Paraguay 610 Cao

Châu Á & Châu Úc

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
43  Iran 651 Cao 71  Uzbekistan 477 Khá
48  Hàn Quốc 606 Cao 80  Ả Rập Xê Út 417 Khá
50  Nhật Bản 603 Cao 82  Jordan 411 Khá
60  Úc 573 Cao 84  Trung Quốc 403 Khá
67  UAE 495 Khá 85  Qatar 397 Khá

Châu Âu

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
1  Bỉ 1440 Xuất sắc 10  Áo 1130 Xuất sắc
2  Đức 1388 Xuất sắc 11  Thụy Sĩ 1073 Rất cao
4  Bồ Đào Nha 1364 Xuất sắc 13  Ý 1040 Rất cao
6  Tây Ban Nha 1287 Xuất sắc 14  România 1039 Rất cao
9  Anh 1179 Xuất sắc 15  Wales 1032 Rất cao

Top 10 nước có số điểm thấp nhất

Châu Phi

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
207  Djibouti 0 Kém 173  Mauritius 117 Rất thấp
203  Somalia 6 Kém 168  Gambia 135 Thấp
202  Eritrea 8 Kém 157  São Tomé và Príncipe 165 Thấp
189  Seychelles 60 Rất thấp 147  Lesotho 193 Thấp
177  Comoros 89 Rất thấp 141  Guiné-Bissau 193 Thấp

Bắc, Trung, Nam Mỹ và Caribe

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
207  Anguilla 0 Kém 188  Montserrat 67 Rất thấp
207  Bahamas 0 Kém 184  Suriname 77 Rất thấp
198  Quần đảo Virgin thuộc Anh 27 Rất thấp 178  Quần đảo Virgin thuộc Mỹ 88 Rất thấp
197  Quần đảo Turks và Caicos 33 Rất thấp 175  Dominica 104 Thấp
193  Quần đảo Cayman 49 Rất thấp 170  Puerto Rico 129 Thấp

Châu Á & Châu Úc

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
206  Papua New Guinea 4 Kém 195  Ma Cao 44 Rất thấp
203  Mông Cổ 6 Kém 194  Sri Lanka 45 Rất thấp
201  Vanuatu 13 Kém 192  Nepal 51 Rất thấp
200  Tonga 17 Rất thấp 191  Tahiti 56 Rất thấp
191  Quần đảo Solomon 26 Rất thấp 190  Fiji 59 Rất thấp

Châu Âu

Hạng Đội Điểm Phân loại Hạng Đội Điểm Phân loại
205  Andorra 5 Kém 146  Luxembourg 197 Thấp
196  San Marino 35 Rất thấp 139  Bắc Macedonia 230 Trung bình
163  Liechtenstein 154 Thấp 131  Kazakhstan 251 Trung bình
156  Malta 164 Thấp 127  Armenia 271 Trung bình
154  Moldova 177 Thấp 123  Litva 300 Trung bình

Lịch sử

Các đội dẫn đầu BXH FIFA

Vào tháng 12 năm 1992, FIFA lần đầu tiên công bố 1 danh sách thứ tự xếp hạng của các liên đoàn thành viên quy định 1 cơ sở để so sánh sức mạnh của các đội bóng. Từ tháng 8 năm sau, với sự tài trợ từ Coca Cola, danh sách được cập nhật thường xuyên hơn, được công bố trong đa số các tháng.[2] Những thay đổi quan trọng được tiến hành vào năm 1999 và 1 lần nữa vào năm 2006, để chống lại các chỉ trích nhằm vào hệ thống.[3] Số thành viên của FIFA tăng lên từ 167 thành 208 từ khi BXH ra đời. Trong lịch sử có 1 số trường hợp thành viên bị loại khỏi bảng xếp hạng vì không thi đấu 1 trận đấu quốc tế được công nhận nào trong hơn 4 năm, đó là São Tomé và Príncipe (từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 11 năm 2011) và Papua New Guinea (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2011).

Thay đổi năm 1999

Từ khi BXH ban đầu được giới thiệu, 1 đội nhận được 1 điểm cho 1 trận hòa và 3 điểm cho 1 trận thắng trong các trận thi đấu được FIFA công nhận, cũng tương tự như hệ thống tính điểm trong các giải đấu. Đây là 1 phương pháp tính toán khá đơn giản, nhưng FIFA đã nhanh chóng nhận ra rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến các trận đấu quốc tế. Để đáp ứng các mục tiêu công bằng, khách quan và để so sánh chính xác sức mạnh tương xứng của nhiều quốc gia khác nhau, hệ thống được cập nhật. Các thay đổi chủ yếu như sau:

  • bảng xếp hạng điểm được tăng cường bởi 10 nhân tố.
  • phương pháp tính được thay đổi để đem vào các nhân tố tính toán bao gồm:
    • số bàn thắng ghi được hay thừa nhận thua.
    • trận đấu sân nhà hay sân khách.
    • tính quan trọng của trận đấu hay cuộc thi.
    • sức mạnh khu vực của đối thủ.
  • 1 số điểm cố định được không nhất thiết trận đó thắng hay hòa.
  • đội thua vẫn có thể nhận điểm.

2 danh hiệu mới được giới thiệu như là 1 phần của hệ thống:

Sự thay đổi đó làm cho hệ thống BXH phức tạp hơn, nhưng nó giúp cải thiện độ chính xác bởi vì nó đã toàn diện hơn.

Thay đổi năm 2006

FIFA thông báo rằng hệ thống xếp hạng được cải tiến sau World Cup 2006. Thời gian đánh giá được giảm bớt từ 8 năm xuống còn 4 năm, và 1 phương pháp tính toán đơn giản hơn được sử dụng cho đến bây giờ để quyết định vị trí xếp hạng.[4] Lợi thế số bàn thắng ghi được trên sân nhà hay sân khách không còn đem vào để tính toán nữa. Các khía cạnh khác như tầm quan trọng của các loại trận khác nhau đã được xem xét lại. Bộ phương pháp tính toán và bảng xếp hạng sửa đổi đầu tiên được thông báo vào ngày 12 tháng 6 năm 2006.

Sự thay đổi này được bắt nguồn ít nhất là từ 1 phần của cuộc chỉ trích lan rộng dành cho hệ thống xếp hạng trước kia. Nhiều người yêu bóng đá có cảm giác rằng nó không chính xác, đặc biệt khi so sánh với các hệ thống xếp hạng khác và cho rằng nó không đáp ứng đủ để phản ánh những thay đổi trong thành tích của từng đội bóng. Các thứ hạng cao đầy bất ngờ gần đây của Cộng hoà SécMỹ đã vấp phải sự hoài nghi và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tín nhiệm vào hệ thống dưới con mắt của nhiều nhà thể thao. Màn trình diễn nghèo nàn và việc bị loại sớm của 2 đội bóng trên tại vòng chung kết World Cup 2006 làm xuất hiện lên lòng tin vào các chỉ trích.

Các đội dẫn đầu

Từ khi hệ thống được giới thiệu, Đức là đội đầu tiên dẫn đầu sau khoảng thống trị kéo dài của họ khi đã 3 lần lọt vào trận chung kết của 3 VCK World Cup gần nhất và ho đã chiến thắng 1 trong 3 lần đó. Brasil nắm vị trí dẫn đầu trong hành trình đến World Cup 1994 sau khi thắng 8 và thua 1 trong 9 trận vòng loại, ghi được 20 bàn và để lọt lưới chỉ 4 bàn. Ýếp đầu sau đó trong 1 thời gian ngắn khi đã hoàn thành thành công đợt vòng loại World Cup, sau đó đã bị Đức lấy lại. Sự thành công trong chiến dịch vòng loại dài giúp cho Brasil dẫn đầu BXH trong một thời gian ngắn. Đức lại dẫn đầu trong suốt VCK World Cup 1994, cho đến khi Brasil vô địch kì World Cup đó giúp họ có được một thời gian dẫn đầu rất lâu gần 7 năm cho đến khi họ bị vượt qua bởi Pháp, 1 đội mạnh trong thời gian đó khi đã vô địch World Cup 1998Euro 2000. Thành công tại World Cup 2002 giúp cho Brasil lấy lại vị trí đầu và giữ đến tháng 2 năm 2007, khi Ý trở lại dẫn đầu lần đầu tiên kể từ năm 1993 sau khi vô địch World Cup 2006 tổ chức tại Đức. Một tháng sau, Argentina lên thế chỗ Ý nhưng đã bị Ý lấy lại vào tháng 4. Sau chiến thắng tại Copa América 2007 vào tháng 7, Brasil trở lại nhưng chỉ 3 tháng sau vị trí này đã thuộc về Argentina. Vào tháng 7 năm 2008, Tây Ban Nha tiếp quản vị trí dẫn đầu lần đầu tiên sau khi vô địch Euro 2008. Brasil xếp thứ 6 nhưng đã trở lại dẫn đầu sau chiến thắng tại FIFA Confederations Cup 2009.

Mục đích của bảng xếp hạng

BXH được dùng bởi FIFA để xếp hạng sự phát triển và khả năng của các đội bóng thuộc các quốc gia thành viên, và đòi hỏi họ tạo nên "1 thước đo chính xác để so sánh các đội".[2] Chúng được dùng như 1 phần kết quả tính toán, hay 1 cơ sở toàn bộ để chọn hạt giống cho các giải đấu. Tại vòng loại World Cup 2010, BXH sẽ được sử dụng để chọn hạt giống cho các bảng trong các vòng loại khu vực thành viên bao gồm CONCACAF (sử dụng BXH tháng 5), CAF (sử dụng BXH tháng 7), và UEFA sử dụng BXH tháng 11 năm 2007.

Ngoài ra BXH này còn dùng để quyết định người đoạt 2 giải thưởng cho các đội bóng quốc gia hàng năm dựa trên cơ sở thành tích trong BXH.

Những sự chỉ trích

Từ khi giới thiệu vào năm 1993, BXH FIFA đã là vấn đề của nhiều cuộc tranh luận, đặc biệt là về cách tính kết quả và những cách biệt thông thường về đẳng cấp và thứ hạng giữa một vài đội bóng. Ví dụ như Na Uy được xếp hạng 2 vào tháng 10 năm 1993tháng 7-8 năm 1995,[5]Mỹ xếp hạng 4 năm 2006, thực sự ngạc nhiên ngay cả với các cầu thủ của chính họ.[6] Tuy nhiên, những sự chỉ trích về BXH không chân thực vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi đưa ra công thức tính mới, với việc Israel leo lên hạng 15 vào tháng 11 năm 2008 cũng làm cho báo chí nước này rất bất ngờ,[7][8][9] với việc Israel bỏ lỡ cơ hội lớn để chen chân vào top 10 sau khi thua Latvia tại lượt cuối của vòng loại.[10]

Trước tháng 7 năm 2006, 1 trong những chỉ trích chính là BXH được tính bởi thành tích của đội bóng trong vòng 8 năm, và vị trí xếp hạng của đội không liên quan gì đến thành tích gần đây của đội.[5][11] Sự chỉ trích này được giảm đôi chút với việc giới thiệu công thức tính mới, kết quả được tính trong 4 năm, giới thiệu vào tháng 7 năm 2006.

Sự thiếu sót được nhận thấy trong hệ thống của FIFA đã bắt đầu cho sự hình thành một số BXH khác từ những nhà thống kê về bóng đá [5] bao gồm Hệ số Elo bóng đáRSSSF (Tổ chức thống kê nghiệp dư bóng đá thế giới).

Phương pháp tính toán gần đây

Sau World Cup 2006, 1 thủ tục tính toán mới sửa lại của BXH FIFA được công bố; đó là một thủ tục được đơn giản đáng kể. BXH mới được soạn ra để đáp lại sự chỉ trích từ các phương tiện truyền thông.[2] Cuộc họp có sự tham dự của các nhân viên FIFA và các nhà chuyên môn, và một lượng lớn các nghiên cứu được quản lý bởi nhóm người này, kết quả của các nghiên cứu sẽ nằm trong hệ thống mới.[2] Hệ thống mới được phê chuẩn tại Leipzig vào ngày 7 tháng 12 năm 2005 bởi ủy ban hành pháp của FIFA. Những thay đổi đáng chú ý bao gồm giảm đi lợi thế sân nhà-sân khách và số bàn thắng từ cách tính, và đơn giản hóa nhiều khía cạnh của hệ thống.

Hệ thống này, giống như các hệ thống trước, là rất giống các hệ thống của các giải vô địch quốc gia, dù những thay đổi bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục đại diện cho thành tích các đội bất chấp thi đấu với số trận khác nhau mỗi năm, và gặp các đội với sức mạnh khác nhau. Các nhân tố có trong cách tính như sau:

  • Kết quả trận đấu
  • Cấp bậc của trận đấu
  • Sức mạnh của đối thủ
  • Sức mạnh khu vực.

Kết quả thực tế của đội là điểm trung bình đạt được trong năm; các trận từ 4 năm trước được cân nhắc, với số điểm sẽ cao hơn nếu các trận được thi đấu gần hơn. Đội bóng phải thi đấu ít nhất 5 trận trong vòng 12 tháng để tăng thêm điểm.

Thắng, hòa hoặc thua

Trong những năm trước, một hệ thống cho điểm rắc rối được sử dụng, dựa vào đối thủ mạnh thế nào, và hiệu số bàn thắng-thua; thua mà được thêm điểm chỉ khi gặp đội mạnh hơn, nếu đạt được một trận đấu tốt. Với hệ thống mới này thì sự cho điểm đơn giản hơn: 3 điểm cho một trận thắng, 1 điểm cho một trận hòa và 0 điểm cho một trận thua, tương tự với các hệ thống của các giải quốc gia trên toàn thế giới.

Trong các trận đấu phân định thắng thua bằng loạt sút penalty 11m thì đội thắng được 2 điểm, đội thua được 1 điểm.

Kết quả Điểm
Thắng 3
Thắng (penalty) 2
Hòa 1
Thua (penalty) 1
Thua 0

Loại trận

Các trận đấu khác nhau có tính chất quan trọng khác nhau, và FIFA đã đánh giá điều đó bằng cách sử dụng hệ thống phụ, trong đó trận quan trọng nhất là vòng chung kết World Cup,[12] và thấp nhất là các trận giao hữu. FIFA muốn công nhận các trận giao hữu cũng quan trọng, từ khi họ hình thành các trận nửa chính thức tính trong bảng xếp hạng.[13] Dù thế nào, FIFA không có kế hoạch điều chỉnh cho các đội ngay tức khắc trong các giải quan trọng.[14][15]

Số nhân về loại trận như sau:

Loại trận Số nhân
Giao hữu x 1,0
Vòng loại World Cup và các châu lục x 2,5
Vòng chung kết các châu lục và FIFA Confederations Cup x 3,0
Các trận trong vòng chung kết World Cup x 4,0

Sức mạnh của đối thủ

Hiển nhiên, một chiến thắng trước đối thủ có thứ hạng cao là một thành tích đáng kể hơn nhiều một chiến thắng trước đối thủ có thứ hạng thấp hơn, vì thế cho nên sức mạnh của đối thủ cũng là một nhân tố tính toán. Hệ thống mới dùng nhân tố sức mạnh đó dựa trên BXH. Hệ thống cũ thì dựa trên chênh lệch điểm số. Công thức tính là:

trong đó:

HS là hệ số sức mạnh của đội
TH là thứ hạng của đội

Các ngoại lệ như đội hạng 1 có hệ số nhân là 2, và các đội từ hạng 150 trở xuống được quy cho hệ số nhân tối thiểu là 0.5.

  • Ví dụ 1: thứ hạng của đội là 8:

vậy hệ số nhân của đội là 1,92
  • Ví dụ 2: thứ hạng của đội là 125:

vậy hệ số nhân của đội là 0,75
  • Ví dụ 3: thứ hạng của đội là 188:

Dưới hạng 150, nên hệ số nhân của đội là 0,5

Vị trí xếp hạng được lấy dựa trên BXH FIFA công bố gần nhất trước trận đấu.[16]

BXH công bố trước tháng 7 năm 2006 là quá khứ và không dùng cho công thức tính mới. Để thay thế, FIFA đã lấy BXH năm 1996 để áp dụng cho công thức mới và bây giờ dùng BXH mới để tính toán.[17]

Xem chi tiết sự giảm điểm của các đội bóng trong top 20 BXH tháng 11 năm 2007.[18]

Sức mạnh khu vực

Ngoài hệ số về thứ hạng, FIFA còn cân nhắc về sức mạnh cân xứng của các liên đoàn thành viên trong cách tính. Mỗi liên đoàn được cho thêm hệ số từ 0.85 đến 1.0, dựa trên thánh tích của các liên đoàn trong 3 kì World Cup gần nhất. Các hệ số đó như sau:[19]

Liên đoàn Trước World Cup 2006 Từ World Cup 2006 đến nay
UEFA (châu Âu) 1.00 0,99
CONMEBOL (Nam Mĩ) 0.98 1,00
CONCACAF (Bắc, Trung Mĩ và Caribê) 0.85 0,85
AFC (châu Á) 0.85 0,85
CAF (châu Phi) 0.85 0,85
OFC (châu Đại Dương) 0.85 0,85

Hệ số trong cách tính là số trung bình cộng hệ số của 2 liên đoàn của 2 đội thi đấu:

trong đó:

KV là hệ số nhân sức mạnh của khu vực
D1 là sức mạnh khu vực của đội thứ nhất
D2 là sức mạnh khu vực của đội thứ hai.

Thời gian đánh giá

Các trận trong vòng 4 năm (48 tháng) sẽ được cho điểm, nhưng có điểm tặng thêm cho các trận gần nhất. Trước đây thới gian tính là 8 năm. Điểm thêm về thới gian như sau:

Thời gian Hệ số nhân
Trong vòng 12 tháng x 1,0
Từ 12-24 tháng x 0.5
Từ 24-36 tháng x 0.3
Từ 36-48 tháng x 0.2

Công thức xếp hạng

Số điểm cuối cùng cho một trận đấu được nhân với 100 và làm tròn đến háng số nguyên.

trong đó:

DXH là số điểm được tính.
KQ là kết quả trận đấu. (xem phần kết quả)
LT là tính chất quan trọng của trận đấu. (xem phần loại trận)
HS là sức mạnh của đối thủ. (xem phần sức mạnh của đối thủ)
KV là sức mạnh khu vực. (xem phần sức mạnh khu vực)

Kết quả của tất cả trận đấu trong năm được tính trung bình (5 trận gần nhất). Điểm trung bình trong 4 năm, tính bởi hệ số nhân trên, được cộng thêm vào để đạt được số điểm cuối cùng.

Ví dụ

Những ví dụ dưới đây sử dụng các đội bóng và các liên đoàn bóng đá giả thiết, và các trận đấu được thừa nhận trong vòng 12 tháng:

  • Amplistan được xếp thứ 2 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá XYZ (hệ số 1.0);
  • Bestrudia được xếp thứ 188 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá ABC (hệ số 0.88);
  • Conesto được xếp thứ 39 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá QRS (hệ số 0.98);
  • Delphiz được xếp thứ 30 thế giới và là thành viên của liên đoàn bóng đá HIJ (hệ số 0.94).

Trận giao hữu gi­ữa Amplistan và Bestrudia. Amplistan thắng 2–1.

Trận Đội Điểm kết quả Loại trận Sức mạnh của đối thủ Sức mạnh khu vực Điểm xếp hạng
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 2–1
Amplistan
Bestrudia
3
0
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
141
0

Bestrudia được 0 điểm vì thua trận, nên tất cả các nhân tố nhân với hệ số là 0.

Số điểm của Amplistan được tính như sau:

  • 3 điểm cho 1 trận thắng;
  • hệ số về loại trận là 1.0 (trận giao hữu);
  • hệ số về sức mạnh của đối thủ là 0.50 (Bestrudia xếp hạng 188 nên có hệ số tối thiểu là 0.50);
  • hệ số về sức mạnh khu vực là 0.94 (hệ số trung bình của 2 liên đoàn);
  • hệ số nhân là 100.

Một vài ví dụ:

Trận Đội Điểm kết quả Loại trận Sức mạnh của đối thủ Sức mạnh khu vực Điểm xếp hạng
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 1–2
Amplistan
Bestrudia
0
3
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
0
558
Amplistan gặp Bestrudia (giao hữu)
Kết quả: 1–1
Amplistan
Bestrudia
1
1
1.0
1.0
0.50
1.98
0.94
0.94
47
186
Amplistan gặp Bestrudia (VCK World Cup)
Kết quả: 2–1
Amplistan
Bestrudia
3
0
4.0
4.0
0.50
1.98
0.94
0.94
564
0
Amplistan gặp Bestrudia (VCK World Cup)
Kết quả: 1–1 (Bestrudia thắng bằng penalties)
Amplistan
Bestrudia
1
2
4.0
4.0
0.50
1.98
0.94
0.94
188
1488
Amplistan gặp Conesto (giao hữu)
Kết quả: 1–2
Amplistan
Conesto
0
3
1.0
1.0
1.61
1.98
0.99
0.99
0
588
Conesto gặp Delphiz (VCK cúp châu lục)
Kết quả: 4–0
Conesto
Delphiz
3
0
2.5
2.5
1.70
1.61
0.96
0.96
1224
0
Conesto gặp Delphiz (VCK cúp châu lục)
Kết quả: 0–1
Conesto
Delphiz
0
3
2.5
2.5
1.70
1.61
0.96
0.96
0
1159
Conesto gặp Amplistan (VCK World Cup)
Kết quả: 0–0 (Amplistan thắng bằng penalties)
Conesto
Amplistan
1
2
4.0
4.0
1.98
1.61
0.99
0.99
784
1275

Conesto được nhiều điểm hơn so với Bestrudia trong trận gặp cùng Amplistan vì có hệ số khu vực cao hơn.

Công thức tính toán giai đoạn 1999-2006

Vào năm 1999, FIFA giới thiệu một hệ thống tính toán được sửa đổi, kết hợp nhiều thay đổi trong sự trả lời những sự chỉ trích về bảng xếp hạng không thích hợp. Để xếp hạng tất cả các trận đấu, số bàn thắng và tính quan trọng của trận đấu được ghi lại, và được sử dụng cho thủ tục tính toán. Chỉ các trận của các đội tuyển quốc gia nam lớn tuổi mới được tính. Các hệ thống xếp hạng riêng rẽ được dùng cho các cấp khác như các đội tuyển nữ và tuyển trẻ, ví dụ như Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA. Bảng xếp hạng bóng đá nữ đã và đang dựa một hệ thống như là một kiểu của Hệ số Elo bóng đá thế giới.[20]

Công thức tính toán giai đoạn 1993-1999

Công thức xếp hạng giai đoạn 1993-1999 rất đơn giản và nhanh chóng trở nên được chú ý đến vì thiếu các nhân tố phụ. Các đội nhận được 3 điểm cho 1 trận thắng và 1 điểm cho 1 trận hòa.

Giải thưởng

Mỗi năm FIFA trao 2 giải thưởng cho các quốc gia thành viên, dựa vào thành tích trên bảng xếp hạng. Đó là:

Đội bóng của năm

Đội bóng của năm được trao cho đội bóng mà có tổng số điểm nhận được trong 7 trận là tốt nhất. Bảng dưới đây cho biết 3 đội bóng hay nhất của từng năm.[21]

Năm Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Đức  Ý  Brasil
1994  Brasil  Tây Ban Nha  Thụy Điển
1995  Brasil  Đức  Ý
1996  Brasil  Đức  Pháp
1997  Brasil  Đức  Cộng hòa Séc
1998  Brasil  Pháp  Đức
1999  Brasil  Cộng hòa Séc  Pháp
2000  Brasil  Pháp  Argentina
2001  Pháp  Argentina  Brasil
2002  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2003  Brasil  Pháp  Tây Ban Nha
2004  Brasil  Pháp  Argentina
2005  Brasil  Cộng hòa Séc  Hà Lan
2006  Brasil  Ý  Argentina
2007  Argentina  Brasil  Ý
2008  Tây Ban Nha  Đức  Hà Lan
2009  Tây Ban Nha  Brasil  Hà Lan
2010  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2011  Tây Ban Nha  Hà Lan  Đức
2012  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2013  Tây Ban Nha  Đức  Argentina
2014  Đức  Argentina  Colombia

Đội bóng tiến bộ nhất của năm

Đội bóng tiến bộ nhất của năm được trao cho đội bóng mà có sự thăng tiến trên bảng xếp hạng tốt nhất trong năm. Trong bảng xếp hạng FIFA, không đơn giản cho đội bóng nào để có thể vươn lên nhiều nhất, nhưng một công thức tính mới được đưa ra để giải thích các sự thật rằng nó trở nên khó kiếm nhiều điểm mà đội bóng có thể.[2] Công thức được dùng là số điểm có vào cuối năm (z) nhân với số điểm nhận được trong năm (y). Đội nào có chỉ số cao nhất trong công thức này sẽ nhận giải. Bảng dưới đây cho ta thấy top 3 đội tiến bộ nhất trong từng năm.[22]

Giải này không còn là một giải chính thức kể từ năm 2006.

Năm Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
1993  Colombia  Bồ Đào Nha  Maroc
1994  Croatia  Pháp  Uzbekistan
1995  Jamaica  Trinidad và Tobago  Cộng hòa Séc
1996  Nam Phi  Paraguay  Canada
1997  Nam Tư  Bosna và Hercegovina  Iran
1998  Croatia  Pháp  Argentina
1999  Slovenia  Cuba  Uzbekistan
2000  Nigeria  Honduras  Cameroon
2001  Costa Rica  Úc  Honduras
2002  Sénégal  Wales  Brasil
2003  Bahrain  Oman  Turkmenistan
2004  Trung Quốc  Uzbekistan  Bờ Biển Ngà
2005  Ghana  Ethiopia  Thụy Sĩ
2006  Ý  Đức  Pháp

Trong khi giải thưởng này không còn dùng vì sự thay đổi vào năm 2006, FIFA đã đưa ra một danh sách 'Những đội thăng tiến nhất' trong bảng xếp hạng từ năm 2007.[23]. Công thức tính dựa vào sự thay đổi điểm số trong năm (khác với công thức dùng trong thời gian từ 1993 đến 2006). Kết quả của các năm sau cũng có cônh thức tính cũng tương tự.

Năm Tiến bộ nhất Thứ hai Thứ ba
2007  Mozambique  Na Uy  New Caledonia
2008  Tây Ban Nha  Montenegro  Nga
2009  Brasil  Algérie  Slovenia
2010  Hà Lan  Montenegro  Botswana
2011  Wales  Sierra Leone  Bosna và Hercegovina
2012  Colombia  Ecuador  Mali

Lịch trình xếp hạng

Bảng xếp hạng được công bố hàng tháng, thường vào ngày thứ Tư. Hạn chót cho các trận đấu để được cân nhắc là ngày thứ Năm trước ngày công bố.[24]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “The FIFA/Coca-Cola World Ranking - Ranking Table”. FIFA. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ a b c d e “Thủ tục trong Bảng xếp hạng FIFA”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 28 tháng 3, 2008.
  3. ^ “Bảng xếp hạng FIFA sửa lại”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 6 tháng 7 năm 2006. Truy cập 28 tháng 3, 2008.
  4. ^ “Sự mong đợi to lớn”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 17 tháng 5 năm 2006. Truy cập 28 tháng 3,2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  5. ^ a b c “Điều khó hiểu trong bảng xếp hạng”. BBC Sport. 21 tháng 12, 2000.
  6. ^ “FIFA sửa lại bảng xếp hạng mới”. Associated Press. 2 tháng 6, 2006.
  7. ^ “Chủ tịch FIFA khen ngợi sự làm việc của IFA”. The Jerusalem Post. 29 tháng 8, 2008. Truy cập 13 tháng 2, 2009. Blatter cũng được hỏi về vị trí không chính xác của Israel. Mặc dù không có tham gia 1 cuộc thi đấu quan trọng nào trong 38 năm, Israel vẫn được xếp hang 16 thế giới, xếp trên cả một số đội như Hi Lạp, Thụy Điển, Đan Mạch và Anh, vừa mới tụt 2 bậc.
  8. ^ “Bóng đá: Bảng xếp hạng FIFA chứng kiến Israel leo lên hạng 15 một cách đầy bất ngờ”. The Jerusalem Post. 13 tháng 12, 2008. Truy cập 13 tháng 2, 2009. Israel tiếp tục thăng tiến trên BXH của FIFA, leo lên hạng 15-vị trí tốt nhất của họ. Điều ngạc nhiên là một đội bóng chưa từng lọt vào bất kì giải đấu lớn nào trong 38 năm qua kể từ World Cup 1970, lại xếp trên một số đội như Hi Lạp (18), Nigeria (22), Thụy Điển (29), Scotland (33), Đan Mạch (34) và CH Ai Len (36).
  9. ^ “Lời mới nhất: Đã đến lúc giải thoát cho bảng xếp hạng FIFA”. The Jerusalem Post. 14 tháng 11, 2008. Truy cập 13 tháng 2, 2009. Israel vươn lên hạng 16 trong BXH mới nhất của FIFA, trên cả Mexico (25), Nigeria (22), Mỹ (24) và Colombia (40), chỉ đáp ứng một phần cho tính hiệu quả của BXH.
  10. ^ “Xem lại bảng xếp hạng FIFA tháng 11, 2008 (II)”. Football-Rankings.info. 20 tháng 10, 2008. Truy cập 13 tháng 2, 2009. Israel sẽ cải thiện (một lần nữa!) vị trí tốt nhất của họ, vượt qua hạng 15. Nếu họ thắng (thay vì hòa) trong trận gặp Latvia, họ sẽ ngang bằng với Nga (hạng 8).
  11. ^ “FIFA Rankings”. Travour.com. 1 tháng 6, 2006.
  12. ^ Từ vòng chung kết nghĩa là 'giải đấu cuối cùng' (trái với các giải vòng loại)
  13. ^ “Bảng xếp hạng FIFA: Vào trọng tâm” (PDF). FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. 7 tháng 6, 2006. Truy cập 21 tháng 7, 2007.
  14. ^ “Thay đổi của bảng xếp hạng năm 2006: Thường xuyên hỏi về bảng xếp hạng FIFA” (PDF). Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 21 tháng 6, 2007.
  15. ^ Tuy nhiên, chủ nhà World Cup 2010, Nam Phi cũng tham dự Vòng loại khu vực châu Phi mặc dù được đặc cách lọt thẳng; nguyên nhân là vì CAF kết hợp vòng loại World Cup với vòng loại CAN CUP nên Nam Phi phải tham gia 2 vòng loại chẳng dính dáng gì đến nhau. Nam Phi cuối cùng đã bị loại khỏi CAN CUP.
  16. ^ Sai sót trong bảng xếp hạng FIFA tháng 11, 2008 (II)
  17. ^ FIFA đã tính nhầm... hay họ cố tình?
  18. ^ Kết quả bảng xếp hạng FIFA tháng 11,2007
  19. ^ Số điểm được tính như thế nào?
  20. ^ “Hệ thống xếp hạng bóng đá nữ”. FIFA.com. Fédération Internationale de Football Association. Truy cập 28 thảng, 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  21. ^ Giải thưởng Đội bóng của năm trên website của FIFA
  22. ^ Giải thưởng đội bóng tiến bộ nhất của năm trên website của FIFA
  23. ^ Top các đội thăng tiến nhiều nhất trong năm trên website của FIFA(PDF)
  24. ^ Thời gian công bố bảng xếp hạng FIFA trên website của FIFA

Liên kết ngoài